Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

CÁI CHẾT CỦA CHỦ TỊCH KIM JONG IL VÀ CÁ TÍNH DÂN TỘC


Tin loan báo về cái chết của chủ tịch Kim Jong Il không làm nhiều người chú ý ngoài những suy nghĩ thoáng qua, có lẽ sẽ có sự bất ổn ở quốc gia này. Vì tin tức về Triều Tiên trong thập kỷ qua chủ yếu nổi lên như một quốc gia có lãnh đạo "bướng bỉnh" theo đuổi những vụ thử hạt nhân đầy được miêu tả như thể chứa đựng nhiều hiểm họa.
Nhưng những ngày sau, báo chí không ngớt đưa tin về sự buồn đau, thương tiếc lãnh tụ Kim của người dân Triều Tiên, phát ngôn viên nghẹn ngào đọc bản tin, người dân Triều Tiên khóc như mưa ngoài quảng trường, cửa biên giới đóng chặt, ngừng mọi hoạt động giao dịch thương mại nơi cửa khẩu, và người dân trong nước thì lũ lượt câm lặng đi viếng vị lãnh tụ vĩ đại, các vị chức trách ngoại giao vội vàng đáp về nước để về chịu tang vị Chủ tịch tối cao của họ.
Vài chục năm trở lại đây,người dân thế giới mới lại chứng kiến sự ra đi của một lãnh tụ trong sự than khóc, thương tiếc của người dân và hình ảnh quốc tang thực sự như vậy. Có lẽ đến gần nửa thế kỷ qua, thế giới chìm trong những cuộc chiến kinh tế, hội nhập và ảnh hưởng, Triều Tiên là một trong số hiếm quốc gia nằm ngoài luồng hội nhập của thế giới phẳng, và bị nhìn nhận như một sự khác biệt, cổ hủ đến khó hiểu.

Sự ra đi của chủ tịch Kim và sự tiếc thương của nhân dân chủ tịch lại mở ra một cách cửa khác để người dân thế giới nhìn vào Triều Tiên và lãnh đạo của họ với một cá tính và đặc trưng riêng. Mỗi quốc gia có một tinh thần Dân tộc vô hình, nó chỉ hiện hữu để có thể nhìn thấy được trong những hoàn cảnh đặc biệt mà thôi. Tinh thần dân tộc làm nên sức mạnh và sự đoàn kết, thống nhất quốc gia,
Tinh thần dân tộc - là bản sắc và là sức mạnh của dân tộc ấy. Bất kể dân tộc ấy có đi bằng máy bay, tàu ngầm, tàu điện hay tàu hỏa, xe buýt, xe máy, cho dù chúng ta đang ở thế kỷ 20 hay 21 đi chăng nữa.
Sự đau thương của người dân chứng tỏ thành công, tầm ảnh hưởng của lãnh tụ Kim với nhân dân Triều Tiên mà hiếm vị lãnh đạo tối cao nào trên thế giới ngày nay có được sự tôn kính và yêu mến từ người dân của mình như vậy.
Hình ảnh đau thương của nhân dân trước cái chết của chủ tịch Kim cũng cho thấy sức mạnh dân tộc Triều Tiên không dễ bị khuất phục. Nó làm e dè bất kể sự xâm phạm hay thách thức nào. Nó làm run rẩy những trái tim yếu đuối, nhạy cảm. Nó đẩy mạnh cảm xúc yêu quý và sự tôn trọng. Thông điệp rút ra là: Triều Tiên vẫn là Triều Tiên và chúng ta mới phải là những kẻ cần thay đổi!!!

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Tấm-Cám _ Thay đổi đoạn kết hay Sự lúng túng của các nhà giáo dục Việt Nam


Tấm _ Cám là một câu chuyện cổ tích độc đáo, li kỳ và hấp dẫn. Sự khác biệt của nó với những câu chuyện cổ tích chính là đoạn kết, sự vùng dậy hay sự độc ác của cái thiện.
Sự thay đổi đoạn kết thực ra là việc viết lại một câu chuyện khác cho phù hợp với quan niệm và mong muốn của nhà biên soạn. Như vậy sẽ dẫn tới nhiều bất cập, thứ nhất không tôn trọng tác giả dân gian - những người sáng tạo ra tác phẩm này trong bối cảnh của văn hóa, tư tưởng và quan niệm về cái thiện, cái ác cũng như vòng luân hồi của cuộc sống của họ. Bất cứ một tác phẩm văn học nào khi phân tích nó không thể bỏ qua tác giả và hoàn cảnh sáng tác, bởi nó là một phần ngữ cảnh của câu chuyện.
Thứ hai, Tấm Cám thuộc thể loại văn học dân gian, khi thay đổi đoạn kết, tức là xác nhận việc thay đối, chỉnh sửa tác phẩm này, vậy chúng ta sẽ phải xếp nó vào thể loại văn học dân gian- đương đại chăng?
Phải chăng sự thay đổi đoạn kết này cho thấy sự khó xử của các nhà giáo dục- biên soạn sách giáo khoa khi đưa ra những quan điểm giáo dục và dạy học cho học sinh về hình tượng cô Tấm? Phải chăng các nhà giáo dục muốn giữ hình ảnh thiện lương của cô Tấm và cổ vũ lí thuyết kinh viện về cái Thiện của nhà sư phạm: nhất định luôn luôn tốt, tốt đến chết, "kiểu gì vẫn giữ là tốt", không nhúng "chàm", giữ thiện là khi "người ta tát má bên phải thì chìa nốt má bên trái"? và như thế cái Thiện sẽ luôn luôn thắng, luôn luôn được công nhận?
Chúng ta đều hiểu rằng sự độc đáo của Tấm- Cám chính là sự phản ánh một cách trung thực đời sống và tâm lí của nhân sinh của con người vượt ra khỏi tính ước lệ của những ước mơ dân gian về hình ảnh cái Thiện "con giun xéo mãi cũng quằn" hay sự tâm lí "trả thù", "trả miếng" có sẵn trong suy nghĩ của tất cả chúng ta.
Tại sao phải thay đổi phần kết của một câu chuyện dân gian thuộc thể loại cổ tích? khi điều quan trọng hơn là hướng cho học sinh cách cảm thụ và suy nghĩ về tác phẩm và nhân vật thay vì "ủng hộ" theo quan điểm và hình ảnh sắp đặt của nhà giáo dục? thay vì việc kết luận Cô Tấm là hình ảnh đại diện của cái Thiện và mẹ con Cám là đại diện của cái Ác, hãy để học sinh tự kết luận và bình luận về hành động trả thù của Tấm. Hay học sinh có thể đặt mình vào hoàn cảnh của Tấm, thì sẽ hành động ra sao? Tương tự đặt vào hoàn cảnh của Cám thì sẽ "đối xử" với Tấm như thế nào?
Sự áp đặt những quan niệm để xây dựng, đóng khung hình tượng và nhân vật văn học trong giảng dạy của các nhà giáo dục không những bóp nghẹt sức lan tỏa, truyền cảm hứng của tác phẩm mà còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tư duy thụ động của học sinh

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

GEORGES CONDOMINAS - NHÀ DÂN TỘC HỌC VĂN HÓA HỌC UYÊN BÁC


Georges Condominas, một trong những nhà dân tộc học chói sáng nhất nửa sau thế kỷ 20,là người đại diện cho một thế hệ, một trường phái “điền dã” kinh điển trong nghiên cứu khoa học xã hội. Không nhận mình là nhà Việt Nam học song Georges Condominas được giáo sư Trần Quốc Vượng đánh giá là “nằm trong số học giả phương Tây sớm thấy rõ và đi sâu tìm hiểu bản sắc văn hoá của Việt Nam và Đông Nam Á”.
Ông chính là người đã làm cho ngôi làng “Ndnut và làng Sar Luk, hết sức hẻo lánh,… nằm trên những con đường vào loại hiểm trở nhất Tây nguyên” vô danh bỗng trở thành nổi tiếng khắp thế giới mà các nhà nhân chủng học, khảo cổ học, âm nhạc học và hàng chục ngành khoa học uyên bác khác ít nhiều liên quan khắp năm châu đều biết tới, thậm chí kinh ngạc với phát hiện một bộ đàn đá thời tiền sử có niên đại khoảng 3000 năm, ở ngôi làng Dnut Lieng Krak, cách Sar Luk 10 km; cùng những kết quả nghiên cứu dân tộc học mà ông thu thập trong thời gian sống cùng dân làng Sar Luk.
Ông đã về Việt Nam trong dịp triển lãm “Chúng tôi ăn rừng” Georges Condominas ở Sar Luk do bảo tàng Dân tộc Học Việt Nam kết hợp với bảo tàng Quai Branly (Pháp) tổ chức từ ngày 10-12 tới 16-3 tại Hà Nội. Đây là một trưng bày tái hiện “không gian văn hoá, dân tộc” của người Mnông Gar khuôn định về không gian và thời gian: làng Sar Luk, 1948-1049.
Với mong muốn thực hiện được điều lí tưởng như Henri Matisse đã thực hiện với nhà thờ Vence, ông đã nảy ra “ý tưởng nắm bắt được tính toàn thể, trong đó thực tại không bị phân tán thành từng khu vực tách rời nhau, mà tất cả tương hợp với nhau trong một cái đẹp tổng thể”. Sau hai năm thực hiện việc nghiên cứu “dân tộc học như một cách sống” bằng phương pháp điền dã thực địa bản địa bền bỉ và khoa học, ông đã dựng nên một công trình nghiên cứu dân tộc học được đánh giá là “một thể loại hoàn toàn mới” về người Mnông Gar ở miền Trung Việt Nam. Condominas là Yoo- cách gọi thân thiết và tôn kính nhất đối với người từ nơi xa đến- của người làng Mnông Gar ở Sar Luk, và “Condo uyên bác và kính yêu” của giới nhân chủng học và dân tộc học.
Dưới đây là cuộc hỏi chuyện giữa T.N và nhà dân tộc học vĩ đại 86 tuổi, Condo kính yêu về những kí ức ở Sar Luk và những trải nghiệm về sự hòa nhập và tái hòa nhập cộng đồng của ông!

60 NĂM TRƯỚC, Ở LÀNG SAR LUK
Vào những năm 40 của thế kỷ 20, phương pháp nghiên cứu thực địa còn rất mới, song ông đã thực hiện được “một sự gần gũi với thực tế bản địa, to lớn hơn tất cả những gì đã toan làm trước đó” khi đến sống ở làng Sar Luk. Lúc đó ông mới 27 tuổi, vì sao ông lại chọn người Mnông Gar và ngôi làng của họ mà không phải một tộc người K’ho, Bana,..?

GS. Georges Condominas: Lúc đầu tôi định nghiên cứu người Êđê, nhưng lúc đó người Êđê cũng đã có rất nhiều người nghiên cứu rồi. Riêng bác sĩ Y Join, người đã giới thiệu người Mnông với tôI cũng đã có mấy công trình nghiên cứu đặc sắc về người Êđê. Ông bác sĩ này có một số y tá giúp việc là người Êđê. Họ thường đến làng Sar Luk và kể rằng có một tộc người sống ở đó rất hoang sơ. Những hiểu biết đầu tiên mà tôi biết về họ chính là nhờ những người y tá này. Khi biết tôi muốn tìm hiểu một tộc người, chị y tá Bbut đã gợi ý tôI nên đến đó. Tiếp sau đó là bác sĩ Bernard Y Join cũng khuyên tôI nên đến với tộc người Mnông Gar chưa từng được nhà khoa học nào động tới này. Thế là tôi đã tìm đến ngôi làng Sar Luk xin được làm một người dân bình thường của làng. Già làng đã cho phép tôI làm một ngôI nhà và tham gia mọi hoạt động của dân làng như ăn uống, chơI bời, trò chuyện đến đốt rẫy, tỉa lúa, đám cưới, tang ma, đến lễ hội và cả tham dự những phiên toà theo luật tục của làng. Làng Sar Luk nhỏ bé nằm cheo leo trên một ghềnh đá nhìn xuống sông Krông Nô.
Khi đến sống ở làng, ông không biết tiếng Mnông, vậy người nào đã giúp ông hoà nhập với dân làng?
GS. Georges Condominas: Tất cả người làng đã giúp tôi. Lúc đầu có ông Dorr, trạc tuổi tôI, tôI gặp trong rừng trên đường tìm vào làng. Mnông Gar là cộng đồng lớn. Giai đoạn đầu họ tương đối dè dặt với tôi. Họ thận trọng và cũng có người cởi mở hơn. Đó là một cộng đồng tuyệt vời, họ sống với nhau, quây quần, hỗ trợ nhau trong lúc vui buồn khó khăn hay khi say. Anh Kroong nhỏ là một người rất hài hước, chỉ cần anh ta nói vài câu là mọi người phá lên cười. Anh ấy thường sử dụng các câu thơ nói và “biến đổi” đi phù hợp với hoàn cảnh. Sau một thời gian sống cùng và chia sẻ, tôi được đón nhận. Tôi hiểu biết văn hoá của họ qua cuộc sống hàng ngày. Kroong on ngược lại là một người kín đáo. Phải nỗ lực lắm mới làm anh ta nói nhưng lại có tầm hiểu biết văn hoá, về các nghi lễ tập tục rất rộng.
Người Mnông không có chữ viết, vậy các chữ chú thích tên các đồ vật, hay con người trên các tấm ảnh và tư liệu điền dã của ông là cách ông ghi lại phiên âm tiếng nói của họ theo mẫu tự La tinh?

GS. Georges Condominas: Khi một người dân tộc học không hiểu được ngôn ngữ mà phải thông qua phiên dịch thì công việc của người phiên dịch cũng đồng thời thực hiện việc nghiên cứu. Vì thế khi người nghiên cứu có được ngôn ngữ thì anh ta không phải phụ thuộc vào năng lực ngôn ngữ của người khác. TôI học tiếng Mnông Gar qua việc ghi chép có hệ thống từ vựng, các thành ngữ trong bối cảnh sử dụng khác nhau. Vẽ các đồ vật, các cửu chỉ, cách làm, ghi và phiên âm lại các lời cầu khấn, lời ca, … bằng cách sử dụng hệ thống phiên âm quốc tế của nhà ngôn ngữ học người Pháp. Cùng một âm thì được phiên âm một cách giống nhau. Tôi có sử dụng một số kí tự khác để thể hiện đúng hơn âm của tiếng Mnông Gar mà kí tự phiên âm quốc tế không có như dấu hai chấm, dấu móc, dấu mũ,… trên nguyên âm o để thể hiện những dạng cấu âm của nguyên âm này;

Trong triển lãm này có nhiều đồ vật của người Mnông và Ê đê mà ông đã đổi bằng áo vét, vải, thuốc lá, tiền,… của mình, như vậy cách trao đổi hàng hoá ở làng thời đó đã diễn ra như thế nào?

GS.Georges Condominas: Tuy một tộc người sống biệt lập ở vùng hẻo lánh nhưng hoạt động giao lưu và trao đổi vẫn diễn ra giữa các vùng và tộc người khác về cả mặt văn hoá vật chất và tinh thần. Người Mnông Gar thời đó cũng vậy. Họ mua bán bằng hình thức trao đổi hàng hoá. Cô gái Mnông đội khăn và thậm chí mặc quần áo của cô gái tộc người khác. Ngôi nhà của tôi nằm giữa làng, và cũng giống như những ngôI nhà khác, nhà không có cửa. Ai thích vào thì vào. Một hôm, một chàng thanh niên chạy vào cầm theo cái khố đàn ông và cột đâm trâu và xin đổi lấy cái áo vét kaki của tôi. Tôi đồng ý, thế là anh ấy cầm áo về. Ở đây các giá trị được đánh giá theo cảm quan. Anh ta nghĩ rằng hai vật ấy tương đương với nhau, hoặc anh ta thích quá thì phải đổi hai ba cáI lấy một như thế. Hay chiếc giỏ tra hạt tôi đổi bằng một sải vải Chúc Bâu. Người ta không nghĩ đến túng thiếu hay được nhiều, được ít ở cuộc trao đổi này. Dân làng lúc đó hầu nhhư chưa biết tới đồng tiền. Tôi thì luôn cố gắng sưu tập tất cả những gì tôi nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, ngửi thấy,… ai muốn đổi gì tôi cũng đổi. Và tôi cũng chủ động đổi những vật tôi chưa có bằng thứ “tiền” chủ của nó thích.
Các nhà dân tộc học khi đi thực địa thường thực hiện ba cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc. Điều khó nhất theo họ là ăn cùng. Ông đã sống với người Mnông và chắc hẳn đã ăn cùng họ.Trong cuốn sách của mình, ông kể rằng mình sau lễ hiến trâu, người Mnông thường cho lòng trâu vào nấu xáo. Ông có nhớ cảm giác của mình khi thử món ăn này?
GS.Georges Condominas: Tôi thường thử trước khi đặt câu hỏi. Khi đâm trâu xong có một nồi nước xáo rất lớn. Tôi hỏi dân làng có gì trong nồi nước xáo thế. Dân làng bảo “có cứt trâu trong đấy, đấy”. Tôi nghĩ rằng không hoàn toàn như vậy, đó là chút rạ, cỏ hay là phân non còn trong ruột. Khi được trả lời như vậy, tất nhiên tôi không thấy hào hứng lắm. Đó không phải là món ăn tôi thích. Nhưng tôi cũng cố gắng. Còn có thể đánh giá đó có phải là nghệ thuật ẩm thực hay không thì rất khó. Vì chỉ có người Mnông mới có thể đánh giá được thức ăn của họ mà thôi. Khi mà phải đưa ra một sự đánh giá cá nhân mà đó là đánh giá của người đã được sinh ra, nuôI dạy ở Paris thì sự đánh giá đó không phù hợp, mà phảI hỏi là người Mnông thưởng thức những món ăn đó như thế nào! Đó là những cảm nghĩ của tôi. Nếu như so sánh ẩm thực giữa các nước, thì bạn luôn nói rằng món của nước tôi ngon hơn.
Những ngày cuối cùng của chuyến thực địa, và khi rời làng về Pháp, ông bị ốm rất nặng, sốt mê man nhiều ngày dẫn đến liệt cả hai chân. Có lúc nào ông cảm thấy những điều mình đã làm thật “ngốc nghếch” với ý nghĩ “Mình đã có thể phải trả giá cả cuộc sống của mình vì nó” hay không?
GS. Georges Condominas: Không, lúc đó tôi chỉ mong muốn mình nhanh chóng bình phục. Tôi cầu mong là mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp hơn. Đối với những nhà dân tộc học chúng tôi thì thời gian rất quan trọng. Phải dành thời gian nhiều hơn trước khi đánh giá cũng như nhận xét về một hiện tượng và một sự vật. Nhiều khi chúng ta không thể có một ý kiến thẳng băng về một hiện tượng mà cần một thời gian tìm và hiểu lâu dài. Tôi cũng cảnh báo những người muốn đi điền dã như tôi. Mới đầu nhìn thì đơn giản đấy nhưng sau có nhiều điều khó khăn. Bởi vì chia sẻ cuộc sống với những người mà chúng ta chưa bao giờ từng biết, với những cách sống khác ta vẫn sống thì ta phải trả giá. Bên cạnh những điều tuyệt vời và vui vẻ còn có những góc khuất nữa.
HOÀ NHẬP - LUÔN LÀ CHÍNH MÌNH
Theo ông điều gì là quan trọng nhất để hoà nhập được với một cộng đồng khác?
GS. Georges Condominas: Ối giời ơi! như bạn đã biết khi quay về Pháp, tôi ở tình trạng rất khó khăn vì tôi phải nhập viện ngay. Rồi phải tái hoà nhập với cuộc sống ở Pháp và cũng phảI mất thời gian rất lâu để hoà nhập được. Điều quan trọng nhất để hoà nhập với một cộng đồng là luôn luôn là chính mình và không nên cố gắng thể hiện mình là ai. Người khác tự hiểu về bạn qua những gì bạn quan tâm và sống. Những người xung quanh chúng ta sẽ yêu chúng ta khi chúng ta quan tâm đến họ. Sự hoà nhập là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian. Và mình thế nào thì mình thể hiện như thế tốt nhất và thể hiện một cáI tự nhiên nhất. Đến một ngôi làng mới như vậy thì phải mất vài tuần người dân mới bắt đầu quen với tôi. Tôi nghĩ rằng ngôn ngữ là một đìêu rất quan trọng, vì nếu có thể nói chuyện được với họ, đùa với họ thì sự hiểu nhau diễn ra nhanh hơn. Ngay cả khi bạn hát không hay thì bạn cũng thuyết phục được rất nhiều người. Khi sống với một nhóm người dân tộc, thì lúc đầu bạn thấy mình rất lạ lẫm nhưng sau đó bạn thấy mình cũng có thể sống như họ. Nhưng đó là một quá trình dài, không phảI ngày một ngày hai mà có thể sống quen với họ phảI là một quá trình rất lâu để thích nghi để hiểu.
Năm 2003 và 2006 ông đã trở về thăm làng Sar Luk. Ông đã rất xúc động dù thời gian ông ở làng đã cách hơn nửa thế kỷ. Làng cũng đã có nhiều đổi thay, khác xưa. Điều gì đã làm ông xúc động nhất?
GS. Georges Condominas:Tất cả những gì thuộc về con người đều luôn luôn biến đổi. Khi mà người ta đồng ý là nhân chứng của một cộng đồng như thế thì như những người khác tôi khó chấp nhận sự thay đổi, vì mình đã gắn bó với nó rồi. Nhưng dù sao sự tiếc nuối đó không đáng kể lắm. Cái mà làm cho chúng ta khổ tâm là điều chúng ta nghĩ rằng “thôi tôi đã quá già rồi, mọi sự việc đều đã quá thay đổi, thay đổi quá nhiều. Có lẽ tôi cũng sắp không còn thuộc về thế giới này nữa”. (bật khóc)

Đứng trước xu thế vật chất hoá văn hoá của các dân tộc, theo ông việc bảo tồn và phát triển bản sắc giá trị văn hoá cần chú ý đến những điều gì?
GS. Georges Condominas: Việc đó trước hết phải tôn trọng giá trị văn hoá có sẵn. Chúng ta phải tôn trọng chính bản thân những nét văn hoá, chính nó trước chứ không phải làm nó đẹp hơn theo suy nghĩ của chúng ta mà phải giữ gìn nó, giữ nguyên nó, tôn trọng chính nó trước. Khi trở về Sar Luk, thoạt nhìn, làng không còn nhiều điều để xem nữa so với cáI tôI đã từng được biết và chiến tranh đã làm những người dân bị xáo trộn sâu sắc. Tuy nhiên ký ức xã hội vẫn tồn tại sống động, thậm chí ở những người trẻ tuổi nhất. Ký ức thuộc về họ và chắn chắn chính họ là những người làm điều họ mong muốn với ký ức đó.

NHỚ ÔNG CONDO YÊU KÍNH!


"Georges Condominas đã ra đi trong đêm thứ bảy 16 rạng sáng chủ nhật 17/7/2011.Thế giới vừa mất một trong những nhà dân tộc học lớn nhất của mình. Chắc chắn trong những ngày đến sự kiện này sẽ gây xao động không chỉ ở Pháp, và ở Việt Nam, nơi nhà bác học này đặc biệt gắn bó. Và tôi chắc ở một nơi sâu tít trong tận cùng Tây Nguyên, tại cái làng nhỏ có tên là Sar Luk bên bờ con sông Krong Nô hoang vắng, dưới chân dãy Chư Yang Sin hùng vĩ, một dân tộc rất nhỏ tên là dân tộc Mnông Gar sẽ làm lễ bỏ mả cho ông, Yoo Condo thân thiết của họ - Yoo là cách người Mnông Gar gọi người nơi khác đến mà đã trở nên ruột thịt...:- http://bee.net.vn/channel/1988/201107/Nha-van-Nguyen-Ngoc-Tien-dua-Condo-cua-Tay-Nguyen-1805936/
Lặng người vì tin ông đã ra đi! Lục lại bản thảo và đọc lại bài trò chuyện dài với ông hơn hai tiếng đồng hồ trong dịp ông đến Hà Nội nhân triển lãm "Chúng tôi ăn rừng"...Khi tôi hỏi ông về cảm xúc khi về thăm lại Tây Nguyên, trước sự thay đổi của Tây nguyên, ông nắm chặt tay vợ và nói "Cái mà làm cho chúng ta khổ tâm là chúng ta nghĩ rằng - thôi tôi đã quá già rồi, mọi việc đều đã quá thay đổi, thay đổi quá nhiều.Có lẽ tôi cũng sắp không còn thuộc về thế giới này nữa”- rồi ông bật khóc.
Cuộc trò chuyện với ông đã ám ảnh tôi rất nhiều trong thời gian sau đó, nhất là khi viết hay đọc về văn hóa tôi lại nhớ đến ông và nghĩ về cách tiếp cận một lối sống, để hiểu một tộc người, một nền văn hóa khác mình của ông. Ông không chỉ để lại một triết lí cho ngành khoa học dân tộc học - như một cách sống, mà còn để lại cho chúng ta một phương thức hòa nhập và tôn trọng văn hóa mà ông là một mminh chứng sống động.
Condo, you have been in our hearts in vain!

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

TRỊNH TUÂN "THÀNH CÔNG THÌ ÍT, THẤT BẠI THÌ NHIỀU"

Với những bức tranh sơn mài mang tinh thần của Gustav Klimt cùng những chi tiết trang trí lấp lánh, ngôn ngữ tạo hình mạch lạc, đơn giản hiện đại, họa sĩ Trịnh Tuân đã thổi một luồng sinh khí mới cho tranh sơn mài truyền thống Việt Nam. Trong triển lãm “Giấc mơ Hà Nội”(năm 2007), Trịnh Tuân đã gây sự chú ý đặc biệt tới giới phê bình nghệ thuật cũng như khán giả với 11tác phẩm vẽ về Hà Nội. Hoạ sỹ Lê Ngọc Hân đã thốt lên rằng: “Lâu lắm rồi mới được xem một seri tranh đặc biệt về Hà Nội. Tranh của Trịnh Tuân có thể nhắc đến như một thế hệ sau của Bùi Xuân Phái vẽ về Hà Nội”. Người họa sĩ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội này tự nhận mình chỉ là một người cần mẫn làm việc, và trong quá trình cặm cụi ấy nẩy ra những phát kiến, những ứng dụng hiệu quả để biểu hiện cảm xúc nghệ thuật trên chất liệu khuôn mẫu như sơn mài.
Xưởng vẽ sơn mài ở 17 Lý Quốc Sư, Hà Nội của ông cùng vợ - họa sĩ Công Kim Hoa, hiện là nơi sáng tác và cũng là nơi hai vợ chồng ông truyền những kinh nghiệm và kỹ thuật cho những họa sĩ trẻ trong và ngoài nước yêu thích sơn mài.
Cho tới nay, hoạ sĩ Trịnh Tuân đã triển lãm tranh tại nhiều quốc gia khắp các châu lục: Nhật Bản Trung Quốc, Đức, Singaore, Đan Mạch, Pháp, Ác-hen-ti-na, Úc, Thái Lan, Is-ra-el, Ý, Hàn Quốc, Anh, Ấn Độ,…
Đôi năm một triển lãm quốc tế, nhưng Trịnh Tuân vẫn cho rằng, với ông, vẽ sơn mài, thành công thì ít mà thất bại thì nhiều.
Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa T.N và họa sĩ Nguyễn Tuân về sự sáng tác cũng như tác phẩm và tình yêu quê hương của anh!

Hồi học ở trường Cao đẳng mỹ thuật công nghiệp Hà Nội (Việt Nam, năm 1979), ông đã học chuyên ngành gì vậy?
Tôi học chuyên ngành tạo dáng công nghiệp (cười rất tươi- PV). Thực sự trước khi thi vào trường tôi cũng không biết nhiều về tạo dáng công nghiệp. Từ nhỏ tôi ham mê vẽ, hội họa mới là niềm đam mê của tôi. Đến năm 1997, tôi đã tham gia học khóa đào tạo thạc sĩ đầu tiên của trường Đại học Mỹ thuật chuyên ngành Hội hoạ.
Vì sao ông lại chọn sơn mài? và lại dùng kỹ thuật tạo hình để sáng tác những mảng khối trong tranh của mình?
Tôi học chuyên ngành thiết kế - design, nhưng vẫn say mê vẽ. Ban đầu tôi cũng sáng tác trên nhiều loại chất liệu khác nhau như sơn dầu, khắc gỗ,… nhưng sau một thời gian dài, từ năm 1995 tôi bắt đầu tập trung vào sơn mài vì nhận thấy đây là vật liệu hấp dẫn tôi nhất. Càng đi sâu vào sơn mài thì tôi thấy mình không thể thoát ra khỏi nó được nữa. Và tôi cũng vẫn gắn bó với ngành tạo dáng công nghiệp (giảng dạy thiết kế tại Đại học Mỹ thuật công nghiệp), chính loại hình này đã giúp tôi có được những khác biệt trong ngôn ngữ tạo hình.
Xem những bức tranh sơn mài của ông, người ta cảm nhận thấy tinh thần của danh hoạ Gustav Klimt, màu sắc và hình khối rất Tây (hiện đại). Ông có cho là như vậy?
Chính xác. Sơn mài là chất liệu truyền thống, rất Á Đông. Những cái mà bạn gọi Tây đấy chính là phong cách, ngôn ngữ của design mà tôi đã đưa vào trong những tác phẩm của tôi. Đặc biệt, tôi có nhiều đồng cảm với Gustav Klimt. Tranh của Klimt có không gian và tinh thần của hoà sắc sơn mài truyền thống Việt Nam. Có thể tinh thần của Klimt ngấm dần vào tranh của tôi.
Ông có thể nói rõ hơn về sự cảm nhận không gian sơn mài trong tranh sơn dầu của Klimt không?
Tranh của Klimt sử dụng rất nhiều chi tiết décor – trang trí. Chính vì điều này tôi nhận thấy có sự gần gũi với nghệ thuật Phương Đông và đặc biệt với những tác phẩm sơn mài. Trong cảm nhận của tôi, hoà sắc trong tranh của Klimt rất gần với hoà sắc và bảng màu của tranh sơn mài, màu vàng của Klimt tôi có cảm giác nó như màu vàng lá, hay những màu đỏ nó gợi nhiều đến màu đỏ của son trai. Thêm nữa cách tạo màu trong sơn mài là kết quả của sự kết hợp của nhiều lớp nhiều màu, tranh của Klimt cũng có điểm đó.
Trong các bức tranh của ông mà tôi thấy gần đây trên galery Thaivibu.com, như pain, maturity, mature love, satification,… có những nét ánh sáng khi thì dày đặc, khi nằm ngang, khi uốn lượn,… sự trùng lặp về mô tuýp này chứa đựng ẩn ý gì thưa ông?
Mô tuyp mà bạn nói đến đó là sự giao thoa của ánh sáng. Là sự va đập chứ không phải một thứ ánh sáng của thời gian sáng hay chiều cụ thể. Nó cũng là một ngôn ngữ để biểu tải cảm xúc, tâm trạng, sự vận động tinh thần của nhân vật trong tranh.
Mô túyp đó xuất hiện ở trong tranh của tôi ở giai đoạn cuối năm 2007 đến đầu 2009. Giai đoạn trước hay sau đó tôi lại tìm những mô túyp khác cũng như hướng sáng tạo khác. Tôi làm việc theo kế hoạch, tự đặt cho mình trong hai hoặc ba năm sẽ phải có sự thay đổi trong sáng tác. Điều này nhiều khi cũng không dễ dàng gì. Từ năm nay (2010) tôi lại đang thử nghiệm pop - art trên chất liệu sơn mài.
Sơn mài vốn không dễ pha trộn hay biến đổi trong kỹ thuật và màu sắc mài sơn. Có khi nào ông thấy bất lực không điều khiển được vật liệu này trong sáng tác?
Đối với tôi vẽ sơn mài thành công thì ít mà thất bại thì nhiều. Đôi khi cũng rất mệt mỏi. Nếu như vẽ sơn dầu, mỗi lúc bạn có thể thấy được sự tiến triển thì sơn mài chỉ mới biết được kết quả khi bức tranh đã hoàn thành. Và nhiều lúc kết quả lại không được như mong đợi. Bạn biết đấy, vẽ một bức tranh sơn mài phải hai- ba tháng mới xong nên cái khó là bạn luôn phải duy trì cảm xúc đó trong một thời gian dài và đôi khi cảm xúc đó còn bị kỹ thuật của chất liệu chi phối.
Trong các triển lãm của mình, triển lãm nào anh cảm thấy thích thú nhất?
Cách đây 4 năm (2007), tôi đã bày một seria tranh phố (Hà Nội) gồm 11 bức trong triển lãm Giấc mơ Hà Nội cùng với hai họa sĩ đến từ Malaysia và Philippines. Những bức tranh vẽ về Hà Nội này là những bức tranh được lựa trọn trong nhiều bức mà tôi đã làm trong vòng ba năm. Hiện nay tôi vẫn còn giữ chúng. Những bức tranh tôi vẽ đó là những gì tôi hiểu nhất, tường tận nhất với tình cảm yêu thương. Đó cũng là một Hà Nội khác biệt, dẫu ẩn dụ nhưng đó là Hà Nội chứ không phải ở đâu khác.
Đối với anh, Hà Nội đẹp như thế nào?
Tôi thích nhất HN trong kí ức tuổi thơ rất yên bình với những con phố cho dù lúc đó là thời chiến tranh. Tôi và lũ bạn thường chơi trên những mỏm chênh vênh của cầu Long Biên sau mỗi trận bom oach tạc để vui đùa. Cầu Long Biên trong kí ức của tôi thực sự sâu sắc. Cho đến bây giờ, cây cầu vẫn thế - chỉ dành cho xe đạp và xe máy. Thỉnh thoảng
tôi vẫn cùng bạn bè đi bộ trên cầu hay đi xuống bãi Giữa sông Hồng chơi, chụp ảnh và đôi khi chỉ để ngẫm nghĩ một điều gì đó buâng quơ...
Vậy còn hiện tại thì sao?
Tôi thực sự buồn khi ngày ngày chứng kiến Hà Nội thay đổi xấu đi. Hà Nội bây giờ không có mấy thời khắc yên ả để ta thấy thanh thản. Phong cách sống của người Hà Nội cũng đã thay đổi nhiều. Hà Nội cần phải được thay đổi và có lẽ cần cả đến những biện pháp hành chính cứng rắn hơn để có một Hà Nội - như xưa.
Xin cảm ơn anh và chúc anh thêm nhiều thành công mới!

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

NHÂN ĐỌC "VỀ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH " CỦA GS THANH ĐẠM

http://honvietquochoc.com.vn/Van-hoc/Ly-luan-phe-binh/Ve-Noi-buon-chien-tranh.aspx
Đọc bài viết của giáo sư và lời tòa soạn, tôi thấy thật đáng buồn.
Đầu tiên là lời nói đầu của tòa soạn và tiếp đó như một minh chứng bổ sung luận điệu là bài viết của giáo sư.

Trước hết tôi muốn nói đến cái câu thành ngữ mà Giáo sư dùng và vận vào bài luận của mình "mua danh ba van ban danh ba đồng" đầy mỉa mai và giễu cợt.
Bảo Ninh đáng thương thay, đáng thương đến độ thui chột, dúm dó.
Nhưng đọc những tản văn của Bảo Ninh vẫn đầy nhân văn và tế nhị- những phẩm chất đặc trưng của nhà văn, nhưng hiếm gặp ở những nhà văn trung bình bởi nó là tầm nhạy cảm và giác quan thứ sáu của họ về cuộc sống, thân phận con người.
Tôi đồ rằng, Nỗi buồn chiến tranh (THE SORROW OF THE WAR) là một tác phẩm bất ngờ của nhà văn trước nỗi đau chứng kiến chứ không phải là một mưu đồ để bán danh. Vì như vậy Bảo Ninh sẽ hẳn cho ra đời, Nỗi buồn chiến tranh 2, Nỗi buồn chiến tranh 3, ...tôi tin rằng với hàng triệu người chết và bị thương trong cuộc chiến đó hẳn Bảo Ninh sẽ viết được một saga Nỗi buồn chiến tranh.

Khi ngồi học trên ghế nhà trường, về lịch sử, về tác phẩm văn học và cả những câu chuyện, truyền kỳ về cuộc chiến tranh, trong sự tưởng tượng của tôi, những người lính đúng là những anh hùng, lấy thân mình lấp lô châu mai, lấy thân mình đè pháo, họ tiến lên, tiến lên. Không sợ súng đạn, và chiến thắng kẻ thù.
Rồi một lần tôi nghe lỏm được ông tôi nói chuyện với mấy người bạn chiến binh gặp nhau, nhắc lại ông thì chui vào bụi cây, ông thì tè ra quần, ... vì hoảng sợ trong lửa đạn dày đặc... và họ cười rất vui vẻ….
Tôi bỗng hiểu ra, đúng thật con người mà, có phải robot đâu. Cái bát vỡ còn làm mình giật mình nữa là.

Nỗi buồn chiến tranh viết về một cuộc chiến cách đây từ gần nửa thế kỷ, lại được tìm đến để trao giải thưởng. Ở đây hẳn có bàn tay sắp xếp của những tổ chức liên kết văn hóa. Họ tìm đến Việt Nam, và họ tìm đến những tác phẩm văn hóa có tính nhân loại chứ không phải dừng ở chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Những người bên kia chiến tuyến theo lời giáo sư vin vào tác phẩm này để hồ hởi rằng những người lĩnh Việt Nam cũng thất bại, những người có suy nghĩ như vậy chỉ là những kẻ tiểu nhân đắc ý mà thôi. Và số này cũng là rất ít, đó là những điếu quân, nhưng tôi tin rằng điều sâu sắc hơn họ cũng nhận ra rằng chúng ta đều là con người và chúng ta đều có cảm giác, có những nỗi đau như nhau dù nguồn gốc của nó có bắt đầu từ những câu chuyện khác.
Chiến tranh --- nếu một ai đó có thể ca tụng về nó như một sự vẻ vang, anh hùng thì đó thật sự là điều bất hạnh và khổ đau của loài người.
Thưa giáo sư, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trong hơn 1.000.000 (một triệu) người lính của Quân đội nhân dân Việt nam và Quân giải phóng Miền Nam hy sinh ấy, có đến 40% chết không phải vì xung phong mà chết vì bệnh tật sống nơi rừng rú, bệnh tật, thú dữ ăn thịt,…trong chặng đường hành quân đường Trường Sơn,… Có đến 900.000 đến 4.000.000 người dân thường bị chết.
Một cuộc chiến có bao nhiêu khuôn mặt, bao nhiêu mảnh đời, có bao nhiêu cánh rừng, bóng núi chìm trong bóng đen, ….
Một tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” là một con số quá ít ỏi đưa những góc tối ấy ra ánh sang, một sự phản ánh ít ỏi và yếu ớt của một dân tộc về cuộc chiến đầy rẫy đớn đau, mất mát, tổn thất nặng nề,… kéo dài nhiều thế hệ của bên thắng trận.
Một nửa thế kỷ đã trôi qua, vẫn còn hàng triệu người mang thương tật suốt đời và hàng triệu người phơi nhiễm chất độc da cam….
Chúng ta tự hào vì chiến thắng chính nghĩa của dân tộc, nhưng chúng ta cũng đau đớn gấp bội với những tổn thất và mất mát hàng triệu thê hệ người dân.

Chiến thắng, vinh quang, đau thương và mất mát đó là lẽ thường tình hà cớ gì phải che đậy, lấp liếm!

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

NADIA CAMBOURS, THE ARTIST LIGHTS THE SWING


Meeting Nadia Cambours in the Ha Noi’s sunny when she has a performance tour at Le club of Sofitel Metropole hotel. Appearing in a simple black dress and the serene face without power, a long smooth necklace, the artist looks simple but brilliant. Taking sit down in few minutes, the necklace was worn down by her side of thin belt. Her subtlety could be seen through the little action she makes.
Born in the North side of France, Nadia Cambours is endowed with the Swing classic voice. She has tried out dancing, modeling, acting. But she has her heart set on singing Swing, the noble style of the 1930s jazz. “I was born to sing, I‘m able to do nothing but sing” - She said.
The Hanoi audiences and musicians have been surprised and sublimated following up her impromptu performance. The way she sings and dances is always in creating and exciting. She has never repeated the same song for 15 continuously performing nights in the tour at the Metropole club. Her voice and musical sound has attracted all the doors opening and many guests came out their rooms going to the French classic architect to see her closely.
The Swing is a hard style of Jazz. It not only requires the artists having a lot of singing techniques, a high quality voice but also demands the artists to be able to dance Swing well. The jazz audiences are very picky.
“I have been charmed by the music of the 1920-1940 Swing. It is so smooth, quite, fun and elegant.”- She answered why she has chosen to perform such a unique genre of music, and added, “Jazz is misery because that is the music of the black slaves. Before Swing, Jazz is expressed through the sad Blues. Swing is happiness. Listen Swing is fun, outside fun but behind bright smile is tears which is hided wisely. I would love to the show of subtle affection. Sadness is hidden and its taste likes the tiny particles in a cocktail glass which blended perfectly”
“Swing is not only the music its show is much more, that is the life of the black in American prior of 20th when they were ostracized. Jazz has helped them overcome those destitute days”- she adds.


From the natural beginning, the talent artist learned jazz by her grandmother when she was a child. At that time, there were few old women and children living in the small houses. They sing and danced together to forget their misses and worries about their man was in battles of war time. The grandmother taught Nadia how to keep the tone, release rate and the word of songs. She had taken a vocal class then practiced hardly every day.
Keep in mind the voice is particular instrument which must to reserve and enhanced by practice every day, and living with Picasso’s note “Bad artist copy. Good artist steal.” It means that “working in art world, you should copy, copy the works of one who you are admired, of ordinary people every day, when you are the wrong copy that is you”.- she smiled and told that she even has practiced every hour in communications and talking. She always control her sound and listening the way others speaking.
Nadia admits to having influenced by two Swing legends- Billie Holiday and Anita in prior years of her career. The result from her “copy” and practices bright out the “wrong copy” Nadia Cambours – the Queen of Swing today. The Queen has conducted dozens of touring across the continents, in the famous and luxury bars, clubs in Hong Kong, Seoul, Taiwan, Casablanca,… performing with Oliver Smith Jazz band. She also has released some Swing CDs and written the lyrics.

Jazz is not popular music with masses. The artist has a lot of difficult in keeping up with it. But Nadia staked her career with Jazz “not only for admires, enjoys, but also Jazz has become my close friend since my childhood. Moreover, I sing jazz because I want to save it and to steer it away from the bias that it belongs to the black community. Jazz contains all level of human affections like happy, angry, quite, noisy sense, so it belongs to people over the world”- she shared

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

HA LONG, THE ISLANDS OF LEGENDS

Ha Long Bay


Ha Long Bay, located in Quang Ninh province of Vietnam, is a small bay in the Gulf of Tonkin. The 120 kilometers coastline is made up of the mainland and bay borders that include Cat Ba Island in the southwest, the East Sea in the east, and the mainland, creating a. It has been recognized as a natural heritage site of worldwide importance by the Committee of the World Heritages of UNESCO since 1994. The sprawling and spectacular landscapes attract thousands of visitors annually.
The legend tells that it was long time ago when Vietnam was in newly formed nation. Once time being invaded, the God inducted dragon mother and her baby dragon group help Vietnamese to fight the invaders.
Invaders’ boats were rushing to the sea shore when the dragons landed down on the earth. The dragons immediately erupted coutless pearls which turned into thousand of islands like solid walls blocked the enemy’s ships. The place where the dragon mother landed down on is Ha Long (Long means Dragon and Ha is land down) today.

Ha Long Bay is made of almost 3000 where 980 islands remained anonymous till today. Fishing villages such as Cua Van, Ba Hang, Cap De,…, are dependent on the sea to make a living. The bay looks like the art painting of geographic work from the bird’s eyes view.
Each island is named by the shape it took form in and its connection to an historic story or a legend. Islands like Man's Head Island was named as it resembles to a man standing and looking towards the mainland; Dragon Island looks like a dragon hovering above the turquoise water; La Vong Island resembles an old fishing man. Other islands like the Island of the Sail, the Pair of Roosters, and the Incense Burner, too, strike an astonishingly resemblance to their namesakes.
The forms of the islands change to the lightings and angles you view them in. The wonderful caves and grottoes like such as Thien Cung (Heavenly Residence Grotto), Dau Go (Driftwood Grotto), Sung Sot (Surprise Grotto), and Tam Cung (Three Palace Grotto) can be found at the core of the islands.
Ha Long Bay is particular linked to the history of Vietnam. Famous geographical sites as Van Don (site of an ancient commercial port), Poem Mountain (with engravings of many poems about emperors and other famous historical figures), and Bach Dang River (the location of two fierce naval battles fought against foreign aggressors) are located there.
It has been proven by scientists that Ha Long was one of the first cradles of human existence in the area at such archeological sites as Dong Mang, Xich Tho, Soi Nhu, and Thoi Gieng. It is also a region of highly-concentrated biological diversity with many ecosystems of salt water-flooded forests, coral reefs, and tropical forests featuring thousands of species of animal and plant life.
How to go? Ha Long Bay is 165 kilometers away from the Ha Noi capital (Vietnam). It takes two hours and a half bus ride from Luong Yen bus station). It costs around $$4 from Ha Noi to Ha Long Bay.
The weather: There are two main seasons in Ha Long Bay. It is the winter from November to the March and the temperature ranges from 120 – 200C. Summer starts in May and ends in September with the temperature ranging from 260 _ 350. Each season defines different and particular landscapes of Ha Long Bay.
Where to go? Spectacular islands, wild beaches, and grottos.
Tuan Chau island

The name Tuan Chau is derived from the word "soldier" and "town". A guard station was built on the island to protect the sea borderland of the nation in the feudal dynasty. Today, the handmade beach in Tuan Chau is filled with luxury resorts and high standard entertainments.

Hang Sung Sot (Surprise cave)
Hang Sung Sot is a tube, lying at the height of 25metrers compared with the current sea lever. The French named the cave is "Grotto des surprises" when they found it in the last of 19th century. Grotto is one of the largest and most beautiful caves in Ha Long Bay.
Hang Hanh (Tunnel cave)
Hang Hanh is the longest and the most beautiful cave of Ha long cave system. The 1300 meters long cave last to the Eat sea. Exploring deeply, the cave is the wild beauty picture in view of orchid flower blossoms, stone flowers, mother love flowers,… The Hanh cave is very low so that it keeps for for tracking tour of adventure tourist or someone acknowledges the current to leave out before the water increase.

Hang Trinh Nu (Virgin cave)
Hang Trinh Nu resembles a beauty girl with long hair. “Her sad and hopeless eyes are looking for her sweetheart out in the open sea. Trinh Nu cave is recommended for lovers come to here to promise to saving their love to the end of their life.
Quan Lan island
The Quan Lan island is where the wealthy fishing village congregates. The wild beach lasts few kilometers wide with gentle, white sand and clear blue water. The traditional houses hide under the range of casuarinas.

Where to dine?

There are many hotels in Ha Long province where server authentic Vietnamese cuisine such as Sofitel, Cong Doan, Ha Long, Ngoc Trai… Tourists who is looking to spend the night out in the sea can also enjoy fresh seafood dinner on the boat. Dining and staying with fishing man in the village on the wild beach would be a brand new experience for urbanites.

thanks to Jelly for editing my article

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

"NGÀY BÁO CHÍ LÀ NGÀY KINH KHỦNG" - CÔNG CHÚNG

Ngày 21/6 đã qua được mấy ngày nhưng đối với công chúng, ngày nào cũng là ngày báo chí bởi nhu cầu thông tin và nhu cầu đọc.
Ngày báo chí của độc giả, nhất là độc giả báo mạng là chuỗi ngày nặng nề và kinh khủng. Họ không nhận được những thông tin xác đáng, những câu chuyện thú vị, những hiện tượng tranh cãi trong cuộc sống, những chính sách hợp lí và phi lí,… ngày nào họ cũng gặp những câu chuyện g đào sâu vào đời tư và cuộc sống của giới nghệ sĩ. Xoay đi xoáy lại mấy cô người mẫu, ca sĩ lúc thì khen lúc thì chê tùy hứng một cách thiếu trách nhiệm đến người đọc. Các vị nhà báo này không hề quan tâm đến độc giả, đến vấn dề họ viết và đối tượng mà họ viết. Nhà mạng đọc ở đâu đó một bài gây sốc lập tức lôi về trang của mình để câu kéo độc giả một cách tự hào, trên trang của tôi cũng có tin sốt dẻo đấy.
Ngay cả www.vietnamnet.vn một thời được ưa chuộng bởi tính chính luận báo chí về các vấn đề nóng của xã hội, cộng đồng nay cũng đầy rẫy những tin lá cải, đầy rẫy những bài báo vi phạm quy tắc nghề nghiệp, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Nào là “rình thôn nữ tắm”, “hết quần khiêu dâm lại lộ quần khiêu khích”, “Mai Phương Thúy tình tứ với bồ trong ngõ tối”,… rồi ngày hôm sau lại giật những cái tít cho follow up features mà các nhà báo này đã tự cho mình quyền gán ghép và phê phán người khác.
Nếu là Mai Phương Thúy tôi sẽ kiện vì sự vi phạm quyền riêng tư cá nhân. Nhà báo khi đi tác nghiệp, nguyên tắc cơ bản đầu tiên là phải giới thiệu anh là ai, làm việc cho cơ quan nào, viết bài có mục đích gì. Ngay cả khi những nhà báo điều tra, trong quá trình thu thập tin tức phải dấu danh tính của mình thì cũng hiểu rằng, lúc đó anh ta đang chấp nhận vi phạm quy tắc nghề nghiệp để có được một bài báo đầy đủ lí lẽ và dẫn chứng. Còn bài báo này, chỉ có một câu chuyện duy nhất là Mai Phương Thúy thân mật với một người đàn ông – mà nhà báo này rình mò chộp lén. Vài ngày sau lại có bài báo “Mai Phương Thúy tự tin dạo phố sau scandal “tình tứ với bồ””. Tại sao một cô gái trẻ chưa lập gia đình, thân mật với một người đàn ông, lại bị gọi là scandal. Không hiểu cụm “tình tứ với bồ” cho vào ngoặc kép là có dụng ý gì? Khổ thân cái dấu ngoặc kép bị các nhà báo lạm dụng và lợi dụng để bao biện cho sự thiếu chính xác (Accuracy - chữ cái A yêu cầu đầu tiên trong bộ quy tắc của người làm báo) thông tin của họ.
Rồi Hồ Ngọc Hà, Quốc Cường cũng bị mang ra mổ xẻ không thương tiếc. Không hiểu những vị nhà báo viết tin và duyệt tin và đăng tin kia có cảm xúc như thế nào khi mình bị khoanh miệng đỏ giống nhân vật nhân vật Quốc Cường và con cái quý vị cũng bị khoanh miệng đỏ đem ra so sánh, bàn luận rộng rãi trong thiên hạ như vậy? Hỡi các nhà báo, nhà biên tập các vị có cảm xúc gì? Các vị có bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi như vậy?
Trên bản tin http://sg.yahoo.com/, ngày 14 tháng 6, đăng mẩu tin về một nữ minh tinh Trung Quốc đến dự liên hoan phim quốc tế tại Singaopre đã mặc một chiếc váy để lộ quần chíp. Tác giả bài báo đã giật tít và khoanh đỏ một vòng đánh dấu phần hở mà anh ta chộp được. Sau đó có đến hơn 500 lời comment của độc giả phản đối cách làm báo của anh ta, họ cho rằng, vị phóng viên này tư duy quá nghèo nàn không nhìn thấy những câu chuyện cuộc sống đáng viết lên báo. Bài báo đã được dỡ xuống sau đó.
Và câu hỏi cũng đặt ra cho các nhân vật chính trong các câu chuyện scandal- theo cách gọi của các “nhà báo” và độc giả Việt, vì sao lại dễ dàng chấp nhận họ ném những lá cải úa vào mắt như thế? Sự ngông cuồng ngoa ngôn của những nhà báo này phải chăng là do chính sự dung túng của chúng ta, hỡi các vị độc giả dễ dãi!
Sự ngao ngán được tăng lên gấp đôi về thông tin và về những nhà báo nghiệp dư cùng ông chủ bút của họ. “ngày báo chí qủa là ngày kinh khủng” - công chúng!