Trần Nga: Là một trong những việt kiều trí thức tiên phong hỗ trợ hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong nước sớm với nước ngoài, và có nhiều cống hiến tích cực, ông có thấy rằng ngày càng được chính sách hỗ trợ tốt hơn không?
TS. Vũ Đức Trinh: Chắc chắn có nhiều thay đổi chứ. Nhưng cơ chế của khoa học bên này không đơn thuần, song nội bộ phải tự giải quyết thôi. Có điều tôi muốn nói thêm, người trong nước cũng như những cơ quan quản lý về khoa học trong nước phải đánh giá đúng mức sự vất vả của người Việt kiều hay của những ai mang về được những chương trình, dự án hợp tác. Phải hình dung được tất cả những khó khăn người ta gặp bên ngòai cũng như những nỗ lực, quyết tâm, công sức và thời gian để đi làm được những chương trình hợp tác, không phải dễ dàng đến gõ cửa là được. Mà phải viết dự án, thông qua những hội đồng,.. rất vất vả và nhiều công sức.
Trần Nga: Trước thềm hội nghị Việt kiều tòan cầu lần thứ nhất vừa tổ chức vừa qua, có nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội chưa thực sự khuyến khích Việt kiều trí thức về làm việc tại nước nhà, ông suy nghĩ gì về điều này?
Đúng là chính sách và lời tuyên bố thì nhiều năm rồi đã có. Nhưng cụ thể xúc tiến và thực hiện như thế nào? Nhưng cho đến nay chưa có một dự án, chương trình có tầm cỡ nào được giao cho Việt kiều và như thế cũng sẽ không hiểu họ sẽ vấp váp ở đâu. Nói như thế không có nghĩa là Việt kiều hơn trí thức trong nước đâu. Sử dụng tốt những người tri thức trong nước song song vói sử dụng tốt tri thức việt Kiều trên thế giới ở rất nhiều lĩnh vực để mình có những cơ sở để quyết định chiến lược, chính sách thì sẽ rất hiệu quả. Nói chung là tôi chưa thấy có gì đột phá để thấy là có chứ không phải chỉ là nói. Còn về đầu tư, anh đã làm kinh tế thì anh phải chịu sự cạnh tranh thôi.
Trần Nga: Theo quan sát của tôi, người Việt Kiều về nước tham dự hội nghị lần này đa phần trên 50 tuổi, có lẽ do phần nhiều tâm lý về già người ta thường nghĩ về, hướng về cội nguồn, còn người trẻ thì đang ăn cây nào, rào cây ấy?
Đúng là chúng tôi khi về già thì hướng về quê hương, đất nước nhiêu hơn chứ lúc tôi trẻ tôi cũng chẳng thích nghe chèo đâu. Thế hệ hai thì khác, họ không có kí ức tuổi thơ hay ấn tượng Việt Nam. Nói chúng thờ ơ thì không đúng, nhưng khi chúng trao đổi với nhau tiếng ngoại quốc, sinh sống lớn lên ở trong môi trường đó, gia đình lại không đủ kiên nhẫn để hướng cho con cũng như nói tiếng Việt với con cái, thì việc xa cách là tất yếu. Chúng khác chúng tôi, những người trưởng thành rồi mới rời quê hương đi. Hẳn là phải có những chính sách khuyến khích và kêu gọi hướng về tổ quốc mới với thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên ở ngoại quốc.
Trần Nga: Vâng, tôi đã suy nghĩ về điều này, khi ông bộ trưởng Bộ y tế Đức, gốc Việt Phipplip Roesler trả lời phỏng vấn "ngài còn bao nhiêu chất châu Á?" là "cái mắt dẹt, cái mũi tẹt và mái tóc đen" và bên trong thì "ít thôi, thích món ăn châu Á như nhiều người Đức khác"
Mặc dù chúng ta lấy làm tự hào về nguồn gốc của ông ấy giống chúng ta nhưng nguồn gốc Việt chỉ có vai trò là yếu tố là may mắn thôi, chứ nó không dính dáng gì đến sự tài năng bẩm sinh cũng như môi trường giáo dục và người dạy bảo (người cha nuôi, một sĩ quan Đức)- những yếu tố làm nên thành công của ông ấy.
Trần Nga: Ông từng là phó giám đốc viện vệ sinh môi trường thành phố Laussane, ông đánh giá môi trường ở Việt Nam như thế nào?
Khi tôi về quê, tôi nhìn thấy những bãi rác, những hành động vô ý thức trong việc thải rác, tôi đã mường tượng được tương lai vì đó chính là chuyên ngành của tôi. Khi phát triển kinh tế sẽ có những bãi rác. Ở đó sẽ có chai thủy tinh, thuốc hóa chất, bi đông, rác thải y tế, nhựa, plastic,.. Tôi muốn quê tôi tiene phong trong lĩnh vực đó và đã có những gợi ý, thuyết phục nhưng chưa được đâu. Bây giờ họ đang lo xây đình, xây chùa trước chứ chưa quan tâm nhiều đến việc đó. Quan trọng là người dân, người lãnh đạo phải có ý thức, có kỷ luật chứ không phải chỉ là kêu gọi tự nguyện. Tôi thấy rất bi quan đến nay những bãi rác thải vẫn chưa có được xử lý. Nhà xây hiện đại nhưng cống thoát nước lại chạy ra sông Hồng, ao hồ. Rồi nước thải từ các khu công nghiệp cũng chảy vào sông hồ. Tôi cũng rất sợ cái boxit trên Tây Nguyên.
Trần Nga: Ông cũng quan tâm đến “chương trình Boxit”?
Vâng, tôi cũng là người kí trong bản đề nghị xem xét lại đó. Ban đầu tôi cũng không biết ai là ngườii khởi xướng cái đó. Sau một thời gian tìm hiểu trong bạn bè và giới khoa học. Nói thật rằng khi tôi thấy việc đó tôi thấy lương tâm mình không cho phép im lặng. Bởi trước hết tôi là người trong nghề, tôi hiểu hết những vấn đề của nó. Nếu mình không làm, không lên tiếng thì còn ai nữa. Chính tôi đã đến những nơi sản xuất boxit nhôm, đó là chuyên nghành của tôi, tôi hiểu nó ảnh hưởng tới môi trường như thế nào. Ở Thụy Sĩ ,vùng tôi ở cũng từng có dự án sản xuất nhôm mà người dân địa phương phải đấu tranh mất 50 năm thì vấn đề mới được giải quyết tốt đẹp, dự án mới được bỏ đi và cây cối mới sống lại được. Người làm kinh tế thì luôn muốn bảo vệ lợi ích của mình. Trong khoa học thì không phải lúc nào cũng chỉ có trắng và đen.
Trần Nga:Theo tôi được biết, năm 2008, ông là một trong ba Việt Kiều được Bộ Ngoại Giao VN tặng bằng khen Việt kiều tiêu biểu, đó là vì những thành tích gì thưa ông?
Nói chữ tiêu biểu thì hơi ngại. Nhưng tôi thực sự rất xúc động khi nhận được sự ghi nhận những đóng góp của tôi, có lẽ từ phong trào đấu tranh từ thời sinh viên cùng đồng bào mình làm nhiều việc lớn để nói tiếng nói khác ủng hộ cho cuộc chiến đang diễn ra ở quê nhà; thứ nữa là sự cố gắng tạo cơ hội hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động khoa học kỹ thuật trong quá khứ cũng như hiện tại; cũng như đã tạo quan hệ tốt đẹp giữa chính quyền Thụy sĩ với cộng đồng người Việt Nam. Về phía cá nhân tôi tạm gọi là kết thúc “một giai đoạn lịch sử”.
Trần Nga: Vì sao lại khép lại “một giai đoạn lịch sử” thưa ông? Vậy hiện tại ông đang có hoạt động hợp tác khoa học nào không?
Đó là sự suy nghĩ tương lai của tôi. Nhưng chuyện này cũng khó lắm. Vì tôi đã về hưu không còn chức quyền nữa. Song tôi vẫn luôn cố gắng trong hoạt động liên kết người Việt Nam ở Thụy sĩ để bảo vệ quyền lợi cho những người VN ở bên đó, giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp cần thiết. Và hướng những hoạt động về Việt Nam. Tôi mong muốn có được niềm tin giữa chính sách, lời nói, và hiện thực để tiếp tục làm việc cũng như thuyết phục được những người còn do dự, còn chưa quan tâm tới đất nước.
Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009
TS. Vũ Đức Trinh: thương cho những "công dân phụ" thời trọng phát triển kinh tế, kinh doanh
TS. Vũ Đức Trinh, một trí thức Việt kiều Thụy sĩ, nguyên chủ tịch Hội đoàn kết người Việt Nam tại Thụy Sĩ, một trong ba gương mặt Việt kiều tiêu biểu năm 2008, đã có những đóng góp không ngừng nghỉ trong hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ, nghiên cứu khoa học ứng dụng từ những năm 80 của thế kỷ trước giữa Việt Nam và Thụy Sĩ; nhiều lần rớm nước mắt trong cuộc trò chuyện với Trần Nga khi nói về những tâm tư hướng về đất nước, đến những người nghèo khổ, thiếu thốn, đến những hình ảnh bi quan về môi trường sống, đến hướng phát triển xã hội có phần lệch lạc,... ở Việt Nam hiện nay. Ông cho rằng: cần những hành động và việc làm đột phá hơn nữa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học và ứng dụng,... Mong muốn có niềm tin vào lời nói, chính sách và hiện thực hơn nữa,... để tiếp tục nỗ lực hoạt động cũng như thuyết phục những Việt Kiều khác hướng về đất nước,...
Trần Nga: Tiến sĩ sang Thụy Sĩ từ năm bao nhiêu tuổi?
Sau khi học xong tú tài, năm đó là 1963. Tôi sang Đại học Bách khoa Liên bang, thành phố Lausanne,Thụy Sĩ du học.
Trần Nga:Rồi ông làm việc và định cư tại Thụy Sĩ sau khi ra trường?
Vâng, tôi học chuyên ngành khoa học công nghệ, rồi tiếp tục học kinh tế chính trị, kinh tế kỹ thuật, khi làm việc thì hướng vào hoạt động nghiên cứu ứng dụng hóa học. hai mươi gần về sau tôi làm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, bảo vệ lao động, nghiên cứu về những người lao động tiếp xúc với hóa chất độc, bụi độc,...sự biến hóa của hóa chất như thế nào trong cơ thể con người với hàm lượng ra sao và nó ảnh hưởng ntn đến sức khỏe, con người nói chung. Ngành của tôi đòi hỏi kiến thức về hóa chất, hóa học, sinh học, sinh hóa, y học, ...
Trần Nga:Được biết tiến sĩ từng là phó giám đốc, trợ lý giám đốc, trưởng phòng khoa học nhiều Viện nghiên cứu, trong đó có viện Vệ sinh môi trường, Viện nghiên cứu khoa học bảo hộ lao động của thành phố Laussane, ông bắt đầu có những hoạt động hướng về đất nước khi nào?
Trần Nga: Tiến sĩ sang Thụy Sĩ từ năm bao nhiêu tuổi?
Sau khi học xong tú tài, năm đó là 1963. Tôi sang Đại học Bách khoa Liên bang, thành phố Lausanne,Thụy Sĩ du học.
Trần Nga:Rồi ông làm việc và định cư tại Thụy Sĩ sau khi ra trường?
Vâng, tôi học chuyên ngành khoa học công nghệ, rồi tiếp tục học kinh tế chính trị, kinh tế kỹ thuật, khi làm việc thì hướng vào hoạt động nghiên cứu ứng dụng hóa học. hai mươi gần về sau tôi làm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, bảo vệ lao động, nghiên cứu về những người lao động tiếp xúc với hóa chất độc, bụi độc,...sự biến hóa của hóa chất như thế nào trong cơ thể con người với hàm lượng ra sao và nó ảnh hưởng ntn đến sức khỏe, con người nói chung. Ngành của tôi đòi hỏi kiến thức về hóa chất, hóa học, sinh học, sinh hóa, y học, ...
Trần Nga:Được biết tiến sĩ từng là phó giám đốc, trợ lý giám đốc, trưởng phòng khoa học nhiều Viện nghiên cứu, trong đó có viện Vệ sinh môi trường, Viện nghiên cứu khoa học bảo hộ lao động của thành phố Laussane, ông bắt đầu có những hoạt động hướng về đất nước khi nào?
Từ khi là sinh viên tôi đã hoạt động trong phong trào phản chiến chống Mỹ, ủng hộ đất nước giành độc lập trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Sau năm 1975, tham gia thành lập Hội đoàn kết người Việt tại Thụy sĩ. Tôi là người đã về nước từ năm 1976 đến nay. Mấy chục lần tôi cũng không nhớ hết.
Trần Nga:Về nước ông hoạt động gì?
Trước năm 1987, hoạt động chủ yếu là tìm hiểu tình hình đất nước, tìm thập hiểu cơ chế và khả năng nghiên cứu khoa học trong nước. Lãnh đạo phong trào Hội đoàn kết VN ở Thụy sĩ hướng về đất nước. Đầu thập niên 90, tôi là một trong những người đầu tiên được mời về nước theo chương trình Chuyển giao tri thức thông qua kiều dân (TOKTEN) của Liên hiệp quốc được khởi động lại ở Việt Nam. Kết hợp với công việc chuyên môn của mình tôi đã hỗ trợ đồng nghiệp Việt Nam những phương pháp phân tích, cho mẫu chuẩn, thiết bị,... tạo điều kiện học tập.
Trần Nga:Có vẻ như việc ông hợp tác, tổ chức các chương trình hợp tác hoạt động tại Việt Nam là do điều kiện hoàn cảnh?
Không do tôi tình nguyện chứ, làm gì có ai bắt buộc được mình.
Trần Nga: Vì sao ông lại có sự lựa chọn đó khi mà học xong đại học ông đã không trở về nước ngay?
Trả lời một cách thẳng thắn nhé!
Trần Nga: Vâng, tất nhiên rồi ạ?
Từ hồi nhỏ đến giờ, sự ám ảnh duy nhất của tôi là non nước xứ sở này, đất nước Việt Nam ta sẽ như thế nào, mình tham gia được gì để đất nước phát triển mạnh mẽ, văn minh như các nước khác. (rớm nước mắt). Đó là sự ám ảnh và cũng là động lực của tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và làm việc. Tôi nhớ rõ khi 8 tuổi tôi đã có suy nghĩ đó. Khi tôi thấy nước khác phát triển tôi tự đặt câu hỏi với nước mình. Tất nhiên tôi không có những ảo tưởng chính trị. Tôi chỉ có những lo âu, suy tư về tình hình đất nước từ an ninh quốc phòng, đến vấn đề văn hóa, phát triển kinh tế, đến sự phát triển xã hội, bảo vệ môi trường,... Thực sự nó là như vậy.
Trần Nga: Điều gì ông suy tư nhiều trong sự phát triển xã hội Việt Nam hiện nay?
Trong thời buổi ưu tiên phát triển kinh tế, tôi thấy tội nghiệp cho những người trí thức, những nhà khoa học nghiên cứu cơ bản, nhà giáo, những người có xu hướng bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống,...Không phải ai cũng có đầu óc kinh doanh được thì chẳng lẽ những người đó chỉ là công dân “phụ” hay sao. Chỉ cần một người ham chuộng công việc của mình, nghề của mình thì cũng là rất quan trọng. Còn nhiều điều khác quan trọng không phải chỉ có anh làm kinh doanh giỏi được đề cao. Tất nhiên những người làm kinh tế cần được đề cao nhưng bên cạnh đó không thể nào quên được những người làm việc trong những lĩnh vực khác.
Trần Nga: Và ông thấy rằng, sự phát triển xã hội ở Việt Nam đang khập khễnh?
Trần Nga:Về nước ông hoạt động gì?
Trước năm 1987, hoạt động chủ yếu là tìm hiểu tình hình đất nước, tìm thập hiểu cơ chế và khả năng nghiên cứu khoa học trong nước. Lãnh đạo phong trào Hội đoàn kết VN ở Thụy sĩ hướng về đất nước. Đầu thập niên 90, tôi là một trong những người đầu tiên được mời về nước theo chương trình Chuyển giao tri thức thông qua kiều dân (TOKTEN) của Liên hiệp quốc được khởi động lại ở Việt Nam. Kết hợp với công việc chuyên môn của mình tôi đã hỗ trợ đồng nghiệp Việt Nam những phương pháp phân tích, cho mẫu chuẩn, thiết bị,... tạo điều kiện học tập.
Trần Nga:Có vẻ như việc ông hợp tác, tổ chức các chương trình hợp tác hoạt động tại Việt Nam là do điều kiện hoàn cảnh?
Không do tôi tình nguyện chứ, làm gì có ai bắt buộc được mình.
Trần Nga: Vì sao ông lại có sự lựa chọn đó khi mà học xong đại học ông đã không trở về nước ngay?
Trả lời một cách thẳng thắn nhé!
Trần Nga: Vâng, tất nhiên rồi ạ?
Từ hồi nhỏ đến giờ, sự ám ảnh duy nhất của tôi là non nước xứ sở này, đất nước Việt Nam ta sẽ như thế nào, mình tham gia được gì để đất nước phát triển mạnh mẽ, văn minh như các nước khác. (rớm nước mắt). Đó là sự ám ảnh và cũng là động lực của tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và làm việc. Tôi nhớ rõ khi 8 tuổi tôi đã có suy nghĩ đó. Khi tôi thấy nước khác phát triển tôi tự đặt câu hỏi với nước mình. Tất nhiên tôi không có những ảo tưởng chính trị. Tôi chỉ có những lo âu, suy tư về tình hình đất nước từ an ninh quốc phòng, đến vấn đề văn hóa, phát triển kinh tế, đến sự phát triển xã hội, bảo vệ môi trường,... Thực sự nó là như vậy.
Trần Nga: Điều gì ông suy tư nhiều trong sự phát triển xã hội Việt Nam hiện nay?
Trong thời buổi ưu tiên phát triển kinh tế, tôi thấy tội nghiệp cho những người trí thức, những nhà khoa học nghiên cứu cơ bản, nhà giáo, những người có xu hướng bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống,...Không phải ai cũng có đầu óc kinh doanh được thì chẳng lẽ những người đó chỉ là công dân “phụ” hay sao. Chỉ cần một người ham chuộng công việc của mình, nghề của mình thì cũng là rất quan trọng. Còn nhiều điều khác quan trọng không phải chỉ có anh làm kinh doanh giỏi được đề cao. Tất nhiên những người làm kinh tế cần được đề cao nhưng bên cạnh đó không thể nào quên được những người làm việc trong những lĩnh vực khác.
Trần Nga: Và ông thấy rằng, sự phát triển xã hội ở Việt Nam đang khập khễnh?
Tất nhiên là vậy. Tôi rất muốn gặp, muốn nghe những câu chuyện không phải là mua mảnh đất này, bán mảnh đất kia, tiền triệu tiền tỉ,...mà nơi nào tôi cũng thấy. Những câu chuyện về chương trình nghệ thuật, về tác phẩm nghệ thuật hay hát chèo, hát bội, ... cũng rất lý thú nhưng ít người nói đến.
(còn tiếp: TS. Vũ Đức Trinh: bi quan về môi trường Việt Nam)
Bảo tồn di sản - khó ở giải pháp
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm/Rượu Hồng Đào chưa ngấm đà say. Xứ Quảng, mảnh đất hậu phương cho hành trình mở về phương Nam của người Việt nhạy cảm, sâu sắc, mang trong lòng âm hưởng của nhiều nền văn hóa cổ như Sa Huỳnh, Chămpa và hiện hữu nhiều di sản, di tích văn hóa lớn. Trong đó phải kể đến hai di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Hội An, nhiều dấu ấn văn hóa Chămpa trên các tháp Chăm huyền hoặc. Vậy nên người xứ Quảng vốn nghèo nhưng sang và mang nhiều trọng trách trong việc bảo tồn, giữ gìn những di sản văn hóa đó. Dưới đây là những chia sẻ của ông giám đốc sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam Đinh Hài với Trần Nga về cái khó của hoạt động bảo tồn di sản của tỉnh nhà.
Trần Nga: Quảng Nam có tới hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn, đồng thời cũng là vùng đất có dấu ấn của văn hóa Chăm Pa, Sa Huỳnh, ... hẳn bảo tồn di sản là một hoạt động quan trọng, thường xuyên và có nhiều đặc thù khác so với hoạt động bảo tồn di sản của địa bàn khác?
Ông Đinh Hài: Từ khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới đối với hai di tích Hội An và Mỹ Sơn, chúng tôi hiểu rằng mình có trách nhiệm rất lớn lao đối với việc bảo tồn và bảo vệ di tích văn hóa của nhân loại. Chính vì vậy từ các cấp lãnh đạo cấp cao của tỉnh đến các cơ quan chuyên môn và địa phương đều có những chương trình cụ thể để bảo vệ và trùng tu. Chúng tôi có những quy hoạch cụ thể hình thành nên các khu vực trong từng di sản, trên cơ sở đó thực hiện các hoạt động bảo vệ phù hợp như, bảo vệ được nguyên trạng các di tích,... Các hoạt động xây dựng, thương mại đều nằm trong quy hoạch: luôn chú ý cân đối không để các mật độ kiến trúc mới xen lẫn làm phá vỡ kiến trúc đô thị cổ, quy hoạch lại khu vực bán hàng trong khu vực đô thị cổ. Khu Mỹ Sơn cũng vậy. Trên quan điểm dựa vào dân, cộng đồng là người phải rành di tích nhất. Đặc biệt ở Hội An, dân sống trong lòng di tích nên vai trò của cộng đồng được phát huy tối đa. Làm thế nào để người dân nhận thức đầy đủ giá trị văn hóa và phát huy các giá trị đó một cách phù hợp và thực tế là mục tiêu chúng tôi luôn cố gắng thực hiện. Đồng thời từ các đoàn thể đến các em học sinh cũng được giới thiệu về các di tích di sản và thái độ ứng xử với di sản. Tuy không không phải là luật định nghiêm ngặt nhưng luôn là khuyến khích và vận động người dân, phổ biến quy chế cho người dân. Trong công tác xã hội hóa trùng tu, người dân trong phố cổ góp phần, góp sức cùng với nhà nước.
Trần Nga: Thưa ông, những sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc của Quảng Nam hiện nay là gì?
Hiện nay chúng tôi có những tua du lịch văn hóa đặc biệt như Một ngày làm cư dân phố cổ, tái hiện Đêm rằm phố cổ (vào ngày 14 âm lịch hàng tháng); Ở Mỹ Sơn: có chương trình Đêm Mỹ Sơn huyền ảo; và các hoạt động nghệ thuật đặc trưng văn hóa vùng,... giúp du khách có thể cảm nhận và hiểu những nét đặc trưng văn hóa của Quảng Nam.
Trần Nga:Tuy nhiên, hàng năm Quảng Nam đón hàng triệu khách du lịch, cùng với sự phát triển của đô thị hóa đã tác động không nhỏ tới việc bảo tồn di tích cũng như không gian văn hóa của di tích, Quảng Nam đã làm gì để ngăn ngừa sự xâm lấn này thưa ông?
Trong quá trình phát triển du lịch chúng ta vẫn luôn thấy mặt trái của nó. Đối với tỉnh Quảng Nam trong những năm qua chúng tôi quan niệm giữa phát triển kinh tế du lịch và bảo tồn văn hóa thì ưu tiên công tác bảo tồn văn hóa. Vì nếu di sản mất đi thì việc phát triển du lịch cũng không còn nữa.Từ nhận thức đó, chính quyền các cấp đều dựa vào văn hóa để có kế hoạch phát triển kinh tế một cách bền vững. Tôi nghĩ rằng đến nay, chưa có sự tác động lớn của du lịch cũng như đô thị hóa đối với các di tích, di sản ở Quảng Nam. Vì chúng tôi có quy chế rõ ràng đối với khách du lịch cũng như hoạt động sinh sống của người dân địa phương trong vùng di tích.
Trần Nga: Quan điểm của ông đối với việc bảo tồn di sản văn hóa (vật thể, và phi vật thể) như thế nào thưa ông?
Trong hoạt động văn hóa nói chung, bảo vệ di sản nói riêng, bảo tồn phải được coi là một hoạt động đặc biệt. Làm thế nào để văn hóa phi vật thể, vật thể không mất đi, không sai lệch như vốn có của nó đồng thời phát huy giá trị của nó như thế nào cho hợp lý, bền vững là điều hết sức quan trọng.
Trần Nga: Có ý kiến cho rằng hoạt động bảo tồn văn hóa vật thể Chămpa của tỉnh nhà hiện gặp nhiều khó khăn và có “nguy cơ” khó bảo tồn, trùng tu sửa chữa?
Các di tích Chăm ở Quảng Nam phần lớn đã là phế tích, nên việc quan trọng là cứu vãn, bảo vệ cái đang có và tìm cách để trùng tu. Và trùng tu những gì có thể trùng tu chứ không phải là xây dựng lại một cái mới xa lạ với cũ hay gần giống với cái cũ
Trần Nga: Đâu là những nguyên nhân thưa ông?
Hiện nay những di tích kiến trúc gạch và gỗ rất khó phục hổi. Trong quá trình trùng tu chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Các nghệ nhân ngày nay làm được những viên gạch hay tạc lại những hoa văn trên gỗ, trên gạch, trên đá như ngày xưa không phải là điều dễ dàng. Làm sao để trùng tu mà không làm cái cũ biến dạng đi, hay thành cái mới là một vấn đề. Làm sao để viên gạch xây tháp Chăm không bị rêu mốc như vốn có của nó là điều còn đang nghiên cứu.
Trần Nga: Hướng khắc phục của ngành quản lý văn hóa hiện nay như thế nào thưa ông?
Chúng tôi phải tiếp tục dựa vào các nhà khoa học, dựa vào những nghiên cứu cho việc trùng tu từng di tích cụ thể. Nhờ vào các nhà khoa học và các nghệ nhân lớn tuổi và điều đặc biệt là phải có sự kiên trì, phải có sự say mê .
Trần Nga: Ngành quản lý văn hóa đã thực hiện được bao nhiêu phần theo hướng khắc phục này?
Chúng tôi luôn cố gắng hết sức và tâm niệm trùng tu không phải là tạo ra cái mới. Mặc dầu tài chính cũng rất là quan trọng nhưng cái khó chính là giải pháp trùng tu. Giải pháp phục chế đang có nhiều tranh luận khác nhau.. Hiện nay, Trung tâm bảo tồn di tích Việt Nam đang thử nghiệm và bắt đầu sản xuất gạch trùng tu tháp Chăm. Hy vọng sang năm chúng tôi có thể có sản phẩm này để xây lại các tháp Chăm.
Xin được chia sẻ hy vọng này của Quảng Nam và xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Trần Nga: Quảng Nam có tới hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn, đồng thời cũng là vùng đất có dấu ấn của văn hóa Chăm Pa, Sa Huỳnh, ... hẳn bảo tồn di sản là một hoạt động quan trọng, thường xuyên và có nhiều đặc thù khác so với hoạt động bảo tồn di sản của địa bàn khác?
Ông Đinh Hài: Từ khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới đối với hai di tích Hội An và Mỹ Sơn, chúng tôi hiểu rằng mình có trách nhiệm rất lớn lao đối với việc bảo tồn và bảo vệ di tích văn hóa của nhân loại. Chính vì vậy từ các cấp lãnh đạo cấp cao của tỉnh đến các cơ quan chuyên môn và địa phương đều có những chương trình cụ thể để bảo vệ và trùng tu. Chúng tôi có những quy hoạch cụ thể hình thành nên các khu vực trong từng di sản, trên cơ sở đó thực hiện các hoạt động bảo vệ phù hợp như, bảo vệ được nguyên trạng các di tích,... Các hoạt động xây dựng, thương mại đều nằm trong quy hoạch: luôn chú ý cân đối không để các mật độ kiến trúc mới xen lẫn làm phá vỡ kiến trúc đô thị cổ, quy hoạch lại khu vực bán hàng trong khu vực đô thị cổ. Khu Mỹ Sơn cũng vậy. Trên quan điểm dựa vào dân, cộng đồng là người phải rành di tích nhất. Đặc biệt ở Hội An, dân sống trong lòng di tích nên vai trò của cộng đồng được phát huy tối đa. Làm thế nào để người dân nhận thức đầy đủ giá trị văn hóa và phát huy các giá trị đó một cách phù hợp và thực tế là mục tiêu chúng tôi luôn cố gắng thực hiện. Đồng thời từ các đoàn thể đến các em học sinh cũng được giới thiệu về các di tích di sản và thái độ ứng xử với di sản. Tuy không không phải là luật định nghiêm ngặt nhưng luôn là khuyến khích và vận động người dân, phổ biến quy chế cho người dân. Trong công tác xã hội hóa trùng tu, người dân trong phố cổ góp phần, góp sức cùng với nhà nước.
Trần Nga: Thưa ông, những sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc của Quảng Nam hiện nay là gì?
Hiện nay chúng tôi có những tua du lịch văn hóa đặc biệt như Một ngày làm cư dân phố cổ, tái hiện Đêm rằm phố cổ (vào ngày 14 âm lịch hàng tháng); Ở Mỹ Sơn: có chương trình Đêm Mỹ Sơn huyền ảo; và các hoạt động nghệ thuật đặc trưng văn hóa vùng,... giúp du khách có thể cảm nhận và hiểu những nét đặc trưng văn hóa của Quảng Nam.
Trần Nga:Tuy nhiên, hàng năm Quảng Nam đón hàng triệu khách du lịch, cùng với sự phát triển của đô thị hóa đã tác động không nhỏ tới việc bảo tồn di tích cũng như không gian văn hóa của di tích, Quảng Nam đã làm gì để ngăn ngừa sự xâm lấn này thưa ông?
Trong quá trình phát triển du lịch chúng ta vẫn luôn thấy mặt trái của nó. Đối với tỉnh Quảng Nam trong những năm qua chúng tôi quan niệm giữa phát triển kinh tế du lịch và bảo tồn văn hóa thì ưu tiên công tác bảo tồn văn hóa. Vì nếu di sản mất đi thì việc phát triển du lịch cũng không còn nữa.Từ nhận thức đó, chính quyền các cấp đều dựa vào văn hóa để có kế hoạch phát triển kinh tế một cách bền vững. Tôi nghĩ rằng đến nay, chưa có sự tác động lớn của du lịch cũng như đô thị hóa đối với các di tích, di sản ở Quảng Nam. Vì chúng tôi có quy chế rõ ràng đối với khách du lịch cũng như hoạt động sinh sống của người dân địa phương trong vùng di tích.
Trần Nga: Quan điểm của ông đối với việc bảo tồn di sản văn hóa (vật thể, và phi vật thể) như thế nào thưa ông?
Trong hoạt động văn hóa nói chung, bảo vệ di sản nói riêng, bảo tồn phải được coi là một hoạt động đặc biệt. Làm thế nào để văn hóa phi vật thể, vật thể không mất đi, không sai lệch như vốn có của nó đồng thời phát huy giá trị của nó như thế nào cho hợp lý, bền vững là điều hết sức quan trọng.
Trần Nga: Có ý kiến cho rằng hoạt động bảo tồn văn hóa vật thể Chămpa của tỉnh nhà hiện gặp nhiều khó khăn và có “nguy cơ” khó bảo tồn, trùng tu sửa chữa?
Các di tích Chăm ở Quảng Nam phần lớn đã là phế tích, nên việc quan trọng là cứu vãn, bảo vệ cái đang có và tìm cách để trùng tu. Và trùng tu những gì có thể trùng tu chứ không phải là xây dựng lại một cái mới xa lạ với cũ hay gần giống với cái cũ
Trần Nga: Đâu là những nguyên nhân thưa ông?
Hiện nay những di tích kiến trúc gạch và gỗ rất khó phục hổi. Trong quá trình trùng tu chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Các nghệ nhân ngày nay làm được những viên gạch hay tạc lại những hoa văn trên gỗ, trên gạch, trên đá như ngày xưa không phải là điều dễ dàng. Làm sao để trùng tu mà không làm cái cũ biến dạng đi, hay thành cái mới là một vấn đề. Làm sao để viên gạch xây tháp Chăm không bị rêu mốc như vốn có của nó là điều còn đang nghiên cứu.
Trần Nga: Hướng khắc phục của ngành quản lý văn hóa hiện nay như thế nào thưa ông?
Chúng tôi phải tiếp tục dựa vào các nhà khoa học, dựa vào những nghiên cứu cho việc trùng tu từng di tích cụ thể. Nhờ vào các nhà khoa học và các nghệ nhân lớn tuổi và điều đặc biệt là phải có sự kiên trì, phải có sự say mê .
Trần Nga: Ngành quản lý văn hóa đã thực hiện được bao nhiêu phần theo hướng khắc phục này?
Chúng tôi luôn cố gắng hết sức và tâm niệm trùng tu không phải là tạo ra cái mới. Mặc dầu tài chính cũng rất là quan trọng nhưng cái khó chính là giải pháp trùng tu. Giải pháp phục chế đang có nhiều tranh luận khác nhau.. Hiện nay, Trung tâm bảo tồn di tích Việt Nam đang thử nghiệm và bắt đầu sản xuất gạch trùng tu tháp Chăm. Hy vọng sang năm chúng tôi có thể có sản phẩm này để xây lại các tháp Chăm.
Xin được chia sẻ hy vọng này của Quảng Nam và xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009
Thế giới tâm lý con người biến đổi như triết lý Đạo Phật
"Vấn đề giáo dục giới tính tôi nghĩ phải giáo dục tình cảm. Trong giáo dục tình cảm ấy có giới tính. Mô hình giáo dục tình cảm chính là hành động của bố mẹ, ông bà và hình ảnh của xã hội mà đứa trẻ nhìn thấy". Thành thủ nếu hành động, mô hình ấy đang thay đổi mà giáo dục tình cảm cũng không rõ ràng thì nó sẽ cô đọng vào giáo dục giới tính. Tức là con người trở thành bộ phận sex, thì đó là một cái nhìn rất hẹp hòi. Thành thử giáo dục giới tính không phải là giáo dục một phương pháp làm tình. Giáo dục tình cảm là dạy cho biết cảm xúc và kiềm chế cảm xúc của mình. Đừng nói cảm xúc do người trước mặt mình tạo ra. Giáo dục tình cảm, giới tính là giáo dục biết cảm giác của mình và kiềm chế cảm xúc của mình. Đó là con đường đi vào ý thức đạo đức.”- TS. Lương Cần Liêm
Hiện tượng người được cho là gay, omôi, les dường như đang gia tăng và xuất hiện khá phổ biến
Tôi không biết có gia tăng hay không, nhưng theo tôi quan sát thì có những phương tiện cho những vấn đề đó bộc lộ hơn. Còn những người quá sỗ sàng, đúng là có khía cạnh là con người có nhu cầu nói cái đặc tính của họ- cái căn cước của họ. Còn những cái quá trớn thì ở đâu cũng có. Còn những cái quá trớn ấy thành một vấn đề kinh tế, thành một cái mốt. Có khi những chuyện tương đối bình thường nhưng được nâng lên thành một cái mốt để phục vụ cho một mục tiêu kinh tế. Thay vì tôi hỏi anh tên chi, anh làm việc gì thì người bạn sẽ trả lời "Tôi là người đồng tính", "Tôi là người nghiện xì ke",… Đồng tình hay xì ke là căn cước, bản chất của con người ta.
Nhiều người xem họ là những yếu tố không lành mạnh của xã hội?
Tôi nói đó là những yếu tố lành mạnh của xã hội. Một xã hội mà con người có thể nói cái đặc thù, đặc tính của mình thì đó là một xã hội đa dạng. Mà xã hội chấp nhận như thế là một xã hội phong phú. Nhìn bề ngoài thì có vẻ như loạn luân nhưng đó là cách chứng tỏ xã hội đó đa dạng rồi từ từ nó vào khuôn thôi.
Tuy nhiên người lớn rất khó xem đây là điều bình thường?
Vâng, đúng vậy. Có thể xem sự khác biệt là vấn đề bình thường hay không là điều khó trong xã hội. Chấp nhận cái khác biệt không có nghĩa là coi chúng là bất bình thường. Ví dụ một người bố hút thuốc lá, vẫn biết là hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng vẫn hút; nhưng đứa con hút thuốc lá thì lại mắng nó, coi nó là không bình thường. Đó là những mâu thuẫn bình thường trong một xã hội.
Trong 5 quyển sách của ông, tôi thấy đó là những vấn đề giữa tâm lý- tâm thần học với tôn giáo, ông có thể cho độc giả biết đôi điều về mối quan hệ giữa tâm thần học với tôn giáo là gì không?
Phật giáo là một triết học. Phật giáo có một số điều mới mẻ nên ở Tây Phương rất phát triển. Như Nhân quả đó là sự kế thừa văn hóa của nhân loại mà mỗi người nhận phần của mình. Nhân quả là như thế, nó không có nghĩa của chữ Nghiệp trong cái nghĩa mình thường dùng như nghiệp chướng, nghiệp,… Nhân- Quả phải được hiểu là sự kế thừa; thứ hai, Đạo Phật có cái rất tinh vi là nói con người Vô thường. Vô thường không phải là không có cái gì mà là con người vô thường là con người có khả năng thay đổi, biến đổi. Thay đổi trong những việc mới, làm đẹp cho mình. Nhân quả là một cái vô thường càng ngày càng đẹp. Đó là những ý niệm của đạo Phật. Thứ ba, đạo Phật đặt câu hỏi, Đời là khổ hay là sung sướng? thì theo quan điểm tây Phương đời là sự sung sướng nếu mình không biết sung sướng là mình khổ. Trong khi đạo Phật nói, đời là bể khổ, là khó khăn do đó mình phải cố gắng vượt qua khó khăn thì mới đạt đến cái hạnh phúc. Đường đi của Đạo Phật không giống giả thuyết đường đi của Tây phương.
Theo nghiên cứu của ông thì tôn giáo mà ở đây là đạo Phật giúp ích gì cho tâm lý?
Đạo Phật có sự từ bi, cho rằng không ai có một sự thật tối đa. Sự tuyệt đối, tối đa là một khái niệm không có trong đạo Phật vì nó vô thường mà. Lòng từ bi là mình phải lắng nghe người trước mặt mình nói chuyện. Khi mình biết nghe người ta nói thì mình sửa sai thành người tốt hơn.
Như vậy, thế giới tâm lý của con người biến đổi như triết lí của Đạo Phật?
Đúng như vậy, tâm lý con người luôn luôn thay đổi. Nhân – Quả mà, chúng ta luôn truyền cho đời sau những gì tốt hơn.
Trong những thập niên gần đây, xã hội con người phát triển thịnh vượng, và nếu như trước đây những hiện tượng buồn rầu, u uất của con người chỉ được gọi là tâm trạng, trạng thái thì nay nó đã được xếp thành những căn bệnh tâm lý trầm cảm, tự kỷ,…
Thế nào là quan niệm về bệnh, về loạn tâm lý,… thì chỉ là cách tả khác về một vấn đề duy nhất từ khía cạnh của người nhìn. Ý niệm cổ điển, tôi mắc bệnh, tôi chữa hết bệnh, tôi trở thành con người như lúc trước. Trong khi tôi có vấn đề tâm lý, tôi giải quyêt xong vấn đề tâm lý tôi không phải là con người lúc trước nữa. Tôi đã rút một kinh nghiệm sống và sẽ khác đi. Tôi đã thay đổi. Tôi trở thành một con người mới.
Sống không có lý tưởng- nguyên nhân của bệnh tâm lý ở giới trẻ”
Tiến sĩ tâm lý học Lương Cần Liêm, là bác sỹ sức khỏe tâm thần, chủ tịch Hội khoa học tâm lý và tâm thần Pháp - Việt. Ông là tác giả của năm cuốn sách về tâm lý, tâm thần học (Phật học và tâm thần học; Điều trị tâm lý bằng Phật học; Tâm lý chính trị về tình yêu nước, tính công dân và toàn cầu hóa; Tâm lý Á Đông; Tâm lý siêu văn hóa) được coi là best-seller tại Pháp. Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa T.N với TS Lương Cần Liêm về bức tranh tâm lý giới trẻ cũng như một số câu chuyện khác của thế giới tâm lý, tâm thần
Trần Nga:Thưa ông, ông hình dung về bức tranh tâm lý giới trẻ VN hiện nay của ông như thế nào?
T.S Lương Cần Liêm: Tôi đang vừa chạy vừa tìm hiểu giới trẻ, vừa tìm những mốc nối mới của giới trẻ mà giới bố mẹ chưa giải đáp được. Tôi cũng có nhiều bỡ ngỡ. Tốc độ sống của thanh niên VN nhanh hơn với những yêu cầu về đời sống vật chất cao hơn, có khi cao hơn cả đời sống tinh thần. Mô hình đời sống kinh tế và mô hình xã hội phát triển quá mới mẻ so với mô hình của bố mẹ để lại. Trong tâm lý truyền thống, người VN luôn đặt vị trí mình vào vị trí của người khác, trong khi hiện nay giới trẻ lại muốn được đặt bên cạnh cộng đồng, chứ không phải trong cộng đồng nữa.
Xu hướng thể hiện cái tôi, phô bày cái tôi cả về thân thể lẫn tinh thần của giới trẻ VN hiện nay đang nổi lên rất mạnh, từ góc độ tâm lý học, ông giải thích điều này như thế nào?
Khi tôi mở cuốn từ điển tâm lý học của Viện tâm lý thì tôi không tìm thấy mục từ cái tôi/ chữ tôi, điều này thực sự làm tôi bối rối. Nếu không có định nghĩa trong từ điển thì đây là vấn đề rất mới. Chính tôi cũng bối rối. Cái tôi trong truyền thống Việt nam đi chung với chúng tôi. Trong cuộc sống phát triển, do ảnh hưởng phương Tây, thì cái tôi nó độc lập hơn với chúng tôi, thậm chí đối chọi với cái chúng tôi. Ở đây chúng ta phải tạo thế cân đối giữa "chúng tôi" và "tôi".
Xu hướng quan hệ tình dục sớm, ăn mặc phô diễn cơ thể, bạo lực, trầm cảm, ... đang trở thành trào lưu và dường như người lớn đã bắt đầu chấp nhận dần những việc đó sau một vài vụ xì căng đăn, đây có phải là những xu hướng thường thấy ở các nước đang phát triển không?
Không hẳn như vậy, một truyền thống ở các nước phát triển, quan niệm con người trong mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể. Xu hướng truyền thống của Á châu nói chung thì quan hệ giữa tập thể với cá thể không giống như phương Tây. Và ở các nước đang phát triển ở châu Á cũng không giống như các nước đang phát triển ở châu Phi. Ở châu Á, các nước có tuyền thống tương đối giống nhau do chịu ảnh hưởng của ba Đạo: Khổng, Phật, Lão,…
Hay liên quan đến vấn đề đạo đức, phải chăng những khuôn mẫu đạo đức trong xã hội lỏng quá nên giới trẻ không có được ý thức về bản thể cũng như ý thức đạo đức? Nên để những “cái tôi” bộc phát mạnh như vậy?
Đúng là có vấn đề đạo đức. Những vấn đề đạo đức thường đi sau những vấn đề kinh tế xã hội. Từ đạo đức vào khuôn một lối sống, phong cách,… và những cái khác nữa. Khi mà kinh tế đi quá nhanh thì đạo đức sẽ đặt ra một số câu hỏi về vấn đề con người, về tiền bạc, chức vụ, quyền lực.
Có thể nói, sự xuất hiện và phát triển của internet là một trong những “động lực”, nguyên nhân tác động và gây ảnh hưởng lớn đối với sự thay đổi này của giới trẻ?
Interrnet là một nguồn tin tức, cũng là một thế giới ảo, không có gần thực tế lắm. Nhưng thế giới ảo đó là một không gian có vẻ tự do và có nhiều thứ hỗn lộn với nhau. Điều đặc biệt của thời đại này là cuộc sống vừa có thế giới ảo tạo ảo tưởng, ảo giác, vừa có những thực tế. Thế giới ảo vừa là không gian tự do vừa là cái tốt vừa là cái bẫy cho thanh niên khi quá xa rời thực tại.
Giới trẻ Vn hiện nay cũng đang rất say sưa viết blog, ông giải thích điều này như thế nào dưới góc độ tâm lý học?
Vấn đề ở đây là không gian cho giới trẻ Việt Nam sáng tạo là rất thiếu. Họ tìm đến blog- thế giới ảo để thỏa mãn sự sáng tạo của mình. Theo tôi thì hiện nay blog là không gian tưởng tượng duy nhất cho phép giới trẻ thoải mái nói về cái tôi của mình. Còn một lý do nữa là blog tạo ra một không gian không giới hạn trong khi từ trước đến nay, giới trẻ Việt Nam thường sống trong giới hạn là bố mẹ hay những người lớn tuổi trong gia đình đặt ra. Tuy nhiên, giới trẻ thì cần không gian và thời gian trao đổi với nhau. Khi viết blog thì chủ yếu là họ viết về mình, tức là trao thôi và đổi lại với một hình tượng không có thật, nên giá trị các em nhận được cũng không có thật. Nên blog không phải một không gian tốt hoàn toàn cho giới trẻ. Nó vẫn chỉ là thế giới ảo thôi.
Tuy nhiên, giới phụ huynh và lớn tuổi không hưởng ứng, thậm chí tỏ thái độ không chấp nhận thế giới mạng, vì sao vậy?
Có lẽ là vì những phương tiện kỹ thuật mới. Người lớn không tiếp cận được những kỹ thuật hiện đại. Khi họ không hiểu về nó họ trở nên ngại và lo lắng. Khi thấy giới trẻ làm một kỹ thuật mà mình không hiểu được thì đâm ra sợ, rồi nghi vấn đứa trẻ. Nói chung là người lớn cần cố gắng tin tưởng vào giới trẻ.
Một hiện tượng cho thấy hiện nay là ở Việt Nam nhất là khu vực đô thị, người mắc bệnh trầm cảm đang gia tăng. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm là gì, thưa ông?
Phần lớn của bệnh trầm cảm đó là liên hệ đến vấn đề lí tưởng. Nếu mà lí tưởng về chính mình, về tương lai, về xã hội không rõ ràng thì dễ mất hướng. Dễ đi đến suy xét thực tại. Từ quan điểm lí tưởng mà nó không còn nữa thì nó trở nên trầm cảm.
Lí tưởng ở đây có phải là lí tưởng cách mạng không?
Không nó rộng hơn lí tưởng cách mạng. Lí tưởng ở đây không phải là mục tiêu mà là quan niệm sống, lối sống, cách sống. Nó là những khuôn mẫu có thể truyền cho người bạn của mình, có thể lưu truyền cho thế hệ sau. Nó hướng dẫn quan hệ người với người.
Tại sao giới trẻ rất thích thể hiện cái tôi của mình, và cũng chính họ là những người hay mắc bệnh tự kỷ, trầm cảm?
Một phần do định hướng lí tưởng không rõ ràng, hay là nó đang bị thay đổi mà chưa có định hình cụ thể.
Theo ông thì gia đình có vai trò như thế nào đối với sự thay đổi này ở giới trẻ?
Tốc độ xã hội VN đang biến chuyển thì gia đình đừng từ chối vai trò và bổn phận của mình. Gia đình phải bảo vệ những đứa trẻ. Nếu chính gia đình cũng sợ xã hội đang biến đổi thì cái sợ của gia đình lại chuyển sang đứa trẻ. Nếu gia đình cố gắng giữ vai trò tâm lý, bảo vệ đứa trẻ, tạo không gian trò chuyện giữa những đứa trẻ và trao đổi với giới trẻ; thì chúng ta có thể gần và giúp giới trẻ hơn.Tôi có cảm giác chủ quan là gia đình Việt nam sự trao đổi giữa thế hệ này với thế hệ kia không còn nhiều.
Trần Nga:Thưa ông, ông hình dung về bức tranh tâm lý giới trẻ VN hiện nay của ông như thế nào?
T.S Lương Cần Liêm: Tôi đang vừa chạy vừa tìm hiểu giới trẻ, vừa tìm những mốc nối mới của giới trẻ mà giới bố mẹ chưa giải đáp được. Tôi cũng có nhiều bỡ ngỡ. Tốc độ sống của thanh niên VN nhanh hơn với những yêu cầu về đời sống vật chất cao hơn, có khi cao hơn cả đời sống tinh thần. Mô hình đời sống kinh tế và mô hình xã hội phát triển quá mới mẻ so với mô hình của bố mẹ để lại. Trong tâm lý truyền thống, người VN luôn đặt vị trí mình vào vị trí của người khác, trong khi hiện nay giới trẻ lại muốn được đặt bên cạnh cộng đồng, chứ không phải trong cộng đồng nữa.
Xu hướng thể hiện cái tôi, phô bày cái tôi cả về thân thể lẫn tinh thần của giới trẻ VN hiện nay đang nổi lên rất mạnh, từ góc độ tâm lý học, ông giải thích điều này như thế nào?
Khi tôi mở cuốn từ điển tâm lý học của Viện tâm lý thì tôi không tìm thấy mục từ cái tôi/ chữ tôi, điều này thực sự làm tôi bối rối. Nếu không có định nghĩa trong từ điển thì đây là vấn đề rất mới. Chính tôi cũng bối rối. Cái tôi trong truyền thống Việt nam đi chung với chúng tôi. Trong cuộc sống phát triển, do ảnh hưởng phương Tây, thì cái tôi nó độc lập hơn với chúng tôi, thậm chí đối chọi với cái chúng tôi. Ở đây chúng ta phải tạo thế cân đối giữa "chúng tôi" và "tôi".
Xu hướng quan hệ tình dục sớm, ăn mặc phô diễn cơ thể, bạo lực, trầm cảm, ... đang trở thành trào lưu và dường như người lớn đã bắt đầu chấp nhận dần những việc đó sau một vài vụ xì căng đăn, đây có phải là những xu hướng thường thấy ở các nước đang phát triển không?
Không hẳn như vậy, một truyền thống ở các nước phát triển, quan niệm con người trong mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể. Xu hướng truyền thống của Á châu nói chung thì quan hệ giữa tập thể với cá thể không giống như phương Tây. Và ở các nước đang phát triển ở châu Á cũng không giống như các nước đang phát triển ở châu Phi. Ở châu Á, các nước có tuyền thống tương đối giống nhau do chịu ảnh hưởng của ba Đạo: Khổng, Phật, Lão,…
Hay liên quan đến vấn đề đạo đức, phải chăng những khuôn mẫu đạo đức trong xã hội lỏng quá nên giới trẻ không có được ý thức về bản thể cũng như ý thức đạo đức? Nên để những “cái tôi” bộc phát mạnh như vậy?
Đúng là có vấn đề đạo đức. Những vấn đề đạo đức thường đi sau những vấn đề kinh tế xã hội. Từ đạo đức vào khuôn một lối sống, phong cách,… và những cái khác nữa. Khi mà kinh tế đi quá nhanh thì đạo đức sẽ đặt ra một số câu hỏi về vấn đề con người, về tiền bạc, chức vụ, quyền lực.
Có thể nói, sự xuất hiện và phát triển của internet là một trong những “động lực”, nguyên nhân tác động và gây ảnh hưởng lớn đối với sự thay đổi này của giới trẻ?
Interrnet là một nguồn tin tức, cũng là một thế giới ảo, không có gần thực tế lắm. Nhưng thế giới ảo đó là một không gian có vẻ tự do và có nhiều thứ hỗn lộn với nhau. Điều đặc biệt của thời đại này là cuộc sống vừa có thế giới ảo tạo ảo tưởng, ảo giác, vừa có những thực tế. Thế giới ảo vừa là không gian tự do vừa là cái tốt vừa là cái bẫy cho thanh niên khi quá xa rời thực tại.
Giới trẻ Vn hiện nay cũng đang rất say sưa viết blog, ông giải thích điều này như thế nào dưới góc độ tâm lý học?
Vấn đề ở đây là không gian cho giới trẻ Việt Nam sáng tạo là rất thiếu. Họ tìm đến blog- thế giới ảo để thỏa mãn sự sáng tạo của mình. Theo tôi thì hiện nay blog là không gian tưởng tượng duy nhất cho phép giới trẻ thoải mái nói về cái tôi của mình. Còn một lý do nữa là blog tạo ra một không gian không giới hạn trong khi từ trước đến nay, giới trẻ Việt Nam thường sống trong giới hạn là bố mẹ hay những người lớn tuổi trong gia đình đặt ra. Tuy nhiên, giới trẻ thì cần không gian và thời gian trao đổi với nhau. Khi viết blog thì chủ yếu là họ viết về mình, tức là trao thôi và đổi lại với một hình tượng không có thật, nên giá trị các em nhận được cũng không có thật. Nên blog không phải một không gian tốt hoàn toàn cho giới trẻ. Nó vẫn chỉ là thế giới ảo thôi.
Tuy nhiên, giới phụ huynh và lớn tuổi không hưởng ứng, thậm chí tỏ thái độ không chấp nhận thế giới mạng, vì sao vậy?
Có lẽ là vì những phương tiện kỹ thuật mới. Người lớn không tiếp cận được những kỹ thuật hiện đại. Khi họ không hiểu về nó họ trở nên ngại và lo lắng. Khi thấy giới trẻ làm một kỹ thuật mà mình không hiểu được thì đâm ra sợ, rồi nghi vấn đứa trẻ. Nói chung là người lớn cần cố gắng tin tưởng vào giới trẻ.
Một hiện tượng cho thấy hiện nay là ở Việt Nam nhất là khu vực đô thị, người mắc bệnh trầm cảm đang gia tăng. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm là gì, thưa ông?
Phần lớn của bệnh trầm cảm đó là liên hệ đến vấn đề lí tưởng. Nếu mà lí tưởng về chính mình, về tương lai, về xã hội không rõ ràng thì dễ mất hướng. Dễ đi đến suy xét thực tại. Từ quan điểm lí tưởng mà nó không còn nữa thì nó trở nên trầm cảm.
Lí tưởng ở đây có phải là lí tưởng cách mạng không?
Không nó rộng hơn lí tưởng cách mạng. Lí tưởng ở đây không phải là mục tiêu mà là quan niệm sống, lối sống, cách sống. Nó là những khuôn mẫu có thể truyền cho người bạn của mình, có thể lưu truyền cho thế hệ sau. Nó hướng dẫn quan hệ người với người.
Tại sao giới trẻ rất thích thể hiện cái tôi của mình, và cũng chính họ là những người hay mắc bệnh tự kỷ, trầm cảm?
Một phần do định hướng lí tưởng không rõ ràng, hay là nó đang bị thay đổi mà chưa có định hình cụ thể.
Theo ông thì gia đình có vai trò như thế nào đối với sự thay đổi này ở giới trẻ?
Tốc độ xã hội VN đang biến chuyển thì gia đình đừng từ chối vai trò và bổn phận của mình. Gia đình phải bảo vệ những đứa trẻ. Nếu chính gia đình cũng sợ xã hội đang biến đổi thì cái sợ của gia đình lại chuyển sang đứa trẻ. Nếu gia đình cố gắng giữ vai trò tâm lý, bảo vệ đứa trẻ, tạo không gian trò chuyện giữa những đứa trẻ và trao đổi với giới trẻ; thì chúng ta có thể gần và giúp giới trẻ hơn.Tôi có cảm giác chủ quan là gia đình Việt nam sự trao đổi giữa thế hệ này với thế hệ kia không còn nhiều.
Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009
Không có ai quá cao sang mà không thể nhặt rác!
Chiến dịch “Hãy làm thế giới sạch hơn” đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1994, nhưng cho đến nay mặc dù được cảnh báo là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì môi trường ở Việt Nam vẫn không vì thế mà được cải thiện mạnh mẽ. Hoạt động của nhân viên sứ quá Australia trong ngày Lễ phát động Quốc gia chiến dịch “Hãy làm thế giới sạch hơn ở Việt Nam” đã diễn ra ở Phú Thọ năm nay đã thực sự cho chúng ta thấy tinh thần của chiến dịch “Hãy làm thế giới sạch hơn” cũng như ý thức tự nguyện của họ. Dưới đây là cuộc phỏng vấn giữa P.V với ông đại sứ Allaster Cox và bà phó đại sứ Vanessa Wood (Australia).
Không có ai quá cao sang, cao cấp mà không thể nhặt rác!
Lễ phát động quốc gia chiến dịch “Hãy làm cho thế giới sạch hơn ở Việt Nam” năm nay ngoài những hoạt động trên còn có một số điểm đặt biệt hơn, như xuất bản cuốn sách “Hãy làm cho thế giới sạch hơn: Cộng đồng liên kết”, đại sứ Australia tại Việt Nam đã cử 50 nhân viên sứ quán cùng các thành viên gia đình tham gia tình nguyện trong Lễ phát động Quốc gia mà Tổng cục Môi trường tổ chức ở Phú Thọ. Lễ phát động cũng diễn ra đúng vào dịp tỉnh Phú Thọ kỉ niệm 10 năm tham gia vào chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”. 50 nhân viên sứ quán và gia đình họ đã đi trồng cây và nhặt rác ở Đền Hùng.
P.V: Bà đánh giá như thế nào về sức lan toả của chương trình Lễ phát động đối với cộng đồng người dân địa phương?
Vanessa Wood: Theo ý kiến cá nhân tôi thì nó rất thành công, tôi thấy được sự ủng hộ của nhân dân địa phương trong buổi lễ phát động đó, đại diện của mọi tầng lớp đều đến. Tôi đã đến từ tối hôm trước, cùng với các vị lãnh đạo xem xét công việc ở đó. Tại Lễ phát động, tôi có mời hai em nhỏ người Việt nam và một em nhỏ người Australia lên phát biểu suy nghĩ của các em vì sao chiến dịch này cũng như vai trò của môi trường lại quan trọng. Đối với ba đứa trẻ thì đó là một việc rất dũng cảm khi nói trước một đám đông như thế. Nhưng điều đó đã thể hiện được tầm quan trọng của vấn đề, nó sẽ giúp người dân dần nhận ra mà thay đổi hành động suy nghĩ của mỗi người cũng như thay đổi để làm cho thế giới sạch hơn từng ngày.
P.V: Theo tôi được biết, hoạt động năm mươi nhân viên đại sứ quán cùng với gia đình họ đã đi nhặt rác ở Đền Hùng không nằm trong kế hoạch hoạt động ban đầu, vì sao lại có sự sáng tạo mới này, thưa bà?
Vanessa Wood: Đầu tiên là chúng tôi nghĩ là chúng tôi muốn được tới thăm nơi đó, một nơi rất quan trọng đối với cả người dân VN-thờ cúng các vị tổ tiên của dân tộc Việt Nam.Và cuối cùng thì chúng tôi lại có dịp nhặt rác ở nơi đó. Mặc dù là Đền được những người trông coi ở đó quét dọn sạch đẹp nhưng các nhân viên và gia đình của họ không chỉ đi trên những con đường mòn mà còn đi sang bên cạnh và nhấc những hòn đá lên, đi sau những rặng cây và nhặt được rất nhiều những giấy gói kẹo, giấy gió hương, lon nước… những chỗ khuất như thế thực sự vẫn còn rất nhiều rác và họ đã nhặt được rất là nhiều.Chúng tôi rất vui mừng vì đã làm được một việc có ý nghĩa.
Allaster Cox: Chiến dịch này, và ý nghĩa của nó là từng người dân rất bình thường tham gia nhặt rác, họ lập thành từng nhóm cùng đi nhặt những chai nhựa, giày cũ, … nên việc nhặt rác ở Đền Hùng không phải là bất thường. Chúng tôi nghĩ rằng không có ai quá sang trọng hay cao sang mà không thể tham gia chương trình này. Bất kỳ ai cũng có thể nhặt rác, hoặc là họ đánh rơi rác thì họ cũng phải cúi xuống nhặt lên. Đừng nghĩ là mình quá sang trọng hay quá cấp cao mà không thể làm được những việc đó. Và thêm nữa là, nhặt rác đã trở thành một hành động tượng trưng mà đằng sau đó còn liên quan đến các ngành công nghiệp, giảm khí thải, khí độc, chất thải độc hại xuống nguồn nước,…Đằng sau việc nhặt rác là những vấn đề về môi trường, giảm phác thải công nghiệp,... va mọi người cần có ý thức khi làm mỗi việc.
Chiến dịch cộng đồng phải hợp với lòng dân
P/V: Tôi biết rằng ông đã làm việc ở HN một năm nay, ông suy nghĩ như thế nào về môi trường ở Hà Nội?
Allaster Cox: Tôi nghĩ rằng ở HN với dân số ngày càng lớn hơn, phương tiện giao thông cá nhân ngày càng nhiều hơn thì vấn đề quản lí môi trường thực sự là vấn đề lớn đối với HN.Qua nói chuyện với các nhà chức trách VN, tôi nhận thấy mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc phải quản lí môi trường tốt hơn. Đặc biệt năm sau là năm tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng Long thì các nhà quản lí lãnh đạo đều phải có ý thức làm cho thành phố ngày càng sạch và đẹp hơn bằng cách làm giảm những tác hại, ô nhiễm môi trường lên thành phố hay sông Hồng,…Cũng giống như những thành phố đang phát triển khác, phải làm hàng loạt những biện pháp để Thành phố sạch hơn nữa.
P.V: Bà có gợi ý gì cho người dân Việt Nam cần làm để làm cho Thành phố cũng như môi trường sống của họ sạch và đẹp hơn?
Vanessa Wood: Tôi nghĩ có một thông điệp rất rõ ràng thông qua Lễ phát động Quốc gia của chiến dịch “Làm cho thế giới sạch” hơn đó là thói quen hàng ngày của người dân sẽ làm cho môi trường sống cải thiện hơn, ... Tôi nghĩ người dân VN cần quan tâm nhiều hơn đến môi trường cũng như cần quan tâm nhiều hơn đến những gì đang diễn ra trên thế giới để có những hành động thích hợp hơn.
P.V: Thật là ấn tượng, bắt đầu từ một chiến dịch làm sạch cảng Sydney, một năm sau là chiến dịch làm sạch nước Australia … tôi thật ngạc nhiên làm sao Chiến dịch ấy có thể phát triển nhanh như thế và sức mạnh cộng đồng ở đây là gì thưa ông?
Allaster Cox: Tôi nghĩ ban đầu nó phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của anh thuỷ thủ Kiernan. Thông qua mạng lưới đồng nghiệp của mình anh ấy đã huy động, khuyến khích mọi người tình nguyện tham gia chiến dịch này. Điều quan trọng thứ hai là chiến dịch này đã đưa ra rất đúng thời điểm. Đúng thời điểm đã làm cho mọi người nhận rõ hơn ý nghĩa hành động của mình. Thứ ba là ý thức tình nguyện tham gia hoạt động cộng đồng ở Australia rất cao, người dân sẵn sàng tham gia tình nguyện.Ví dụ như chương trình “Giờ trái đất” cũng là sáng kiến của Australia và được mọi người tham gia rất nhiệt tình, rất nhiều nước đã tham gia và VN cũng đã tham gia.
P.V: Trước đây, hoạt động cộng đồng ở làng xã VN rất phổ biến, người dân tham gia các công việc làng tự nguyện và thường xuyên. Tuy nhiên, đến nay do nhiều yếu tố lịch sử, kinh tế cũng như sự phát triển của đô thị, tổ chức, liên kết cộng đồng làng xã VN đã trở nên khá lỏng lẻo, theo ông cần có những yếu tố hay biện pháp gì để có thể tạo nên mối liên kết tốt cho một cộng đồng để có thể thực hiện những hoạt động chung hiệu quả?
Allaster Cox: Tôi nghĩ là việc này cũng rất bình thường thôi, khi mà thu nhập của mọi người tăng lên thì họ quan tâm nhiều hơn đến những nhu cầu cá nhân, gia đình hơn là hoạt động cộng đồng. Chính vì thế mà hoạt động cần thiết để giúp kết nối lại tổ chức làng xã với người dân chính là tổ chức những chiến dịch dựa trên những trao đổi cùng với người dân để lấy ý kiến góp ý mà tổ chức theo ý muốn của họ. Thứ hai là phải thông qua những nghiên cứu, khảo sát suy nghĩ cụ thể của người dân có đồng tình hay không về chiến dịch đó chứ không phải làm theo ý mình muốn. Khi tổ chức những chiến dịch này chúng ta phải cho họ thấy được những lợi ích cá nhân trong chiến dịch đó.
Không có ai quá cao sang, cao cấp mà không thể nhặt rác!
Lễ phát động quốc gia chiến dịch “Hãy làm cho thế giới sạch hơn ở Việt Nam” năm nay ngoài những hoạt động trên còn có một số điểm đặt biệt hơn, như xuất bản cuốn sách “Hãy làm cho thế giới sạch hơn: Cộng đồng liên kết”, đại sứ Australia tại Việt Nam đã cử 50 nhân viên sứ quán cùng các thành viên gia đình tham gia tình nguyện trong Lễ phát động Quốc gia mà Tổng cục Môi trường tổ chức ở Phú Thọ. Lễ phát động cũng diễn ra đúng vào dịp tỉnh Phú Thọ kỉ niệm 10 năm tham gia vào chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”. 50 nhân viên sứ quán và gia đình họ đã đi trồng cây và nhặt rác ở Đền Hùng.
P.V: Bà đánh giá như thế nào về sức lan toả của chương trình Lễ phát động đối với cộng đồng người dân địa phương?
Vanessa Wood: Theo ý kiến cá nhân tôi thì nó rất thành công, tôi thấy được sự ủng hộ của nhân dân địa phương trong buổi lễ phát động đó, đại diện của mọi tầng lớp đều đến. Tôi đã đến từ tối hôm trước, cùng với các vị lãnh đạo xem xét công việc ở đó. Tại Lễ phát động, tôi có mời hai em nhỏ người Việt nam và một em nhỏ người Australia lên phát biểu suy nghĩ của các em vì sao chiến dịch này cũng như vai trò của môi trường lại quan trọng. Đối với ba đứa trẻ thì đó là một việc rất dũng cảm khi nói trước một đám đông như thế. Nhưng điều đó đã thể hiện được tầm quan trọng của vấn đề, nó sẽ giúp người dân dần nhận ra mà thay đổi hành động suy nghĩ của mỗi người cũng như thay đổi để làm cho thế giới sạch hơn từng ngày.
P.V: Theo tôi được biết, hoạt động năm mươi nhân viên đại sứ quán cùng với gia đình họ đã đi nhặt rác ở Đền Hùng không nằm trong kế hoạch hoạt động ban đầu, vì sao lại có sự sáng tạo mới này, thưa bà?
Vanessa Wood: Đầu tiên là chúng tôi nghĩ là chúng tôi muốn được tới thăm nơi đó, một nơi rất quan trọng đối với cả người dân VN-thờ cúng các vị tổ tiên của dân tộc Việt Nam.Và cuối cùng thì chúng tôi lại có dịp nhặt rác ở nơi đó. Mặc dù là Đền được những người trông coi ở đó quét dọn sạch đẹp nhưng các nhân viên và gia đình của họ không chỉ đi trên những con đường mòn mà còn đi sang bên cạnh và nhấc những hòn đá lên, đi sau những rặng cây và nhặt được rất nhiều những giấy gói kẹo, giấy gió hương, lon nước… những chỗ khuất như thế thực sự vẫn còn rất nhiều rác và họ đã nhặt được rất là nhiều.Chúng tôi rất vui mừng vì đã làm được một việc có ý nghĩa.
Allaster Cox: Chiến dịch này, và ý nghĩa của nó là từng người dân rất bình thường tham gia nhặt rác, họ lập thành từng nhóm cùng đi nhặt những chai nhựa, giày cũ, … nên việc nhặt rác ở Đền Hùng không phải là bất thường. Chúng tôi nghĩ rằng không có ai quá sang trọng hay cao sang mà không thể tham gia chương trình này. Bất kỳ ai cũng có thể nhặt rác, hoặc là họ đánh rơi rác thì họ cũng phải cúi xuống nhặt lên. Đừng nghĩ là mình quá sang trọng hay quá cấp cao mà không thể làm được những việc đó. Và thêm nữa là, nhặt rác đã trở thành một hành động tượng trưng mà đằng sau đó còn liên quan đến các ngành công nghiệp, giảm khí thải, khí độc, chất thải độc hại xuống nguồn nước,…Đằng sau việc nhặt rác là những vấn đề về môi trường, giảm phác thải công nghiệp,... va mọi người cần có ý thức khi làm mỗi việc.
Chiến dịch cộng đồng phải hợp với lòng dân
P/V: Tôi biết rằng ông đã làm việc ở HN một năm nay, ông suy nghĩ như thế nào về môi trường ở Hà Nội?
Allaster Cox: Tôi nghĩ rằng ở HN với dân số ngày càng lớn hơn, phương tiện giao thông cá nhân ngày càng nhiều hơn thì vấn đề quản lí môi trường thực sự là vấn đề lớn đối với HN.Qua nói chuyện với các nhà chức trách VN, tôi nhận thấy mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc phải quản lí môi trường tốt hơn. Đặc biệt năm sau là năm tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng Long thì các nhà quản lí lãnh đạo đều phải có ý thức làm cho thành phố ngày càng sạch và đẹp hơn bằng cách làm giảm những tác hại, ô nhiễm môi trường lên thành phố hay sông Hồng,…Cũng giống như những thành phố đang phát triển khác, phải làm hàng loạt những biện pháp để Thành phố sạch hơn nữa.
P.V: Bà có gợi ý gì cho người dân Việt Nam cần làm để làm cho Thành phố cũng như môi trường sống của họ sạch và đẹp hơn?
Vanessa Wood: Tôi nghĩ có một thông điệp rất rõ ràng thông qua Lễ phát động Quốc gia của chiến dịch “Làm cho thế giới sạch” hơn đó là thói quen hàng ngày của người dân sẽ làm cho môi trường sống cải thiện hơn, ... Tôi nghĩ người dân VN cần quan tâm nhiều hơn đến môi trường cũng như cần quan tâm nhiều hơn đến những gì đang diễn ra trên thế giới để có những hành động thích hợp hơn.
P.V: Thật là ấn tượng, bắt đầu từ một chiến dịch làm sạch cảng Sydney, một năm sau là chiến dịch làm sạch nước Australia … tôi thật ngạc nhiên làm sao Chiến dịch ấy có thể phát triển nhanh như thế và sức mạnh cộng đồng ở đây là gì thưa ông?
Allaster Cox: Tôi nghĩ ban đầu nó phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của anh thuỷ thủ Kiernan. Thông qua mạng lưới đồng nghiệp của mình anh ấy đã huy động, khuyến khích mọi người tình nguyện tham gia chiến dịch này. Điều quan trọng thứ hai là chiến dịch này đã đưa ra rất đúng thời điểm. Đúng thời điểm đã làm cho mọi người nhận rõ hơn ý nghĩa hành động của mình. Thứ ba là ý thức tình nguyện tham gia hoạt động cộng đồng ở Australia rất cao, người dân sẵn sàng tham gia tình nguyện.Ví dụ như chương trình “Giờ trái đất” cũng là sáng kiến của Australia và được mọi người tham gia rất nhiệt tình, rất nhiều nước đã tham gia và VN cũng đã tham gia.
P.V: Trước đây, hoạt động cộng đồng ở làng xã VN rất phổ biến, người dân tham gia các công việc làng tự nguyện và thường xuyên. Tuy nhiên, đến nay do nhiều yếu tố lịch sử, kinh tế cũng như sự phát triển của đô thị, tổ chức, liên kết cộng đồng làng xã VN đã trở nên khá lỏng lẻo, theo ông cần có những yếu tố hay biện pháp gì để có thể tạo nên mối liên kết tốt cho một cộng đồng để có thể thực hiện những hoạt động chung hiệu quả?
Allaster Cox: Tôi nghĩ là việc này cũng rất bình thường thôi, khi mà thu nhập của mọi người tăng lên thì họ quan tâm nhiều hơn đến những nhu cầu cá nhân, gia đình hơn là hoạt động cộng đồng. Chính vì thế mà hoạt động cần thiết để giúp kết nối lại tổ chức làng xã với người dân chính là tổ chức những chiến dịch dựa trên những trao đổi cùng với người dân để lấy ý kiến góp ý mà tổ chức theo ý muốn của họ. Thứ hai là phải thông qua những nghiên cứu, khảo sát suy nghĩ cụ thể của người dân có đồng tình hay không về chiến dịch đó chứ không phải làm theo ý mình muốn. Khi tổ chức những chiến dịch này chúng ta phải cho họ thấy được những lợi ích cá nhân trong chiến dịch đó.
Khúc ruột miền Trung
Đã mấy hôm rồi đài báo lũ ở miền Trung
Xa xôi quá mà lòng đau thắt lại
Miền Trung quê tôi cần cù nhẫn nại
Hà cớ chi bão lũ bám riết mãi nơi này
Gia tài miền Trung là những triền sông cát trắng
Sỏi đá gối Trường Sơn làm nên đất nên làng
Trái tim miền Trung nóng sôi trầm lắng
Gian khó không từ giãi nắng dầm sương
Gia tài miền Trung có vại nhút, vại cà
Bà lèn chặt suốt mùa hè bỏng cháy
Là vại tương có chiếc nón mê đậy kín
Ngôi trường làng còn dựng tạm tranh tre
Những đứa con miền Trung
Mặt tạc vào ngày những chắt chiu từ cằn cõi
Ngón chân bấm vào đất để giữ cho lòng mình luôn chân thật
Vượt gió Lào mà rạng tên đất lửa qua bao trận binh đao
Miền Trung!
Cái sống lưng của Tổ Quốc
Cái đòn gánh một thời trận mạc
Dịu ngọt đời đời những khúc hát dân ca
Vậy mà nước về bạc trắng cả đồng nhà
Ngo ngoe bông lúa ngóng trông mùa màng sắp tới
Làng mạc thôn quê phố phường ngập lội
Nước cuốn ào ào tê tái lòng ta
Trời như sập xuống nước tràn về mọi ngả
Cướp đi bao nước mắt mồ hôi của những con người cần cù lam lũ
Bao số phận cuốn trôi theo dòng nước
Tiếng khóc tiếng gào thảm thương
Đồng bạc trên tay gửi về miền Trung thấm đầy nước mắt
Cầu mong quê hương vượt qua cơn hoạn nạn
Như một thời đã vượt qua lửa đạn
Ôi miền Trung!
Miền Trung quê tôi ngàn đời nhẫn nại
Hà cớ chi bão lũ bám riết mãi nơi này!
Trần Vũ Long
Xa xôi quá mà lòng đau thắt lại
Miền Trung quê tôi cần cù nhẫn nại
Hà cớ chi bão lũ bám riết mãi nơi này
Gia tài miền Trung là những triền sông cát trắng
Sỏi đá gối Trường Sơn làm nên đất nên làng
Trái tim miền Trung nóng sôi trầm lắng
Gian khó không từ giãi nắng dầm sương
Gia tài miền Trung có vại nhút, vại cà
Bà lèn chặt suốt mùa hè bỏng cháy
Là vại tương có chiếc nón mê đậy kín
Ngôi trường làng còn dựng tạm tranh tre
Những đứa con miền Trung
Mặt tạc vào ngày những chắt chiu từ cằn cõi
Ngón chân bấm vào đất để giữ cho lòng mình luôn chân thật
Vượt gió Lào mà rạng tên đất lửa qua bao trận binh đao
Miền Trung!
Cái sống lưng của Tổ Quốc
Cái đòn gánh một thời trận mạc
Dịu ngọt đời đời những khúc hát dân ca
Vậy mà nước về bạc trắng cả đồng nhà
Ngo ngoe bông lúa ngóng trông mùa màng sắp tới
Làng mạc thôn quê phố phường ngập lội
Nước cuốn ào ào tê tái lòng ta
Trời như sập xuống nước tràn về mọi ngả
Cướp đi bao nước mắt mồ hôi của những con người cần cù lam lũ
Bao số phận cuốn trôi theo dòng nước
Tiếng khóc tiếng gào thảm thương
Đồng bạc trên tay gửi về miền Trung thấm đầy nước mắt
Cầu mong quê hương vượt qua cơn hoạn nạn
Như một thời đã vượt qua lửa đạn
Ôi miền Trung!
Miền Trung quê tôi ngàn đời nhẫn nại
Hà cớ chi bão lũ bám riết mãi nơi này!
Trần Vũ Long
Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009
Bằng Nhật Linh và "Bụi, xe mờ bóng phố"
Bằng Nhật Linh là một nghệ sỹ rất trẻ. Anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2005, bắt đầu tham gia triển lãm nghệ thuật từ khi còn là sinh viên (năm 2002). “Bụi, xe mờ bóng phố” là triển lãm sắp đặt đầu tiên về Hà Nội, diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Việt, từ ngày 5 đến 9/9/2009, cũng là triển lãm cá nhân đầu tiên của anh. Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa T.Nga với Bằng Nhật Linh về những kí ức, những dự cảm anh thể hiện trong một triển lãm sắp đặt đẹp và mạch lạc.
Trần Nga: Anh có thể giới thiệu về xuất phát ý tưởng triển lãm sắp đặt Bụi xe mờ bóng phố?
Bằng Nhật Linh:Hà Nội là nơi gia đình tôi sống nhiều thế hệ, đi lại và làm việc hàng ngày. Và do tôi là một họa sĩ trẻ nên tôi đã chọn cách thể hiện đề tài về Hà Nội là một triển lãm sắp đặt. Những tác phẩm sắp đặt của tôi đơn giản là những cảm giác tôi có khi nghĩ về thành phố của mình.Còn nội dung triển lãm thì chị cũng đã biết.
Vì sao là một người học chuyên về hội họa anh lại lựa chọn một triển lãm cá nhân đầu tiên là sắp đặt?
Đối với tôi, hội họa hay sắp đặt chỉ là những hình thức, cách thức để tôi thể hiện ý tưởng của mình. Không phải hội họa hay hơn hay sắp đặt hay hơn mà chỉ là cách thức nào hiệu quả hơn cho việc thể hiện ý tưởng, thì tôi chọn. Chuyện tắc đường và cái cảm giác khi bị tắc đường (ở tác phẩm Sắp đặt số 2: Phía trên là bầu trời) thì hội họa thể hiện sẽ khó hiệu quả bằng hình ảnh sắp đặt chiếc xe máy cũ không thể nhúc nhích trong bức tường. Hình ảnh này tạo ra không khí và ấn tượng mạnh hơn. Tác phẩm hội họa thì tĩnh, người xem không có sự tương tác về mặt tinh thần với nghệ sĩ, còn sắp đặt như tác phẩm về bộ mặt của Hà Nội (với 100 tháp rùa) do tất cả mọi người tạo ra thì dùng hội họa rất khó có khi phải dùng văn chương mới nói hết được s tưởng đó, nhưng dùng sắp đặt thì thể hiện được mà nó lại cho phép người xem có thể tham gia vào tác phẩm.
Đúng vậy, khi tôi đọc lời giới thiệu triển lãm của anh, tôi rất có hứng thú được xem tác phẩm này vào những ngày cuối cùng của triển lãm. Bởi sự tò mò, mọi người sẽ lựa chọn màu sắc, hình nét gì và mong muốn Hà Nội sẽ như thế nào. Anh đã tô màu cái tháp rùa nào chưa?
Tôi chỉ cố gắng tạo ra một cái giá, khung và những cái tháp rùa trắng ngay ngắn để người cùng tham gia vào. Công việc của tôi đã xong. Mỗi người trong chúng ta đều có một phần nhỏ của Hà Nội. Nếu tô mỗi cái đồ chơi theo ý thích của mình đặt trên giá thì nó vô hại nhưng mỗi người đều làm đẹp theo ý thích của mình thì... Bộ mặt của thành phố được tạo ra và phụ thuộc vào việc mỗi người trong chúng ta ứng xử thế nào với một phần nhỏ của thành phố mà chúng ta đang có.
Và khi đứng trước tác phẩm sắp đặt tòa tháp “Đô thị”hình đồng hồ cát được dựng lên bằng những chiếc bếp lò sáng loáng, bóng bẩy và người xem thường liên tưởng đến một sự ám chỉ về một đô thị ô nhiễm, hay một thời Hà Nội phố chuyên dùng bếp lò,... Và khối tác phẩm như sắp sụp đổ xuống người xem. Anh nghĩ sao về cảm nhận này?
Khi tôi làm phác thảo tác phẩm “Đô thị” này, một người bạn tôi cũng đã nói như vậy. Tôi không phản đối cách hiểu này. Song thực ra tôi muốn nói một cái chuyện khác. Những thứ mất đi không lấy lại được như khi bạn ném một vật vào bếp lửa, bạn đã vĩnh viễn mất nó. Một cái hồ thật đẹp, lấp đi, bạn không bao giờ thấy lại nó nữa... Tôi thấy một đô thị cũng chẳng khác gì những cái bếp lò, sáng bóng, nhẵn hụi lúc mới đầu nhưng nhanh chóng trở nên nhếch nhác, và nó cũng đốt mất nhiều thứ khác chẳng khác gì cái bếp lò đốt tờ giấy mà bạn đưa vào. Cấu trúc của tác phẩm cũng là điều tôi muốn nói, đó là một cấu trúc không cân đối, chênh vênh, và hình đồng hồ cát là thời gian trôi qua không lấy lại được. Nhưng cuối cùng, trả giá bằng việc đốt đi những gì tốt đẹp mà ta có, liệu ta có được nhận lại một đô thị đẹp hơn những gì đã mất không?
Tôi rất thích cái tên triển lãm “Bụi, xe mờ bóng phố” và tôi cảm thấy bụi ở đây không phải là cái gì đó bẩn. Trong suy nghĩ của tôi, Hà nội phố mờ là là do những hơi mù, hơi sương như trong buổi sớm hay chiều tà những ngày giao mùa hay đầu thu như thế này; và phố mờ là đường Bà Triệu, đường bao quanh Hồ Gươm,.... Đối với anh Bụi ở đây là gì?
Chị nghĩ vậy cũng đúng. Nghệ thuật đa nghĩa và tùy thuộc vào cảm nhận của từng người. Nó làm tác phẩm sống hơn. Đôi khi người xem có những lí giải hay hơn nghệ sĩ. Mỹ thuật hay thế. Với tôi, HN cũng có nhiều khu mới xây dựng, những con đường mới, nhiều xe và đông đúc hơn, bụi nhiều hơn. Thành phố đang lớn dần, những trải nghiệm không dễ chịu với một Hà Nội mới, hay là một dự cảm không an lành về một đô thị đang phát triển trên một thành phố tôi sinh ra và lớn lên.
Năm tác phẩm sắp đặt:Một khung giá trắng với một trăm tháp rùa bằng thạch cao; một chiếc xe máy bị chết cứng trong bức tường, một khung ảnh với những lát cắt hình ảnh Hà Nội mới đè lên Hà Nội cũ vừa đẹp, vừa chật chội, tối tăm; một tòa tháp đô thị có thiết kế hình đồng hồ cát sáng loáng hiện đại được làm bằng bếp lò than,... các tác phẩm rất đẹp,rất hoành tráng đối với một nghệ sĩ mới ra trường như anh?
Vâng, cũng rất tình cờ qua một người bạn tôi được biết quỹ CDEF (Quỹ trao đổi và phát triển văn hóa Đan Mạch- Việt Nam) một năm có ba đợt tuyển những ý tưởng tài trợ. Ngày tôi nộp hồ sơ phác thảo ý tưởng cũng là ngày hạn định cuối cùng. Hai tuần sau, tôi được thông báo, ý tưởng của tôi được lựa chọn. Lúc này tôi cũng đã bắt tay vào làm rồi. Vì nếu không có sự hỗ trợ này, thì tôi vẫn thực hiện nhưng quy mô có lẽ sẽ nhỏ hơn chứ không làm được thoải mái như hiện nay.
Những tác phẩm lớn, dày đặc đặt trong không gian trưng bày khá hẹp là điều dễ nhận thấy khi bước vào gian trưng bày của anh, anh có hài lòng với không gian trưng bày không?
Tôi nghĩ rằng tốt nhất đối với sắp đặt trưng bày ở những nơi gần với mọi người nhất. Đặt trong phòng triển lãm thì người xem vẫn phải bước qua cánh cửa. Sắp đặt hay trình diễn đặt ở những nơi gần với mọi người nhất là tốt nhất. Nhưng tôi không tìm được nơi nào ở Hà Nội dành cho việc trưng bày triển lãm sắp đặt hay trình diễn.
ý anh là trưng bày ở nơi công cộng như công viên hay một khu vực dành riêng cho hoạt động cộng đồng?
Đúng vậy, Không gian sẽ làm thỏa mãn thị giác hơn và sự tương tác với tác phẩm cũng mở rộng hơn.
Sau triển lãm những tác phẩm này sẽ mang đi đâu?
Chắc là sẽ phải phá đi. Sắp đặt thường là thế. Các tác phẩm lớn, không có chỗ để và cũng không mấy ai quan tâm đến những tác phẩm này sau thời gian trưng bày.
Họa sĩ trẻ mới ra trường hiện nay, thường làm những công việc khác để kiếm sống, người yêu nghề thì tích góp thỉnh thoảng làm một triển lãm, trưng bày
Vâng, chúng tôi là thế. Sống bằng tranh là rất khó, ít người làm được. Phải làm nhiều việc khác.
Nghệ sĩ sống bằng thu nhập nào?Công việc chính hiện nay của anh là gì?
Tôi làm phục chế xe máy cổ. Tức là có những chiếc xe honda từ những năm 70-80, cũ kĩ, thiếu nhiều phần... Việc của tôi là tổ chức để hoàn thiện và sửa những chiếc xe đó để nó có thể đi được. Tôi cũng thích công việc này. Nó rất vui, nhiều kh tôi phải đi tìm nhiều thứ đồ nhỏ nhỏ về lắp ráp cho nó, sửa và chau chuốt cho nó ăn khớp với nhau và có một hình hài khác, mới. Đây là nguồn thu nhập của tôi. Và một phần nhỏ nữa từ vẽ tranh. Đối với tôi bán một cái tranh cũng là thấy vui rồi.
Anh có mong muốn được hỗ trợ như thế nào không?
Không gian để bày và sự quan tâm của người xem đối với tác phẩm. Người xem quan tâm nhiều thì họa sĩ hăng hái và hứng thú hơn. Còn ở đâu cũng vậy, nước ngòai cũng vậy, họa sĩ thường nghèo, phải tự vận động, có người mở xưởng phục chế xe, hay thiết kế nội thất, rồi thỉnh thoảng làm một triển lãm riêng.
Cảm ơn anh và chúc anh thành công!
Trần Nga: Anh có thể giới thiệu về xuất phát ý tưởng triển lãm sắp đặt Bụi xe mờ bóng phố?
Bằng Nhật Linh:Hà Nội là nơi gia đình tôi sống nhiều thế hệ, đi lại và làm việc hàng ngày. Và do tôi là một họa sĩ trẻ nên tôi đã chọn cách thể hiện đề tài về Hà Nội là một triển lãm sắp đặt. Những tác phẩm sắp đặt của tôi đơn giản là những cảm giác tôi có khi nghĩ về thành phố của mình.Còn nội dung triển lãm thì chị cũng đã biết.
Vì sao là một người học chuyên về hội họa anh lại lựa chọn một triển lãm cá nhân đầu tiên là sắp đặt?
Đối với tôi, hội họa hay sắp đặt chỉ là những hình thức, cách thức để tôi thể hiện ý tưởng của mình. Không phải hội họa hay hơn hay sắp đặt hay hơn mà chỉ là cách thức nào hiệu quả hơn cho việc thể hiện ý tưởng, thì tôi chọn. Chuyện tắc đường và cái cảm giác khi bị tắc đường (ở tác phẩm Sắp đặt số 2: Phía trên là bầu trời) thì hội họa thể hiện sẽ khó hiệu quả bằng hình ảnh sắp đặt chiếc xe máy cũ không thể nhúc nhích trong bức tường. Hình ảnh này tạo ra không khí và ấn tượng mạnh hơn. Tác phẩm hội họa thì tĩnh, người xem không có sự tương tác về mặt tinh thần với nghệ sĩ, còn sắp đặt như tác phẩm về bộ mặt của Hà Nội (với 100 tháp rùa) do tất cả mọi người tạo ra thì dùng hội họa rất khó có khi phải dùng văn chương mới nói hết được s tưởng đó, nhưng dùng sắp đặt thì thể hiện được mà nó lại cho phép người xem có thể tham gia vào tác phẩm.
Đúng vậy, khi tôi đọc lời giới thiệu triển lãm của anh, tôi rất có hứng thú được xem tác phẩm này vào những ngày cuối cùng của triển lãm. Bởi sự tò mò, mọi người sẽ lựa chọn màu sắc, hình nét gì và mong muốn Hà Nội sẽ như thế nào. Anh đã tô màu cái tháp rùa nào chưa?
Tôi chỉ cố gắng tạo ra một cái giá, khung và những cái tháp rùa trắng ngay ngắn để người cùng tham gia vào. Công việc của tôi đã xong. Mỗi người trong chúng ta đều có một phần nhỏ của Hà Nội. Nếu tô mỗi cái đồ chơi theo ý thích của mình đặt trên giá thì nó vô hại nhưng mỗi người đều làm đẹp theo ý thích của mình thì... Bộ mặt của thành phố được tạo ra và phụ thuộc vào việc mỗi người trong chúng ta ứng xử thế nào với một phần nhỏ của thành phố mà chúng ta đang có.
Và khi đứng trước tác phẩm sắp đặt tòa tháp “Đô thị”hình đồng hồ cát được dựng lên bằng những chiếc bếp lò sáng loáng, bóng bẩy và người xem thường liên tưởng đến một sự ám chỉ về một đô thị ô nhiễm, hay một thời Hà Nội phố chuyên dùng bếp lò,... Và khối tác phẩm như sắp sụp đổ xuống người xem. Anh nghĩ sao về cảm nhận này?
Khi tôi làm phác thảo tác phẩm “Đô thị” này, một người bạn tôi cũng đã nói như vậy. Tôi không phản đối cách hiểu này. Song thực ra tôi muốn nói một cái chuyện khác. Những thứ mất đi không lấy lại được như khi bạn ném một vật vào bếp lửa, bạn đã vĩnh viễn mất nó. Một cái hồ thật đẹp, lấp đi, bạn không bao giờ thấy lại nó nữa... Tôi thấy một đô thị cũng chẳng khác gì những cái bếp lò, sáng bóng, nhẵn hụi lúc mới đầu nhưng nhanh chóng trở nên nhếch nhác, và nó cũng đốt mất nhiều thứ khác chẳng khác gì cái bếp lò đốt tờ giấy mà bạn đưa vào. Cấu trúc của tác phẩm cũng là điều tôi muốn nói, đó là một cấu trúc không cân đối, chênh vênh, và hình đồng hồ cát là thời gian trôi qua không lấy lại được. Nhưng cuối cùng, trả giá bằng việc đốt đi những gì tốt đẹp mà ta có, liệu ta có được nhận lại một đô thị đẹp hơn những gì đã mất không?
Tôi rất thích cái tên triển lãm “Bụi, xe mờ bóng phố” và tôi cảm thấy bụi ở đây không phải là cái gì đó bẩn. Trong suy nghĩ của tôi, Hà nội phố mờ là là do những hơi mù, hơi sương như trong buổi sớm hay chiều tà những ngày giao mùa hay đầu thu như thế này; và phố mờ là đường Bà Triệu, đường bao quanh Hồ Gươm,.... Đối với anh Bụi ở đây là gì?
Chị nghĩ vậy cũng đúng. Nghệ thuật đa nghĩa và tùy thuộc vào cảm nhận của từng người. Nó làm tác phẩm sống hơn. Đôi khi người xem có những lí giải hay hơn nghệ sĩ. Mỹ thuật hay thế. Với tôi, HN cũng có nhiều khu mới xây dựng, những con đường mới, nhiều xe và đông đúc hơn, bụi nhiều hơn. Thành phố đang lớn dần, những trải nghiệm không dễ chịu với một Hà Nội mới, hay là một dự cảm không an lành về một đô thị đang phát triển trên một thành phố tôi sinh ra và lớn lên.
Năm tác phẩm sắp đặt:Một khung giá trắng với một trăm tháp rùa bằng thạch cao; một chiếc xe máy bị chết cứng trong bức tường, một khung ảnh với những lát cắt hình ảnh Hà Nội mới đè lên Hà Nội cũ vừa đẹp, vừa chật chội, tối tăm; một tòa tháp đô thị có thiết kế hình đồng hồ cát sáng loáng hiện đại được làm bằng bếp lò than,... các tác phẩm rất đẹp,rất hoành tráng đối với một nghệ sĩ mới ra trường như anh?
Vâng, cũng rất tình cờ qua một người bạn tôi được biết quỹ CDEF (Quỹ trao đổi và phát triển văn hóa Đan Mạch- Việt Nam) một năm có ba đợt tuyển những ý tưởng tài trợ. Ngày tôi nộp hồ sơ phác thảo ý tưởng cũng là ngày hạn định cuối cùng. Hai tuần sau, tôi được thông báo, ý tưởng của tôi được lựa chọn. Lúc này tôi cũng đã bắt tay vào làm rồi. Vì nếu không có sự hỗ trợ này, thì tôi vẫn thực hiện nhưng quy mô có lẽ sẽ nhỏ hơn chứ không làm được thoải mái như hiện nay.
Những tác phẩm lớn, dày đặc đặt trong không gian trưng bày khá hẹp là điều dễ nhận thấy khi bước vào gian trưng bày của anh, anh có hài lòng với không gian trưng bày không?
Tôi nghĩ rằng tốt nhất đối với sắp đặt trưng bày ở những nơi gần với mọi người nhất. Đặt trong phòng triển lãm thì người xem vẫn phải bước qua cánh cửa. Sắp đặt hay trình diễn đặt ở những nơi gần với mọi người nhất là tốt nhất. Nhưng tôi không tìm được nơi nào ở Hà Nội dành cho việc trưng bày triển lãm sắp đặt hay trình diễn.
ý anh là trưng bày ở nơi công cộng như công viên hay một khu vực dành riêng cho hoạt động cộng đồng?
Đúng vậy, Không gian sẽ làm thỏa mãn thị giác hơn và sự tương tác với tác phẩm cũng mở rộng hơn.
Sau triển lãm những tác phẩm này sẽ mang đi đâu?
Chắc là sẽ phải phá đi. Sắp đặt thường là thế. Các tác phẩm lớn, không có chỗ để và cũng không mấy ai quan tâm đến những tác phẩm này sau thời gian trưng bày.
Họa sĩ trẻ mới ra trường hiện nay, thường làm những công việc khác để kiếm sống, người yêu nghề thì tích góp thỉnh thoảng làm một triển lãm, trưng bày
Vâng, chúng tôi là thế. Sống bằng tranh là rất khó, ít người làm được. Phải làm nhiều việc khác.
Nghệ sĩ sống bằng thu nhập nào?Công việc chính hiện nay của anh là gì?
Tôi làm phục chế xe máy cổ. Tức là có những chiếc xe honda từ những năm 70-80, cũ kĩ, thiếu nhiều phần... Việc của tôi là tổ chức để hoàn thiện và sửa những chiếc xe đó để nó có thể đi được. Tôi cũng thích công việc này. Nó rất vui, nhiều kh tôi phải đi tìm nhiều thứ đồ nhỏ nhỏ về lắp ráp cho nó, sửa và chau chuốt cho nó ăn khớp với nhau và có một hình hài khác, mới. Đây là nguồn thu nhập của tôi. Và một phần nhỏ nữa từ vẽ tranh. Đối với tôi bán một cái tranh cũng là thấy vui rồi.
Anh có mong muốn được hỗ trợ như thế nào không?
Không gian để bày và sự quan tâm của người xem đối với tác phẩm. Người xem quan tâm nhiều thì họa sĩ hăng hái và hứng thú hơn. Còn ở đâu cũng vậy, nước ngòai cũng vậy, họa sĩ thường nghèo, phải tự vận động, có người mở xưởng phục chế xe, hay thiết kế nội thất, rồi thỉnh thoảng làm một triển lãm riêng.
Cảm ơn anh và chúc anh thành công!
Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009
Lady Borton và hành trình kiểm chứng những kí ức lịch sử
Gặp bà Lady Borton vào chiều ngày 19-8, và tôi không ngạc nhiên lắm. Bà bận một chiếc áo hoa cũ cộc tay và choàng một chiếc khăn tơ tằm thô. Những người nước ngoài sống và làm việc lâu ở Việt Nam mà tôi đã gặp thường ăn mặc như thế. Nhưng điều làm tôi cảm thấy gần gũi và thân mến nhất có lẽ là câu “chào em” cùng nụ cười dịu dàng trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn của bà. Sự mở đầu này làm tôi phấn chấn rất nhiều sau những phân vân trong đầu về lựa chọn đề tài nào để trò chuyện với bà, một người được coi là “Người phụ nữ Mỹ duy nhất hiểu Việt Nam một cách cặn kẽ”. Những gì tôi đọc về hoạt động của bà ở Việt Nam thật tổng quát và thấm đẫm lịch sử Việt Nam hiện đại: là một nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động từ thiện, đã sống và làm việc ở Việt Nam từ năm 1978; biết tiếng Việt và đã viết 3 cuốn sách về VN: Những người thuyền nhân (1894); Tiếp sau nỗi buồn (1995); Hồ Chí Minh một hành trình (2007); bà cũng dịch nhiều cuốn sách chứa những nhân vật và sự kiện lịch sử của Việt Nam sang tiếng Anh như: Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm; Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Võ Nguyên Giáp thời trẻ;… nên tôi đã nghĩ rằng bà sẽ là nhân vật phù hợp cho số báo kỷ niệm ngày Quốc Khánh.
Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp trong những kí ức được kiểm chứng
Thực vậy, khi tôi nói đến ngày Quốc Khánh của Việt Nam thì bà nhắc ngay đến ngày sinh nhật ông Giáp (25-8-1911) và những kỷ niệm trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu cũng như dịch sách về “cụ Hồ” và “ông Giáp” (theo cách nói của bà). “Đây là bộ sách Võ Nguyên Giáp thời trẻ của trung tướng Phạm Hồng Cư, bản tiếng Anh là tôi dịch, sách tiếng Anh thì bán hết ngay rồi. Những sách này với người nước ngoài là quý lắm.” Nói về nhân duyên gặp ông Hồng Cư, bà kể: Năm 2004, khi bà dịch cuốn sách Điện Biên Phủ- Điểm hẹn lịch sử của ông Giáp, có nhiều điểm bà không thể hiểu được vì “Tôi thì là một người phụ nữ chưa bao giờ vào quân đội, lại là người nước ngoài và còn rất trẻ”. Nhờ một người bạn thân từng là bác sĩ trong quân đội tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ giới thiệu ông Hồng Cư, lúc đó đang viết cuốn sách này. Khi cuốn sách Võ Nguyên Giáp thời trẻ xuất bản, bà biết ngay đây là một cuốn sách quan trọng, viết về một nhân vật đặc biệt. “Người nước ngoài mà biết tên một người Việt nam còn sống thì đó chính là Võ Nguyên Giáp”- bà khẳng định. Song điều quan trọng là tác giả cuốn sách là một người rất thân thiết với gia đình cũng như với ông Giáp lâu năm và viết rất công phu, tỉ mỉ. Một cuốn sách nhỏ (hơn 100 trang), nhiều hình ảnh “nhưng tôi là người trong nghề nên biết ngay đây là cuốn sách rất đặc biệt. Viết dài thì rất đơn giản nhưng ngắn và tỉ mỉ chi tiết mà tất cả mọi người đọc mà hiểu ngay là rất khó. Quả thực với người nước ngoài người VN đầu tiên mà họ biết là Hồ Chí Minh sau là đến Võ nguyên Giáp. Và vì sao một người từ Quảng Bình, không có dịp được đào tạo trong một trường quân đội chính thống lại trở thành tổng tư lệnh quân đội VN, lại lãnh đạo quân đội Việt nam chiến thắng hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Rất là lạ nhé. Vậy hãy đọc cuốn sách này.” Cho dù cuốn sách Võ Nguyên Giáp thời trẻ bằng tiếng Anh do bà dịch đã xuất bản và phát hành nhưng dường như những dữ kiện cùng nhân vật trong cuốn sách còn choáng ngợp trong tâm trí một người dịch rất cẩn trọng như bà. Và bà say sưa kể về những chi tiết trong cuốn sách cũng như cách đọc, dịch và kiểm chứng tư liệu của bà: “Khi còn nhỏ ông Giáp học chữ nho với bố. Đến giờ Ông vẫn nhớ những câu thơ trong bộ sách Tam Tự Kinh và Ấu học tân thư (xuất bản dưới thời vua Duy Tân). Năm mười hai mười ba tuổi, ông học trung học ở Quốc học Huế. Khi cụ Phan Bội Châu về nước, học trò thường đến, trong đó có ông Giáp. Ông Giáp đã tham dự Đảng Tân Việt, đảng này đã không đến được cuộc họp ở Hương Cảng năm 1930 do Hồ Chí Minh thay mặt Quốc tế cộng sản Đảng triệu tập để hợp nhất ba Đảng. Khi mình dịch cuốn sách về HCM cũng nói đến một Đảng không đến được và người ta đã đặt ra bao nhiêu là giả thuyết, bao nhiêu chuyện. Nhưng đọc quyển này mình đã biết được cụ thể đó là chuyện gì! Vì sao Đảng này không thể đến được cuộc họp hôm ấy. Nhiều chi tiết rất rõ. Nhiều sách nước ngoài viết rất khác về lãnh đạo, về kháng chiến Việt Nam. Họ cho rằng ông Giáp chưa bao giờ bị bắt nhưng họ đã sai. Ông Giáp đã bị bắt ở Huế. Cuốn sách này cũng kể về hai vợ chồng biết nhau như thế nào, rồi con cái gặp nhau như thế nào. Thú vị và cảm động lắm. Ông Hồng Cư là học trò của Đặng Thai Mai, nếu không có chiến tranh thì sẽ là nhà văn; còn ông Giáp thì có lẽ trước hết sẽ là nhà báo. Ông có bao nhiêu bài viết và biên tập bài viết in bằng tiếng Pháp khi giữ chuyên mục Thế giới thời đàm của tờ báo Tiếng Dân (là tờ báo mà Trường Chinh gọi là “Thét Tiếng Dân giữa kinh thành Huế”). Ông đọc và nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, chính trị khắp thế giới, viết bài. Lúc học đại học ở HN ông học Luật, sau đó là nhà giáo dạy lịch sử. Ông đã đọc rất nhiều lịch sử các nước thuộc địa Đông Dương và thế giới. Nhất là lịch sử Pháp, nhân vật lịch sử Napoleon. Tôi đã sang thư viện Bộ Quốc Phòng Pháp và thư viện Bộ quốc phòng thuộc địa của Pháp một tháng. Đọc nhiều tài liệu và cũng sao chụp được nhiều thông tin hoạt động này của ông Giáp. Ông Giáp có một quyển sách thống kê giới thiệu tất cả các tướng của Napoleon đấy. Và có lẽ người Pháp lúc đó không ngờ một người nước thuộc địa lại có thể hiểu về nước Pháp. Chính vì thế đã thất bại trong trận chiến với ông Giáp. Ông ấy hiểu người Pháp, lịch sử, tâm lý, cách quản lý, tổ chức của người Pháp rất sâu sắc. Nên chiến thắng của Việt Nam là chiến thắng của trí tuệ và toàn dân.
Nhưng ông Giáp không phải là không có thất bại đâu nhé. Ai nghĩ đến ông Giáp cũng chỉ nghĩ đến những thắng lợi mà thôi. Nhưng có đấy, năm 12 tuổi ông đã mơ ước học Quốc Học Huế và tin rằng việc thi vào đó cũng đơn giản. Vì ông là học trò đứng đầu lớp, đầu huyện, đầu tỉnh Quảng Bình lúc đó. Nhưng ông đã thất bại năm thi đầu tiên. Ông không biết vì sao. Ôi mất mặt quá. Cụ thân sinh ông chắc là người mất mặt và buồn nhiều nhất. Ông Giáp đã mất một năm để học và thi lại. Có lẽ ông ấy đã rút một bài học là lúc nào cũng nghĩ mình giỏi quá thì thất bại. Chi tiết này rất nhỏ bé nhưng rất xúc động. Ông Giáp là người như thế, dễ thay đổi và nhìn vào hoàn cảnh để thay đổi. Chính vì thế trong những trận chiến ông đã biến hoá rất nhanh.
Những năm gần đây, mỗi dịp sinh nhật ông Giáp tôi được đến dự cùng với đoàn nhà báo. Từ sáng sớm đã có bao nhiêu đoàn đến chúc mừng, từ đoàn Cao Bằng đến những phái đoàn nước ngoài. Ông giỏi lắm nói được cả tiếng Tày, Mông, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,…Ông đã hơn 90 tuổi rồi mà đoàn Cao Bằng tới, ông vẫn nhớ tên, nhớ người dân tộc nào… Đến 6h chiều thì tôi mệt lắm rồi mặc dù tôi chỉ ngồi/ đứng mà nói chuyện hay quan sát thôi. Còn ông Giáp thì ai vào cũng nói chuyện, cũng bắt tay,… Ông giỏi quá!…”.
Hoạt động xã hội đã giúp bà có được những chi tiết cuộc sống cho những trang viết của một nhà văn. Đầy thương cảm và sự hiểu biết là những gì người đọc có thể nhận thấy trong từng trang viết của cuốn sách Những người thuyền nhân (1984)- viết về những người di tản Việt Nam qua đường biển và Tiếp sau nỗi buồn(1995)- viết về những phụ nữ VN trong và sau hai cuộc chiến tranh. Bà đã rất nổi tiếng trên diễn đàn văn học thế giới với hai quyển sách này. Công việc viết và dịch khiến bà càng gần gụi với nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử Việt nam hiện đại. Khi tôi bà vì sao lại có sự lựa chọn tiếp cận, nghiên cứu, viết và dịch sách nhân vật lịch sử Việt Nam hiện đại, nhà văn từng có hơn bốn mươi năm gắn bó với Việt Nam tâm sự: “Tôi hoàn toàn không có mơ ước hay dự định trở thành nhà nghiên cứu lịch sử. Nhưng tôi rất yêu thích lịch sử. Cách mạng Mỹ thì lâu rồi và những người sống từ thời đó thì không còn nữa. Cách mạng Việt Nam rất mới và những nhân vật lịch sử thì vẫn còn sống nhiều. Tôi rất quý những người như thế. Không cần đọc sách chỉ cần nghe họ kể. Và qua người bạn thân, tôi đã hiểu nhiều hơn về những ngày Cách mạng tháng 8. Chị ấy kể cho tôi những kỉ niệm kí ức được gặp Cụ Hồ từ năm chị 10 tuổi. Đó là ngày Quốc Khánh 2-9-945, Cụ đọc tuyên ngôn độc lập. Chị kể cho tôi là chị và bố đi lấy nước rửa đường. Tôi mới băn khoăn hỏi tại sao mẹ đâu mà lại là bố. Thì chị nói thêm là mẹ ở nhà để thắp hương. Và thế là tôi biết thêm chi tiết Ngày đó, mỗi gia đình đều có người ở nhà dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ, treo đèn và thắp hương cúng ông bà, thông báo nước nhà độc lập. Rồi mấy ngày sau đó là đến Trung thu, Hồ Chủ tịch mời các cháu thanh thiếu nhi đến phủ dự tiệc. Và chị ấy được đến. Nghe Cụ nói “Các cháu là những người dân mới của một nước độc lập tự do”. Cuộc đời chị ấy thay đổi từ đấy. Lần đầu tiên chị ấy thấy mình có vai trò. Từ trước đến giờ con gái có được công nhận đâu. Sau đó chị đã tham gia đội cảm tử thành phố. Mình nghe câu chuyện thấy hay lắm và tiếp tục hỏi. Nhưng một câu chuyện bao giờ cũng ít nhất có hai phía. Để biết được sự thật mình phải suy nghĩ và tìm hiểu thêm. Cũng một câu chuyện từ chị bạn tôi kể. Lúc đó chị được tới dự một Hội Nghị có Cụ Hồ tới dự. Chị ấy lúc đó còn trẻ lắm nên chỉ ngồi ở hàng cuối cùng thôi. Cụ đến, đọc diễn văn, rồi bỏ kính ra nói chuyện. Rồi Cụ đi xuống dưới, gần hàng ghế của chị ấy và ngồi vào một cái ghế trống. Chị ấy là một người khoa học, rất tỉ mỉ nên tôi rất tin tưởng chị ấy. Cụ Hồ luôn muốn gần dân nên việc Cụ xuống ngồi thì chắc chắn không sai rồi. Nhưng tôi cũng nghĩ là, một cuộc gặp gỡ với Cụ Chủ tịch thì không thể có một ghế trống. Song chắc chắn không bao giờ Cụ xuống dưới ngồi và chịu để một người ở dưới đứng lên nhường ghế. Vậy chắc là đã có người đã chuẩn bị ghế ấy cho Cụ, chắc là một cán bộ phụ trách việc đó. Tôi nói điều ấy với chị ấy và chị ấy công nhận rằng: đúng, không bao giờ có cuộc gặp HCM mà lại trống chỗ ngồi cả. Nhưng việc chuẩn bị ấy chị ấy không biết. Và thế là tôi biết thêm một phần nữa của câu chuyện.”
Lady Borton- một dịch giả, một nhà văn hoá Việt Nam
Bà Lady Borton cũng không có kế hoạch hay dự định trở thành một dịch giả, một nhà văn hoá Việt Nam nhưng với những tác phẩm và kết quả công việc bà làm đã mang danh hiệu đó tới cho bà.
Khác với những tác phẩm nghệ thuật như âm nhạc hay hội hoạ, người xem có thể thẩm định ngay vẻ đẹp hay chất lượng kỹ thuật, tác phẩm văn học không trực tiếp đến với một độc giả ngôn ngữ khác như thế. Những cuốn sách văn học, văn hoá dịch có một vai trò quan trọng trong quá trình giới thiệu, giao lưu văn hoá Việt Nam sang thế giới. Nó là cầu nối cho việc giới thiệu tác phẩm gốc ra nước ngoài cũng như tiếp cận nhanh của độc giả ngôn ngữ khác. Song khi dịch một cuốn sách điều tốt nhất cho đối tượng đọc là người dịch bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Nhưng ở Việt Nam chủ yếu là việc dịch từ tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt sang tiếng Anh nên văn phong không sáng sủa, rõ ràng là một thực tế. Hiện trạng này càng khiến cho những cuốn sách dịch của Lady được độc giả tiếng Anh thích thú và đánh giá cao bản gốc hơn.
Cho đến nay bà đã dịch rất nhiều sách lịch sử Việt Nam có giá trị như Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Hồ Chí Minh một hành trình, Điện Biên Phủ- Điểm hẹn lịch sử, Nhật ký trong tù, Thơ nữ Việt Nam từ xưa tới nay, Võ Nguyên Giáp thời trẻ, Từ nhân dân mà ra (chưa công bố),… Sự sâu sắc và tỉ mỉ cũng như tư duy logic tuyệt vời trong nghiên cứu, tìm hiểu và điều tra tư liệu đã khiến những chú thích trong những cuốn sách dịch của bà trở thành một phần giá trị cho cuốn sách và đầy hữu ích cho bạn đọc tiếng Anh. Song thật khiêm nhường, bà nói về bản thảo dịch Từ nhân dân mà ra của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Bản thảo tôi đã dịch xong lượt một rồi. Nhưng còn phải kiểm tra nhiều lắm. Đây không phải là cuốn sách mình viết nên mình phải tôn trọng tuyệt đối với người viết. Mình chỉ là người dịch. Làm sao để người đọc cho là đó là quyển sách của một người Việt rất giỏi tiếng Anh.” và bà cũng tâm sự điều tỉ mỉ nhất đối với việc dịch những cuốn sách Việt Nam là việc viết những chú thích, từ Truyện Kiều, phở, 36 phố phường,… đến các nhân vật và chi tiết phong tục. lịch sử, văn hoá cụ thể.
Một tuần một hai buổi bà tới tạp chí Cửa sổ văn hoá của NXB Thế Giới làm công việc của một người biên tập tiếng Anh chính. Còn lại phần lớn thời gian Bà dành cho việc dịch cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện của chủ tịch Hồ Chí Minh, cuốn Từ nhân dân mà ra của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Tây nguyên ngày ấy của bác sĩ Lê Cao Đài, một nhà nghiên cứu chất độc hoá học Dioxin. Bà nói: Đây là những tác phẩm vừa là hay vừa là viết rất chi tiết thời điểm lịch sử mà người nước ngoài không biết. Mà họ hay nói sai về Cụ Hồ, ông Giáp. Tôi chưa nói đến những quan điểm chỉ nói đến những chi tiết, cụ thể, tư liệu cụ thể. Tôi cũng cố gắng tìm nhiều nguồn tài liệu ở Pháp, Mỹ, Anh,... Còn cuốn Tây Nguyên ngày ấy viết rất chi tiết về quân đội Việt Nam cũng như hoạt động của họ trong cuộc chiến ở Tây Nguyên. Viết văn rất cần điều này, sự chi tiết cho thấy tác giả như đang sống ở hoàn cảnh ấy, tình huống ấy.
Người ta vẫn thường nói, một người không có thể làm tốt được nhiều việc cùng một lúc, nhưng nghiệm điều này với bà Lady Borton có lẽ không phù hợp. Con người nhà văn, nhà hoạt động xã hội, nghiên cứu lịch sử, văn hoá Việt Nam và dịch giả, biên tập viên không mệt mỏi và nhiều thành công, Lady Borton. Chúc nhà văn Lady Borton thật nhiều sức khoẻ để thực hiện những kế hoạch luôn mới mẻ và hữu ích cho cộng đồng của bà!
Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp trong những kí ức được kiểm chứng
Thực vậy, khi tôi nói đến ngày Quốc Khánh của Việt Nam thì bà nhắc ngay đến ngày sinh nhật ông Giáp (25-8-1911) và những kỷ niệm trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu cũng như dịch sách về “cụ Hồ” và “ông Giáp” (theo cách nói của bà). “Đây là bộ sách Võ Nguyên Giáp thời trẻ của trung tướng Phạm Hồng Cư, bản tiếng Anh là tôi dịch, sách tiếng Anh thì bán hết ngay rồi. Những sách này với người nước ngoài là quý lắm.” Nói về nhân duyên gặp ông Hồng Cư, bà kể: Năm 2004, khi bà dịch cuốn sách Điện Biên Phủ- Điểm hẹn lịch sử của ông Giáp, có nhiều điểm bà không thể hiểu được vì “Tôi thì là một người phụ nữ chưa bao giờ vào quân đội, lại là người nước ngoài và còn rất trẻ”. Nhờ một người bạn thân từng là bác sĩ trong quân đội tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ giới thiệu ông Hồng Cư, lúc đó đang viết cuốn sách này. Khi cuốn sách Võ Nguyên Giáp thời trẻ xuất bản, bà biết ngay đây là một cuốn sách quan trọng, viết về một nhân vật đặc biệt. “Người nước ngoài mà biết tên một người Việt nam còn sống thì đó chính là Võ Nguyên Giáp”- bà khẳng định. Song điều quan trọng là tác giả cuốn sách là một người rất thân thiết với gia đình cũng như với ông Giáp lâu năm và viết rất công phu, tỉ mỉ. Một cuốn sách nhỏ (hơn 100 trang), nhiều hình ảnh “nhưng tôi là người trong nghề nên biết ngay đây là cuốn sách rất đặc biệt. Viết dài thì rất đơn giản nhưng ngắn và tỉ mỉ chi tiết mà tất cả mọi người đọc mà hiểu ngay là rất khó. Quả thực với người nước ngoài người VN đầu tiên mà họ biết là Hồ Chí Minh sau là đến Võ nguyên Giáp. Và vì sao một người từ Quảng Bình, không có dịp được đào tạo trong một trường quân đội chính thống lại trở thành tổng tư lệnh quân đội VN, lại lãnh đạo quân đội Việt nam chiến thắng hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Rất là lạ nhé. Vậy hãy đọc cuốn sách này.” Cho dù cuốn sách Võ Nguyên Giáp thời trẻ bằng tiếng Anh do bà dịch đã xuất bản và phát hành nhưng dường như những dữ kiện cùng nhân vật trong cuốn sách còn choáng ngợp trong tâm trí một người dịch rất cẩn trọng như bà. Và bà say sưa kể về những chi tiết trong cuốn sách cũng như cách đọc, dịch và kiểm chứng tư liệu của bà: “Khi còn nhỏ ông Giáp học chữ nho với bố. Đến giờ Ông vẫn nhớ những câu thơ trong bộ sách Tam Tự Kinh và Ấu học tân thư (xuất bản dưới thời vua Duy Tân). Năm mười hai mười ba tuổi, ông học trung học ở Quốc học Huế. Khi cụ Phan Bội Châu về nước, học trò thường đến, trong đó có ông Giáp. Ông Giáp đã tham dự Đảng Tân Việt, đảng này đã không đến được cuộc họp ở Hương Cảng năm 1930 do Hồ Chí Minh thay mặt Quốc tế cộng sản Đảng triệu tập để hợp nhất ba Đảng. Khi mình dịch cuốn sách về HCM cũng nói đến một Đảng không đến được và người ta đã đặt ra bao nhiêu là giả thuyết, bao nhiêu chuyện. Nhưng đọc quyển này mình đã biết được cụ thể đó là chuyện gì! Vì sao Đảng này không thể đến được cuộc họp hôm ấy. Nhiều chi tiết rất rõ. Nhiều sách nước ngoài viết rất khác về lãnh đạo, về kháng chiến Việt Nam. Họ cho rằng ông Giáp chưa bao giờ bị bắt nhưng họ đã sai. Ông Giáp đã bị bắt ở Huế. Cuốn sách này cũng kể về hai vợ chồng biết nhau như thế nào, rồi con cái gặp nhau như thế nào. Thú vị và cảm động lắm. Ông Hồng Cư là học trò của Đặng Thai Mai, nếu không có chiến tranh thì sẽ là nhà văn; còn ông Giáp thì có lẽ trước hết sẽ là nhà báo. Ông có bao nhiêu bài viết và biên tập bài viết in bằng tiếng Pháp khi giữ chuyên mục Thế giới thời đàm của tờ báo Tiếng Dân (là tờ báo mà Trường Chinh gọi là “Thét Tiếng Dân giữa kinh thành Huế”). Ông đọc và nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, chính trị khắp thế giới, viết bài. Lúc học đại học ở HN ông học Luật, sau đó là nhà giáo dạy lịch sử. Ông đã đọc rất nhiều lịch sử các nước thuộc địa Đông Dương và thế giới. Nhất là lịch sử Pháp, nhân vật lịch sử Napoleon. Tôi đã sang thư viện Bộ Quốc Phòng Pháp và thư viện Bộ quốc phòng thuộc địa của Pháp một tháng. Đọc nhiều tài liệu và cũng sao chụp được nhiều thông tin hoạt động này của ông Giáp. Ông Giáp có một quyển sách thống kê giới thiệu tất cả các tướng của Napoleon đấy. Và có lẽ người Pháp lúc đó không ngờ một người nước thuộc địa lại có thể hiểu về nước Pháp. Chính vì thế đã thất bại trong trận chiến với ông Giáp. Ông ấy hiểu người Pháp, lịch sử, tâm lý, cách quản lý, tổ chức của người Pháp rất sâu sắc. Nên chiến thắng của Việt Nam là chiến thắng của trí tuệ và toàn dân.
Nhưng ông Giáp không phải là không có thất bại đâu nhé. Ai nghĩ đến ông Giáp cũng chỉ nghĩ đến những thắng lợi mà thôi. Nhưng có đấy, năm 12 tuổi ông đã mơ ước học Quốc Học Huế và tin rằng việc thi vào đó cũng đơn giản. Vì ông là học trò đứng đầu lớp, đầu huyện, đầu tỉnh Quảng Bình lúc đó. Nhưng ông đã thất bại năm thi đầu tiên. Ông không biết vì sao. Ôi mất mặt quá. Cụ thân sinh ông chắc là người mất mặt và buồn nhiều nhất. Ông Giáp đã mất một năm để học và thi lại. Có lẽ ông ấy đã rút một bài học là lúc nào cũng nghĩ mình giỏi quá thì thất bại. Chi tiết này rất nhỏ bé nhưng rất xúc động. Ông Giáp là người như thế, dễ thay đổi và nhìn vào hoàn cảnh để thay đổi. Chính vì thế trong những trận chiến ông đã biến hoá rất nhanh.
Những năm gần đây, mỗi dịp sinh nhật ông Giáp tôi được đến dự cùng với đoàn nhà báo. Từ sáng sớm đã có bao nhiêu đoàn đến chúc mừng, từ đoàn Cao Bằng đến những phái đoàn nước ngoài. Ông giỏi lắm nói được cả tiếng Tày, Mông, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,…Ông đã hơn 90 tuổi rồi mà đoàn Cao Bằng tới, ông vẫn nhớ tên, nhớ người dân tộc nào… Đến 6h chiều thì tôi mệt lắm rồi mặc dù tôi chỉ ngồi/ đứng mà nói chuyện hay quan sát thôi. Còn ông Giáp thì ai vào cũng nói chuyện, cũng bắt tay,… Ông giỏi quá!…”.
Bà Lady Borton là con ông John Carter Borton, một cán bộ phòng Thương mại Hoa Kỳ
sinh và nữ nhà văn Newlin Borton. Bà sinh vào ngày 8 tháng 9 năm 1942 tại thủ đô
Washington. Bà học rất nhiều trường Đại học: Hawaii (1962); Mount Holyoke
(1964); Pennylvania (1964-1965); Temple (1967); Ohio (1972,1975,1979); Goddard
(1979). Và trong suốt thời gian học tập này bà cũng đã hoạt động và có đời sống
làm việc vô cùng phong phú: dạy toán tại thành phố Westtown, 1964-1967; dạy sử
tại Philadelphia, 1967-1968; làm trợ lý giám đốc tại Chương trình tị nạn đường
biển- ủy ban Những người bạn Mỹ, 1968-1969; hoạt động tại Tổ chức Quaker (trung
tâm tái định cư ) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, 1969-1971; là nhà văn tự do và
phóng viên ảnh 1972. Trước giải phóng Sài Gòn- đầu năm 1975, bà đã đưa phái đoàn
giáo dục Mỹ đầu tiên đến Hà Nội; Làm giám đốc điều hành tổ chức Careline
1975-1977; đóng vai trò điều phối viên y tế cho Tổ chức Chữ thập đỏ tại trại tị
nạn Pulau Bidong, Tây Malaysia, 1980; lái xe cho trường thiểu năng trí tuệ
Beacon năm 1972; làm việc cho chương trình phục hồi tổ ấm 1972; làm thư ký nhà
sách B. Dalton, bang Ohio ba năm từ 1985-1988; làm giám đốc lâm thời Tổ chức
Quaker tại Hà Nội trong hai năm 1990-1991, giám đốc lĩnh vực năm 1993; sản xuất
chương trình rađio độc lập 1987; giữ mục bình luận tạp chí Akron Beacon, bang
Ohio năm 1989; bình luận viên bản cuối tuần, đài công cộng Ohio năm 1990; hợp
tác với trại viết văn về chiến tranh và hậu quả xã hội cho Trung tâm Joiner, Đại
học Massachusetts, từ năm 1884 đến nay. Tất cả những công việc này đã từng ngày
xây dựng lên bề dày đời sống kiến thức cũng như nội tâm phong phú của bà.
Hoạt động xã hội đã giúp bà có được những chi tiết cuộc sống cho những trang viết của một nhà văn. Đầy thương cảm và sự hiểu biết là những gì người đọc có thể nhận thấy trong từng trang viết của cuốn sách Những người thuyền nhân (1984)- viết về những người di tản Việt Nam qua đường biển và Tiếp sau nỗi buồn(1995)- viết về những phụ nữ VN trong và sau hai cuộc chiến tranh. Bà đã rất nổi tiếng trên diễn đàn văn học thế giới với hai quyển sách này. Công việc viết và dịch khiến bà càng gần gụi với nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử Việt nam hiện đại. Khi tôi bà vì sao lại có sự lựa chọn tiếp cận, nghiên cứu, viết và dịch sách nhân vật lịch sử Việt Nam hiện đại, nhà văn từng có hơn bốn mươi năm gắn bó với Việt Nam tâm sự: “Tôi hoàn toàn không có mơ ước hay dự định trở thành nhà nghiên cứu lịch sử. Nhưng tôi rất yêu thích lịch sử. Cách mạng Mỹ thì lâu rồi và những người sống từ thời đó thì không còn nữa. Cách mạng Việt Nam rất mới và những nhân vật lịch sử thì vẫn còn sống nhiều. Tôi rất quý những người như thế. Không cần đọc sách chỉ cần nghe họ kể. Và qua người bạn thân, tôi đã hiểu nhiều hơn về những ngày Cách mạng tháng 8. Chị ấy kể cho tôi những kỉ niệm kí ức được gặp Cụ Hồ từ năm chị 10 tuổi. Đó là ngày Quốc Khánh 2-9-945, Cụ đọc tuyên ngôn độc lập. Chị kể cho tôi là chị và bố đi lấy nước rửa đường. Tôi mới băn khoăn hỏi tại sao mẹ đâu mà lại là bố. Thì chị nói thêm là mẹ ở nhà để thắp hương. Và thế là tôi biết thêm chi tiết Ngày đó, mỗi gia đình đều có người ở nhà dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ, treo đèn và thắp hương cúng ông bà, thông báo nước nhà độc lập. Rồi mấy ngày sau đó là đến Trung thu, Hồ Chủ tịch mời các cháu thanh thiếu nhi đến phủ dự tiệc. Và chị ấy được đến. Nghe Cụ nói “Các cháu là những người dân mới của một nước độc lập tự do”. Cuộc đời chị ấy thay đổi từ đấy. Lần đầu tiên chị ấy thấy mình có vai trò. Từ trước đến giờ con gái có được công nhận đâu. Sau đó chị đã tham gia đội cảm tử thành phố. Mình nghe câu chuyện thấy hay lắm và tiếp tục hỏi. Nhưng một câu chuyện bao giờ cũng ít nhất có hai phía. Để biết được sự thật mình phải suy nghĩ và tìm hiểu thêm. Cũng một câu chuyện từ chị bạn tôi kể. Lúc đó chị được tới dự một Hội Nghị có Cụ Hồ tới dự. Chị ấy lúc đó còn trẻ lắm nên chỉ ngồi ở hàng cuối cùng thôi. Cụ đến, đọc diễn văn, rồi bỏ kính ra nói chuyện. Rồi Cụ đi xuống dưới, gần hàng ghế của chị ấy và ngồi vào một cái ghế trống. Chị ấy là một người khoa học, rất tỉ mỉ nên tôi rất tin tưởng chị ấy. Cụ Hồ luôn muốn gần dân nên việc Cụ xuống ngồi thì chắc chắn không sai rồi. Nhưng tôi cũng nghĩ là, một cuộc gặp gỡ với Cụ Chủ tịch thì không thể có một ghế trống. Song chắc chắn không bao giờ Cụ xuống dưới ngồi và chịu để một người ở dưới đứng lên nhường ghế. Vậy chắc là đã có người đã chuẩn bị ghế ấy cho Cụ, chắc là một cán bộ phụ trách việc đó. Tôi nói điều ấy với chị ấy và chị ấy công nhận rằng: đúng, không bao giờ có cuộc gặp HCM mà lại trống chỗ ngồi cả. Nhưng việc chuẩn bị ấy chị ấy không biết. Và thế là tôi biết thêm một phần nữa của câu chuyện.”
Lady Borton- một dịch giả, một nhà văn hoá Việt Nam
Bà Lady Borton cũng không có kế hoạch hay dự định trở thành một dịch giả, một nhà văn hoá Việt Nam nhưng với những tác phẩm và kết quả công việc bà làm đã mang danh hiệu đó tới cho bà.
Khác với những tác phẩm nghệ thuật như âm nhạc hay hội hoạ, người xem có thể thẩm định ngay vẻ đẹp hay chất lượng kỹ thuật, tác phẩm văn học không trực tiếp đến với một độc giả ngôn ngữ khác như thế. Những cuốn sách văn học, văn hoá dịch có một vai trò quan trọng trong quá trình giới thiệu, giao lưu văn hoá Việt Nam sang thế giới. Nó là cầu nối cho việc giới thiệu tác phẩm gốc ra nước ngoài cũng như tiếp cận nhanh của độc giả ngôn ngữ khác. Song khi dịch một cuốn sách điều tốt nhất cho đối tượng đọc là người dịch bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Nhưng ở Việt Nam chủ yếu là việc dịch từ tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt sang tiếng Anh nên văn phong không sáng sủa, rõ ràng là một thực tế. Hiện trạng này càng khiến cho những cuốn sách dịch của Lady được độc giả tiếng Anh thích thú và đánh giá cao bản gốc hơn.
Cho đến nay bà đã dịch rất nhiều sách lịch sử Việt Nam có giá trị như Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Hồ Chí Minh một hành trình, Điện Biên Phủ- Điểm hẹn lịch sử, Nhật ký trong tù, Thơ nữ Việt Nam từ xưa tới nay, Võ Nguyên Giáp thời trẻ, Từ nhân dân mà ra (chưa công bố),… Sự sâu sắc và tỉ mỉ cũng như tư duy logic tuyệt vời trong nghiên cứu, tìm hiểu và điều tra tư liệu đã khiến những chú thích trong những cuốn sách dịch của bà trở thành một phần giá trị cho cuốn sách và đầy hữu ích cho bạn đọc tiếng Anh. Song thật khiêm nhường, bà nói về bản thảo dịch Từ nhân dân mà ra của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Bản thảo tôi đã dịch xong lượt một rồi. Nhưng còn phải kiểm tra nhiều lắm. Đây không phải là cuốn sách mình viết nên mình phải tôn trọng tuyệt đối với người viết. Mình chỉ là người dịch. Làm sao để người đọc cho là đó là quyển sách của một người Việt rất giỏi tiếng Anh.” và bà cũng tâm sự điều tỉ mỉ nhất đối với việc dịch những cuốn sách Việt Nam là việc viết những chú thích, từ Truyện Kiều, phở, 36 phố phường,… đến các nhân vật và chi tiết phong tục. lịch sử, văn hoá cụ thể.
Một tuần một hai buổi bà tới tạp chí Cửa sổ văn hoá của NXB Thế Giới làm công việc của một người biên tập tiếng Anh chính. Còn lại phần lớn thời gian Bà dành cho việc dịch cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện của chủ tịch Hồ Chí Minh, cuốn Từ nhân dân mà ra của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Tây nguyên ngày ấy của bác sĩ Lê Cao Đài, một nhà nghiên cứu chất độc hoá học Dioxin. Bà nói: Đây là những tác phẩm vừa là hay vừa là viết rất chi tiết thời điểm lịch sử mà người nước ngoài không biết. Mà họ hay nói sai về Cụ Hồ, ông Giáp. Tôi chưa nói đến những quan điểm chỉ nói đến những chi tiết, cụ thể, tư liệu cụ thể. Tôi cũng cố gắng tìm nhiều nguồn tài liệu ở Pháp, Mỹ, Anh,... Còn cuốn Tây Nguyên ngày ấy viết rất chi tiết về quân đội Việt Nam cũng như hoạt động của họ trong cuộc chiến ở Tây Nguyên. Viết văn rất cần điều này, sự chi tiết cho thấy tác giả như đang sống ở hoàn cảnh ấy, tình huống ấy.
Người ta vẫn thường nói, một người không có thể làm tốt được nhiều việc cùng một lúc, nhưng nghiệm điều này với bà Lady Borton có lẽ không phù hợp. Con người nhà văn, nhà hoạt động xã hội, nghiên cứu lịch sử, văn hoá Việt Nam và dịch giả, biên tập viên không mệt mỏi và nhiều thành công, Lady Borton. Chúc nhà văn Lady Borton thật nhiều sức khoẻ để thực hiện những kế hoạch luôn mới mẻ và hữu ích cho cộng đồng của bà!
Thứ Năm, 6 tháng 8, 2009
Tuyển tập thơ Việt Nam thế kỷ XX: sẽ ủng hộ những khám phá mở rộng năng lực diễn đạt
Từ năm 2008, kế hoạch thực hiện tuyển tập văn xuôi và thơ ca Việt Nam thế kỷ 20 của Hội Nhà Văn Việt Nam đã “rậm rạp” khởi động và thu hút được sự chú ý, quan tâm của đông đảo giới văn nghệ sĩ cũng như độc giả trong nước. Đặc biệt là Tuyển tập thơ Việt Nam thế kỷ XX- một thế kỷ Thơ và Nhà thơ của nước nhà. Để thông tin tới thi sĩ và bạn đọc những thông tin mới nhất xung quanh hoạt động này, VNT xin giới thiệu cuộc phỏng vấn nhà thơ Vũ Quần Phương, trưởng ban biên tập Tuyển tập Thơ Việt Nam thế kỷ XX.
Phóng viên (PV): Là trưởng ban biên tập Tuyển tập Thơ Việt Nam thế kỷ XX của Hội Nhà Văn Việt Nam (HNV VN), ông có thể giới thiệu về sự ra đời của Tuyển tập này?
Vũ Quần Phương (VQP): Tuyển tập Thơ thế kỷ XX đã có nhiều đơn vị làm rồi, thậm chí có cả những cá nhân- doanh nhân như bên ông Lê Lựu, hay quyển của Nhà xuất bản Giáo dục, hay của ông Gia Dũng. Hội Nhà văn với tư cách là tổ chức lớn nhất của nhà văn – nhà thơ VN, thì cũng thận trọng nhưng cũng phải làm vì thế kỷ 20 đã qua gần một thập kỷ rồi.
P.V: Như vậy về quy mô Tuyển tập lần này của Hội Nhà Văn sẽ có gì khác?
VQP: Nếu để giới thiệu nền thơ trong một thế kỷ của VN ra thế giới thì thật ra chỉ cần tuyển chọn 50-100 thi sĩ trong một thế kỷ đã là nhiều lắm. Song thế kỷ vừa rồi ở nước ta vừa đi qua một cách nóng sốt như vậy, nửa sau thế kỷ lại xuất hiện các nhà thơ một cách khá đông đảo. Chỉ riêng hội viên thơ của Hội đã có đến 500 người chưa kể những người làm thơ trước năm 1957 (năm thành lập HNV), rồi các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới, trước thơ mới còn có các cụ làm thơ bằng chữ Hán, chữ Nôm, từ cụ Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Đào Tấn đến cụ Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,... Nên chọn ít là khó đấy nên chúng tôi nghĩ đến việc chọn rộng. Vừa để động viên anh em thi sĩ vừa để làm một kho lưu trữ dành cho những người thích tìm hiểu, sưu tập hay nghiên cứu, người đọc. Tuyển tập lớn sẽ là kho chứa, rồi trên cơ sở kho đó sẽ làm những tuyển hẹp khác dành cho từng đối tượng, mục đích: Nhà trường; Giới thiệu quốc tế;...
P.V: Vâng, việc chọn quy mô Tuyển tập không hề đơn giản ngay cả khi ông đã có trong tay nhiều nguồn tư liệu cũng như khối lượng dữ liệu tốt. Hẳn đã có rất nhiều cuộc trao đổi và thảo luận để đi đến những quyết định và cuối cùng là...?
VQP: Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều từ năm 2008 và đợt này cũng đã tiến hành thực hiện hơn chục cuộc để chọn lựa rồi. Làm một tuyển tập với 500-600 người thì người “tiêu thụ” sẽ gặp khó khăn, họ sẽ phải mua một quyển sách hơi dày, tốn nhiều tiền lại mang nặng mất nhiều thời gian đọc nhưng có ưu điểm, cả Hội cũng vui nhìn lại một thế kỷ có dấu vết của mình thì cũng rất phấn khởi. Như vậy nếu làm quy mô lớn thì trước hết là vì các nhà thơ- ý nghĩa rất lớn, thứ hai cũng phải vì các bạn đọc thơ, nên chúng tôi cũng nghĩ đến làm một tuyển rộng ghi lại dấu ấn 100 năm thơ ca và một tuyển hẹp hơn. Lần thảo luận gần đay nhất, chúng tôi thiên về ýkiến làm tuyển rộng và tuyển hẹp. Sắp tới có hội nghị giới thiệu văn học VN ra quốc tế thì có thểể làm một tuyển hẹp nữa để giới thiệu những nhà thơ ưu tú, hoặc những bài thơ có sức cảm hoá, lay động lớn,...
P.V: Cụ thể việc khoanh vùng lựa chọn nhà thơ sẽ như thế nào, thưa ông?
VQP: Nhìn thoáng qua ta thấy sẽ gồm: Lớp thơ các cụ dùng chữ Hán, chữ Nôm; lớp Thơ mới; Hai lớp thơ trong hai cuộc kháng chiến, và lớp thơ thời hoà bình (sau năm 1975) đều có mặt trong tuyển thơ này. Đối với những hội viên của HNV thì chọn những hội viên cã th¬ trước năm 2001; bên cạnh đó có tuyển chọn những nhà thơ không phải là viên hội nhà văn như anh Việt Phương, Hoàng Hưng,…Tiêu chí đầu tiên chÝnh là phải có những bài thơ được độc giả biết đến. Còn nếu những ai làm thơ trước 2001 nhưng đến sau 2001 mới có những bài thơ được biết đến thì sẽ nằm trong một tuyển tập thơ khác... Còn cụ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Đào Tấn, chúng tôi chọn những bài tiêu biểu xuất hiện ở thế kỷ XX,...
PV: Tiêu chí bài thơ được tuyển chọn là như thế nào thưa ông?
VQP: Ở thời điểm này, theo tôi văn chương Việt Nam có điều kiện và nên và cũng có quyền lấy tiêu chí nghệ thuật của bản thân nó: cái hay, cái đẹp, cái tốt. Nên chúng tôi sẽ lấy tiêu chuẩn nghệ thuật (hình thức và nội dung) để định lượng và lựa chọn.
P.V: Thưa ông, một bài thơ đạt tiêu chuẩn nghệ thuật là bài thơ như thế nào?
VQP:Lãnh đạo Hội xác định bốn tiêu chí: yêu nước- cách mạng- dân tộc- nhân văn. Nghệ thuật diễn đạt: ủng hộ những khám phá mở rộng năng lực diễn đạt của thơ, tạo được ám ảnh, có sức phổ cập. Đó là những tiêu chí mà chúng tôi tự khu trú với nhau, cụ thể hoá vào từng bài thơ thì rất biến hoá.
P.V: Vâng, ngoài ra còn có tiêu chí ngoại lệ, hay đặc biệt khác không ạ?
Vũ Quần Phương: Có đấy, đó là tiêu chí về mặt thời gian. Có một số bài thơ đã để lại ấn tượng cho độc giả, tiêu biểu cho một thời kì thì nên có.Tiêu chí khác nữa là về mặt không gian. Nước mình dài, chúng tôi muốn mỗi miền đất đều có các phong vị trong tập thơ này. Hay dân tộc thiểu số nµo quá ít nhµ th¬ thì cũng có ưu tiên lựa chọn ... Nhưng cũng phải nói rằng, nếu có lựa chọn thì lµ họ đã (phải) làm nên cái màu, mùi, vị của từng không gian và từng thời gian cho Tuyển tập này.
P.V: Một tuyển tập lớn với hàng trăm tác giả như vậy thì việc sắp xếp thứ tự giới thiệu sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Vũ Quần Phương: Để thuận lợi cho việc tra cứu cũng như tính khách quan, dân chủ trong thơ, chúng tôi sẽ sắp xếp thứ tự tên tác giả theo A,B,C... Nên sẽ có tác giả đầu thế kỷ như cụ Trần Tế Xương lại đứng gần cuối Tuyển tập, hay thơ của cụ Hồ Chí Minh có thể đặt cạnh thơ của Trần Nhuận Minh, hay Dương Kiều Minh,...
P.V: XX là thế kỷ đầy biến động lịch sử xã hội nước nhà và thơ nói riêng, văn chương- nghệ thuật nói chung cũng bắt nhịp với đời sống xã hội này, và tổng tập thơ thế kỷ XX như ông nói sẽ được chia theo các giai đoạn lịch sử: trước năm 1945; 1945-1975; sau 1975. Theo quan sát của ông, thơ ca từng thời kỳ có những đặc điểm như thế nào?
VQP: Khi bố trí tập thơ theo thứ tự A,B,C tên tác giả thì thời gian và giai đoạn xáo trộn với nhau, không rõ ra từng phần trong tập sách. Thế kỷ XX có đặc trưng về nội dung là chủ nghĩa yêu nước bao trùm khá trọn vẹn, ngay cả tình yêu cũng là tình trong chiến tranh, tình cha con, mẹ con,...cũng là tình trong chiến tranh. Chủ nghĩa yêu nước ở tập thơ này nó trội lên, có lẽ ngang bằng chủ nghĩa yêu nước thế kỷ 13 của nhà Trần chống Nguyên Mông.
P.V: Khó khăn nhất đối với Ban biên tập hiện nay là gì, thưa ông?
VQP: Cái khó là đã là một tuyển tập thơ của một thế kỷ một dân tộc thì phải bao quát được cả một giai đoạn. Chúng tôi đang khó ở giai đoạn lựa chọn tác giả Sài Gòn trước 1975. Đó là thời kỳ đất nước bị chia cắt, chia làm hai chiến tuyến bên hai bờ sông Hiền Lương. Hai chính thể với hai đường lối văn nghệ khác nhau nhưng những tài năng của tiếng Việt vẫn có. Nhưng bây giờ rất nhiều các nhà thơ của SG thời đó sống tản mạn khắp thế giới. Chúng tôi in tập thơ này thì sẽ phải liên hệ xin phép tác giả, mà cái khó là không biết địa chỉ mà nhiều khi biết địa chỉ mà tác giả không cho phép thì cũng không dám làm. Vì đây là bản quyền trí tuệ của người ta. Cái điều này cũng có thể làm cho Tuyển tập không phải hoàn hảo. Đây là hoàn cảnh xã hội chính trị của Việt Nam nó quy định chứ không phải ý muốn của một người nào, càng không phải của một ban nào đó quy định.
P.V: Giai đoạn sau năm 1975 cũng là một giai đoạn dài và có nhiều biến đổi xã hội kinh tế đất nước. Đặc biệt sau Đổi mới, kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến, phát triển cũng như những quan niệm và sự giao lưu thế giới. Sự khác biệt thể hiện rất rõ ở lớp nhà thơ trẻ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Hội đồng thơ có thực hiện việc phân chia nhỏ hơn với những tiêu chí xác định khác biệt không thưa ông?
VQP: Thực ra Hội đồng thơ cũng chưa làm cái nhiệm vụ học thuật ấy. Nhưng trong các hội thảo người ta cũng đã đụng đến việc ấy. Ví dụ 1975 là một cái mốc; từ 1975 tạm tính đến 1990 - thời kỳ đất nước thống nhất, vẫn dính vào quan điểm văn chương thời chiến tranh chưa khác biệt gì lắm. Từ năm 1990- với quốc sách đổi mới, về văn hoá tư tưởng nước ta có nhiều biến động. Nhiều tiêu chí về cái Đẹp, Hay, Tốt cũng khác và cái khác nữa là người tiêu thụ, người sáng tác có nhiều đổi khác.Tuy nhiên về mặt Nhà nước chưa có một hội nghị, hội thảo nào xác minh nh÷ng cái gì là thay đổi. Có những nhà thơ bị phê phán từ giai đoạn trước đã được trao giải thưởng văn học Nhà nước rồi nhưng về mặt văn bản vẫn chưa xác định là chấp nhận hay không tác phẩm đó.Vì thế bây giờ có thể có hai ý kiến về một quyển sách mà không có ai làm trọng tài được. Người phê cũng có lí của phê, người khen có lí của người khen. Trong Tuyển này, chúng tôi mạnh dạn lấy tiêu chí nghệ thuật làm đường hướng nhưng không quên đặc thù đó.
Những tác giả trẻ cuối thập kỷ 90 cũng được lựa chọn theo tiêu chí nghệ thuật chung không có gì khác biệt.
P.V: Hội đồng tuyển chọn Tuyển Tập thơ bao gồm những ai? Cách thức làm việc như thế nào để thực hiện một công việc phải xử lí một nguồn tư liệu đồ sộ là thơ của Việt Nam 100 năm, thưa ông?
VQP: Hội đồng tuyển chọn sẽ bao gồm bốn người trong Hội đồng thơ của Hội Nhà Văn, hai nhà phê bình, một ở viện Văn học, một ở trường Đại học Quốc gia. Để làm tuyển tập như này BCH Hội thực hiện ba vòng. Vòng một, Ban biên tập tuyển chọn tác giả, tác phẩm cụ thể; vòng hai là Ban giám định- nghiệm thu, sẽ đưa ra những góp ý, trao đổi cụ thể; vòng ba là việc của Ban chấp hành(BCH) HNV. Như vậy BCH quyết định cuối cùng và là tư cách pháp nhân xuất bản. Trong tuyển chọn sẽ có những trường hợp chúng tôi phải bỏ phiếu kín khi cần thiết.
P.V: Công việc này, theo cá nhân ông đánh giá thì đã chuẩn bị “hòm hòm” đến đâu rồi ạ?
VQP: Nói chung công việc mới được 50%. Vì cũng dự phòng nhiều phương án về quy mô.
P.V: Các nhà thơ được chọn sẽ được giới thiệu như thế nào?
VQP: Chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về tiểu sử, tên tác phẩm, giải thưởng. Đánh giá về tác giả, tác phẩm thì Tuyển này chưa làm được.
P.V: Thưa ông, theo kế hoạch thì Tuyển tập thơ Việt Nam một thế kỷ sẽ ra mắt độc giả vào thời điểm nào?
Vũ Quần Phương: Ý định quý IV năm nay sẽ ra mắt tuyển tập, có thể là một trong các kích cỡ trên. Theo tôi, tôi sẽ thuyết phục BCH thực hiện Tuyển rộng nhất và hẹp nhất trước.
Xin cảm ơn ông và chúc cho Tuyển tập thơ Việt Nam thế kỷ 20 sớm ra mắt bạn đọc!
Phóng viên (PV): Là trưởng ban biên tập Tuyển tập Thơ Việt Nam thế kỷ XX của Hội Nhà Văn Việt Nam (HNV VN), ông có thể giới thiệu về sự ra đời của Tuyển tập này?
Vũ Quần Phương (VQP): Tuyển tập Thơ thế kỷ XX đã có nhiều đơn vị làm rồi, thậm chí có cả những cá nhân- doanh nhân như bên ông Lê Lựu, hay quyển của Nhà xuất bản Giáo dục, hay của ông Gia Dũng. Hội Nhà văn với tư cách là tổ chức lớn nhất của nhà văn – nhà thơ VN, thì cũng thận trọng nhưng cũng phải làm vì thế kỷ 20 đã qua gần một thập kỷ rồi.
P.V: Như vậy về quy mô Tuyển tập lần này của Hội Nhà Văn sẽ có gì khác?
VQP: Nếu để giới thiệu nền thơ trong một thế kỷ của VN ra thế giới thì thật ra chỉ cần tuyển chọn 50-100 thi sĩ trong một thế kỷ đã là nhiều lắm. Song thế kỷ vừa rồi ở nước ta vừa đi qua một cách nóng sốt như vậy, nửa sau thế kỷ lại xuất hiện các nhà thơ một cách khá đông đảo. Chỉ riêng hội viên thơ của Hội đã có đến 500 người chưa kể những người làm thơ trước năm 1957 (năm thành lập HNV), rồi các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới, trước thơ mới còn có các cụ làm thơ bằng chữ Hán, chữ Nôm, từ cụ Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Đào Tấn đến cụ Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,... Nên chọn ít là khó đấy nên chúng tôi nghĩ đến việc chọn rộng. Vừa để động viên anh em thi sĩ vừa để làm một kho lưu trữ dành cho những người thích tìm hiểu, sưu tập hay nghiên cứu, người đọc. Tuyển tập lớn sẽ là kho chứa, rồi trên cơ sở kho đó sẽ làm những tuyển hẹp khác dành cho từng đối tượng, mục đích: Nhà trường; Giới thiệu quốc tế;...
P.V: Vâng, việc chọn quy mô Tuyển tập không hề đơn giản ngay cả khi ông đã có trong tay nhiều nguồn tư liệu cũng như khối lượng dữ liệu tốt. Hẳn đã có rất nhiều cuộc trao đổi và thảo luận để đi đến những quyết định và cuối cùng là...?
VQP: Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều từ năm 2008 và đợt này cũng đã tiến hành thực hiện hơn chục cuộc để chọn lựa rồi. Làm một tuyển tập với 500-600 người thì người “tiêu thụ” sẽ gặp khó khăn, họ sẽ phải mua một quyển sách hơi dày, tốn nhiều tiền lại mang nặng mất nhiều thời gian đọc nhưng có ưu điểm, cả Hội cũng vui nhìn lại một thế kỷ có dấu vết của mình thì cũng rất phấn khởi. Như vậy nếu làm quy mô lớn thì trước hết là vì các nhà thơ- ý nghĩa rất lớn, thứ hai cũng phải vì các bạn đọc thơ, nên chúng tôi cũng nghĩ đến làm một tuyển rộng ghi lại dấu ấn 100 năm thơ ca và một tuyển hẹp hơn. Lần thảo luận gần đay nhất, chúng tôi thiên về ýkiến làm tuyển rộng và tuyển hẹp. Sắp tới có hội nghị giới thiệu văn học VN ra quốc tế thì có thểể làm một tuyển hẹp nữa để giới thiệu những nhà thơ ưu tú, hoặc những bài thơ có sức cảm hoá, lay động lớn,...
P.V: Cụ thể việc khoanh vùng lựa chọn nhà thơ sẽ như thế nào, thưa ông?
VQP: Nhìn thoáng qua ta thấy sẽ gồm: Lớp thơ các cụ dùng chữ Hán, chữ Nôm; lớp Thơ mới; Hai lớp thơ trong hai cuộc kháng chiến, và lớp thơ thời hoà bình (sau năm 1975) đều có mặt trong tuyển thơ này. Đối với những hội viên của HNV thì chọn những hội viên cã th¬ trước năm 2001; bên cạnh đó có tuyển chọn những nhà thơ không phải là viên hội nhà văn như anh Việt Phương, Hoàng Hưng,…Tiêu chí đầu tiên chÝnh là phải có những bài thơ được độc giả biết đến. Còn nếu những ai làm thơ trước 2001 nhưng đến sau 2001 mới có những bài thơ được biết đến thì sẽ nằm trong một tuyển tập thơ khác... Còn cụ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Đào Tấn, chúng tôi chọn những bài tiêu biểu xuất hiện ở thế kỷ XX,...
PV: Tiêu chí bài thơ được tuyển chọn là như thế nào thưa ông?
VQP: Ở thời điểm này, theo tôi văn chương Việt Nam có điều kiện và nên và cũng có quyền lấy tiêu chí nghệ thuật của bản thân nó: cái hay, cái đẹp, cái tốt. Nên chúng tôi sẽ lấy tiêu chuẩn nghệ thuật (hình thức và nội dung) để định lượng và lựa chọn.
P.V: Thưa ông, một bài thơ đạt tiêu chuẩn nghệ thuật là bài thơ như thế nào?
VQP:Lãnh đạo Hội xác định bốn tiêu chí: yêu nước- cách mạng- dân tộc- nhân văn. Nghệ thuật diễn đạt: ủng hộ những khám phá mở rộng năng lực diễn đạt của thơ, tạo được ám ảnh, có sức phổ cập. Đó là những tiêu chí mà chúng tôi tự khu trú với nhau, cụ thể hoá vào từng bài thơ thì rất biến hoá.
P.V: Vâng, ngoài ra còn có tiêu chí ngoại lệ, hay đặc biệt khác không ạ?
Vũ Quần Phương: Có đấy, đó là tiêu chí về mặt thời gian. Có một số bài thơ đã để lại ấn tượng cho độc giả, tiêu biểu cho một thời kì thì nên có.Tiêu chí khác nữa là về mặt không gian. Nước mình dài, chúng tôi muốn mỗi miền đất đều có các phong vị trong tập thơ này. Hay dân tộc thiểu số nµo quá ít nhµ th¬ thì cũng có ưu tiên lựa chọn ... Nhưng cũng phải nói rằng, nếu có lựa chọn thì lµ họ đã (phải) làm nên cái màu, mùi, vị của từng không gian và từng thời gian cho Tuyển tập này.
P.V: Một tuyển tập lớn với hàng trăm tác giả như vậy thì việc sắp xếp thứ tự giới thiệu sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Vũ Quần Phương: Để thuận lợi cho việc tra cứu cũng như tính khách quan, dân chủ trong thơ, chúng tôi sẽ sắp xếp thứ tự tên tác giả theo A,B,C... Nên sẽ có tác giả đầu thế kỷ như cụ Trần Tế Xương lại đứng gần cuối Tuyển tập, hay thơ của cụ Hồ Chí Minh có thể đặt cạnh thơ của Trần Nhuận Minh, hay Dương Kiều Minh,...
P.V: XX là thế kỷ đầy biến động lịch sử xã hội nước nhà và thơ nói riêng, văn chương- nghệ thuật nói chung cũng bắt nhịp với đời sống xã hội này, và tổng tập thơ thế kỷ XX như ông nói sẽ được chia theo các giai đoạn lịch sử: trước năm 1945; 1945-1975; sau 1975. Theo quan sát của ông, thơ ca từng thời kỳ có những đặc điểm như thế nào?
VQP: Khi bố trí tập thơ theo thứ tự A,B,C tên tác giả thì thời gian và giai đoạn xáo trộn với nhau, không rõ ra từng phần trong tập sách. Thế kỷ XX có đặc trưng về nội dung là chủ nghĩa yêu nước bao trùm khá trọn vẹn, ngay cả tình yêu cũng là tình trong chiến tranh, tình cha con, mẹ con,...cũng là tình trong chiến tranh. Chủ nghĩa yêu nước ở tập thơ này nó trội lên, có lẽ ngang bằng chủ nghĩa yêu nước thế kỷ 13 của nhà Trần chống Nguyên Mông.
P.V: Khó khăn nhất đối với Ban biên tập hiện nay là gì, thưa ông?
VQP: Cái khó là đã là một tuyển tập thơ của một thế kỷ một dân tộc thì phải bao quát được cả một giai đoạn. Chúng tôi đang khó ở giai đoạn lựa chọn tác giả Sài Gòn trước 1975. Đó là thời kỳ đất nước bị chia cắt, chia làm hai chiến tuyến bên hai bờ sông Hiền Lương. Hai chính thể với hai đường lối văn nghệ khác nhau nhưng những tài năng của tiếng Việt vẫn có. Nhưng bây giờ rất nhiều các nhà thơ của SG thời đó sống tản mạn khắp thế giới. Chúng tôi in tập thơ này thì sẽ phải liên hệ xin phép tác giả, mà cái khó là không biết địa chỉ mà nhiều khi biết địa chỉ mà tác giả không cho phép thì cũng không dám làm. Vì đây là bản quyền trí tuệ của người ta. Cái điều này cũng có thể làm cho Tuyển tập không phải hoàn hảo. Đây là hoàn cảnh xã hội chính trị của Việt Nam nó quy định chứ không phải ý muốn của một người nào, càng không phải của một ban nào đó quy định.
P.V: Giai đoạn sau năm 1975 cũng là một giai đoạn dài và có nhiều biến đổi xã hội kinh tế đất nước. Đặc biệt sau Đổi mới, kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến, phát triển cũng như những quan niệm và sự giao lưu thế giới. Sự khác biệt thể hiện rất rõ ở lớp nhà thơ trẻ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Hội đồng thơ có thực hiện việc phân chia nhỏ hơn với những tiêu chí xác định khác biệt không thưa ông?
VQP: Thực ra Hội đồng thơ cũng chưa làm cái nhiệm vụ học thuật ấy. Nhưng trong các hội thảo người ta cũng đã đụng đến việc ấy. Ví dụ 1975 là một cái mốc; từ 1975 tạm tính đến 1990 - thời kỳ đất nước thống nhất, vẫn dính vào quan điểm văn chương thời chiến tranh chưa khác biệt gì lắm. Từ năm 1990- với quốc sách đổi mới, về văn hoá tư tưởng nước ta có nhiều biến động. Nhiều tiêu chí về cái Đẹp, Hay, Tốt cũng khác và cái khác nữa là người tiêu thụ, người sáng tác có nhiều đổi khác.Tuy nhiên về mặt Nhà nước chưa có một hội nghị, hội thảo nào xác minh nh÷ng cái gì là thay đổi. Có những nhà thơ bị phê phán từ giai đoạn trước đã được trao giải thưởng văn học Nhà nước rồi nhưng về mặt văn bản vẫn chưa xác định là chấp nhận hay không tác phẩm đó.Vì thế bây giờ có thể có hai ý kiến về một quyển sách mà không có ai làm trọng tài được. Người phê cũng có lí của phê, người khen có lí của người khen. Trong Tuyển này, chúng tôi mạnh dạn lấy tiêu chí nghệ thuật làm đường hướng nhưng không quên đặc thù đó.
Những tác giả trẻ cuối thập kỷ 90 cũng được lựa chọn theo tiêu chí nghệ thuật chung không có gì khác biệt.
P.V: Hội đồng tuyển chọn Tuyển Tập thơ bao gồm những ai? Cách thức làm việc như thế nào để thực hiện một công việc phải xử lí một nguồn tư liệu đồ sộ là thơ của Việt Nam 100 năm, thưa ông?
VQP: Hội đồng tuyển chọn sẽ bao gồm bốn người trong Hội đồng thơ của Hội Nhà Văn, hai nhà phê bình, một ở viện Văn học, một ở trường Đại học Quốc gia. Để làm tuyển tập như này BCH Hội thực hiện ba vòng. Vòng một, Ban biên tập tuyển chọn tác giả, tác phẩm cụ thể; vòng hai là Ban giám định- nghiệm thu, sẽ đưa ra những góp ý, trao đổi cụ thể; vòng ba là việc của Ban chấp hành(BCH) HNV. Như vậy BCH quyết định cuối cùng và là tư cách pháp nhân xuất bản. Trong tuyển chọn sẽ có những trường hợp chúng tôi phải bỏ phiếu kín khi cần thiết.
P.V: Công việc này, theo cá nhân ông đánh giá thì đã chuẩn bị “hòm hòm” đến đâu rồi ạ?
VQP: Nói chung công việc mới được 50%. Vì cũng dự phòng nhiều phương án về quy mô.
P.V: Các nhà thơ được chọn sẽ được giới thiệu như thế nào?
VQP: Chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về tiểu sử, tên tác phẩm, giải thưởng. Đánh giá về tác giả, tác phẩm thì Tuyển này chưa làm được.
P.V: Thưa ông, theo kế hoạch thì Tuyển tập thơ Việt Nam một thế kỷ sẽ ra mắt độc giả vào thời điểm nào?
Vũ Quần Phương: Ý định quý IV năm nay sẽ ra mắt tuyển tập, có thể là một trong các kích cỡ trên. Theo tôi, tôi sẽ thuyết phục BCH thực hiện Tuyển rộng nhất và hẹp nhất trước.
Xin cảm ơn ông và chúc cho Tuyển tập thơ Việt Nam thế kỷ 20 sớm ra mắt bạn đọc!
Thứ Năm, 30 tháng 7, 2009
Chào Nhà Xuất Bản Thời Đại
Ngày 22/7/2009, Nhà xuất bản Thời Đại (NXB TĐ) thuộc Hội Xuất Bản Việt Nam, đã tổ chức lễ ra mắt tại Tòa tháp đôi Hà Nội. Có lẽ đây cũng là dịp gặp gỡ đầu tiên khá đông đủ giới “làm sách” ở Hà Nội, từ đại diện các cơ quan quản lý như Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch, Cục Xuất Bản, các Nhà xuất bản, đến các nhà phát hành, tác giả, dịch giả, độc giả,.... Ngoài việc xuất bản các ấn phẩm sách tài liệu chính trị pháp luật bằng tiếng Việt và tiếng nước ngòai hoặc song ngữ để phục vụ tổ chức hội các cấp; XNB Thời Đại còn xuất bản sách kiến thức phổ thông về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa xã hội, nghệ thuật, văn học; từ điển (trừ từ điển chuyên ngành) sách nghiệp vụ, giáo trình, tài liệu tham khảo dùng cho các hệ đào tạo thuộc ngành xuất bản… phục cụ đông đảo đối tượng bạn đọc trong và ngòai nước. Ông Nguyễn Kiểm, chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khẳng định, NXB Thời Đại ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các hội viên gồm các Nhà xuất bản của Hội và các đơn vị phát hành trong cả nước đồng thời kỳ vọng “thông qua các xuất bản phẩm của NXB sẽ giới thiệu đặc biệt tới độc giả là lớp trẻ- nên NXB mới có tên là Thời Đại; những vấn đề của xã hội hiện tại và cộng đồng Việt Nam sinh sống ở nước ngòai. Đó là những đối tượng chính khác mà NXB hướng tới. NXB sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng, truyền thống, vừa cập nhật hiện đại dưới cách viết khác mang không khí mới hơn....”. Giám đốc NXB Thời Đại, ông Bùi Việt Bắc, một người kỳ cựu trong ngành xuất bản, từng là giám đốc nhiều năm ở NXB Văn Hóa – Thông tin, một trong những NXB mạnh hàng đầu ở Việt Nam, chia sẻ: “Trong tình hình hiện nay, người ta đang bàn nhiều về chất lượng xuất bản phẩm. NXB TĐ mới ra đời nên có cơ hội chú trọng chất lượng xuất bản phẩm ngay từ đầu”. Với tư cách là một độc giả, một tác giả- đối tác quan trọng của NXb, ông Thúy Toàn vui mừng “vì thêm một NXB là một cửa mới cho sáng tạo văn học nghệ thuật. Việt Nam với dân số hơn 80 triệu người thì 50-60 NXB là ít lắm. Một thành phố Matx-cơ-va đã có tới mấy trăm nhà xuất bản. Tôi hy vọng NXB TĐ sẽ đưa thêm bước tiến mới cho ngành xuất bản sách ở Việt Nam trong bước khủng hoảng đọc lúc này; sẽ cung cấp cho người đọc sản phẩm mới mà thực sự thực thi mơ ước của mọi người về tủ sách cần thiết cho mỗi người VN. Trong thời kỳ vừa qua nhiều nhà sách, nhiều NXB tham gia vào thị trường sách văn học nhưng rõ ràng là chưa có bải bản”.
Trong buổi lễ ra mắt này, NXB Thời Đại đã giới thiệu những tác phẩm đầu tiên: Bộ tiểu thuyết (3cuốn) của Daniel Silva: Kẻ phụng sự thầm lặng, Hỏa thần và Người đưa tin; Bộ truyện thiếu nhi (10 cuốn): Nàng công chúa hoàn hảo; …
Trong buổi lễ ra mắt này, NXB Thời Đại đã giới thiệu những tác phẩm đầu tiên: Bộ tiểu thuyết (3cuốn) của Daniel Silva: Kẻ phụng sự thầm lặng, Hỏa thần và Người đưa tin; Bộ truyện thiếu nhi (10 cuốn): Nàng công chúa hoàn hảo; …
Thứ Tư, 29 tháng 7, 2009
Cơn giận và cái lỗ đinh đóng
Có một cậu bé tính hay nóng giận. Khi không vừa ý điều gì cậu hay hét toáng lên, và nói những câu làm đau lòng người khác. Ngày nọ, bố cậu gọi đến và bảo: con hãy cầm số đinh và cái búa này. Bố đã đóng sẵn một cây gỗ ngoài vườn. Mỗi khi tức giận điều gì, con hãy lấy đinh đóng vào đó.
Ngày hôm sau, cậu bé ra đếm trên cây thấy 10 cái đinh, ngày hôm sau 9 cái, ngày hôm sau 7 cái, rồi... 6 cái, 5 cái... cho đến hôm nọ, cậu gọi bố ra gốc cây và khoe, "hôm nay con không đóng một cái đinh nào, bố ạ.". "Tốt lắm!" Ông bố ngợi khen "từ mai con hãy rút những cái đinh này ra nhé!". Chao ôi, việc rút đinh mới khó khăn hơn đóng đinh làm sao. Cậu bé nghiến răng, nghiến lợi, đu cả người vào thân cây đểể nhổ đinh. Mỗi ngày chỉ được 2-3 chiếc. Đến hôm qua, cậu lại vui mừng gọi bố đến, khoe đã rút hết đinh. "Tốt lắm, nhưng con nhìn này, những lỗ đóng đinh trên thân cây không liền lại con nhỉ! Lời nói khi nóng giận cũng làm người khác tổn thương như những cái lỗ sâu trên cây này con ạ." Cậu bé bần thần suy nghĩ và hỏi bố: "làm thế nào để những vết thương đó lành lại hả bố?"
Làm thế nào bây giờ?
Ngày hôm sau, cậu bé ra đếm trên cây thấy 10 cái đinh, ngày hôm sau 9 cái, ngày hôm sau 7 cái, rồi... 6 cái, 5 cái... cho đến hôm nọ, cậu gọi bố ra gốc cây và khoe, "hôm nay con không đóng một cái đinh nào, bố ạ.". "Tốt lắm!" Ông bố ngợi khen "từ mai con hãy rút những cái đinh này ra nhé!". Chao ôi, việc rút đinh mới khó khăn hơn đóng đinh làm sao. Cậu bé nghiến răng, nghiến lợi, đu cả người vào thân cây đểể nhổ đinh. Mỗi ngày chỉ được 2-3 chiếc. Đến hôm qua, cậu lại vui mừng gọi bố đến, khoe đã rút hết đinh. "Tốt lắm, nhưng con nhìn này, những lỗ đóng đinh trên thân cây không liền lại con nhỉ! Lời nói khi nóng giận cũng làm người khác tổn thương như những cái lỗ sâu trên cây này con ạ." Cậu bé bần thần suy nghĩ và hỏi bố: "làm thế nào để những vết thương đó lành lại hả bố?"
Làm thế nào bây giờ?
Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009
Jason Gibbs: Phiêu du cùng nhạc Việt (tiếp)
Đến nhạc gây sốc, não tình và nhạc teen
Tôi đến gặp Jason sau ngày gặp anh ở buổi trò chuyện về Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long. Đợi tôi với một gói xôi trên tay, anh huơ tay thanh minh: “Tôi chưa ăn sáng”. Và dường như anh cũng hào hứng hẳn lên khi tôi đưa anh vào một quán cafe khá đẹp trên đường Trần Hưng Đạo. Sau khi chờ anh báo cáo với bà xã và ăn nốt gói xôi dở, chúng tôi lại tiếp tục trò chuyện về những câu chuyện âm nhạc Việt Nam mà anh đang theo đuổi. “Có một bài mới nhất của tôi mà tôi chưa công bố đó là tôi có viết về một loại nhạc mà báo giới hồi đó gọi là nhạc gây sốc. Như bài Kiếp đỏ đen của của Duy Mạnh, hay Tình xa khuất do Phương Thanh hát. Lời ca- có thể là lí do chính khiến nó gây sốc. Lời ca như nói chuyện hàng ngày. Tôi cũng suy nghĩ là trong xã hội Việt Nam đang phát triển, người ta sống nhanh hơn, không tập trung nhiều vào một vấn đề, nên việc viết những ca khúc ấy cũng hợp lí. Tất nhiên là theo thẩm mỹ, những bài hát đó thiếu chất thơ nhưng cũng đáp ứng được một nhu cầu của xã hội.” Hay “Phương Thanh cũng là một người đặc biệt, Tôi chưa hiểu rõ về Phương Thanh nhưng tôi thấy rằng người nghe thường đặt niềm tin tưởng, hy vọng mến mộ vào ca sĩ và Phương Thanh làm được điều đó. Tất nhiên là có một số quần chúng khác không thích đâu. Nhưng với nhóm quần chúng yêu thích cô thì họ yêu thích lắm. Có thể vì thế nhiều người khó khăn thấy một người cũng khó khăn như mình nhưng đã thành công nên càng tăng thêm sự yêu mến...
Có lẽ nhiều người đặt câu hỏi, vì sao Gibbs lại có thể cùng lúc tìm hiểu được rất nhiều dòng nhạc ở Việt Nam như thế? Nếu như cách đây 10 năm thì đó quả là những câu chuyện dài, song cảm ơn “internet”. Những câu chuyện về thông tin tư liệu và nguồn của nó đã trở nên rất gần và tiện lợi cho nhà nghiên cứu nhờ công nghệ kỹ thuật số cùng những phần mềm thông minh. Nó đã cho phép Gibbs ngồi làm việc ở thư viện Francisco- cơ quan chính của anh, nhưng hàng ngày vẫn theo dõi được những bài hát mới nhất được công bố, hay ca sĩ mới xuất hiện, hay ca sĩ, nhạc sĩ ra album,... Những đường line ảo đã tạo nên những cây cầu nối Thái Bình Dương rất thật. TS. Gibbs đã có những trang web blog lưu giữ tư liệu, những bài báo về ca sĩ, về bài hát, âm nhạc mà có thể nhiều năm sau ông mới dùng đến. Chính nhờ những đường line này, mà ngay khi dòng nhạc teen xuất hiện, ông đã có những ca khúc trong kho lưu trữ đã nghe được những ca sĩ teen hát, nhảy. Và Gibbs lại bắt đầu hí hoáy ngồi dịch những bài hát ấy sang tiếng Anh để hiểu rõ ý nghĩa lời hát hơn. “Tôi không thích thể loại nhạc này, đây là những bài hát về tình yêu cho những người không biết tình yêu là cái gì. Bài hát cho một cô gái yêu một chàng trai, chàng trai ấy lại yêu một cô gái vớ vẩn nào khác... nhưng mới 13 tuổi thì có thể đó là điều cần thiết. Vì tôi không phải là cô gái 13 tuổi nên tôi không thích”. Gibbs luôn có những kiến giải về dòng nhạc mới, hay một bài hát mới cởi mở, tâm lý như thế. Anh cho rằng một ca khúc có khả năng làm một lối vào một cách suy nghĩ và sống mà ta chưa từng biết đến.
Có nhiều người cho rằng, Paris Bynight là nhạc Việt Nam, còn Jason Gibbs lại nghĩ nhạc Việt Nam là dòng nhạc cổ truyền, và lối vào nhạc cổ truyền thực sự đang là một thách thức lôi cuốn anh. Quả thật, Jason Gibbs đã đến rất gần với văn hoá Việt Nam qua một cánh cửa mà anh tự xem là rất hẹp là âm nhạc nhưng đây là một cánh cửa rất gần, một sự tiếp cận văn hoá rất gần.
Tôi đến gặp Jason sau ngày gặp anh ở buổi trò chuyện về Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long. Đợi tôi với một gói xôi trên tay, anh huơ tay thanh minh: “Tôi chưa ăn sáng”. Và dường như anh cũng hào hứng hẳn lên khi tôi đưa anh vào một quán cafe khá đẹp trên đường Trần Hưng Đạo. Sau khi chờ anh báo cáo với bà xã và ăn nốt gói xôi dở, chúng tôi lại tiếp tục trò chuyện về những câu chuyện âm nhạc Việt Nam mà anh đang theo đuổi. “Có một bài mới nhất của tôi mà tôi chưa công bố đó là tôi có viết về một loại nhạc mà báo giới hồi đó gọi là nhạc gây sốc. Như bài Kiếp đỏ đen của của Duy Mạnh, hay Tình xa khuất do Phương Thanh hát. Lời ca- có thể là lí do chính khiến nó gây sốc. Lời ca như nói chuyện hàng ngày. Tôi cũng suy nghĩ là trong xã hội Việt Nam đang phát triển, người ta sống nhanh hơn, không tập trung nhiều vào một vấn đề, nên việc viết những ca khúc ấy cũng hợp lí. Tất nhiên là theo thẩm mỹ, những bài hát đó thiếu chất thơ nhưng cũng đáp ứng được một nhu cầu của xã hội.” Hay “Phương Thanh cũng là một người đặc biệt, Tôi chưa hiểu rõ về Phương Thanh nhưng tôi thấy rằng người nghe thường đặt niềm tin tưởng, hy vọng mến mộ vào ca sĩ và Phương Thanh làm được điều đó. Tất nhiên là có một số quần chúng khác không thích đâu. Nhưng với nhóm quần chúng yêu thích cô thì họ yêu thích lắm. Có thể vì thế nhiều người khó khăn thấy một người cũng khó khăn như mình nhưng đã thành công nên càng tăng thêm sự yêu mến...
Có lẽ nhiều người đặt câu hỏi, vì sao Gibbs lại có thể cùng lúc tìm hiểu được rất nhiều dòng nhạc ở Việt Nam như thế? Nếu như cách đây 10 năm thì đó quả là những câu chuyện dài, song cảm ơn “internet”. Những câu chuyện về thông tin tư liệu và nguồn của nó đã trở nên rất gần và tiện lợi cho nhà nghiên cứu nhờ công nghệ kỹ thuật số cùng những phần mềm thông minh. Nó đã cho phép Gibbs ngồi làm việc ở thư viện Francisco- cơ quan chính của anh, nhưng hàng ngày vẫn theo dõi được những bài hát mới nhất được công bố, hay ca sĩ mới xuất hiện, hay ca sĩ, nhạc sĩ ra album,... Những đường line ảo đã tạo nên những cây cầu nối Thái Bình Dương rất thật. TS. Gibbs đã có những trang web blog lưu giữ tư liệu, những bài báo về ca sĩ, về bài hát, âm nhạc mà có thể nhiều năm sau ông mới dùng đến. Chính nhờ những đường line này, mà ngay khi dòng nhạc teen xuất hiện, ông đã có những ca khúc trong kho lưu trữ đã nghe được những ca sĩ teen hát, nhảy. Và Gibbs lại bắt đầu hí hoáy ngồi dịch những bài hát ấy sang tiếng Anh để hiểu rõ ý nghĩa lời hát hơn. “Tôi không thích thể loại nhạc này, đây là những bài hát về tình yêu cho những người không biết tình yêu là cái gì. Bài hát cho một cô gái yêu một chàng trai, chàng trai ấy lại yêu một cô gái vớ vẩn nào khác... nhưng mới 13 tuổi thì có thể đó là điều cần thiết. Vì tôi không phải là cô gái 13 tuổi nên tôi không thích”. Gibbs luôn có những kiến giải về dòng nhạc mới, hay một bài hát mới cởi mở, tâm lý như thế. Anh cho rằng một ca khúc có khả năng làm một lối vào một cách suy nghĩ và sống mà ta chưa từng biết đến.
Có nhiều người cho rằng, Paris Bynight là nhạc Việt Nam, còn Jason Gibbs lại nghĩ nhạc Việt Nam là dòng nhạc cổ truyền, và lối vào nhạc cổ truyền thực sự đang là một thách thức lôi cuốn anh. Quả thật, Jason Gibbs đã đến rất gần với văn hoá Việt Nam qua một cánh cửa mà anh tự xem là rất hẹp là âm nhạc nhưng đây là một cánh cửa rất gần, một sự tiếp cận văn hoá rất gần.
Jason Gibbs: Phiêu du cùng nhạc Việt
Trong khi giới nghiên cứu và phê bình âm nhạc trong nước khá kín đáo và thưa vắng những công bố hoạt động hay kết quả nghiên cứu, tìm hiểu, cũng như bình luận về những thể loại, trào lưu, các dòng nhạc trong nước thì Jason Gibbs, tiến sĩ âm nhạc cổ điển, một nhạc công, một anh chàng thủ thư tại thư viện San Francisco, liên tục trong vài năm trở lại đây làm xôn xao dư luận Việt với nhiều bài nghiên cứu, khảo cứu tái hiện những hiện tượng âm nhạc trong lịch sử và đương đại của Việt Nam một cách công phu, tỉ mỉ có nhiều khám phá thú vị về văn hoá Việt Nam phản ánh qua đời sống của những ca khúc, những thể loại nhạc, những gương mặt ca sĩ.
Từ Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long
Tháng 4 năm 2008, NXB Tri Thức đã làm xôn xao dư luận trong giới âm nhạc, yêu thích âm nhạc Việt Nam với cuốn sách: Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long-Câu chuyện âm nhạc Việt Nam. Đây là một tập hợp những bài dịch của Trương Công Quý từ nguyên ngữ tiếng Anh những bài viết nghiên cứu, tìm hiểu của tác giả Jason Gibbs về nhạc Việt thế kỷ 20, như: Bài Tây, lời Ta: Khúc dạo đầu và chuyển thể của ca khúc phổ thông Tây phương của Việt Nam trước 1940;Nhạc tiền chiến: Khởi đầu của ca khúc phổ thông Việt Nam;Cải cách và truyền thống trong ca khúc phổ thông Việt Nam thời kỳ đầu; Kịch nói, La Scène Tonkinoise (Hội kịch Bắc kỳ), và những bài hát tân nhạc Việt Nam đầu tiên; Tình yêu và khát vọng nơi ranh giới: Những ca khúc ở hai bờ vĩ tuyến 17 ; Nhạc vàng “hoá vàng” ; Điệu Rumba trên dòng Cửu Long: Bolero - một dạng ca khúc phổ thông Việt Nam ;Trần Tiến: Người hát rong của thời Đổi Mới; Hà Nội “rock” như thế nào? Lối vào Rock’n’Roll ở Việt Nam;....
Tiến sĩ âm nhạc cổ điển, chuyên về nhạc thính phỏng, giao hưởng và cổ điển đến từ bang San Francisco (Hoa Kỳ), Jason Gibbs lại có một ý thích và niềm đam mê là nghiên cứu và nghe tân nhạc Việt Nam. Anh có nhiều đêm dài nằm nghe những vở ca cải lương mùi mẫn, những bài hát tiền chiến, ca vọng cổ, rồi nhạc vàng, tân cổ giao duyên,... Bắt đầu là từ sự tò mò, tìm hiểu thông qua tư liệu ở thư viện, ở cộng đồng người Việt sống ở bang San Francisco, và rồi đến năm 1993, anh có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên để tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng, với cái nôi của nền âm nhạc ông đang tìm hiểu. Đến nay, anh đã có đến 10 lần tới Việt Nam để thu thập tư liệu, khảo sát cho những nghiên cứu về nhạc Việt, đặc biệt là dòng nhạc quần chúng, nhạc bình dân. Cuối tháng sáu vừa qua, một lần nữa những hình ảnh, giai điệu, bài hát hay những trào lưu tân nhạc Việt đã sống lại cùng với những hình ảnh lịch sử đã trôi qua trong buổi gặp gỡ trò chuyện với Jason Gibb, dịch giả Nguyễn Trương Quý, ca sĩ nhạc rock Tiến Đạt, Phương Loan (NXB Trí Thức): Những bài tây lời ta đầu tiên như Quand Madelon của Camille Robert do những người hát xẩm ở Sài Gòn thể hiện, đến những bài tân nhạc đầu tiên của Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, hay một số bài hát Việt đầu tiên xuất hiện trong những vở kịch người Việt đóng kịch Tây đầu tiên,...được Gibbs đưa ra giới thiệu.
Điều thú vị trong những sưu tầm của Gibbs làm ngạc nhiên độc giả là những hình ảnh trên báo chí hay một bản tranh Đông Hồ khắc vẽ những người Việt nhảy Đầm từ những năm 30 của thế kỷ 20, đến những bản Bolero Việt Nam rất lạ. Bolero vốn là một điệu rumba, nhưng vào Việt Nam, dưới những giọng ca mùi mẫn của nghệ sĩ Việt Nam những giai điệu của vọng cổ, oán- nằm ngoài những thanh âm của nhạc Tây được đưa vào, luyến láy đầy xúc cảm thậm chí Gibbs còn phát hiện một chút rock trong giọng hát của Chế Linh khi hát “Đôi ngả chia ly”... Không hề dấu giếm, Gibbs thổ lộ rằng anh rất ham mê tân cổ giao duyên với giọng ca Minh Vượng- Lệ Thuỷ. Với một vẻ mặt đầy háo hức, Gibbs giới thiệu những bản nhạc sưu tầm cùng những nhận xét của anh. Nhưng điều thú vị nhất trong việc nghiên cứu, sưu tầm của mình là anh đã được gặp rất nhiều nhạc sĩ, nhiều nhân vật có sự trải nghiệm, có vốn sống trong những hoàn cảnh ra đời của những bài hát ấy. Khi đi gặp nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời của những bài hát tiền chiến thì lại được ông Tơ dắt đi gặp ông Phạm Văn Các, một nghệ sĩ chuyên thổi kèn trong những quán bar xưa,...cứ thế nhân duyên với nhân vật, với sự kiện và những bài hát đã kéo Jason Gibbs gần với âm nhạc Việt, văn hoá Việt hơn.
Gần hơn trong dòng tân nhạc Việt là rock, mà người Việt gọi là nhạc giật gân khi nó mới du nhập vào Việt Nam cũng được Gibbs tìm hiểu rất công phu từ thời mới xuất hiện ở Sài Gòn qua một số đĩa thâm nhập từ Mỹ, qua dòng Việt Kiều từ Tân Đảo về nước, và có thể cả từ những người lính phục vụ ở Hải Phòng,... Tiến Đạt-một rocker khá nổi tiếng của ban nhạc Gạt Tàn Đầy, đã tỏ ý khâm phục việc nghiên cứu tỉ mỉ, chuyên nghiệp của Gibbs: “Tôi đã hai lần đọc bài viết về Rock Hà Nội của ông Gibbs, nhưng chưa lần nào trọn vẹn, vì quá nhiều thông tin khiến tôi phải lần tìm trở lại. Viết lời bài hát rock bằng tiếng Việt là rất khó đối với người sáng tác rock chúng tôi, nó cũng được Gibb tìm cách giải thích tỉ mỉ...”.
Khám phá sự gặp gỡ Đông-Tây trong nhạc Việt và đồng thời cũng tìm thấy điểm sâu lắng bản địa, những nét Việt Nam trong dòng nhạc ấy là một quá trình tìm tòi công phu, tỉ mỉ song đem lại cho Jason nhiều điều thú vị. Là một người được học và nghiên cứu sâu về nhạc bác học, nhạc cổ điển, đã tìm hiểu nhạc cổ điển ở nhiều nước châu Âu nhưng lại có hứng thú và quyết tâm nghiên cứu tìm hiểu về dòng nhạc phổ thông- đại chúng ở Việt Nam, Jason cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Khi viết bài về nhạc Bolero, Gibbs đã phải tìm đến một người bạn Việt Kiều Úc, chuyên gia nghiên cứu đàn tranh Việt Nam để trau dồi kiến thức về nhạc cổ truyền Việt, “Tôi luôn phải tìm kiếm những nhà chuyên môn để bổ sung kiến thức cho mình- Gibbs nói- Nhưng trong bài rock-thì việc phân tích rất dễ dàng đối với tôi. Tôi có thể viết lại những nốt nhạc rock mà nhạc sĩ sáng tác của Gạt Tàn Đầy không biết”.
Từ Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long
Tháng 4 năm 2008, NXB Tri Thức đã làm xôn xao dư luận trong giới âm nhạc, yêu thích âm nhạc Việt Nam với cuốn sách: Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long-Câu chuyện âm nhạc Việt Nam. Đây là một tập hợp những bài dịch của Trương Công Quý từ nguyên ngữ tiếng Anh những bài viết nghiên cứu, tìm hiểu của tác giả Jason Gibbs về nhạc Việt thế kỷ 20, như: Bài Tây, lời Ta: Khúc dạo đầu và chuyển thể của ca khúc phổ thông Tây phương của Việt Nam trước 1940;Nhạc tiền chiến: Khởi đầu của ca khúc phổ thông Việt Nam;Cải cách và truyền thống trong ca khúc phổ thông Việt Nam thời kỳ đầu; Kịch nói, La Scène Tonkinoise (Hội kịch Bắc kỳ), và những bài hát tân nhạc Việt Nam đầu tiên; Tình yêu và khát vọng nơi ranh giới: Những ca khúc ở hai bờ vĩ tuyến 17 ; Nhạc vàng “hoá vàng” ; Điệu Rumba trên dòng Cửu Long: Bolero - một dạng ca khúc phổ thông Việt Nam ;Trần Tiến: Người hát rong của thời Đổi Mới; Hà Nội “rock” như thế nào? Lối vào Rock’n’Roll ở Việt Nam;....
Tiến sĩ âm nhạc cổ điển, chuyên về nhạc thính phỏng, giao hưởng và cổ điển đến từ bang San Francisco (Hoa Kỳ), Jason Gibbs lại có một ý thích và niềm đam mê là nghiên cứu và nghe tân nhạc Việt Nam. Anh có nhiều đêm dài nằm nghe những vở ca cải lương mùi mẫn, những bài hát tiền chiến, ca vọng cổ, rồi nhạc vàng, tân cổ giao duyên,... Bắt đầu là từ sự tò mò, tìm hiểu thông qua tư liệu ở thư viện, ở cộng đồng người Việt sống ở bang San Francisco, và rồi đến năm 1993, anh có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên để tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng, với cái nôi của nền âm nhạc ông đang tìm hiểu. Đến nay, anh đã có đến 10 lần tới Việt Nam để thu thập tư liệu, khảo sát cho những nghiên cứu về nhạc Việt, đặc biệt là dòng nhạc quần chúng, nhạc bình dân. Cuối tháng sáu vừa qua, một lần nữa những hình ảnh, giai điệu, bài hát hay những trào lưu tân nhạc Việt đã sống lại cùng với những hình ảnh lịch sử đã trôi qua trong buổi gặp gỡ trò chuyện với Jason Gibb, dịch giả Nguyễn Trương Quý, ca sĩ nhạc rock Tiến Đạt, Phương Loan (NXB Trí Thức): Những bài tây lời ta đầu tiên như Quand Madelon của Camille Robert do những người hát xẩm ở Sài Gòn thể hiện, đến những bài tân nhạc đầu tiên của Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, hay một số bài hát Việt đầu tiên xuất hiện trong những vở kịch người Việt đóng kịch Tây đầu tiên,...được Gibbs đưa ra giới thiệu.
Điều thú vị trong những sưu tầm của Gibbs làm ngạc nhiên độc giả là những hình ảnh trên báo chí hay một bản tranh Đông Hồ khắc vẽ những người Việt nhảy Đầm từ những năm 30 của thế kỷ 20, đến những bản Bolero Việt Nam rất lạ. Bolero vốn là một điệu rumba, nhưng vào Việt Nam, dưới những giọng ca mùi mẫn của nghệ sĩ Việt Nam những giai điệu của vọng cổ, oán- nằm ngoài những thanh âm của nhạc Tây được đưa vào, luyến láy đầy xúc cảm thậm chí Gibbs còn phát hiện một chút rock trong giọng hát của Chế Linh khi hát “Đôi ngả chia ly”... Không hề dấu giếm, Gibbs thổ lộ rằng anh rất ham mê tân cổ giao duyên với giọng ca Minh Vượng- Lệ Thuỷ. Với một vẻ mặt đầy háo hức, Gibbs giới thiệu những bản nhạc sưu tầm cùng những nhận xét của anh. Nhưng điều thú vị nhất trong việc nghiên cứu, sưu tầm của mình là anh đã được gặp rất nhiều nhạc sĩ, nhiều nhân vật có sự trải nghiệm, có vốn sống trong những hoàn cảnh ra đời của những bài hát ấy. Khi đi gặp nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời của những bài hát tiền chiến thì lại được ông Tơ dắt đi gặp ông Phạm Văn Các, một nghệ sĩ chuyên thổi kèn trong những quán bar xưa,...cứ thế nhân duyên với nhân vật, với sự kiện và những bài hát đã kéo Jason Gibbs gần với âm nhạc Việt, văn hoá Việt hơn.
Gần hơn trong dòng tân nhạc Việt là rock, mà người Việt gọi là nhạc giật gân khi nó mới du nhập vào Việt Nam cũng được Gibbs tìm hiểu rất công phu từ thời mới xuất hiện ở Sài Gòn qua một số đĩa thâm nhập từ Mỹ, qua dòng Việt Kiều từ Tân Đảo về nước, và có thể cả từ những người lính phục vụ ở Hải Phòng,... Tiến Đạt-một rocker khá nổi tiếng của ban nhạc Gạt Tàn Đầy, đã tỏ ý khâm phục việc nghiên cứu tỉ mỉ, chuyên nghiệp của Gibbs: “Tôi đã hai lần đọc bài viết về Rock Hà Nội của ông Gibbs, nhưng chưa lần nào trọn vẹn, vì quá nhiều thông tin khiến tôi phải lần tìm trở lại. Viết lời bài hát rock bằng tiếng Việt là rất khó đối với người sáng tác rock chúng tôi, nó cũng được Gibb tìm cách giải thích tỉ mỉ...”.
Khám phá sự gặp gỡ Đông-Tây trong nhạc Việt và đồng thời cũng tìm thấy điểm sâu lắng bản địa, những nét Việt Nam trong dòng nhạc ấy là một quá trình tìm tòi công phu, tỉ mỉ song đem lại cho Jason nhiều điều thú vị. Là một người được học và nghiên cứu sâu về nhạc bác học, nhạc cổ điển, đã tìm hiểu nhạc cổ điển ở nhiều nước châu Âu nhưng lại có hứng thú và quyết tâm nghiên cứu tìm hiểu về dòng nhạc phổ thông- đại chúng ở Việt Nam, Jason cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Khi viết bài về nhạc Bolero, Gibbs đã phải tìm đến một người bạn Việt Kiều Úc, chuyên gia nghiên cứu đàn tranh Việt Nam để trau dồi kiến thức về nhạc cổ truyền Việt, “Tôi luôn phải tìm kiếm những nhà chuyên môn để bổ sung kiến thức cho mình- Gibbs nói- Nhưng trong bài rock-thì việc phân tích rất dễ dàng đối với tôi. Tôi có thể viết lại những nốt nhạc rock mà nhạc sĩ sáng tác của Gạt Tàn Đầy không biết”.
Thứ Hai, 13 tháng 7, 2009
Nhìn lại hiện tượng văn chương-tiểu thuyết lãng mạn những năm '80
(tiếp theo)
Trần Nga: Theo ông, nếu xu hướng tiểu thuyết lãng mạn tình cảm của những năm 1986-1996 ấy được giới phê bình cởi mở hơn, và định kiến văn chương cũng không khắc nghiệt với nó thì nó có thể trở thành một dòng văn chương đời thường phục vụ người đọc bình dân, hay thị hiếu tiểu thuyết lãng mạn, nhẹ nhàng hay chăng?
NPBVH. Phạm Xuân Nguyên: Quả là trong văn học, loại truyện tình cảm này thường bị coi là “sến”. Có thể từ “sến” là bắt nguồn từ cách đọc chệch, đọc nhại chữ “sentimentalism” (chủ nghĩa tình cảm) trong tiếng Tây để chỉ những tác phẩm thiên về cảm xúc nhẹ nhàng, thoáng qua, sướt mướt. Trong một từ điển văn học của nhà Penguin từ này được cho là để mô tả loại cảm xúc giả tạo và hời hợt (false and superficial emotion). Thành phần đọc loại tiểu thuyết này cũng thường là bình dân. Không chỉ ở ta đâu, mà ở Tây, tiểu thuyết tình cảm cũng ít được đánh giá cao. Cho nên xu hướng này khó thành một “trào lưu” được, nhất là ở ta. Nhưng nó vẫn chuyển động bình thường, nghĩa là vẫn có sách ra, vẫn có người đọc. Nếu nó có chững lại thì chắc là do nhu cầu biến đổi thôi.
NPBVH. Nguyễn Hoà: Nó khó có thể phát triển thành một xu hướng của văn học, nếu chỉ là sản phẩm văn chương đáp ứng nhu cầu tức thời của một số độc giả trong một thời điểm. Đó thường là câu chuyện của con người chứ chưa phải là vấn đề của con người, nên sức sống khó bền. Tôi thấy hầu như các tác phẩm này chưa chứa đựng đầy đủ những yếu tố cần thiết để trở thành một tác phẩm văn học với nội dung tư tưởng - nghệ thuật riêng. Song khảo sát về mặt xã hội học văn học, nó vẫn có độc giả của nó. Như hôm nay có người ghét văn học mạng, ghét internet,... nhưng không thể phủ nhận xu hướng văn học mạng; có người không thích truyện kinh dị nhưng Di Li vẫn viết, hay như Cấn Văn Khánh với các tác phẩm của chị ấy chẳng hạn, vẫn có độc giả và người hâm mộ đấy chứ. Chúng ta đang sống ở một thời kỳ mà sự phân tầng, sự “chia nhỏ” của thị hiếu văn học nói riêng, của thị hiếu nghệ thuật nói chung, là một sự thật. Sự đa dạng cuộc sống dẫn tới tính đa dạng của sở thích. Ai đó cho mình là “người đọc cao cấp” hay lấy các tiêu chí ít nhiều khắt khe để đánh giá các tác phẩm như bạn đề cập thì rất khó. Người làm phê bình cần tôn trọng sự tồn tại của tác phẩm, cần nhìn tác phẩm trong tính độc lập. Nhưng cần phải tỉnh táo, đừng tán dương quá mức, đừng biến tác phẩm thành áng văn chương mẫu mực, gán cho những phẩm chất mà nó không có; và cũng đừng nên phủ nhận hoặc phê phán nghiệt ngã...
Trần Nga: Trở lại hiện tại hôm nay- Thời buổi kinh tế thị trường, tất cả các thị hiếu được quan tâm như nhau; Thời của suy giảm kinh tế; của thiên tai dịch bệnh, người đọc thế giới nói chung và Việt Nam (chủ yếu là các tác phẩm dịch) nói riêng lại trở lại với dòng tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, tâm lý nhẹ nhàng, hay trinh thám... Dường như mỗi khi có biến động tâm lý xã hội, văn chương phái sinh hay những cuốn tiểu thuyết lãng mạn, tâm lý, tình cảm,... lại chiếm ưu thế độc giả hơn những dòng văn học khác. Anh có nhận xét gì về hiện tượng này?
NPBVH.Nguyễn Hoà: Như tôi đã trình bày, dù thế nào thì vẫn cần trân trọng những tác phẩm văn chương lãng mạn, tình cảm nhẹ nhàng. Còn căn nguyên sâu xa làm cho các tác phẩm “trỗi dậy” ấy, theo tôi có lẽ chủ yếu liên quan tới tình trạng khủng hoảng tinh thần, cần được giải toả, mà có khi là tìm đến sự bình dị, tìm về cái đơn giản hàng ngày. Dù giá trị tư tưởng - nghệ thuật chưa cao lắm thì các tác phẩm này vẫn đáp ứng được thị hiếu, giúp vào sự giải toả của một số công chúng. Hôm nay, nhận thức của con người và xã hội đã ở trình độ khác, họ càng sáng suốt hơn. Chất lượng của tác phẩm là sức sống của nó trong người đọc, nhà văn đừng ảo tưởng về sản phẩm của mình, nhà phê bình cũng đừng coi mình có quyền phê phán hay phủ nhận. Như cái nghịch lý mà chúng ta đã thấy, có tờ báo bị coi là “lá cải” nhưng số lượng phát hành lại lớn hơn nhiều so với một số tờ báo được coi là “không lá cải”; tôi tin là nhiều người chê “lá cải”, nhưng thi thoảng vẫn ghé mắt xem... “lá cải” ra sao!
NPBVH. Văn Giá: Ngày hôm nay nó được lí giải khác thời ‘1986-19’95 của thế kỷ trước. Dòng văn học đáp ứng thị hiếu đã cao hơn vì chính công chúng của thị hiếu ấy đã thay đổi. Và văn học hôm nay cũng có sứ mệnh thoả mãn tất cả các thị hiếu. Trong khi đó, thị hiếu bây giờ phân hoá cũng rất cao nó có nhóm bạn đọc này, nhóm bạn đọc khác, tác giả này thoả mãn nhóm bạn đọc khác nó không có tính tập trung như trước nữa. Tập trung cũng có cái hay nhưng mà cơ bản là dở. Phân hoá thị hiếu có cái hay là nó làm cho văn học nó nảy nở, đa dạng. Và lí do thứ hai, đời sống hôm nay quá mệt mỏi với áp lực phát triển, đời sống đô thị, số phận con người trở nên mong manh, trong tâm thế hoang mang bất trắc nhiều thách thức.Nên văn học nghiêm trang, đi vào chiều sâu tư tưởng làm người ta ngại đọc. Dòng văn chương tình cảm, kinh dị, trinh thám lại trở lại nhưng tầm chất lượng đã cao hơn. Nhiều nhà văn Việt Nam trẻ hiện nay cũng có những ý thức viết khác, như Cấn Văn Khánh khẳng định văn học được quyền có chức năng giải trí và văn học được quyền theo thị trường, và đã có những cuốn sách thành công với những công chúng riêng của mình.
Trần Nga: Xin ông chia sẻ những suy nghĩ của ông về hiện tượng tiểu thuyết lãng mạn, tình cảm tâm lý, trinh thám dịch đang tràn ngập trên thị trường sách cũng như diễn đàn, tọa đàm hiện nay ở nước ta?
NPB. Phạm Xuân Nguyên: Nếu các loại truyện tình cảm trong nước có chững lại thì một lý do là vì có các sách dịch loại này đang “tràn ngập” thị trường nước ta như chị nói. Sách dịch, bất kể thuộc loại nào, nhất là những sách được chọn lựa kỹ và được dịch nghiêm túc, luôn là một thách thức cho văn học nội địa. Người đọc là người tiêu dùng văn học, họ mua sách và đọc sách theo quy luật tinh thần và thị trường. Truyện tình cảm của nước ngoài cũng nhẹ nhàng nhưng cuốn hút hơn thì họ tìm đọc thôi. Vấn đề ở đây là cũng chung cho toàn bộ nền văn học nước ta, mở cửa đón nhận từ ngoài vào thì phải làm sao làm ra sản phẩm của mình ngang bằng và vượt bên ngoài.
Trần Nga: Theo ông, nếu xu hướng tiểu thuyết lãng mạn tình cảm của những năm 1986-1996 ấy được giới phê bình cởi mở hơn, và định kiến văn chương cũng không khắc nghiệt với nó thì nó có thể trở thành một dòng văn chương đời thường phục vụ người đọc bình dân, hay thị hiếu tiểu thuyết lãng mạn, nhẹ nhàng hay chăng?
NPBVH. Phạm Xuân Nguyên: Quả là trong văn học, loại truyện tình cảm này thường bị coi là “sến”. Có thể từ “sến” là bắt nguồn từ cách đọc chệch, đọc nhại chữ “sentimentalism” (chủ nghĩa tình cảm) trong tiếng Tây để chỉ những tác phẩm thiên về cảm xúc nhẹ nhàng, thoáng qua, sướt mướt. Trong một từ điển văn học của nhà Penguin từ này được cho là để mô tả loại cảm xúc giả tạo và hời hợt (false and superficial emotion). Thành phần đọc loại tiểu thuyết này cũng thường là bình dân. Không chỉ ở ta đâu, mà ở Tây, tiểu thuyết tình cảm cũng ít được đánh giá cao. Cho nên xu hướng này khó thành một “trào lưu” được, nhất là ở ta. Nhưng nó vẫn chuyển động bình thường, nghĩa là vẫn có sách ra, vẫn có người đọc. Nếu nó có chững lại thì chắc là do nhu cầu biến đổi thôi.
NPBVH. Nguyễn Hoà: Nó khó có thể phát triển thành một xu hướng của văn học, nếu chỉ là sản phẩm văn chương đáp ứng nhu cầu tức thời của một số độc giả trong một thời điểm. Đó thường là câu chuyện của con người chứ chưa phải là vấn đề của con người, nên sức sống khó bền. Tôi thấy hầu như các tác phẩm này chưa chứa đựng đầy đủ những yếu tố cần thiết để trở thành một tác phẩm văn học với nội dung tư tưởng - nghệ thuật riêng. Song khảo sát về mặt xã hội học văn học, nó vẫn có độc giả của nó. Như hôm nay có người ghét văn học mạng, ghét internet,... nhưng không thể phủ nhận xu hướng văn học mạng; có người không thích truyện kinh dị nhưng Di Li vẫn viết, hay như Cấn Văn Khánh với các tác phẩm của chị ấy chẳng hạn, vẫn có độc giả và người hâm mộ đấy chứ. Chúng ta đang sống ở một thời kỳ mà sự phân tầng, sự “chia nhỏ” của thị hiếu văn học nói riêng, của thị hiếu nghệ thuật nói chung, là một sự thật. Sự đa dạng cuộc sống dẫn tới tính đa dạng của sở thích. Ai đó cho mình là “người đọc cao cấp” hay lấy các tiêu chí ít nhiều khắt khe để đánh giá các tác phẩm như bạn đề cập thì rất khó. Người làm phê bình cần tôn trọng sự tồn tại của tác phẩm, cần nhìn tác phẩm trong tính độc lập. Nhưng cần phải tỉnh táo, đừng tán dương quá mức, đừng biến tác phẩm thành áng văn chương mẫu mực, gán cho những phẩm chất mà nó không có; và cũng đừng nên phủ nhận hoặc phê phán nghiệt ngã...
Trần Nga: Trở lại hiện tại hôm nay- Thời buổi kinh tế thị trường, tất cả các thị hiếu được quan tâm như nhau; Thời của suy giảm kinh tế; của thiên tai dịch bệnh, người đọc thế giới nói chung và Việt Nam (chủ yếu là các tác phẩm dịch) nói riêng lại trở lại với dòng tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, tâm lý nhẹ nhàng, hay trinh thám... Dường như mỗi khi có biến động tâm lý xã hội, văn chương phái sinh hay những cuốn tiểu thuyết lãng mạn, tâm lý, tình cảm,... lại chiếm ưu thế độc giả hơn những dòng văn học khác. Anh có nhận xét gì về hiện tượng này?
NPBVH.Nguyễn Hoà: Như tôi đã trình bày, dù thế nào thì vẫn cần trân trọng những tác phẩm văn chương lãng mạn, tình cảm nhẹ nhàng. Còn căn nguyên sâu xa làm cho các tác phẩm “trỗi dậy” ấy, theo tôi có lẽ chủ yếu liên quan tới tình trạng khủng hoảng tinh thần, cần được giải toả, mà có khi là tìm đến sự bình dị, tìm về cái đơn giản hàng ngày. Dù giá trị tư tưởng - nghệ thuật chưa cao lắm thì các tác phẩm này vẫn đáp ứng được thị hiếu, giúp vào sự giải toả của một số công chúng. Hôm nay, nhận thức của con người và xã hội đã ở trình độ khác, họ càng sáng suốt hơn. Chất lượng của tác phẩm là sức sống của nó trong người đọc, nhà văn đừng ảo tưởng về sản phẩm của mình, nhà phê bình cũng đừng coi mình có quyền phê phán hay phủ nhận. Như cái nghịch lý mà chúng ta đã thấy, có tờ báo bị coi là “lá cải” nhưng số lượng phát hành lại lớn hơn nhiều so với một số tờ báo được coi là “không lá cải”; tôi tin là nhiều người chê “lá cải”, nhưng thi thoảng vẫn ghé mắt xem... “lá cải” ra sao!
NPBVH. Văn Giá: Ngày hôm nay nó được lí giải khác thời ‘1986-19’95 của thế kỷ trước. Dòng văn học đáp ứng thị hiếu đã cao hơn vì chính công chúng của thị hiếu ấy đã thay đổi. Và văn học hôm nay cũng có sứ mệnh thoả mãn tất cả các thị hiếu. Trong khi đó, thị hiếu bây giờ phân hoá cũng rất cao nó có nhóm bạn đọc này, nhóm bạn đọc khác, tác giả này thoả mãn nhóm bạn đọc khác nó không có tính tập trung như trước nữa. Tập trung cũng có cái hay nhưng mà cơ bản là dở. Phân hoá thị hiếu có cái hay là nó làm cho văn học nó nảy nở, đa dạng. Và lí do thứ hai, đời sống hôm nay quá mệt mỏi với áp lực phát triển, đời sống đô thị, số phận con người trở nên mong manh, trong tâm thế hoang mang bất trắc nhiều thách thức.Nên văn học nghiêm trang, đi vào chiều sâu tư tưởng làm người ta ngại đọc. Dòng văn chương tình cảm, kinh dị, trinh thám lại trở lại nhưng tầm chất lượng đã cao hơn. Nhiều nhà văn Việt Nam trẻ hiện nay cũng có những ý thức viết khác, như Cấn Văn Khánh khẳng định văn học được quyền có chức năng giải trí và văn học được quyền theo thị trường, và đã có những cuốn sách thành công với những công chúng riêng của mình.
Trần Nga: Xin ông chia sẻ những suy nghĩ của ông về hiện tượng tiểu thuyết lãng mạn, tình cảm tâm lý, trinh thám dịch đang tràn ngập trên thị trường sách cũng như diễn đàn, tọa đàm hiện nay ở nước ta?
NPB. Phạm Xuân Nguyên: Nếu các loại truyện tình cảm trong nước có chững lại thì một lý do là vì có các sách dịch loại này đang “tràn ngập” thị trường nước ta như chị nói. Sách dịch, bất kể thuộc loại nào, nhất là những sách được chọn lựa kỹ và được dịch nghiêm túc, luôn là một thách thức cho văn học nội địa. Người đọc là người tiêu dùng văn học, họ mua sách và đọc sách theo quy luật tinh thần và thị trường. Truyện tình cảm của nước ngoài cũng nhẹ nhàng nhưng cuốn hút hơn thì họ tìm đọc thôi. Vấn đề ở đây là cũng chung cho toàn bộ nền văn học nước ta, mở cửa đón nhận từ ngoài vào thì phải làm sao làm ra sản phẩm của mình ngang bằng và vượt bên ngoài.
Nhìn lại hiện tượng văn chương-tiểu thuyết lãng mạn những năm '80
Đứng trước những ưu tư và những định kiến của một lớp nhà văn trung tuổi với văn học mạng hôm nay, đồng thời nhìn vào thị phần sách tiểu thuyết lãng mạn tình cảm dịch đang tràn ngập thị trường sách văn chương hôm nay, bỗng nhớ về những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn, Lê Văn Trương và gần hơn là hiện tượng tiểu thuyết tâm lý, lãng mạn từng xuất hiện và có được đông đảo bạn đọc bình dân, thị tứ, thị trấn, và cả những cô cậu học trò mới lớn,... ưa chuộng một cách nồng nhiệt, vào khoảng những năm 1987-1994. Đến nỗi các hiệu sách, nhà phát hành thời đó thường cố gắng chế bản dàn trang thành nhiều tập để thu được nhiều tiền thuê, mua hơn, mà người đọc vẫn chấp nhận. Song hiện tượng này không được giới phê bình văn chương lúc đó quan tâm, nó còn chịu áp lực định kiến văn chương, xã hội mạnh mẽ với giọng điệu mỉa mai “văn chương phin nõn Đồng Xuân”. Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa PV.VNT với nhà phê bình văn họcnhà phê bình văn học (NPBVH) VănXuân Giá (Trường Đại Học Văn Hoá), NPBVH Nguyễn Hoà (Báo Nhân dân), NPBVH Phạm Xuân Nguyên (Viện Văn Học) ,để cùng nhìn lại một hiện tượng văn chương từng có sức sống mạnh mẽ trong cộng đồng bạn đọc bình dân. Và chúng ta cùng suy ngẫm về sự thiếu vắng hay sự cần thiết hay không những cuốn tiểu thuyết đại chúng, đời thường, với những chia sẻ tình cảm,ước mơ chuyển tải những đạo lý, tình người bình dị của cuộc sống.
Trần Nga: Thưa ông, ông có thể chia sẻ quan sát của mình về hiện tượng tiểu thuyết lãng mạn, tâm lý, được coi là sến- cách đây gần hai mươi năm, xuất hiện rôm rả trong các tiệm cho thuê sách truyện thời đó mà hầu như vắng bóng trong văn đàn phê bình, giới thiệu?
NPBVH. Phạm Xuân Nguyên: Một hiện tượng xuất hiện tất là vì có nhu cầu cho nó xuất hiện. Những tiểu thuyết lãng mạn tình cảm hồi 1988 – 1994/5 nếu có ra rầm rộ như chị nói thì tôi nghĩ là vì hồi đó nó đã được phépcó cơ hội ra được. Loại sách này trước 1945 có nhiều, ở Sài Gòn trước 1975 cũng có nhiều, nhưng ở miền Bắc thời chiến tranh thì ít có. Thời đổi mới, nhu cầu con người ta được mở rộng và phân tán, đa dạng và đa tạp, một bộ phận người đọc thích có những tác phẩm chỉ nói chuyện tình cảm yêu đương thôi, chỉ những chuyện tình lãng mạn, mộng mơ thôi, họ muốn đọc kiểu truyện đó cho nhẹ nhẹ nhàng đầu óc, cho vui đời lên thêm. Và bản thân các nhà văn, những người viết truyện, cũng ý thức được là đã đến lúc có thể viết những truyện như thế. Còn một lý do nữa, văn học những năm ấy là thời chuyển đoạn, viết như cũ thì không thể viết được nữa, viết mới thì đang tìm kiếm, vậy thì viết khác loại khác giọng cũng là một cách tìm đường phát triển.
NPBVH Văn Giá: Ngay sau đổi mới (năm 1986) một hai năm, trong đời sống văn chương lúc đó đã xuất hiện ồ ạt một loạt các loại chuyện tình cảm tâm lý, tình yêu, tay ba tay tư, vụ án trinh thám, vụ án, chưởng, kinh dị,... khá tưng bừng. Có tác giả viết chính thống ngay ngắn chuyên nghiệp nhưng thấy một xu hướng như thế thì họ xoay sang viết kiếm tiền. Sự xuất hiện ào ạt như vậy xuất hiện có lí do của nó. Trước đây chúng ta văn học một chiều, nghiêm trang quá, những sách về tình yêu lứa đôi, tình cảm riêng tư tay ba tay tư, chuyện ma kinh dị, trinh thám... là cấm kỵ, không ai nhắc đến. Văn chương nghiêm ngắn một chiều kéo dài nên tẻ nhạt. Nên sau đó khi được mở cửa, lập tức nó ào ạt xuất hiện như một sự lấp chỗ trống. Lúc mới xuất hiện nó bung phá và hỗn loạn. Lúc đầu người ta đọc nó ghê ghớm lắm như một sự khai phá mới. Các nhà văn cũng thoả mãn thị hiếu này đổ xô viết. Tất nhiên tính thẩm mỹ không cao. Lúc đó cũng có người nói với giọng ác ý đó là dòng văn chương “phin nõn Đồng Xuân”. Song lúc đó nó thoả mãn thị hiếu độc giả. Nhưng theo tôi quan sát thì bắt đầu từ năm 1995 trở lại đây, không ai bảo ai, nó tự chuội đi. Có viết cũng không ai đọc, bão hoà và người đọc đã chán rồi. Hoá ra là văn học không chỉ thoả mãn thị hiếu người đọc mà nó phải nói lên một điều gì đó sâu xa của cuộc sống. Hoá ra một nền văn học thực sự phải là nền văn học phải có chiều sâu, phải có sự dằn vặt đối với cuộc sống, có ý nghĩ của đời sống.
Trần Nga: Ông có nhận xét gì về hiện tượng Lê Văn Trương, một nhà văn cũng từng được coi là nhà văn mơ mộng, lãng mạn nửa đầu thế kỷ 20. Với khoảng 200 tác phẩm “vào thời kỳ ấy tuy hấp dẫn được độc giả thị thành, nhưng không mấy tác phẩm đứng lại được với thời gian?
NPBVH Xuân Giá: Lê Văn Trương hiện nay cũng là một người thiệt thòi. Nhiều người chưa sẵn sàng để nghiên cứu, ông làm được một điều mà các nhà văn khác không quan tâm. Ông muốn cho thanh niên Việt có chí khí, mạnh mẽ anh hùng, đầy tinh thần dân tộc, đầy khát vọng. Trong đời sống văn chương thời nào cũng vậy, điều hoà giữa tinh hoa và đại chúng rất khó giải quyết. Khi thì tinh hoa nổi trội nhưng cũng có thời đại chúng mạnh. Nhưng nói chung không nên phủ nhận nhau. Không nên định kiến nhau. Nhưng chắc chắn rằng nhìn vào một nền văn học của một dân tộc người ta chỉ tính đến cái tinh hoa, đấy là cái căn cước của văn hoá dân tộc. Cái đại chúng không nói được gì hết. Nhưng không nên phủ nhận cái đại chúng, nó có vị trí và quan trọng của nó với thị hiếu và biết đâu trong những tác phẩm ấy có thể nổi trội một điều gì đó nổi bật. Ở VN ta vẫn có một cái nhìn định kiến, kể cả người đọc cũng thế. Song trong xã hội phát triển hiện nay, giải trí cũng có những mặt bằng khác nhau. Chỉ mong những người viết tránh đáp ứng nhu cầu thị hiếu tầm thường.
Trần Nga: Thưa ông, ông có thể chia sẻ quan sát của mình về hiện tượng tiểu thuyết lãng mạn, tâm lý, được coi là sến- cách đây gần hai mươi năm, xuất hiện rôm rả trong các tiệm cho thuê sách truyện thời đó mà hầu như vắng bóng trong văn đàn phê bình, giới thiệu?
NPBVH. Phạm Xuân Nguyên: Một hiện tượng xuất hiện tất là vì có nhu cầu cho nó xuất hiện. Những tiểu thuyết lãng mạn tình cảm hồi 1988 – 1994/5 nếu có ra rầm rộ như chị nói thì tôi nghĩ là vì hồi đó nó đã được phépcó cơ hội ra được. Loại sách này trước 1945 có nhiều, ở Sài Gòn trước 1975 cũng có nhiều, nhưng ở miền Bắc thời chiến tranh thì ít có. Thời đổi mới, nhu cầu con người ta được mở rộng và phân tán, đa dạng và đa tạp, một bộ phận người đọc thích có những tác phẩm chỉ nói chuyện tình cảm yêu đương thôi, chỉ những chuyện tình lãng mạn, mộng mơ thôi, họ muốn đọc kiểu truyện đó cho nhẹ nhẹ nhàng đầu óc, cho vui đời lên thêm. Và bản thân các nhà văn, những người viết truyện, cũng ý thức được là đã đến lúc có thể viết những truyện như thế. Còn một lý do nữa, văn học những năm ấy là thời chuyển đoạn, viết như cũ thì không thể viết được nữa, viết mới thì đang tìm kiếm, vậy thì viết khác loại khác giọng cũng là một cách tìm đường phát triển.
NPBVH Văn Giá: Ngay sau đổi mới (năm 1986) một hai năm, trong đời sống văn chương lúc đó đã xuất hiện ồ ạt một loạt các loại chuyện tình cảm tâm lý, tình yêu, tay ba tay tư, vụ án trinh thám, vụ án, chưởng, kinh dị,... khá tưng bừng. Có tác giả viết chính thống ngay ngắn chuyên nghiệp nhưng thấy một xu hướng như thế thì họ xoay sang viết kiếm tiền. Sự xuất hiện ào ạt như vậy xuất hiện có lí do của nó. Trước đây chúng ta văn học một chiều, nghiêm trang quá, những sách về tình yêu lứa đôi, tình cảm riêng tư tay ba tay tư, chuyện ma kinh dị, trinh thám... là cấm kỵ, không ai nhắc đến. Văn chương nghiêm ngắn một chiều kéo dài nên tẻ nhạt. Nên sau đó khi được mở cửa, lập tức nó ào ạt xuất hiện như một sự lấp chỗ trống. Lúc mới xuất hiện nó bung phá và hỗn loạn. Lúc đầu người ta đọc nó ghê ghớm lắm như một sự khai phá mới. Các nhà văn cũng thoả mãn thị hiếu này đổ xô viết. Tất nhiên tính thẩm mỹ không cao. Lúc đó cũng có người nói với giọng ác ý đó là dòng văn chương “phin nõn Đồng Xuân”. Song lúc đó nó thoả mãn thị hiếu độc giả. Nhưng theo tôi quan sát thì bắt đầu từ năm 1995 trở lại đây, không ai bảo ai, nó tự chuội đi. Có viết cũng không ai đọc, bão hoà và người đọc đã chán rồi. Hoá ra là văn học không chỉ thoả mãn thị hiếu người đọc mà nó phải nói lên một điều gì đó sâu xa của cuộc sống. Hoá ra một nền văn học thực sự phải là nền văn học phải có chiều sâu, phải có sự dằn vặt đối với cuộc sống, có ý nghĩ của đời sống.
Trần Nga: Ông có nhận xét gì về hiện tượng Lê Văn Trương, một nhà văn cũng từng được coi là nhà văn mơ mộng, lãng mạn nửa đầu thế kỷ 20. Với khoảng 200 tác phẩm “vào thời kỳ ấy tuy hấp dẫn được độc giả thị thành, nhưng không mấy tác phẩm đứng lại được với thời gian?
NPBVH Xuân Giá: Lê Văn Trương hiện nay cũng là một người thiệt thòi. Nhiều người chưa sẵn sàng để nghiên cứu, ông làm được một điều mà các nhà văn khác không quan tâm. Ông muốn cho thanh niên Việt có chí khí, mạnh mẽ anh hùng, đầy tinh thần dân tộc, đầy khát vọng. Trong đời sống văn chương thời nào cũng vậy, điều hoà giữa tinh hoa và đại chúng rất khó giải quyết. Khi thì tinh hoa nổi trội nhưng cũng có thời đại chúng mạnh. Nhưng nói chung không nên phủ nhận nhau. Không nên định kiến nhau. Nhưng chắc chắn rằng nhìn vào một nền văn học của một dân tộc người ta chỉ tính đến cái tinh hoa, đấy là cái căn cước của văn hoá dân tộc. Cái đại chúng không nói được gì hết. Nhưng không nên phủ nhận cái đại chúng, nó có vị trí và quan trọng của nó với thị hiếu và biết đâu trong những tác phẩm ấy có thể nổi trội một điều gì đó nổi bật. Ở VN ta vẫn có một cái nhìn định kiến, kể cả người đọc cũng thế. Song trong xã hội phát triển hiện nay, giải trí cũng có những mặt bằng khác nhau. Chỉ mong những người viết tránh đáp ứng nhu cầu thị hiếu tầm thường.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)