Thứ Năm, 6 tháng 8, 2009

Tuyển tập thơ Việt Nam thế kỷ XX: sẽ ủng hộ những khám phá mở rộng năng lực diễn đạt

Từ năm 2008, kế hoạch thực hiện tuyển tập văn xuôi và thơ ca Việt Nam thế kỷ 20 của Hội Nhà Văn Việt Nam đã “rậm rạp” khởi động và thu hút được sự chú ý, quan tâm của đông đảo giới văn nghệ sĩ cũng như độc giả trong nước. Đặc biệt là Tuyển tập thơ Việt Nam thế kỷ XX- một thế kỷ Thơ và Nhà thơ của nước nhà. Để thông tin tới thi sĩ và bạn đọc những thông tin mới nhất xung quanh hoạt động này, VNT xin giới thiệu cuộc phỏng vấn nhà thơ Vũ Quần Phương, trưởng ban biên tập Tuyển tập Thơ Việt Nam thế kỷ XX.
Phóng viên (PV): Là trưởng ban biên tập Tuyển tập Thơ Việt Nam thế kỷ XX của Hội Nhà Văn Việt Nam (HNV VN), ông có thể giới thiệu về sự ra đời của Tuyển tập này?
Vũ Quần Phương (VQP): Tuyển tập Thơ thế kỷ XX đã có nhiều đơn vị làm rồi, thậm chí có cả những cá nhân- doanh nhân như bên ông Lê Lựu, hay quyển của Nhà xuất bản Giáo dục, hay của ông Gia Dũng. Hội Nhà văn với tư cách là tổ chức lớn nhất của nhà văn – nhà thơ VN, thì cũng thận trọng nhưng cũng phải làm vì thế kỷ 20 đã qua gần một thập kỷ rồi.
P.V: Như vậy về quy mô Tuyển tập lần này của Hội Nhà Văn sẽ có gì khác?
VQP: Nếu để giới thiệu nền thơ trong một thế kỷ của VN ra thế giới thì thật ra chỉ cần tuyển chọn 50-100 thi sĩ trong một thế kỷ đã là nhiều lắm. Song thế kỷ vừa rồi ở nước ta vừa đi qua một cách nóng sốt như vậy, nửa sau thế kỷ lại xuất hiện các nhà thơ một cách khá đông đảo. Chỉ riêng hội viên thơ của Hội đã có đến 500 người chưa kể những người làm thơ trước năm 1957 (năm thành lập HNV), rồi các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới, trước thơ mới còn có các cụ làm thơ bằng chữ Hán, chữ Nôm, từ cụ Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Đào Tấn đến cụ Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,... Nên chọn ít là khó đấy nên chúng tôi nghĩ đến việc chọn rộng. Vừa để động viên anh em thi sĩ vừa để làm một kho lưu trữ dành cho những người thích tìm hiểu, sưu tập hay nghiên cứu, người đọc. Tuyển tập lớn sẽ là kho chứa, rồi trên cơ sở kho đó sẽ làm những tuyển hẹp khác dành cho từng đối tượng, mục đích: Nhà trường; Giới thiệu quốc tế;...
P.V: Vâng, việc chọn quy mô Tuyển tập không hề đơn giản ngay cả khi ông đã có trong tay nhiều nguồn tư liệu cũng như khối lượng dữ liệu tốt. Hẳn đã có rất nhiều cuộc trao đổi và thảo luận để đi đến những quyết định và cuối cùng là...?
VQP: Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều từ năm 2008 và đợt này cũng đã tiến hành thực hiện hơn chục cuộc để chọn lựa rồi. Làm một tuyển tập với 500-600 người thì người “tiêu thụ” sẽ gặp khó khăn, họ sẽ phải mua một quyển sách hơi dày, tốn nhiều tiền lại mang nặng mất nhiều thời gian đọc nhưng có ưu điểm, cả Hội cũng vui nhìn lại một thế kỷ có dấu vết của mình thì cũng rất phấn khởi. Như vậy nếu làm quy mô lớn thì trước hết là vì các nhà thơ- ý nghĩa rất lớn, thứ hai cũng phải vì các bạn đọc thơ, nên chúng tôi cũng nghĩ đến làm một tuyển rộng ghi lại dấu ấn 100 năm thơ ca và một tuyển hẹp hơn. Lần thảo luận gần đay nhất, chúng tôi thiên về ýkiến làm tuyển rộng và tuyển hẹp. Sắp tới có hội nghị giới thiệu văn học VN ra quốc tế thì có thểể làm một tuyển hẹp nữa để giới thiệu những nhà thơ ưu tú, hoặc những bài thơ có sức cảm hoá, lay động lớn,...
P.V: Cụ thể việc khoanh vùng lựa chọn nhà thơ sẽ như thế nào, thưa ông?
VQP: Nhìn thoáng qua ta thấy sẽ gồm: Lớp thơ các cụ dùng chữ Hán, chữ Nôm; lớp Thơ mới; Hai lớp thơ trong hai cuộc kháng chiến, và lớp thơ thời hoà bình (sau năm 1975) đều có mặt trong tuyển thơ này. Đối với những hội viên của HNV thì chọn những hội viên cã th¬ trước năm 2001; bên cạnh đó có tuyển chọn những nhà thơ không phải là viên hội nhà văn như anh Việt Phương, Hoàng Hưng,…Tiêu chí đầu tiên chÝnh là phải có những bài thơ được độc giả biết đến. Còn nếu những ai làm thơ trước 2001 nhưng đến sau 2001 mới có những bài thơ được biết đến thì sẽ nằm trong một tuyển tập thơ khác... Còn cụ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Đào Tấn, chúng tôi chọn những bài tiêu biểu xuất hiện ở thế kỷ XX,...
PV: Tiêu chí bài thơ được tuyển chọn là như thế nào thưa ông?
VQP: Ở thời điểm này, theo tôi văn chương Việt Nam có điều kiện và nên và cũng có quyền lấy tiêu chí nghệ thuật của bản thân nó: cái hay, cái đẹp, cái tốt. Nên chúng tôi sẽ lấy tiêu chuẩn nghệ thuật (hình thức và nội dung) để định lượng và lựa chọn.
P.V: Thưa ông, một bài thơ đạt tiêu chuẩn nghệ thuật là bài thơ như thế nào?
VQP:Lãnh đạo Hội xác định bốn tiêu chí: yêu nước- cách mạng- dân tộc- nhân văn. Nghệ thuật diễn đạt: ủng hộ những khám phá mở rộng năng lực diễn đạt của thơ, tạo được ám ảnh, có sức phổ cập. Đó là những tiêu chí mà chúng tôi tự khu trú với nhau, cụ thể hoá vào từng bài thơ thì rất biến hoá.
P.V: Vâng, ngoài ra còn có tiêu chí ngoại lệ, hay đặc biệt khác không ạ?
Vũ Quần Phương: Có đấy, đó là tiêu chí về mặt thời gian. Có một số bài thơ đã để lại ấn tượng cho độc giả, tiêu biểu cho một thời kì thì nên có.Tiêu chí khác nữa là về mặt không gian. Nước mình dài, chúng tôi muốn mỗi miền đất đều có các phong vị trong tập thơ này. Hay dân tộc thiểu số nµo quá ít nhµ th¬ thì cũng có ưu tiên lựa chọn ... Nhưng cũng phải nói rằng, nếu có lựa chọn thì lµ họ đã (phải) làm nên cái màu, mùi, vị của từng không gian và từng thời gian cho Tuyển tập này.
P.V: Một tuyển tập lớn với hàng trăm tác giả như vậy thì việc sắp xếp thứ tự giới thiệu sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Vũ Quần Phương: Để thuận lợi cho việc tra cứu cũng như tính khách quan, dân chủ trong thơ, chúng tôi sẽ sắp xếp thứ tự tên tác giả theo A,B,C... Nên sẽ có tác giả đầu thế kỷ như cụ Trần Tế Xương lại đứng gần cuối Tuyển tập, hay thơ của cụ Hồ Chí Minh có thể đặt cạnh thơ của Trần Nhuận Minh, hay Dương Kiều Minh,...
P.V: XX là thế kỷ đầy biến động lịch sử xã hội nước nhà và thơ nói riêng, văn chương- nghệ thuật nói chung cũng bắt nhịp với đời sống xã hội này, và tổng tập thơ thế kỷ XX như ông nói sẽ được chia theo các giai đoạn lịch sử: trước năm 1945; 1945-1975; sau 1975. Theo quan sát của ông, thơ ca từng thời kỳ có những đặc điểm như thế nào?
VQP: Khi bố trí tập thơ theo thứ tự A,B,C tên tác giả thì thời gian và giai đoạn xáo trộn với nhau, không rõ ra từng phần trong tập sách. Thế kỷ XX có đặc trưng về nội dung là chủ nghĩa yêu nước bao trùm khá trọn vẹn, ngay cả tình yêu cũng là tình trong chiến tranh, tình cha con, mẹ con,...cũng là tình trong chiến tranh. Chủ nghĩa yêu nước ở tập thơ này nó trội lên, có lẽ ngang bằng chủ nghĩa yêu nước thế kỷ 13 của nhà Trần chống Nguyên Mông.
P.V: Khó khăn nhất đối với Ban biên tập hiện nay là gì, thưa ông?
VQP: Cái khó là đã là một tuyển tập thơ của một thế kỷ một dân tộc thì phải bao quát được cả một giai đoạn. Chúng tôi đang khó ở giai đoạn lựa chọn tác giả Sài Gòn trước 1975. Đó là thời kỳ đất nước bị chia cắt, chia làm hai chiến tuyến bên hai bờ sông Hiền Lương. Hai chính thể với hai đường lối văn nghệ khác nhau nhưng những tài năng của tiếng Việt vẫn có. Nhưng bây giờ rất nhiều các nhà thơ của SG thời đó sống tản mạn khắp thế giới. Chúng tôi in tập thơ này thì sẽ phải liên hệ xin phép tác giả, mà cái khó là không biết địa chỉ mà nhiều khi biết địa chỉ mà tác giả không cho phép thì cũng không dám làm. Vì đây là bản quyền trí tuệ của người ta. Cái điều này cũng có thể làm cho Tuyển tập không phải hoàn hảo. Đây là hoàn cảnh xã hội chính trị của Việt Nam nó quy định chứ không phải ý muốn của một người nào, càng không phải của một ban nào đó quy định.
P.V: Giai đoạn sau năm 1975 cũng là một giai đoạn dài và có nhiều biến đổi xã hội kinh tế đất nước. Đặc biệt sau Đổi mới, kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến, phát triển cũng như những quan niệm và sự giao lưu thế giới. Sự khác biệt thể hiện rất rõ ở lớp nhà thơ trẻ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Hội đồng thơ có thực hiện việc phân chia nhỏ hơn với những tiêu chí xác định khác biệt không thưa ông?
VQP: Thực ra Hội đồng thơ cũng chưa làm cái nhiệm vụ học thuật ấy. Nhưng trong các hội thảo người ta cũng đã đụng đến việc ấy. Ví dụ 1975 là một cái mốc; từ 1975 tạm tính đến 1990 - thời kỳ đất nước thống nhất, vẫn dính vào quan điểm văn chương thời chiến tranh chưa khác biệt gì lắm. Từ năm 1990- với quốc sách đổi mới, về văn hoá tư tưởng nước ta có nhiều biến động. Nhiều tiêu chí về cái Đẹp, Hay, Tốt cũng khác và cái khác nữa là người tiêu thụ, người sáng tác có nhiều đổi khác.Tuy nhiên về mặt Nhà nước chưa có một hội nghị, hội thảo nào xác minh nh÷ng cái gì là thay đổi. Có những nhà thơ bị phê phán từ giai đoạn trước đã được trao giải thưởng văn học Nhà nước rồi nhưng về mặt văn bản vẫn chưa xác định là chấp nhận hay không tác phẩm đó.Vì thế bây giờ có thể có hai ý kiến về một quyển sách mà không có ai làm trọng tài được. Người phê cũng có lí của phê, người khen có lí của người khen. Trong Tuyển này, chúng tôi mạnh dạn lấy tiêu chí nghệ thuật làm đường hướng nhưng không quên đặc thù đó.
Những tác giả trẻ cuối thập kỷ 90 cũng được lựa chọn theo tiêu chí nghệ thuật chung không có gì khác biệt.

P.V: Hội đồng tuyển chọn Tuyển Tập thơ bao gồm những ai? Cách thức làm việc như thế nào để thực hiện một công việc phải xử lí một nguồn tư liệu đồ sộ là thơ của Việt Nam 100 năm, thưa ông?
VQP: Hội đồng tuyển chọn sẽ bao gồm bốn người trong Hội đồng thơ của Hội Nhà Văn, hai nhà phê bình, một ở viện Văn học, một ở trường Đại học Quốc gia. Để làm tuyển tập như này BCH Hội thực hiện ba vòng. Vòng một, Ban biên tập tuyển chọn tác giả, tác phẩm cụ thể; vòng hai là Ban giám định- nghiệm thu, sẽ đưa ra những góp ý, trao đổi cụ thể; vòng ba là việc của Ban chấp hành(BCH) HNV. Như vậy BCH quyết định cuối cùng và là tư cách pháp nhân xuất bản. Trong tuyển chọn sẽ có những trường hợp chúng tôi phải bỏ phiếu kín khi cần thiết.
P.V: Công việc này, theo cá nhân ông đánh giá thì đã chuẩn bị “hòm hòm” đến đâu rồi ạ?
VQP: Nói chung công việc mới được 50%. Vì cũng dự phòng nhiều phương án về quy mô.
P.V: Các nhà thơ được chọn sẽ được giới thiệu như thế nào?
VQP: Chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về tiểu sử, tên tác phẩm, giải thưởng. Đánh giá về tác giả, tác phẩm thì Tuyển này chưa làm được.
P.V: Thưa ông, theo kế hoạch thì Tuyển tập thơ Việt Nam một thế kỷ sẽ ra mắt độc giả vào thời điểm nào?
Vũ Quần Phương: Ý định quý IV năm nay sẽ ra mắt tuyển tập, có thể là một trong các kích cỡ trên. Theo tôi, tôi sẽ thuyết phục BCH thực hiện Tuyển rộng nhất và hẹp nhất trước.
Xin cảm ơn ông và chúc cho Tuyển tập thơ Việt Nam thế kỷ 20 sớm ra mắt bạn đọc!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét