Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

DUY TRÌ SỨC SỐNG NGHỆ NHÂN TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ

Đầu tháng 11-2008, Hermes đã chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội Việt Nam. Theo lời ông Christian Blanckaert, tổng giám đốc phụ trách kinh doanh quốc tế của Hermes “Cửa hàng Hermes tại Hà Nội là một trong những cửa hàng Hermes đẹp nhất trên thế giới. Những sản phẩm tuyệt vời nhất cùng những sản phẩm bán chạy nhất trong mùa của Hermes trên thế giới đều có mặt ở đây”. Từ lâu Hermes luôn duy trì 14 dòng sản phẩm, đặc biệt trong số đó có dòng trang sức bằng sừng và sơn mài là hàng made in vietnam. Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa PV. TRẦN NGA với ông Christian Blanckaert về sự xuất hiện của sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam, mang thương hiệu Hermes- một trong những nhà bán hàng kỹ tính nhất thế giới, và những vấn đề xung quanh việc phát triển ngành nghề thủ công cũng như duy trì sức sống của nghệ nhân trong thời đại công nghệ số hiện nay.
- Nước Pháp là một trong những kinh đô thời trang thế giới. Xin ông cho biết sự khác biệt của hãng thời trang Hermes trong thế giới công ty thời trang ở nước Pháp?
Christian Blanckaert: Hermes là một công ty gia đình, một công ty lâu đời, xuất xứ từ một xưởng sản xuất yên cương của ông Thiery Hermès thành lập vào năm 1837 tại thủ đô Paris trong khu Các Đại lộ lớn. Đến năm 1880, con trai ông đã chính thức mở công ty gia đình. Những sản phẩm đầu tiên của công ty là yên ngựa. Chúng tôi không hề vội vàng và nhất quán với chính sách là sản xuất đồ tốt chứ không phải là nhiều, chất lượng là phải tuyệt hảo chứ không phải phát triển một cách nhanh nhất. Chúng tôi có những sản phẩm tốt nhất được trưng bày trong những kiến trúc đẹp, ở vị trí đẹp nhất. Chúng tôi quan tâm và chú trọng đến những vấn đề chi tiết. Đối với những hãng thời trang khác có lẽ không chia sẻ những quan điểm đó với chúng tôi.
- Người thợ thủ công, Nhà bán hàng Hermes kỹ tính nhất thế giới đã lựa chọn sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài và sừng của Việt Nam vào hệ thống phân phối của mình từ khi nào?
Christian Blanckaert: Ngay từ cuối những năm 1990, Hermes đã có dịp tiếp cận nền thủ công đặc biệt của Việt Nam và ngày càng gắn bó với sự phong phú của nền văn hoá này.Và nhiều năm qua, những sản phẩm bằng sừng và sơn mài của Hermes được sản xuất ở Việt Nam bởi những người thợ thủ công mỹ nghệ tuyệt vời ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về mối quan hệ hợp tác giữa Hermes và những nghệ nhân Việt Nam cũng như mức độ thành công mà những sản phẩm made in Vietnam này đối với Hermes ?
Christian Blanckaert: Tôi không có con số cụ thể, nhưng lượng sản phẩm cũng như doanh số của dòng sản phẩm này ổn định và tăng lên hàng năm. Các sản phẩm này được bán ở 313 cửa hàng của Hermes trên toàn thế giới. Các mẫu thiết kế sản phẩm ra đời từ sự hợp tác giữa những chuyên gia của làm việc cho Her và nghệ nhân Việt Nam. Hermes cung cấp cho xưởng sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh những điều kiện về mặt chất lượng và mẫu mã, còn họ có trách nhiệm chế tác ra những sản theo yêu cầu về chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm.
Việt Nam có nền thủ công mỹ nghệ truyền thống rất đa dạng và phát triển. Ngoài việc hợp tác với những nghệ nhân chế tác đồ sừng và sơn mài ở thành phố Hồ Chí Minh, Hermes có sự khảo sát nào với nghề thủ công ở Việt Nam cũng như hướng đến việc hợp tác nào mới không?
- Christian Blanckaert: Tôi biết Vn có nhiều ngành thủ công đặc biệt khác. Theo quan sát của tôi, trong tương lai sẽ có nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của VN hơn ở những dòng sản phẩm của chúng tôi. Cái mà chúng tôi quan tâm nhất đó là sự tinh xảo đặc biệt chứ không nhắm tới thị trường. Mặt khác, chúng tôi thường thực hiện các sản phẩm theo bộ sưu tập và màu sắc. Vì thế nếu hàng thủ công tốt nhưng chưa đi vào bộ sưu tập và màu sắc thì chúng tôi chưa hợp tác. Và Hermes chưa có chủ trương làm một bộ sưu tập sản phẩm mang tính quốc gia. Cho tới nay, bộ sưu tập của chúng tôi bao giờ cũng là bộ sưu tập chung cho tất cả các nước trên thế giới chứ không có chủ trương chính sách hay bộ sưu tập cho một quốc gia. Và những Sản phẩm của Hermes rất đa dạng và có nhiều dòng. Một người mua một sản phẩm này thì người ta phải hiểu được nó và phải có sự yêu quý nó. Như thế người mua một món hàng đó với sản phẩm có một sự gắn kết. Như thế chứ không phải là một trào lưu sử dụng.
- Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều đứng trước nguy cơ mai một nghệ nhân. Ngay cả những vùng đất văn hoá truyền thống rất hưng thịnh như quần đảo Hawaii. Hermès lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với các nghệ nhân. Hermes có những chính sách hỗ trợ cũng như chiến lược gì để duy trì mối quan hệ cũng như tăng cường sức sống của nghệ nhân?
Christian Blanckaert: Tôi hoàn hoàn nhất trí với ý kiến của bạn về thực trạng khan hiếm nghệ nhân lành nghề ngày nay. Thực sự, chúng tôi không có chính sách nào với người thợ thủ công ngoài sự thông suốt lưu thông sản phẩm. Ngay tại ở Pháp, Hermes cũng gặp nhiều khó khăn với thợ thủ công. Hiện Hermes tuyển hơn 7000 thợ thủ công và chỉ riêng ngành đồ da đã có hơn 1000 thợ thủ công rồi. Chúng tôi mất nhiều thời gian để đào tạo giúp họ lành nghề, đây cũng là một vấn đề khó khăn. Khi chúng tôi tìm thấy những người thợ thủ công lành nghề, chúng tôi thường gìn giữ mối quan hệ rất tốt, lâu dài với họ để họ cung cấp cho chúng tôi những sản phẩm tinh xảo. Việt Nam là một trong số những nước hiếm hoi mà chúng tôi làm việc với những người thợ thủ công để chế tác ra những sản phẩm, chỉ có vài nước trên thế giới như thế thôi như ấn Độ chẳng hạn. Và chúng tôi, ngay từ ban đầu làm việc với những người thợ thủ công ở những nước này, chúng tôi đều trả với giá bình thường như những người thợ ở Paris, chứ không phải là thấp theo mức sống bình quân ở nước họ. Chúng tôi đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao và kỹ càng theo những tiêu chí như không tuyển dụng trẻ em, tôn trọng nguyên tắc về mặt môi trường, xã hội cũng như thực hiện rất nghiêm ngặt các quy tắc của Hermes đối với những thợ thủ công ở nước đó. Chúng tôi không có chiến lược thay đổi người thợ thủ công hợp tác với mình, khi chúng tôi tìm đến họ là hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối vào tay nghề cũng như việc đảm bảo các quy tắc.
Ông đánh giá về tiềm năng phát triển của Hermes ở thị trường VN như thế nào?
Christian Blanckaert: Tôi rất hy vọng mọi việc sẽ tốt đẹp. Trong hệ thống cửa hàng của Hermes ở trên thế giới. Chúng tôi cũng có nhiều khách hàng Việt Nam. Việt Nam có truyền thống văn hoá cũng như truyền thống thủ công mỹ nghệ rất cao. Người VN rất tinh tế, có gu thẩm mỹ riêng cũng như nền thủ công mỹ nghệ Vn rất tốt, rất phong phú. Tại một đất nước có truyền thống nghề thủ công tinh xảo cũng như nhiều gu thẩm mỹ như thế nên chúng tôi rất hy vọng chúng tôi sẽ thành công và có thể bán được nhiều hàng ở đây. Chúng tôi chưa tiến hành một cái khảo sát nào ở VN nhưng tôi nghĩ thời gian sẽ trả lời.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi thú vị này!

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010

SEX THẮNG THẾ TRONG CUỘC XÂM LẤN VĂN HÓA XÃ HỘI


Sex chế ngự đạo đức, văn hoá truyền thống

Sex trong xã hội Việt Nam không còn là đề tài mới mẻ, nó thậm chí quá quen thuộc, quen thuộc đến nỗi sex dường như đã trở thành từ ngoại lai trong vốn từ vựng tiếng Việt. Chẳng ai cần chuyển ngữ ra tiếng Việt ở cả ngôn ngữ nói và viết. Có thể vì tính nhanh chóng và giản tiện của hình thái từ một âm tiết này, cũng có thể vì người ta muốn giữ cho nó được nguyên bản như người phương Tây sử dụng như thế. Sex bỗng nhiên trở thành một yếu tố ngoại lai cả về ngôn ngữ và văn hoá trong tiếng Việt với sức sống và công phá khủng khiếp.
Nếu như cách đây 5 năm ở Việt Nam, người ta nói đến tình dục, đến quan hệ nam nữ một cách còn kín đáo và e thẹn thì nay nó tràn lan và không chỉ là đề tài ở đâu cũng nói mà còn trở thành những khoảng trời riêng, những góc khuất riêng của nhiều giới xã hội, nhiều lứa tuổi khác nhau. Và khi đoạn video sex Vàng Anh được phát tán thì chiếc màn mỏng manh của những định kiến xưa cũ bị xé toạc, cứ thế chuyện sex được công khai, mọi lúc, mọi nơi. Từ học đường của tuổi vị thành niên đến các giảng đường đại học, các văn phòng công sở đến các quán bar, quán rượu, sàn nhảy, nhà nghỉ, khách sạn,...đến phòng the của mỗi cá nhân.

Hầu như người đàn ông nào cũng có trong tay vài ba đĩa phim sex, lướt web sex mỗi ngày, nhất là những ông sếp trẻ, được xem là những người thành đạt sớm trong xã hội. Họ xem sex như một thú vui, như một nhu cầu và đi tìm những cảm giác thoả mãn nhu cầu ở những cấp bậc khác nhau.Nhìn lên đồng hồ 5h30, nhân viên đã ra về hết, phòng làm việc im ắng, chỉ còn ông sếp trẻ đang bắt đầu mò mẫm trên hành trình tìm đến phim, nghe chuyện, xem các loại, các kiểu từ châu Á đến châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, ... và tự sung sướng. 8-9h tối, sếp trở về nhà, mặt mũi nhàu nhĩ, dáng chiều chừng mệt mỏi sau một ngày làm việc cực nhọc. Và khi gia đình chìm vào giấc ngủ, anh lại bật máy, bật mođem, và tiếp tục hành trình mò mẫm, mặc cho cô vợ giả ngủ, nén tiếng thở dài nín nhịn, cố dỗ giấc ngủ để giữ chút sức khoẻ chuẩn bị cho đống công việc ngày mai đang chờ. Những câu chuyện về những em bé gái 3-4 tuổi bị những cậu bé 15-16 tuổi, những người đàn ông trung niên, xâm hại tình dục, cưỡng bức không còn là tin giật gân, sốt dẻo nữa mà chỉ giống như một con tem mới trong bộ sưu tập của người chơi tem có thâm niên mà thôi.

Chưa bao giờ sex lại dễ dàng nảy nở và tiến triển nhanh chóng trong mối quan hệ giữa nam và nữ nhanh như thế, đặc biệt ở giới vị thành niên. Sau vài phút trao đổi ảo trên mạng, cô bé 14 tuổi đã đồng tình cùng bạn chát đến nhà nghỉ và quan hệ tình dục bất cần biết đến việc ngày mai xuất hiện ở những phòng khám sản khoa cá nhân, hay bệnh viện phụ sản để giải quyết hậu quả. Những bi kịch của việc quan hệ tình dục bừa bãi, của việc sống thử- thực chất là sống cùng nhau để dễ bề quan hệ tình dục,ngày càng gia tăng và phổ biến làm cho Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ nạo hút, phái thai cao nhất thế giới.
Sex và cuộc tấn công ngược xã hội văn minh

Trong khi giới khoa học các nước có cách phân loại khác nhau về hiện tượng nghiện sex là một trạng thái tâm lý hay là vấn đề liên quan đến văn hoá, thì trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện tượng nghiện sex phát triển với tỉ lệ gia tăng chóng mặt. Càng ngày xu thế xã hội đã bình thường hoá và chấp nhận ham muốn ở mức cao, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa hưởng thụ đang phổ biến ở nhiều giới có-còn khả năng sex ở Việt Nam.
Điều đáng nói là ngày càng xuất hiện nhiều những kiểu, những loại quan hệ tình dục, cưỡng bức quan hệ kinh dị và man rợ mới. Và những kiểu mới, kiểu lạ, kiểu quái dị như thế mới làm người ta thoả mãn, sung sướng và tự hào. Một người đàn ông hay đàn bà quan hệ một lúc với mấy người khác giới, có người đàn ông vừa đánh đập vợ dã mãn vừa cưỡng bức quan hệ. Một em bé gái vị thành niên trong một buổi tối đi từ giữa làng về nhà bị đến gần 10 “cậu” 8-9x cưỡng hiếp, một bé gái chăn bò bị ông già 60 tuổi cưỡng bức quan hệ tình dục, một người phụ nữ phải sống với một vật khí trong âm đạo nhiều năm do người chồng của mình tống vào.... khi cơn cuồng dâm nổi lên, người ta bất chấp tất cả danh vọng, tiền bạc, lòng tự trọng, tuổi tác, nhân thân. Nhiều người đã để ham muốn vượt qua khỏi lý trí, sự chế ngự và trở về với bản chất hoang dã, cầm thú bản năng của mình.
Sex lan tràn trong thế giới cao ngạo, một thế giới tưởng bất khả xâm phạm nhiều thập kỷ của cái đẹp là văn chương. Khiến một nhà phê bình truyền thống kêu lên: “Không may cho tôi là đến giờ phút này bản thân không tìm thấy cái cảm giác tốt đẹp và cái lý do vững chắc nói trên khi đọc một số trang sách có ít nhiều liên quan tới tính dục của các tác giả trong nước, nhất là mấy bạn trẻ. Về nguyên tắc, tôi biết lớp trẻ hiện nay cũng đang có nhiều bức xúc. Họ không bằng lòng sống theo nếp cũ. Họ muốn thể nghiệm. Những khoái lạc muôn màu muôn vẻ của con người, họ muốn hưởng thụ và giúp nhau hưởng thụ. Song có lẽ là vì chúng ta được chuẩn bị quá sơ sài, nên những nỗ lực nóng vội của chúng ta dẫn đến tình trạng lê lết trong tuyệt vọng, thậm chí có phần gần với bệnh hoạn. Nói đơn giản là đọc nhiều trang sách nói tới sex người ta thấy nó thể hiện sự học đòi một cách thô thiển.”


Người tỏ ra bình tĩnh và cởi mở không lệ thuộc định kiến truyền thống cũng nhanh chóng tiến hành những cuộc khảo sát và nghiên cứu để lý giải cho nỗi nghi ngờ to lớn: “Sex trong văn chương có phải là đề tài quan thiết, hay chỉ là “giả vấn đề” do một số tác giả còn ở trong tình trạng thiếu thốn khả năng sáng tạo, thiếu thốn năng lực tư duy đã không thể khai sinh ra các ý tưởng mới mẻ hơn?”; và sau rất nhiều phân tích phản biện, nhà nghiên cứu nọ thốt nên một điều hiển nhiên nhất với một giả định “Cứ cho là sex chỉ tồn tại với ý nghĩa là phương tiện, thì thử hỏi một thứ “sex bẩn” liệu có khả năng chuyển tải một “thông điệp sạch” hay không?” Và ông công nhận “Tôi nghĩ, chỉ với trí tưởng tượng nghèo nàn, với động cơ văn chương đáng ngờ... người ta mới có thể phô bày sex vượt ra khỏi sự chi phối của văn hóa. Một tác phẩm có yếu tố sex sẽ không có gì là xấu nếu nó đem tới những rung cảm trong sáng và lành mạnh. Nhưng một tác phẩm sẽ trở nên ghê tởm nếu nó chỉ đưa tới sự nhầy nhụa và phản cảm”. Rõ ràng, sex là một yếu tố quan trọng và mỏng manh dễ trở thành kẻ thù của văn hoá hơn bất cứ một yếu tố nào khác.

Quan hệ tình dục hay sex vốn được coi là một nhu cầu tự nhiên, bản năng của con người, là vấn đề của tâm lý, sinh lý, nhưng đồng thời và trên hết nó cũng thuộc về văn hoá và xã hội văn minh của con người. Sự tấn công của sex đưa chúng ta trở về với hiện thực của thế giới thực tại, một thế giới mà bản năng thú tính của con người tưởng như có thể không bao giờ được phép trỗi dậy hay nảy nở lại dễ dàng được dung túng và dễ dãi chấp nhận đến không ngờ. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một quy định, chế tài cụ thể và mạnh mẽ nào để ngăn chặn, phòng ngừa cuộc chiến này, mặc dù chúng ta vẫn cho rằng xã hội phương Đông của Việt Nam là một xã hội không đề cao, không chấp nhận ham muốn tình dục ở mức cao.