Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009

Thế giới tâm lý con người biến đổi như triết lý Đạo Phật


"Vấn đề giáo dục giới tính tôi nghĩ phải giáo dục tình cảm. Trong giáo dục tình cảm ấy có giới tính. Mô hình giáo dục tình cảm chính là hành động của bố mẹ, ông bà và hình ảnh của xã hội mà đứa trẻ nhìn thấy". Thành thủ nếu hành động, mô hình ấy đang thay đổi mà giáo dục tình cảm cũng không rõ ràng thì nó sẽ cô đọng vào giáo dục giới tính. Tức là con người trở thành bộ phận sex, thì đó là một cái nhìn rất hẹp hòi. Thành thử giáo dục giới tính không phải là giáo dục một phương pháp làm tình. Giáo dục tình cảm là dạy cho biết cảm xúc và kiềm chế cảm xúc của mình. Đừng nói cảm xúc do người trước mặt mình tạo ra. Giáo dục tình cảm, giới tính là giáo dục biết cảm giác của mình và kiềm chế cảm xúc của mình. Đó là con đường đi vào ý thức đạo đức.”- TS. Lương Cần Liêm
Hiện tượng người được cho là gay, omôi, les dường như đang gia tăng và xuất hiện khá phổ biến
Tôi không biết có gia tăng hay không, nhưng theo tôi quan sát thì có những phương tiện cho những vấn đề đó bộc lộ hơn. Còn những người quá sỗ sàng, đúng là có khía cạnh là con người có nhu cầu nói cái đặc tính của họ- cái căn cước của họ. Còn những cái quá trớn thì ở đâu cũng có. Còn những cái quá trớn ấy thành một vấn đề kinh tế, thành một cái mốt. Có khi những chuyện tương đối bình thường nhưng được nâng lên thành một cái mốt để phục vụ cho một mục tiêu kinh tế. Thay vì tôi hỏi anh tên chi, anh làm việc gì thì người bạn sẽ trả lời "Tôi là người đồng tính", "Tôi là người nghiện xì ke",… Đồng tình hay xì ke là căn cước, bản chất của con người ta.
Nhiều người xem họ là những yếu tố không lành mạnh của xã hội?
Tôi nói đó là những yếu tố lành mạnh của xã hội. Một xã hội mà con người có thể nói cái đặc thù, đặc tính của mình thì đó là một xã hội đa dạng. Mà xã hội chấp nhận như thế là một xã hội phong phú. Nhìn bề ngoài thì có vẻ như loạn luân nhưng đó là cách chứng tỏ xã hội đó đa dạng rồi từ từ nó vào khuôn thôi.
Tuy nhiên người lớn rất khó xem đây là điều bình thường?
Vâng, đúng vậy. Có thể xem sự khác biệt là vấn đề bình thường hay không là điều khó trong xã hội. Chấp nhận cái khác biệt không có nghĩa là coi chúng là bất bình thường. Ví dụ một người bố hút thuốc lá, vẫn biết là hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng vẫn hút; nhưng đứa con hút thuốc lá thì lại mắng nó, coi nó là không bình thường. Đó là những mâu thuẫn bình thường trong một xã hội.
Trong 5 quyển sách của ông, tôi thấy đó là những vấn đề giữa tâm lý- tâm thần học với tôn giáo, ông có thể cho độc giả biết đôi điều về mối quan hệ giữa tâm thần học với tôn giáo là gì không?
Phật giáo là một triết học. Phật giáo có một số điều mới mẻ nên ở Tây Phương rất phát triển. Như Nhân quả đó là sự kế thừa văn hóa của nhân loại mà mỗi người nhận phần của mình. Nhân quả là như thế, nó không có nghĩa của chữ Nghiệp trong cái nghĩa mình thường dùng như nghiệp chướng, nghiệp,… Nhân- Quả phải được hiểu là sự kế thừa; thứ hai, Đạo Phật có cái rất tinh vi là nói con người Vô thường. Vô thường không phải là không có cái gì mà là con người vô thường là con người có khả năng thay đổi, biến đổi. Thay đổi trong những việc mới, làm đẹp cho mình. Nhân quả là một cái vô thường càng ngày càng đẹp. Đó là những ý niệm của đạo Phật. Thứ ba, đạo Phật đặt câu hỏi, Đời là khổ hay là sung sướng? thì theo quan điểm tây Phương đời là sự sung sướng nếu mình không biết sung sướng là mình khổ. Trong khi đạo Phật nói, đời là bể khổ, là khó khăn do đó mình phải cố gắng vượt qua khó khăn thì mới đạt đến cái hạnh phúc. Đường đi của Đạo Phật không giống giả thuyết đường đi của Tây phương.
Theo nghiên cứu của ông thì tôn giáo mà ở đây là đạo Phật giúp ích gì cho tâm lý?
Đạo Phật có sự từ bi, cho rằng không ai có một sự thật tối đa. Sự tuyệt đối, tối đa là một khái niệm không có trong đạo Phật vì nó vô thường mà. Lòng từ bi là mình phải lắng nghe người trước mặt mình nói chuyện. Khi mình biết nghe người ta nói thì mình sửa sai thành người tốt hơn.
Như vậy, thế giới tâm lý của con người biến đổi như triết lí của Đạo Phật?
Đúng như vậy, tâm lý con người luôn luôn thay đổi. Nhân – Quả mà, chúng ta luôn truyền cho đời sau những gì tốt hơn.
Trong những thập niên gần đây, xã hội con người phát triển thịnh vượng, và nếu như trước đây những hiện tượng buồn rầu, u uất của con người chỉ được gọi là tâm trạng, trạng thái thì nay nó đã được xếp thành những căn bệnh tâm lý trầm cảm, tự kỷ,…
Thế nào là quan niệm về bệnh, về loạn tâm lý,… thì chỉ là cách tả khác về một vấn đề duy nhất từ khía cạnh của người nhìn. Ý niệm cổ điển, tôi mắc bệnh, tôi chữa hết bệnh, tôi trở thành con người như lúc trước. Trong khi tôi có vấn đề tâm lý, tôi giải quyêt xong vấn đề tâm lý tôi không phải là con người lúc trước nữa. Tôi đã rút một kinh nghiệm sống và sẽ khác đi. Tôi đã thay đổi. Tôi trở thành một con người mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét