Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010
LANG THANG SAPA
Khi không khí Sapa tràn ngập buồng phổi và len lỏi vào các tế bào,người tôi bỗng chùng lại, hồi hộp và bồi hồi. Cảm giác như gặp lại một người bạn tri âm.Có lẽ, Sapa đúng là một người bạn tri âm - luôn im lặng lắng nghe những than thở, những tâm sự rải theo những bước chân chậm rãi... Sapa vỗ về tôi bằng sương, bằng gió. Lang thang trong mây chiều,quan những hàng thông, quanh nhà thờ, ngồi nhâm nhi cà phê,ngô nướng, bắt gặp những nụ cười mủm mỉm hiền lành của những người dân tộc,...thấy nỗi buồn của mình vô lý biết bao.
Và Sapa cũng đâu chỉ là thị trấn nhỏ này. Lang thang về phía Nam thị trấn, men theo con đường nhỏ đi vào làng Cát Cát của người Mông, dọc theo con suối rảo bước vào thung lũng Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van,...
Lúa xanh rờn, từng hàng, từng bậc như những đợt sóng nhấp nhô từ trên đỉnh núi cuốn xuống như sóng biển xanh trong nắng chiều ráng vàng rực rỡ.Những dòng suối bạc lấp lánh như kim tuyến luồn trong thảm lúa xanh bất tận.Lác đác từ trên đỉnh núi cao, những mái nhà nhỏ của người Mông như những quả chuông treo lơ lửng. Thiên nhiên hoang dã thấp thoáng bóng người càng trở nên mê hoặc hơn. Xa xa, cách đến năm bảy ngọn núi, một cụm dân cư với những mái nhà trăng trắng của người Tày, người Dáy, người Xa Phó dựng gần nhau san sát từ trên sườn núi xuống.
Người Mông thường dựng nhà trên đỉnh núi cao, họ chịu được cái rét rất giỏi. Người Xa Phó, người Dáy ưa dựng nhà lưng chừng núi, còn người Tày ưa làm nhà ở dưới chân núi và dưới thung, nơi đất thấp, bằng phẳng.
Từ cuối xã Tả Van, suối Hoa bỗng tách làm đôi thành suối Hoa và La-vi vòng quanh ôm lấy Bản Dền (cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 10km)
Người già kể rằng, xưa ở bản Dền, có một chàng trai mồ côi từ nhỏ, chàng ta rất nọ chịu khó và tuấn tú. Trong một đêm chợ tình Sapa, chàng gặp cô con gái trưởng bản Tả Van, người Dáy. Họ quấn quýt và yêu nhau tha thiết. nhưng chàng trai nghèo quá không thể sắm đủ sính lễ đến hỏi cưới. Họ thường họ hẹn nhau, chàng trai đi lên Tả Van, cô gái đi xuống Bản Dền, gặp nhau bên bờ suối Hoa tình tự. Chiều hôm ấy, nhớ bạn tình không nguôi, trời thì mưa tầm tã, cahngf vẫn ngược dòng suối Hoa lên gặp người yêu ở Nậm Nà (cuối Tả Van ngày nay). Họ bên nhau tình tự mãi bên bờ suối mà không hay tai họa đang ập xuống. Thần nước ào đến bất ngờ kéo văng cô gái khỏi vòng tay người yêu nhấn vào dòng nước xoáy gầm rú. Chàng trai hốt hoảng nhảy theo nhưng mất dấu người yêu. Đau lòng và hận thần nước khôn xiết, ngày ngày chàng lên núi Hoàng Liên khuân đá về lấp dòng suối. Ngọn núi đá chắn dòng suối Hoa càng ngày càng cao theo nỗi nhớ nhung và đau buồn của chàng trai, còn suối Hoa thì bị tách đôi dòng quấn quanh bản Dền, rả rích đêm ngày như tiếng đàn gọi gọi bạn của chàng trai từ đó.
Mặt trời đã xuống rất thấp, nhìn từ trên dốc núi, tưởng như tới "xóm" mái nhà trăng trắng ấy đến nơi rồi nhưng đi cũng phải mất cả tiếng đồng hồ. Đó chính là bản Dền của người Tày. Bản Dền cách trung tâm thị trấn Sapa 30 km đường chim bay, được coi là một trong những điểm xa nhất huyện Sapa. Ghé vào một ngôi nhà gỗ của người Tày xin trú ngụ một đêm. Chủ nhà không có gì lạ lắm bởi khách du lịch trekking tour nước ngoài thường vẫn ở nhà họ qua đêm. Ngôi nhà thơm phức mùi gỗ pơ-mu, ngăn nắp và cao ráo....
...Đêm ụp xuống thật nhanh, núi rừng yên tĩnh thẳm sâu như trùng xuống, bầu trờ như thấp hơn và dãy Hoàng Liên định hình gọn gàng hơn trong bóng đêm. Gió thanh khiết mang hương hoa núi rừng,lúa nương, tiếng côn trùng và suối hoa lách rách,... Đêm trong trẻo, thanh thao mà gần gũi. Gió mơn man những mái nhà im lìm ẩn hiện sau những tán cây trong ánh sáng mỏng của đêm.
Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010
DUY TRÌ SỨC SỐNG NGHỆ NHÂN TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ
Đầu tháng 11-2008, Hermes đã chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội Việt Nam. Theo lời ông Christian Blanckaert, tổng giám đốc phụ trách kinh doanh quốc tế của Hermes “Cửa hàng Hermes tại Hà Nội là một trong những cửa hàng Hermes đẹp nhất trên thế giới. Những sản phẩm tuyệt vời nhất cùng những sản phẩm bán chạy nhất trong mùa của Hermes trên thế giới đều có mặt ở đây”. Từ lâu Hermes luôn duy trì 14 dòng sản phẩm, đặc biệt trong số đó có dòng trang sức bằng sừng và sơn mài là hàng made in vietnam. Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa PV. TRẦN NGA với ông Christian Blanckaert về sự xuất hiện của sản phẩm thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam, mang thương hiệu Hermes- một trong những nhà bán hàng kỹ tính nhất thế giới, và những vấn đề xung quanh việc phát triển ngành nghề thủ công cũng như duy trì sức sống của nghệ nhân trong thời đại công nghệ số hiện nay.
- Nước Pháp là một trong những kinh đô thời trang thế giới. Xin ông cho biết sự khác biệt của hãng thời trang Hermes trong thế giới công ty thời trang ở nước Pháp?
Christian Blanckaert: Hermes là một công ty gia đình, một công ty lâu đời, xuất xứ từ một xưởng sản xuất yên cương của ông Thiery Hermès thành lập vào năm 1837 tại thủ đô Paris trong khu Các Đại lộ lớn. Đến năm 1880, con trai ông đã chính thức mở công ty gia đình. Những sản phẩm đầu tiên của công ty là yên ngựa. Chúng tôi không hề vội vàng và nhất quán với chính sách là sản xuất đồ tốt chứ không phải là nhiều, chất lượng là phải tuyệt hảo chứ không phải phát triển một cách nhanh nhất. Chúng tôi có những sản phẩm tốt nhất được trưng bày trong những kiến trúc đẹp, ở vị trí đẹp nhất. Chúng tôi quan tâm và chú trọng đến những vấn đề chi tiết. Đối với những hãng thời trang khác có lẽ không chia sẻ những quan điểm đó với chúng tôi.
- Người thợ thủ công, Nhà bán hàng Hermes kỹ tính nhất thế giới đã lựa chọn sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài và sừng của Việt Nam vào hệ thống phân phối của mình từ khi nào?
Christian Blanckaert: Ngay từ cuối những năm 1990, Hermes đã có dịp tiếp cận nền thủ công đặc biệt của Việt Nam và ngày càng gắn bó với sự phong phú của nền văn hoá này.Và nhiều năm qua, những sản phẩm bằng sừng và sơn mài của Hermes được sản xuất ở Việt Nam bởi những người thợ thủ công mỹ nghệ tuyệt vời ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về mối quan hệ hợp tác giữa Hermes và những nghệ nhân Việt Nam cũng như mức độ thành công mà những sản phẩm made in Vietnam này đối với Hermes ?
Christian Blanckaert: Tôi không có con số cụ thể, nhưng lượng sản phẩm cũng như doanh số của dòng sản phẩm này ổn định và tăng lên hàng năm. Các sản phẩm này được bán ở 313 cửa hàng của Hermes trên toàn thế giới. Các mẫu thiết kế sản phẩm ra đời từ sự hợp tác giữa những chuyên gia của làm việc cho Her và nghệ nhân Việt Nam. Hermes cung cấp cho xưởng sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh những điều kiện về mặt chất lượng và mẫu mã, còn họ có trách nhiệm chế tác ra những sản theo yêu cầu về chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm.
Việt Nam có nền thủ công mỹ nghệ truyền thống rất đa dạng và phát triển. Ngoài việc hợp tác với những nghệ nhân chế tác đồ sừng và sơn mài ở thành phố Hồ Chí Minh, Hermes có sự khảo sát nào với nghề thủ công ở Việt Nam cũng như hướng đến việc hợp tác nào mới không?
- Christian Blanckaert: Tôi biết Vn có nhiều ngành thủ công đặc biệt khác. Theo quan sát của tôi, trong tương lai sẽ có nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của VN hơn ở những dòng sản phẩm của chúng tôi. Cái mà chúng tôi quan tâm nhất đó là sự tinh xảo đặc biệt chứ không nhắm tới thị trường. Mặt khác, chúng tôi thường thực hiện các sản phẩm theo bộ sưu tập và màu sắc. Vì thế nếu hàng thủ công tốt nhưng chưa đi vào bộ sưu tập và màu sắc thì chúng tôi chưa hợp tác. Và Hermes chưa có chủ trương làm một bộ sưu tập sản phẩm mang tính quốc gia. Cho tới nay, bộ sưu tập của chúng tôi bao giờ cũng là bộ sưu tập chung cho tất cả các nước trên thế giới chứ không có chủ trương chính sách hay bộ sưu tập cho một quốc gia. Và những Sản phẩm của Hermes rất đa dạng và có nhiều dòng. Một người mua một sản phẩm này thì người ta phải hiểu được nó và phải có sự yêu quý nó. Như thế người mua một món hàng đó với sản phẩm có một sự gắn kết. Như thế chứ không phải là một trào lưu sử dụng.
- Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều đứng trước nguy cơ mai một nghệ nhân. Ngay cả những vùng đất văn hoá truyền thống rất hưng thịnh như quần đảo Hawaii. Hermès lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với các nghệ nhân. Hermes có những chính sách hỗ trợ cũng như chiến lược gì để duy trì mối quan hệ cũng như tăng cường sức sống của nghệ nhân?
Christian Blanckaert: Tôi hoàn hoàn nhất trí với ý kiến của bạn về thực trạng khan hiếm nghệ nhân lành nghề ngày nay. Thực sự, chúng tôi không có chính sách nào với người thợ thủ công ngoài sự thông suốt lưu thông sản phẩm. Ngay tại ở Pháp, Hermes cũng gặp nhiều khó khăn với thợ thủ công. Hiện Hermes tuyển hơn 7000 thợ thủ công và chỉ riêng ngành đồ da đã có hơn 1000 thợ thủ công rồi. Chúng tôi mất nhiều thời gian để đào tạo giúp họ lành nghề, đây cũng là một vấn đề khó khăn. Khi chúng tôi tìm thấy những người thợ thủ công lành nghề, chúng tôi thường gìn giữ mối quan hệ rất tốt, lâu dài với họ để họ cung cấp cho chúng tôi những sản phẩm tinh xảo. Việt Nam là một trong số những nước hiếm hoi mà chúng tôi làm việc với những người thợ thủ công để chế tác ra những sản phẩm, chỉ có vài nước trên thế giới như thế thôi như ấn Độ chẳng hạn. Và chúng tôi, ngay từ ban đầu làm việc với những người thợ thủ công ở những nước này, chúng tôi đều trả với giá bình thường như những người thợ ở Paris, chứ không phải là thấp theo mức sống bình quân ở nước họ. Chúng tôi đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao và kỹ càng theo những tiêu chí như không tuyển dụng trẻ em, tôn trọng nguyên tắc về mặt môi trường, xã hội cũng như thực hiện rất nghiêm ngặt các quy tắc của Hermes đối với những thợ thủ công ở nước đó. Chúng tôi không có chiến lược thay đổi người thợ thủ công hợp tác với mình, khi chúng tôi tìm đến họ là hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối vào tay nghề cũng như việc đảm bảo các quy tắc.
Ông đánh giá về tiềm năng phát triển của Hermes ở thị trường VN như thế nào?
Christian Blanckaert: Tôi rất hy vọng mọi việc sẽ tốt đẹp. Trong hệ thống cửa hàng của Hermes ở trên thế giới. Chúng tôi cũng có nhiều khách hàng Việt Nam. Việt Nam có truyền thống văn hoá cũng như truyền thống thủ công mỹ nghệ rất cao. Người VN rất tinh tế, có gu thẩm mỹ riêng cũng như nền thủ công mỹ nghệ Vn rất tốt, rất phong phú. Tại một đất nước có truyền thống nghề thủ công tinh xảo cũng như nhiều gu thẩm mỹ như thế nên chúng tôi rất hy vọng chúng tôi sẽ thành công và có thể bán được nhiều hàng ở đây. Chúng tôi chưa tiến hành một cái khảo sát nào ở VN nhưng tôi nghĩ thời gian sẽ trả lời.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi thú vị này!
- Nước Pháp là một trong những kinh đô thời trang thế giới. Xin ông cho biết sự khác biệt của hãng thời trang Hermes trong thế giới công ty thời trang ở nước Pháp?
Christian Blanckaert: Hermes là một công ty gia đình, một công ty lâu đời, xuất xứ từ một xưởng sản xuất yên cương của ông Thiery Hermès thành lập vào năm 1837 tại thủ đô Paris trong khu Các Đại lộ lớn. Đến năm 1880, con trai ông đã chính thức mở công ty gia đình. Những sản phẩm đầu tiên của công ty là yên ngựa. Chúng tôi không hề vội vàng và nhất quán với chính sách là sản xuất đồ tốt chứ không phải là nhiều, chất lượng là phải tuyệt hảo chứ không phải phát triển một cách nhanh nhất. Chúng tôi có những sản phẩm tốt nhất được trưng bày trong những kiến trúc đẹp, ở vị trí đẹp nhất. Chúng tôi quan tâm và chú trọng đến những vấn đề chi tiết. Đối với những hãng thời trang khác có lẽ không chia sẻ những quan điểm đó với chúng tôi.
- Người thợ thủ công, Nhà bán hàng Hermes kỹ tính nhất thế giới đã lựa chọn sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài và sừng của Việt Nam vào hệ thống phân phối của mình từ khi nào?
Christian Blanckaert: Ngay từ cuối những năm 1990, Hermes đã có dịp tiếp cận nền thủ công đặc biệt của Việt Nam và ngày càng gắn bó với sự phong phú của nền văn hoá này.Và nhiều năm qua, những sản phẩm bằng sừng và sơn mài của Hermes được sản xuất ở Việt Nam bởi những người thợ thủ công mỹ nghệ tuyệt vời ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về mối quan hệ hợp tác giữa Hermes và những nghệ nhân Việt Nam cũng như mức độ thành công mà những sản phẩm made in Vietnam này đối với Hermes ?
Christian Blanckaert: Tôi không có con số cụ thể, nhưng lượng sản phẩm cũng như doanh số của dòng sản phẩm này ổn định và tăng lên hàng năm. Các sản phẩm này được bán ở 313 cửa hàng của Hermes trên toàn thế giới. Các mẫu thiết kế sản phẩm ra đời từ sự hợp tác giữa những chuyên gia của làm việc cho Her và nghệ nhân Việt Nam. Hermes cung cấp cho xưởng sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh những điều kiện về mặt chất lượng và mẫu mã, còn họ có trách nhiệm chế tác ra những sản theo yêu cầu về chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm.
Việt Nam có nền thủ công mỹ nghệ truyền thống rất đa dạng và phát triển. Ngoài việc hợp tác với những nghệ nhân chế tác đồ sừng và sơn mài ở thành phố Hồ Chí Minh, Hermes có sự khảo sát nào với nghề thủ công ở Việt Nam cũng như hướng đến việc hợp tác nào mới không?
- Christian Blanckaert: Tôi biết Vn có nhiều ngành thủ công đặc biệt khác. Theo quan sát của tôi, trong tương lai sẽ có nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của VN hơn ở những dòng sản phẩm của chúng tôi. Cái mà chúng tôi quan tâm nhất đó là sự tinh xảo đặc biệt chứ không nhắm tới thị trường. Mặt khác, chúng tôi thường thực hiện các sản phẩm theo bộ sưu tập và màu sắc. Vì thế nếu hàng thủ công tốt nhưng chưa đi vào bộ sưu tập và màu sắc thì chúng tôi chưa hợp tác. Và Hermes chưa có chủ trương làm một bộ sưu tập sản phẩm mang tính quốc gia. Cho tới nay, bộ sưu tập của chúng tôi bao giờ cũng là bộ sưu tập chung cho tất cả các nước trên thế giới chứ không có chủ trương chính sách hay bộ sưu tập cho một quốc gia. Và những Sản phẩm của Hermes rất đa dạng và có nhiều dòng. Một người mua một sản phẩm này thì người ta phải hiểu được nó và phải có sự yêu quý nó. Như thế người mua một món hàng đó với sản phẩm có một sự gắn kết. Như thế chứ không phải là một trào lưu sử dụng.
- Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều đứng trước nguy cơ mai một nghệ nhân. Ngay cả những vùng đất văn hoá truyền thống rất hưng thịnh như quần đảo Hawaii. Hermès lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với các nghệ nhân. Hermes có những chính sách hỗ trợ cũng như chiến lược gì để duy trì mối quan hệ cũng như tăng cường sức sống của nghệ nhân?
Christian Blanckaert: Tôi hoàn hoàn nhất trí với ý kiến của bạn về thực trạng khan hiếm nghệ nhân lành nghề ngày nay. Thực sự, chúng tôi không có chính sách nào với người thợ thủ công ngoài sự thông suốt lưu thông sản phẩm. Ngay tại ở Pháp, Hermes cũng gặp nhiều khó khăn với thợ thủ công. Hiện Hermes tuyển hơn 7000 thợ thủ công và chỉ riêng ngành đồ da đã có hơn 1000 thợ thủ công rồi. Chúng tôi mất nhiều thời gian để đào tạo giúp họ lành nghề, đây cũng là một vấn đề khó khăn. Khi chúng tôi tìm thấy những người thợ thủ công lành nghề, chúng tôi thường gìn giữ mối quan hệ rất tốt, lâu dài với họ để họ cung cấp cho chúng tôi những sản phẩm tinh xảo. Việt Nam là một trong số những nước hiếm hoi mà chúng tôi làm việc với những người thợ thủ công để chế tác ra những sản phẩm, chỉ có vài nước trên thế giới như thế thôi như ấn Độ chẳng hạn. Và chúng tôi, ngay từ ban đầu làm việc với những người thợ thủ công ở những nước này, chúng tôi đều trả với giá bình thường như những người thợ ở Paris, chứ không phải là thấp theo mức sống bình quân ở nước họ. Chúng tôi đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao và kỹ càng theo những tiêu chí như không tuyển dụng trẻ em, tôn trọng nguyên tắc về mặt môi trường, xã hội cũng như thực hiện rất nghiêm ngặt các quy tắc của Hermes đối với những thợ thủ công ở nước đó. Chúng tôi không có chiến lược thay đổi người thợ thủ công hợp tác với mình, khi chúng tôi tìm đến họ là hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối vào tay nghề cũng như việc đảm bảo các quy tắc.
Ông đánh giá về tiềm năng phát triển của Hermes ở thị trường VN như thế nào?
Christian Blanckaert: Tôi rất hy vọng mọi việc sẽ tốt đẹp. Trong hệ thống cửa hàng của Hermes ở trên thế giới. Chúng tôi cũng có nhiều khách hàng Việt Nam. Việt Nam có truyền thống văn hoá cũng như truyền thống thủ công mỹ nghệ rất cao. Người VN rất tinh tế, có gu thẩm mỹ riêng cũng như nền thủ công mỹ nghệ Vn rất tốt, rất phong phú. Tại một đất nước có truyền thống nghề thủ công tinh xảo cũng như nhiều gu thẩm mỹ như thế nên chúng tôi rất hy vọng chúng tôi sẽ thành công và có thể bán được nhiều hàng ở đây. Chúng tôi chưa tiến hành một cái khảo sát nào ở VN nhưng tôi nghĩ thời gian sẽ trả lời.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi thú vị này!
Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010
SEX THẮNG THẾ TRONG CUỘC XÂM LẤN VĂN HÓA XÃ HỘI
Sex chế ngự đạo đức, văn hoá truyền thống
Sex trong xã hội Việt Nam không còn là đề tài mới mẻ, nó thậm chí quá quen thuộc, quen thuộc đến nỗi sex dường như đã trở thành từ ngoại lai trong vốn từ vựng tiếng Việt. Chẳng ai cần chuyển ngữ ra tiếng Việt ở cả ngôn ngữ nói và viết. Có thể vì tính nhanh chóng và giản tiện của hình thái từ một âm tiết này, cũng có thể vì người ta muốn giữ cho nó được nguyên bản như người phương Tây sử dụng như thế. Sex bỗng nhiên trở thành một yếu tố ngoại lai cả về ngôn ngữ và văn hoá trong tiếng Việt với sức sống và công phá khủng khiếp.
Nếu như cách đây 5 năm ở Việt Nam, người ta nói đến tình dục, đến quan hệ nam nữ một cách còn kín đáo và e thẹn thì nay nó tràn lan và không chỉ là đề tài ở đâu cũng nói mà còn trở thành những khoảng trời riêng, những góc khuất riêng của nhiều giới xã hội, nhiều lứa tuổi khác nhau. Và khi đoạn video sex Vàng Anh được phát tán thì chiếc màn mỏng manh của những định kiến xưa cũ bị xé toạc, cứ thế chuyện sex được công khai, mọi lúc, mọi nơi. Từ học đường của tuổi vị thành niên đến các giảng đường đại học, các văn phòng công sở đến các quán bar, quán rượu, sàn nhảy, nhà nghỉ, khách sạn,...đến phòng the của mỗi cá nhân.
Hầu như người đàn ông nào cũng có trong tay vài ba đĩa phim sex, lướt web sex mỗi ngày, nhất là những ông sếp trẻ, được xem là những người thành đạt sớm trong xã hội. Họ xem sex như một thú vui, như một nhu cầu và đi tìm những cảm giác thoả mãn nhu cầu ở những cấp bậc khác nhau.Nhìn lên đồng hồ 5h30, nhân viên đã ra về hết, phòng làm việc im ắng, chỉ còn ông sếp trẻ đang bắt đầu mò mẫm trên hành trình tìm đến phim, nghe chuyện, xem các loại, các kiểu từ châu Á đến châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, ... và tự sung sướng. 8-9h tối, sếp trở về nhà, mặt mũi nhàu nhĩ, dáng chiều chừng mệt mỏi sau một ngày làm việc cực nhọc. Và khi gia đình chìm vào giấc ngủ, anh lại bật máy, bật mođem, và tiếp tục hành trình mò mẫm, mặc cho cô vợ giả ngủ, nén tiếng thở dài nín nhịn, cố dỗ giấc ngủ để giữ chút sức khoẻ chuẩn bị cho đống công việc ngày mai đang chờ. Những câu chuyện về những em bé gái 3-4 tuổi bị những cậu bé 15-16 tuổi, những người đàn ông trung niên, xâm hại tình dục, cưỡng bức không còn là tin giật gân, sốt dẻo nữa mà chỉ giống như một con tem mới trong bộ sưu tập của người chơi tem có thâm niên mà thôi.
Chưa bao giờ sex lại dễ dàng nảy nở và tiến triển nhanh chóng trong mối quan hệ giữa nam và nữ nhanh như thế, đặc biệt ở giới vị thành niên. Sau vài phút trao đổi ảo trên mạng, cô bé 14 tuổi đã đồng tình cùng bạn chát đến nhà nghỉ và quan hệ tình dục bất cần biết đến việc ngày mai xuất hiện ở những phòng khám sản khoa cá nhân, hay bệnh viện phụ sản để giải quyết hậu quả. Những bi kịch của việc quan hệ tình dục bừa bãi, của việc sống thử- thực chất là sống cùng nhau để dễ bề quan hệ tình dục,ngày càng gia tăng và phổ biến làm cho Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ nạo hút, phái thai cao nhất thế giới.
Sex và cuộc tấn công ngược xã hội văn minh
Trong khi giới khoa học các nước có cách phân loại khác nhau về hiện tượng nghiện sex là một trạng thái tâm lý hay là vấn đề liên quan đến văn hoá, thì trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện tượng nghiện sex phát triển với tỉ lệ gia tăng chóng mặt. Càng ngày xu thế xã hội đã bình thường hoá và chấp nhận ham muốn ở mức cao, cùng với sự phát triển của chủ nghĩa hưởng thụ đang phổ biến ở nhiều giới có-còn khả năng sex ở Việt Nam.
Điều đáng nói là ngày càng xuất hiện nhiều những kiểu, những loại quan hệ tình dục, cưỡng bức quan hệ kinh dị và man rợ mới. Và những kiểu mới, kiểu lạ, kiểu quái dị như thế mới làm người ta thoả mãn, sung sướng và tự hào. Một người đàn ông hay đàn bà quan hệ một lúc với mấy người khác giới, có người đàn ông vừa đánh đập vợ dã mãn vừa cưỡng bức quan hệ. Một em bé gái vị thành niên trong một buổi tối đi từ giữa làng về nhà bị đến gần 10 “cậu” 8-9x cưỡng hiếp, một bé gái chăn bò bị ông già 60 tuổi cưỡng bức quan hệ tình dục, một người phụ nữ phải sống với một vật khí trong âm đạo nhiều năm do người chồng của mình tống vào.... khi cơn cuồng dâm nổi lên, người ta bất chấp tất cả danh vọng, tiền bạc, lòng tự trọng, tuổi tác, nhân thân. Nhiều người đã để ham muốn vượt qua khỏi lý trí, sự chế ngự và trở về với bản chất hoang dã, cầm thú bản năng của mình.
Sex lan tràn trong thế giới cao ngạo, một thế giới tưởng bất khả xâm phạm nhiều thập kỷ của cái đẹp là văn chương. Khiến một nhà phê bình truyền thống kêu lên: “Không may cho tôi là đến giờ phút này bản thân không tìm thấy cái cảm giác tốt đẹp và cái lý do vững chắc nói trên khi đọc một số trang sách có ít nhiều liên quan tới tính dục của các tác giả trong nước, nhất là mấy bạn trẻ. Về nguyên tắc, tôi biết lớp trẻ hiện nay cũng đang có nhiều bức xúc. Họ không bằng lòng sống theo nếp cũ. Họ muốn thể nghiệm. Những khoái lạc muôn màu muôn vẻ của con người, họ muốn hưởng thụ và giúp nhau hưởng thụ. Song có lẽ là vì chúng ta được chuẩn bị quá sơ sài, nên những nỗ lực nóng vội của chúng ta dẫn đến tình trạng lê lết trong tuyệt vọng, thậm chí có phần gần với bệnh hoạn. Nói đơn giản là đọc nhiều trang sách nói tới sex người ta thấy nó thể hiện sự học đòi một cách thô thiển.”
Người tỏ ra bình tĩnh và cởi mở không lệ thuộc định kiến truyền thống cũng nhanh chóng tiến hành những cuộc khảo sát và nghiên cứu để lý giải cho nỗi nghi ngờ to lớn: “Sex trong văn chương có phải là đề tài quan thiết, hay chỉ là “giả vấn đề” do một số tác giả còn ở trong tình trạng thiếu thốn khả năng sáng tạo, thiếu thốn năng lực tư duy đã không thể khai sinh ra các ý tưởng mới mẻ hơn?”; và sau rất nhiều phân tích phản biện, nhà nghiên cứu nọ thốt nên một điều hiển nhiên nhất với một giả định “Cứ cho là sex chỉ tồn tại với ý nghĩa là phương tiện, thì thử hỏi một thứ “sex bẩn” liệu có khả năng chuyển tải một “thông điệp sạch” hay không?” Và ông công nhận “Tôi nghĩ, chỉ với trí tưởng tượng nghèo nàn, với động cơ văn chương đáng ngờ... người ta mới có thể phô bày sex vượt ra khỏi sự chi phối của văn hóa. Một tác phẩm có yếu tố sex sẽ không có gì là xấu nếu nó đem tới những rung cảm trong sáng và lành mạnh. Nhưng một tác phẩm sẽ trở nên ghê tởm nếu nó chỉ đưa tới sự nhầy nhụa và phản cảm”. Rõ ràng, sex là một yếu tố quan trọng và mỏng manh dễ trở thành kẻ thù của văn hoá hơn bất cứ một yếu tố nào khác.
Quan hệ tình dục hay sex vốn được coi là một nhu cầu tự nhiên, bản năng của con người, là vấn đề của tâm lý, sinh lý, nhưng đồng thời và trên hết nó cũng thuộc về văn hoá và xã hội văn minh của con người. Sự tấn công của sex đưa chúng ta trở về với hiện thực của thế giới thực tại, một thế giới mà bản năng thú tính của con người tưởng như có thể không bao giờ được phép trỗi dậy hay nảy nở lại dễ dàng được dung túng và dễ dãi chấp nhận đến không ngờ. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một quy định, chế tài cụ thể và mạnh mẽ nào để ngăn chặn, phòng ngừa cuộc chiến này, mặc dù chúng ta vẫn cho rằng xã hội phương Đông của Việt Nam là một xã hội không đề cao, không chấp nhận ham muốn tình dục ở mức cao.
Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010
GS. TRẦN LÂM BIỀN: ĐỪNG XOÁ SỔ CHÙA CỦA TỔ TIÊN
Người dân đi lễ chùa công đức nhà Chùa nhưng những người nắm tiền công đức ấy họ thao túng. Xã hội chỉ có thể tốt đẹp khi đạt trình độ “phú quý sinh lễ nghĩa” chứ hiện nay mới đạt mức “no hơi ấm cật dậm dật chân tay”; vì kiến thức chưa đạt được đến mức hiểu biết lễ nghĩa,…nên nó đã đẻ ra những kiến trúc trọc phú vô học, nhìn vào sự vô học lại tưởng là sự đẹp đẽ vì không có kiến thức. Nhất là tâm lý “thờ Phật thì ăn oản’ nên họ ăn nhiều quá; nhất là những điều đó chưa có sự quản lý. Nếu tiền công đức được quản lý chặt chẽ cũng giúp cho ngành văn hoá tránh được những tai hoạ, ung nhọt của những kiến trúc mới gắn với tín ngưỡng tôn giáo.- những điều trăn trở trên đây là một phần trong câu chuyên đối thoại xung quanh câu chuyện những ngôi chùa xây mới hiện nay của GS. TS Trần Lâm Biền với Trần Nga trong văn phòng nhỏ của ông trên tum tầng 3-Cục di sản văn hoá 51 Ngô Quyền.
GS. Trần Lâm Biền là một trong những nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam, luôn dành tâm sức cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc; Ông có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá dân gian, tín ngưỡng tôn giáo: Phật giáo và văn hoá dân tộc; Một con đường tiếp cận lịch sử, Diễn biến kiến trúc truyền thống của người Việt; Chùa Việt; Đồ thờ trong di tích của người Việt…
NGƯỜI TA NHẬP VÀO CHÙA NHỮNG THỨ KHÔNG PHẢI PHẬT
Theo giáo sư Phật giáo và những ngôi chùa có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống của Việt?
Đối với người Việt, đạo Phật rất được tôn trọng. Nhưng điều đáng nói ở đây là ở chỗ Đạo Phật chính đáng chứ không phải đạo Phật đã bị biến đổi đi. Trong tôn giáo tín ngưỡng, đối với người Việt chính đạo Mẫu lại là đạo bắt nguồn từ đời nguyên thuỷ từ mấy nghìn năm trở về trước. Chỉ đến đầu công nguyên cách đây 2000 năm, đạo Phật mới tới từ phương Nam tới, nó đáp ứng được yêu cầu của người Việt lúc đó. Bởi vì lúc đó đã có sự xâm lược, quấy nhiễu của phương Bắc. CHính người phương Bắc đã đưa đạo Nho, đạo Lão vào để dùng hệ tư tưởng ấy thống trị người Việt. Người Việt đã dùng đạo Phật như một sự đối trọng. Nên đi bên cạnh đạo thờ mẫu thì đạo Phật được người Việt quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên mỗi thời đạo Phật phát triển khác nhau: Đạo Phật dung hoà với đạo Mẫu; Phật phái Thảo Đường- dung ổn giữa đạo Phật với đạo Nho, Phật Phái Trúc Lâm - một Phật phái chính trị….
Và hiện nay thì sao ạ? Người dân ngày càng chuộng lễ bái và lễ chùa hàng tháng có thể cho rằng đạo Phật đang rất thịnh ở nước ta không ạ?
Đến bây giờ, đạo Phật và ứng xử với Đạo Phật của con người không đi vào được bản chất tốt đẹp sâu xa của đạo nữa. Những điều tốt đẹp như Nhẫn, Nghiệp,…chúng ta thấy khó tìm thấy trong thế giới tu hành. Suy cho cùng trên bước đường đi đạo Phật ở nước ta có rất nhiều khủng hoảng, gắn với tiêu cực, vì sự hiểu biết về Hiếu, Nghĩa của đạo Phật không đến nơi đến chốn.
Chính vì không hiểu đến nơi đến chốn nên nay người ta nhập vào chùa nhiều thứ không phải Phật, mà rõ ràng những thứ đó nhiều khi gắn với mê tín dị đoan. Nên người ta đang sống phần nào nó vội vã, tuỳ tiện xây dựng lại nhiều ngôi chùa không theo truyền thống. Đạo Phật dạy con người đi tìm sự đơn sơ nhưng thuộc về bản chất tốt đẹp nhất.
ĐỪNG XOÁ SỔ CHÙA CỦA TỔ TIÊN
Gần đây, chùa Bái Đính nằm trong một quần thể du lịch ở Ninh Bình dù chưa hoàn thành nhưng đã giữ nhiều kỉ lục lớn nhất Đông Nam á: Tượng Phật bằng đồng; Chuông, 500 bức tượng La Hán,… Ông suy nghĩ như thế nào về ngôi chùa mới này?
Tôi thấy hiện chùa Bái Đính ở phía trong mới gọi là Bái Đính, còn chùa mới xây hoàn toàn không phải là Bái Đính. Nếu gọi là Bái Đính là hoàn toàn xoá sổ chùa của tổ tiên đấy. Điều thứ hai, trong kiến trúc ba tầng mái, như chúng ta thấy kiến trúc ba tầng mái của chùa Bút Pháp có tháp Cửu phẩm liên hoa – là nơi thế giới của người chết; nhưng chùa Bái Đính mới ấy lại co cái gọi là tam quan – ba tầng mái ở ngoài, khiến người ta đến với cái chết trước khi đến với Phật. Điều đó không chấp nhận được. Toà nhà ba tầng mái có nhiều ý nghĩa lắm, thường nó phải nằm ở phía sau như ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Sổ(Thanh Oai). Nhà Ba tầng mái có thể được đặt ở ngoài nhưng không gắn với chùa mà nó được gắn với tam tài như Hiển Lâm các trong Huế. Nơi đó gắn với Vua- Trời đât- Dân gian; chứ không gắn với tam phẩm của nhà Phật. Để như thế thì con người trước khi đến với Phật đã chết ở Phật tâm rồi. Thì họ chỉ còn đem cái rác rưởi của trần gian đến với Phật mà thôi. Cái chùa Bái Đính mới ấy là phi Phật và có tính chất không đi theo truyền thống, muốn xoá bỏ chùa của tổ tiên và mặt nào đó nó có tính khoe mẽ.
Giáo sư đánh giá ý nghĩa của ngôi chùa mới to lớn này ra sao?
Những ngôi chùa được xây to lớn nhiều khi nó có tính áp chế khiến con người khi bước vào ngôi chùa bị tâm hồn của mình hoà quyện với sự hoành tráng, bị hình thức nào đó nó làm người ta nhẹ cái tâm đi. Đứng trước ngôi chùa quá to lớn như Bái Đính mới hay Tây Thiên thì con người cảm thấy tâm hồn của mình bị teo đi, bé nhỏ trước áp lực tinh thần nào đó. Người ta không thấy được bản chất hoà vào thiên nhiên, hoà vào vũ trụ, hoà với thế gian của bản thân họ nữa mà chỉ còn tính quy phục mà thôi. Tính chất ấy không đúng với tinh thần của người Việt. Xu hướng xây dựng những ngôi chùa to lớn là khó có thể chấp nhận được trên dòng chảy truyền thống.
Nhưng hiện nay không phải chỉ ở Ninh Bình xây chùa mới Bái Đính mà đã có rất nhiều nơi, nhiều địa phương tổ chức xây chùa mới, nơi thì trên nền chùa cũ, nơi thì xây bên cạnh,… vậy những người xây phải chú ý gì đến kiến trúc của những ngôi chùa mới này?
Đi vào tín ngưỡng chúng ta phải đi theo truyền thống, phải VN chứ đừng để đến những ngôi chùa kiến trúc mới người ta thấy tây không phải tây, tàu không tàu nhưng nhất định không phải VN như một số ngôi chùa hiện tại đang được làm một cách tuỳ ý không thông qua bộ Văn hoá. Theo kiến trúc truyền thống, một ngôi chùa hay đền, đình phải đạt chuẩn thông tam giới: với mái tượng trưng cho tầng trời, với đất – thân của nó là nơi thần và người tiếp cận, cần được thông nhau. Vì thế nền đất để mộc, hoặc có lát phải để những mạch rộng hoặc dùng gạch bát thấm nước để thông âm dương; những nơi đặt ban thờ thì gầm ban thờ lộ đất… để âm dương không bị cách trở. Nhưng nay thì người ta lát hết, thậm chí lát cả gạch men hoa, gạch tầm thường tưởng là sang trọng nhưng rõ ràng rằng nó đã tạo nên một hịên tượng ngăn cách âm dương không đi theo dòng truyền thống.
Thậm chí người ta còn xây tầng cho chùa thì làm sao các vị thần linh cách biệt khỏi thế gian, khỏi thế giứoi âm mà đầy đủ âm dương hợp đất. Nên kiến trúc của đạo Phật gắn với kiến trúc truyền thống của người Việt có đặc điểm là nó phải hoà vào thiên nhiên, hoà vào trời đất đồng thời theo quan điểm của người Việt không đẩy thần linh lên thượng tầng như thế. Có thể chúng ta xây những ngôi chùa mới, nhưng những ngôi chùa ấy hãy ở những vùng đất mới không gắn với kiến trúc cổ truyền. Kiến trúc mới hãy ra đất mới không ai cấm xây dựng những ngôi chùa mới nhưng đừng đem những ngôi chùa lớn vào đất của chùa cũ. Bởi chùa cũ là tiếng nói của tổ tiên. Chúng ta không có quyền thay đổi kiến trúc một phần hoặc xây mới ở nơi truyền thống cũ ấy. Do sự không hiểu biết phân biệt giữa Phật với thần linh khác nên trong kiến trúc có sự lẫn lộn. Theo kiến trúc cũ, Phật điện là nơi cao nhất nhưng nay người ta xây mới nhiề khi nhà Tổ lại xây cao hơn Phật điện,.. hay Phật tiếp cận với chúng sinh lại biến điện Phật thành hậu Cung như chùa Láng là không thể chấp nhận được. Phật là nơi rộng cửa với chúng sinh nên điện Phật không bao giờ có hậu cung….
Vì sao lại nhất định phải giữ lại những ngôi chùa cũ bé nhỏ và xuống cấp?
Giá trị của ngôi chùa cổ truyền thực sự không nằm ở vật chất mà ở chỗ khác. Những dấu tích truyền thống chỉ nói riêng về niên đại của những ngôi chùa như ở HN, Bắc Ninh,…hay những ngôi chùa có di tích của đời Trần nằm dọc trên dải đất miền Trung Bộ mang tính chất như những tiền đồn, những ngôi chùa thời Mạc trên mặt bằng châu thổ, trung du, thế kỷ 17 thấy dấu tích ở Non Nước,… Rõ ràng bằng những di sản văn hoá chúng ta thấy tộc người chủ thể đi đến đâu để dấu tích lại tới đó. Điều đó quan trọng như thế nào! Chính những di sản văn hoá của tổ tiên để lại cho biết bước phát triển của cộng đồng dân tộc đi dần tới thống nhất như ngày nay một cách cực kỳ rõ ràng. Thế mà nay cứ phá cái cũ đi để xây những cái mới lên thì còn gì để chúng ta chứng minh những điều ấy. Cho dù dấu tích cũ đã mất nhưng vẫn còn dấu tích trong lòng đất thì chúng ta vẫn phải tôn trọng. Vì có tôn trọng quá khứ thì chúng ta mới biết vào tương lai. Nay xoá sổ những ngôi chùa mới trên nền đất cũ là không thể chấp nhận được. Dù nó tàn phai thì vẫn để đấy vì nó vẫn đang nói với chúng ta những thì thầm của tổ tiên.
CHÙA MỚI KHÔNG THEO KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG LÀ PHÁ HOẠI BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
Tuy nhiên, trong khi Bái Đính mới chưa hoàn thành nhưng khách tham quan đã đến rất đông trong một hai năm gần đây…
ở đây chúng ta phải nói rằng, khách tham quan thì cứ tham quan nhưng mà “bất tri bất trách”, chúng ta không trách được bởi trong thời gian qua sự hụt hẫng tinh thần qua thời chiến tranh trở nen rất nặng nề. Nay nay cứ có nơi nào để nó được giải toả tâm hồn là người ta sẽ đến. Người ta đến Bái Đính mới để ngợi ca sự to lớn về cái gì đó rất đời thường chứ không phải thờ đạo. Rõ ràng một khi họ đã hiểu biết thì vai trò của chùa gọi là Bái Đính ấy sẽ tàn phai. Người Việt Nam không chấp nhận sự to lớn một cách thái quá đâu, bởi sự khoe mẽ ấy, người Việt đi sâu vào cái tâm. Sự vĩ đại của nó là ở cái tâm thánh thiện chứ không phải hình thức. Cái hình thức đó làm mờ cái tâm. Khi họ phát triển trí tuệ cao hơn nữa thì họ sẽ nhận ra đó là sự sai lầm.
Xu hướng xây chùa mới to lớn, khang trang đang khá phổ biến hiện nay trong khi chưa có những quy định về kiến trúc cũng như việc xin cấp phép của bộ Văn hoá, điều này tiềm ẩn những nguy cơ gì?
Đó là một cảnh báo lớn là hiện tượng phá hoại truyền thống văn hoá dân tộc; đúng hơn là phá hoại bản sắc làm méo mó tâm hồn dân tộc. Một dân tộc có thiện tâm vô cùng cao nay lại chỉ quan tâm đến hình thức. Tôi xin nhắc lại là xây dựng chùa cao to mấy cũng được nhưng hãy để ra ngoài không gian kiến trúc của tổ tiên đã làm.
Phải chăng đã đến lúc nhận định việc xây dựng những ngôi chùa mới nằm ngoài sự quản lý của Bộ văn hoá?
Chuyện này không phải nằm ngoài sự quản lý của nghành văn hoá, mà ngành văn hoá nhiều khi đã không biết đến điều ấy. Đến khi biết được nó đã thành sự đã rồi. Như chùa Hoà Xá bên quận Long Biên vừa được xếp hạng thì đã để mất tượng và bỏ mặc tan nát, sát vách đó là một ngôi chùa mới được xây dựng lên với sự bề thế đời thường, xây tầng hẳn hoi. Như vậy trước đây những ngôi chùa mang vẻ đẹp văn hoá phi tôn giáo thì nay những ngôi chùa to lớn ấy chỉ mang tính chất tôn giáo mà thôi.
Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010
THOÁT BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH CẦN NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ TẦM MỚI
Ngay khi Việt Nam (VN) vượt qua ngưỡng quốc gia nghèo đói, thu nhập thấp bước vào thế giới quốc gia thu nhập trung bình thì phải đối mặt với những thách thức mới đòi hỏi những nỗ lực và tầm nhìn của người lãnh đạo. Nguy cơ sát sườn của VN đó là "bẫy" thu nhập thu bình. GS.TS Kennichi Ohno,Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản bày tỏ quan ngại về nguy cơ mắc bẫy của Việt Nam trước những thực trạng phát triển đang tồn tại. Tuy nhiên "nếu thay đổi quy trình hoạch định chính sách và có những quyết tâm chính trị, tầm nhìn mới, VN có thể tránh bẫy này".
Nguy cơ sập bẫy
Trần Nga: Ngày 23.12.2009, World Bank xác nhận Việt Nam đã bước vào khối các quốc gia có thu nhập trung bình. Ghi nhận sau 7 năm tăng trưởng, VN đã thoát khỏi danh sách các nước đói nghèo. Tuy nhiên ngay trong Hội nghị các nhà tài trợ ở HN bà Victoria Kwakwa - Giám đốc World Bank tại Việt Nam bày tỏ lo lắng: nếu không cẩn thận, Việt Nam sẽ rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình. Thưa giáo sư, ông bình luận gì về cảnh báo này ?
Giáo Sư Kenichi Ohno: Theo đúng nghĩa, phát triển phải hình thành nhờ nâng cao chất lượng vốn con người hơn là nhờ may mắn vì có nguồn tài nguyên thiên nhiên hay có lợi thế vị trí địa lý để dễ dàng tiếp nhận hỗ trợ và đầu tư nước ngoài. Phụ thuộc vào những lợi thế không tự mình tạo ra, đất nước có thể tăng trưởng đến mức thu nhập thấp, trung bình hay cao với một chút nỗ lực nhưng rồi cuối cùng sẽ bị mắc kẹt ở mức thu nhập đó. Tình trạng này được gọi là bẫy phát triển. Trong tương lai VN có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Nhìn lại bức tranh các nước đang phát triển vẫn đang chiếm đa phần các quốc gia trên thế giới, và cụ thể là các nước trong khối ASEAN, từ những năm '60 của thế kỷ trước Philippin đã có nền kinh tế phát triển rất khá, nhưng đến nay dường như được xem là "giậm chân tại chỗ” và quốc gia này đang bị coi là sập bẫy thu nhập trung bình...
Phần lớn các nước châu Mỹ La tinh vẫn ở mức thu nhập trung bình mặc dù họ đã sớm đạt được mức thu nhập tương đối cao vào thế kỷ 19. Trong khu vực ASEAN hiện nay có nhiều nước đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình như Malaysia (GDP bình quân đầu người 7.750 USD năm 2009), Thái Lan (GDP bình quân đầu người 3.973USD năm 2009). Các nước này đang ở giai đoạn mà Việt Nam đang hướng tới và việc bước lên các nấc thang mới trở nên ngày càng khó khăn hơn. Khả năng tăng trưởng của Đông Á khác biệt rất nhiều cả về chiều sâu và tốc độ ngay cả khi so sánh giữa các nước được cho là "thành công": Đài Loan - Hàn Quốc (thành công lớn); Thái Lan - Malaysia (thành công trung bình); Philippin - Inđônêxia (ít thành công). Nhóm đầu đã bỏ lại khá xa nhóm hai và nhóm ba nếu xét về thu nhập và năng lực công nghiệp hoá.
ở mức khởi đầu cho công nghiệp hoá ở một mức rất thấp lại trải qua nhiều năm tháng chiến tranh, Việt Nam thực sự bước vào đổi mới kinh tế từ những năm 1990. Nhìn lại quá trình phát triển công nghiệp hoá trong thời gian 20 năm qua, GS đánh giá thực trạng của VN như thế nào?
Từ giữa những năm '80 đến những năm '90, kinh tế VN tăng trưởng rất nhanh nhờ tác động của cá cơ chế khuyến khích và ảnh hưởng tái phân bổ của việc tự do hoá các nguồn lực kinh tế nội địa . Tăng trưởng đã được củng cố bởi nhiều cơ hội thương mại cũng như những dòng vốn lớn đổ từ bên ngoài vào. Với tốc độ tăng trưởng 7,4% trong giai đoạn 1991-2009. Năm 1990 còn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với GDP 98 USD đến năm 2009 mức GDP đã lên 1.109 USD và được xếp vào hàng các quốc gia có thu nhập trung bình thấp theo cách xếp loại của WB. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN và những nỗ lực cải cách trong một thập kỷ rưỡi vừa qua rất đang ghi nhận. Nhưng những thành quả mà Việt Nam đang có được ngày nay chủ yếu là do tác động của tự do hoá và các yếu tố bên ngoài đi kèm với hội nhập quốc tế chứ không phải do sức mạnh nội tại. Các doanh nghiệp trong nước vẫn còn thiếu sức cạnh tranh, các chính sách và các thể chế vẫn rất yếu kém so với chuẩn mực của các nước Đông Á. Các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến hàng hoá xuất khẩu vẫn chủ yếu do các công ty nước ngoài nắm giữ, trong khi giá trị mà người lao động và các công ty trong nước tạo ra là rất hạn chế. VN thậm chí chưa thực sự bắt đầu xây dựng công nghiệp hỗ trợ hoặc các liên kết công nghiệp...
Thiếu tầm nhìn và cơ chế hoạch định chính sách kém
Trong khi đó con đường công nghiệp hoá đang là sự lựa chọn của phát triển của Việt Nam ...
Vào thời điểm bắt đầu Công nghiệp hoá, hầu hết các nước Đông Á đều có chính phủ yếu kém. Năm 1959-1960, chế độ dân sự của Hàn Quốc được nhìn nhận là một thể chế tham nhũng và yếu kém, Thái Lan được đánh giá thấp. Nhưng trải qua thử thách, sai lầm và những bài học, kinh nghiệm và năng lực quản lý của Chính phủ các nước này được cải thiện rất nhiều. Từ góc nhìn này, có thể thấy việc xây dựng tầm nhìn công nghiệp của Việt Nam là cần thiết. VN đã có tầm nhìn dài hạn là trở thành nước công nghiệp hoá và hiện đại hoá vào năm 2020 tuy nhiên vấn đề lại thiếu các chiến lược và chương trình hành động và các thể chế phù hợp để theo đuổi thực hiện tầm nhìn này. Điều quan trọng là VN phải xây dựng sớm nhất có thể một lộ trình công nghiệp hoá rõ ràng cũng như kế hoạch hành động cụ thể, công bố và hướng dẫn cho dân chúng, nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách về lộ trình đó. VN hiện chưa có một quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp, nhiều câu hỏi chính sách quan trọng vẫn chưa được trả lời; VN không chỉ ra một cách rõ ràng cách thức mà VN muốn sử dụng để thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển...
Theo ông, thất bại của VN trong việc hoạch định các chiến lược và kế hoạch phát triển ngành hiệu quả do đâu?
Chủ yếu là do yếu kếm về cơ cấu trong quá trình hoạch định chính sách. Tôi chỉ nhấn mạnh hai vấn đề về quy trình và tổ chức có liên quan chặt chẽ với nhau và đây là nguyên nhân chính dẫn đến chủ nghĩa hình thức, thiếu sáng tạo và phản hồi nhanh trong quá trình hoạch định chính sách ở VN. Cụ thể, quy trình hoạch định chính sách thiếu sự tham gia của cộng đồng kinh doanh và thiếu sự phối hợp liên bộ khiến cho chính sách được thông qua kém hiệu quả thậm chí không thể triển khai được. Ở VN mặc dù tất cả văn bản chính sách đều có một bộ chủ quản và hàng loạt các bộ khác có liên quan trong vẫn chưa có cơ chế nào buộc các bộ này cùng phối hợp làm việc.
Cách làm việc kém hiệu quả này đã dẫn tới hàng loạt hiện tượng chảy máu chất xám, xuống cấp đạo đức trong giới công chức, và bế tắc trong giải quyết những vấn đề cấp thiết trong xã hội như lạm phát, ùn tắc giao thông,...?
Thiếu sự hướng dẫn rõ ràng từ phía chính phủ và cơ chế khuyến khích méo mó đối với các công chức chính phủ gây chảy máu chất xám. Cũng giống như nhiều quốc gia khác, hiện tượng xuống cấp trầm trọng về đạo đức và phẩm chất của các công chức chính phủ khiến cho người tài nhanh chóng rút lui sang những khu vực kinh tế khác. Chính phủ VN đang phải đương đầu với nhiều vấn đề cấp thiết: lạm phát, khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế, phát triển thị trường bất động sản bong bóng, chứng khoán ảo, hay ùn tắc giao thông- theo hình thức từ dưới lên mà không có đầu mối lãnh đạo và chịu trách nhiệm rõ ràng. Chế độ công quyền của VN đang tụt hậu rất xa so với những nền kinh tế thành công khác trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan,... Cần lưu ý rằng sáng kiến cải cách này phải do các cơ quan cấp cao chứ không phải do các cơ quan cấp dưới đề xuất. Không một cơ chế quan liệu nào có thể tự mình thay đổi gốc rễ mà không có sự chỉ đạo quyết liệt từ một nhà lãnh đạo quyết đoán.
Làm thế nào để công nghiệp Việt Nam có thể cất cánh, thoát bẫy thu nhập trung bình, thưa giáo sư?
Việt Nam đang ở vị trí mà từ đây để tiến lên mức thu nhập cao hơn VN phải tăng cường tạo ra giá trị nội tại. Điều này đòi hỏi hành động phù hợp từ phía Chính phủ hơn là theo chính sách thị trường tự do nhằm định hướng và hỗ trợ sự năng động của khu vực tư nhân và tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Để tăng chất lượng chính sách, VN cần thay đổi quá trình hoạch định chính sách của mình bằng cách cải cách căn bản trong hệ thống hành chính công. Phạm vi và quy mô cải cách này phải được lựa chọn một cách thận trọng nhằm tối thiểu hoá năng lượng chính trị và xã hội để tiến hành thay đổi và tối đa hoá tác động tích cực của cải cách. Một mô hình lãnh đạo mới, một đội ngũ tham mưu trực tiếp tư vấn lãnh đạo cấp cao và một liên minh chiến lược với các đối tác quốc tế là những điểm chính cần phải ổôi rmới trong quá trình hoạch định chính sách công nghiệp của VN.
Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010
DIỆT ĐẦU CƠ- THỊ TRƯỜNG BĐS SẼ BÌNH ỔN
Hiện tượng đầu cơ bất động sản đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của kinh tế. Giá thành nhà đất tăng cao ảnh hưởng tới việc giải phóng mặt bằng, khép cảnh cửa đối với doanh nghiệp cần thuê khu công nghiệp; thiếu đất xây dựng những công trình phúc lợi xã hội, cộng đồng; không giải quyết được vấn đề nhà ở cho hàng triệu người dân. Phát triển nóng và ảo, khi bong bóng bất động sản xì hơi, người dân đầu cơ, đầu tư tích tụ đất sẽ mất tài sản lớn,… Đó là một trong những phân tích của TS. Trần Du Lịch, nguyên viện trưởng viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Phó trưởng đoàn ĐBQH Tp HCM, Uỷ viên Uỷ Ban Kinh tế Quốc Hội về sự phát triển của thị trường bất động sản từ góc độ kinh tế cũng như trong vai trò là người đại biểu Nhân dân.
Bong bóng xì hơi – Người dân mất của
Ông đánh giá thế nào về tình hình giá cả trên thị trường bất động sản hiện nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội?
T.S Trần Du Lịch: Ảo. Hoàn toàn ảo. Hiện nay thị trường bất động sản tạo một sức cầu ảo do sự rất yếu kém trong sử dụng các công cụ tài chính để điều tiết. Tôi ví dụ: những người đi mua chung cư không phải những người cần ở mà là mua để bán lại, mua nền nhà đất cũng là đầu cơ, còn những người thực sự có nhu cầu về nhà ở, đất ở không mua nổi. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy sau những đợt sốt cục bộ giá đất khu vực đó sẽ tăng lên một mức mới.
Thưa ông sau cơn sốt đất ảo tháng 5 – 6 vừa qua đã đẩy giá đất Hà Nội ở nhiều vùng lên một sàn giá mới. ông có cho rằng thị trường BĐS Hà Nội ngày càng khó kiểm soát và ngày càng diễn biến phức tạp không?
Tôi cho rằng đặt ra ngoài tầm kiểm soát thì không đúng lắm. Như¬ng thực sự thị trư¬ờng BĐS không chỉ ở HN mà ngay cả thành phố HCM đều có vấn đề. Nó là một thị trường không bình thư¬ờng vì yếu tố đầu cơ và tâm lý người Việt Nam là tâm lý tích tụ tài sản d¬ưới hình thức là đất đai, bất động sản. Giá bất động sản hiện nay đang ở trên trời, cần phải đưa xuống mặt đất.
Và điều này đứng từ góc độ kinh tế nó được đánh giá như thế nào thưa ông?
Đây là vấn đề trong kinh tế học đã cảnh báo: nếu để cho ngư¬ời dân tích tụ tài sản dư¬ới hình thức đất đai – bất động sản đó là hành vi phi kinh tế. Tác hại lớn nhất hiện nay là chúng ta đẩy giá đất VN vư¬ợt sức chịu đựng của nền kinh tế, quá bất hợp lý so với tổng sản phẩm nội địa. ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách về giá. Hiện tượng đầu cơ phá hoại toàn bộ chính sách công nghiệp hóa của chúng ta. Bởi vì với giá đất ngất ngưởng như vậy thì làm sao giải phóng mặt bằng để xây dựng khu công nghiệp, làm đường giao thông, làm sao có đất để xây dựng các công trình du lịch, thương mại...làm sao có thể mua nổi đất làm khu công nghiệp; làm đường, làm trường học, làm bệnh viện? Và đặc biệt, làm sao hàng triệu triệu người không có nhà, không có đất mua được nhà đất?
Khi tiền đọng vào thị trường BĐS quá nhiều, nó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nền kinh tế thưa ông?
Nguồn tiền đổ vào thị trường BĐS quá lớn, tồn đọng ở đấy không l¬ưu thông nó đẩy chỉ số ICO (tỷ lệ đồng vốn đầu tư bỏ ra để đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế) lên cao, thứ hai nó đẩy giá đất lên làm vấn đề phát triển hạ tầng, nhà ở xã hội cho dân,… bị ảnh hư¬ởng. Tôi cho rằng tình trạng đầu cơ đất đai đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước.
Đã có nhiều chuyên gia, phân tích thị trường BĐS Việt Nam và gọi sự phát triển của nó là bong bóng. Khi quả bóng này căng quá mức và xì hơi thì điều gì sẽ xảy ra thưa ông?
Thực sự bong bóng BĐS của Việt Nam khác các n¬ước khác, đa số ng¬ười đầu cơ hay tích tụ¬ đất chủ yếu là tự tích tụ tài sản của họ, trong đó vốn vay ngân hàng, tín dụng chỉ có một phần. Nên nếu thị tr¬ường có xì hơi thì tài sản của ng¬ười dân bị mất đi mà thôi chứ nền kinh tế không đổ vỡ nh¬ư thị trường chưng khoán hay thị trường bất động sản các nước khác. Vì vậy tôi cho rằng nếu bong bóng bất động sản xì hơi thì nó không có tác động hay ảnh h¬ởng lớn đối với nền kinh tế vĩ mô. Hiện tượng đầu tư vào nhà chung cư, đất đai bây giờ giống như “sốt” chứng khoán năm 2008, nghĩa là theo phong trào, rất nguy hiểm. Một số người lúc đầu sẽ hưởng lợi nhưng những người sau đó sẽ lãnh hậu quả.
Giá đất lên theo ngòi bút của nhà quy hoạch
Có nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân gây rối loạn thị trường BĐS HN vừa qua là do sự tắc trách của Bộ Xây dựng và thành phố Hà Nội, đã thiếu những cảnh báo và thông tin minh bạch khi công bố Đồ án Quy hoạch Hà Nội mới. Họ có thực sự đáng trách như vậy không thưa ông?
Hiện nay thị trư¬ờng bất động sản nó biến đổi theo ngòi bút của nhà quy hoạch. Tôi đã cảnh báo vấn đề này trước Quốc hội rồi. Chúng ta biết giá đất trên thị trường đi theo bản vẽ của nhà quy hoạch. Nừu mục tiêu sử dụng đất là gì, quy hoạch làm cáI gì thì giá theo đó mà định mà tăng, nếu quy hoạch làm công viên thì giá chuyển nhượng khác, nếu quy hoạch làm đô thị, nhà ở thì giá khác, làm khu hành chính thì giá khác,… Nên rất cần cẩn trọng trong vấn đề quy hoạch, công bố quy hoạch và công bố tính khả thi của nó.
Thị trường Bất động sản dường như đang thiếu vắng nhạc trưởng, theo ông, vị trí vai trò chủ chốt điều khiến thị trường BĐS đang ở đâu?
Bộ Xây dựng có một Cục quản lý thị trường BĐS… như¬ng tôi cho là phải có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý địa phư¬ơng với cơ quan quản lý trung ư¬ơng. Chúng ta không nên chạy theo giá thị tr¬ường khi định giá đất. Cần sử dụng các công cụ tài chính để điều tiết với từng trường hợp, như¬ trong việc bỏ đất hoang thì xử lí nh¬ư thế nào? Theo luật đất đai ch¬a biết xử lí ai cả. Một người có nhiều đất hay không không phảI là điều quan trọng mà quan trọng là đất đó để làm gì, nếu để đất hoang thì phải đánh thuế rất nặng. Tôi thấy HN tuy giá đất rất cao nhưng nhà bỏ hoang thì đầy rầy, và đó là sự lãng phí, phải đánh thuế vào đó.
Theo ông, hiện nay Chính phủ cần thực hiện ngay giải pháp gì để điều chỉnh thị trường bất động sản?
Để giải quyết vấn đề một cách căn cơ, tôi đề nghị Nhà nư¬ớc phải sử dụng những công cụ gián tiếp như¬ những chính sách về thuế, về tài chính trong vấn đề bỏ đất hoang, đầu cơ,… những vấn đề về tính khả thi của quy hoạch cũng như¬ đảm bảo tính khả thi của quy hoạch. Còn cứ để tình trạng này chúng ta không thể phát triển lành mạnh được.
Nổi lên hiện nay là hai bất cập của luật thuế. Ví dụ như Pháp lệnh về Thuế nhà đất (ban hành năm 1992 và sửa năm 1994) là đánh vào đất nhưng chưa đánh vào nhà; chưa kể chưa tính vào diện tích, chưa tính vào giá trị. Đáng lý ra một cái nhà giá trị 1 tỉ thì đánh thuế khác, nhà 3 tỉ đánh thuế khác. Vấn đề đặt ra như các nước là mua cái nhà 3 tỉ, anh xem thu nhập của anh có đủ đóng thuế với cái nhà 3 tỉ hay không? Cũng giống như vấn đề mua xe hơi vậy, không phải vấn đề là tiền mua mà là sử dụng xe hơi khấu hao hằng năm mới là quan trọng. Hiện nay chúng ta không làm. Và bất cập ở chỗ: biệt thự diện tích 1.000m2, giá trị 2 - 3 triệu USD mà đóng thuế mỗi m2 có bằng 2 ký lúa mỗi năm, thì đấy là vấn đề. Cái thứ hai, tôi nói từ rất lâu rồi, dự án được giao, xây dựng xong nhưng không quy định thời hạn hoàn thành dự án đó, thành ra nền nhà bỏ hoang. Người ta làm hạ tầng cứ mua đi bán lại nền nhà và cứ bỏ hoang, để đó chờ tăng giá. Cái này phải kiến nghị làm sao người mua cái nền nhà đó không kỳ vọng gì nó lên giá bằng cái thuế người ta phải đóng. Lúc đó người ta phải bán. Mọi người không đầu cơ thì lúc đó cung - cầu trở lại bình thường.
TRẦN NGA thực hiện
Thứ Hai, 28 tháng 6, 2010
TIN ĐỒN THOẢI MÁI NHÀO NẶN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Thị trường bất động sản nước ta đặc biệt là Hà Nội vốn rất nhạy cảm và khó kiểm soát từ nhiều năm nay với nhiều chứng tật. Trong đó việc tồn tại hai giá: giá của nhà nước và giá thị trường cũng như khoảng cách giữa hai giá này luôn là điểm nhức nhối gây 90% cuộc khiếu kiện về đất đai trong nhân dân hiện nay, đồng thời gây hỗn loạn giá, khó kiểm soát. Nay thêm một cơn sốt ảo đã đẩy khoảng cách giữa hai giá càng xa hơn. Thách thức kiểm soát, quản lí thị trường bất động sản đã gia tăng đối với các nhà quản lí.
"Tung tin đồn thì sao nào!"
Trước sự hỗn loạn giá đất tại một số huyện phía Tây Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định trên báo Người Lao Động rằng: “Có thừa tiền mới mua đất ở Thạch Thất, Ba Vì. Chẳng có “sốt” đất ở đây, nguyên nhân của việc giá đất trên trời là do người dân nghe đồn thổi rồi chạy theo phong trào” và
việc giá đất bị “thổi” có thể do giới đầu cơ đã “ôm” đất từ trước đó nay nhân cơ hội Bộ Xây dựng, TP Hà Nội triển lãm đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội với những thông tin như trục Thăng Long, trung tâm hành chính quốc gia, các khu đô thị vệ tinh.. đã tung hàng ra:“Trung tâm hành chính quốc gia chuyển lên Ba Vì là câu chuyện của 50 năm nữa. Đó là chưa nói tới việc trong tương lai có khi còn điều chỉnh”.". Ông Nam nói. Mặc dù những thông tin đã góp phần thức tỉnh những người đầu tư đang say sóng nhưng thực tế những cảnh báo này đã đưa ra thật muộn màng và đầy khiên cưỡng.
Cơ quan Bộ, đặc biệt là Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng đã không đưa ra một sự cảnh báo nào trước đó cũng như có những động thái thể hiện việc tiên lượng tình huống có thể xảy ra trong khi một người dân bình thường cũng có thể nhận ra những tác động lên thị trường bất động sản khi bản đồ án Quy hoạch này được công bố. Sự thiếu sự kết hợp trong việc cung cấp thông tin chính thức, nhất quán và tổng thể tới người dân cũng như đưa ra những cảnh báo kịp thời đã đẩy nhiều người dân vào tình huống dở khóc dở khóc dở cười, cũng như gây rối loạn thị trường bất động sản.
Ngay cả khi phát hiện ra con virut gây lên cơn sốt ảo của thị trường bất động sản là những tin đồn thì việc xử lí như thế nào có lẽ cũng là một bài toán của các nhà quản lý. Phải chăng vì việc xác định danh tính người tung tin đồn: người dân, giới đầu cơ, môi giới,…cùng những chứng cứ để luận tội cũng là một việc trên trời?
Nhân đây cũng phải nói thêm rằng, chính sự thiếu trách nhiệm và xử lí chậm chạp, bàng quan của cơ quan quản lí chịu trách nhiệm trước và sau cơn sốt ảo của thị trường bất động sản vừa qua là một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản Việt Nam đến hẹn lại lên những cơn sốt nhanh hạ chóng, làm giá để trục lợi của giới đầu cơ lớn, nhỏ! Yếu tố giữ vai trò chi phối, điều khiển thị trường bất động sản ở đâu!
TRẦN NGA
"Tung tin đồn thì sao nào!"
Trước sự hỗn loạn giá đất tại một số huyện phía Tây Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định trên báo Người Lao Động rằng: “Có thừa tiền mới mua đất ở Thạch Thất, Ba Vì. Chẳng có “sốt” đất ở đây, nguyên nhân của việc giá đất trên trời là do người dân nghe đồn thổi rồi chạy theo phong trào” và
việc giá đất bị “thổi” có thể do giới đầu cơ đã “ôm” đất từ trước đó nay nhân cơ hội Bộ Xây dựng, TP Hà Nội triển lãm đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội với những thông tin như trục Thăng Long, trung tâm hành chính quốc gia, các khu đô thị vệ tinh.. đã tung hàng ra:“Trung tâm hành chính quốc gia chuyển lên Ba Vì là câu chuyện của 50 năm nữa. Đó là chưa nói tới việc trong tương lai có khi còn điều chỉnh”.". Ông Nam nói. Mặc dù những thông tin đã góp phần thức tỉnh những người đầu tư đang say sóng nhưng thực tế những cảnh báo này đã đưa ra thật muộn màng và đầy khiên cưỡng.
Cơ quan Bộ, đặc biệt là Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng đã không đưa ra một sự cảnh báo nào trước đó cũng như có những động thái thể hiện việc tiên lượng tình huống có thể xảy ra trong khi một người dân bình thường cũng có thể nhận ra những tác động lên thị trường bất động sản khi bản đồ án Quy hoạch này được công bố. Sự thiếu sự kết hợp trong việc cung cấp thông tin chính thức, nhất quán và tổng thể tới người dân cũng như đưa ra những cảnh báo kịp thời đã đẩy nhiều người dân vào tình huống dở khóc dở khóc dở cười, cũng như gây rối loạn thị trường bất động sản.
Ngay cả khi phát hiện ra con virut gây lên cơn sốt ảo của thị trường bất động sản là những tin đồn thì việc xử lí như thế nào có lẽ cũng là một bài toán của các nhà quản lý. Phải chăng vì việc xác định danh tính người tung tin đồn: người dân, giới đầu cơ, môi giới,…cùng những chứng cứ để luận tội cũng là một việc trên trời?
Nhân đây cũng phải nói thêm rằng, chính sự thiếu trách nhiệm và xử lí chậm chạp, bàng quan của cơ quan quản lí chịu trách nhiệm trước và sau cơn sốt ảo của thị trường bất động sản vừa qua là một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản Việt Nam đến hẹn lại lên những cơn sốt nhanh hạ chóng, làm giá để trục lợi của giới đầu cơ lớn, nhỏ! Yếu tố giữ vai trò chi phối, điều khiển thị trường bất động sản ở đâu!
TRẦN NGA
LOẠN VÌ TIN ĐỒN - THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NGÀY CÀNG KHÓ KIỂM SOÁT
Cơn sốt đất bất thường
Cơn sốt ảo bất động sản diễn ra trong hơn một tháng nhưng đã kịp đẩy giá đất một số vùng nội đô và ven đô lên một sàn giá mới. Khiến nhiều người có nhu cầu thực sự về nhà ở chỉ biết ngửa mặt lên trời than: trời cao đất dày ơi, liệu khi chết có chỗ mà chôn không?
Ngay sau ngày đầu tiên Bộ Xây dựng công bố Đồ án Quy hoạch Hà Nội mở rộng, (1-4-2010) cô bạn tôi - một chuyên viên tổ chức hội thảo cho một tờ báo Doanh nghiệp đã vội vã lên kế hoạch làm hội thảo “Thị trường bất động sản- thách thức và cơ hội dưới tác động của bản Quy hoạch Hà Nội mới”. Vội vã đi mời các chuyên gia phân tích, đi tìm các đại gia kinh doanh bất động sản, lên nội dung chương trình. Có người gàn, mới chỉ là Đồ án thôi chắc gì đã thành sự thật… làm gì cho mất công. Nhưng cô ấy nhất quyết rằng, Đồ án này sẽ "qua" như “xưa” thông qua mở rộng địa giới Hà Nội mặc cho ai phân tích thiệt hơn, phản biện này nọ... Thức khuya dậy sớm thu thập thông tin, liên hệ ngược xuôi, ráo riết xây dựng nội dung chương trình, khách mời, thời gian tổ chức...
Quả nhiên, không chờ đến khi họp Quốc Hội đưa ra thảo luận, phê duyệt, chỉ vài ngày sau đồ án Quy hoạch thủ đô được công bố thị trường bất động sản Hà Nội đang yên ắng từ đầu năm bỗng chốc nóng kỳ lạ. Đất các vùng trung tâm đến các huyện ven có tên trong bản liệt kê đô thị trung tâm hạt nhân (đô thị lõi mà chủ yếu là khu phố cổ, phố cũ đến tuyến đường vành đai 4 - phía Tây và phía Bắc sông Hồng đến khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm với trung tâm hành chính quốc gia Ba Vì), đến các đô thị vệ tinh (từ Hò̀a Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn) hầm hập tăng nhiệt độ từng ngày. Giá đất tăng vù vù một gấp đôi, gấp ba chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi. Anh Tân ở Từ Liêm cho biết : "thật kinh khủng! không hiểu vì lí do gì mà giá đất tăng chóng mặt, khu Từ Liêm nhà tôi năm ngoái là 13 triệu giờ đã 45 triệu/m2, trong ngõ cũng lên 25 triệu/m2". Không chỉ giá đất nhiều khu vực nội thành như Quận tây Hồ tăng lên gấp đôi, gấp ba mà đất trong dân tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai... cũng tăng chóng mặt, những dự án biệt thự nhà vườn cũng nhanh chóng được lập ra, chia nhỏ đất vườn, đất thuê 50 năm thành lô, thành thửa đất thổ cư để hốt bạc. Đất làng ở huyện phía Bắc Hà Nội tăng gấp 2-3 lần, đánh dấu mốc tăng kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Các văn phòng môi giới Bất động sản tạm bợ mọc lên như nấm ven đường đằng sau nó là những cánh đồng gặt dở. Tin "Trung tâm hành chính quốc gia được chuyển về Đông Anh", "Đông Anh sắp lên Quận" được rò rỉ khắp nơi. Anh giám đốc văn phòng môi giới nhà đất ven đường nọ tiết lộ: "Đông Anh sắp mở ra 3 quận lớn là Bắc Thăng Long, Đông Kỳ và Cổ Loa nên đầu tư ở khu vực này có "cơ" lắm". Nghe đến đây, tôi chợt nhớ cuộc điện thoại của dì tôi hỏi hồi đầu năm "có phải Thanh Trì sắp lên quận không? Dì nghe mọi người trong xóm đồn thế, mày kiểm tra cho dì để dì giữ mảnh đất trước nhà lại không bán nữa nhé!".
Song nóng và bỏng nhất là đất khu vực Ba Vì. Không biết người mua và người bán thực được đến đâu nhưng phong trào về Ba Vì mua đất rộ lên ầm ĩ, côgn sở ở trung tâm thành phố cũng vắng hoe kéo nhau cả đoàn xuống Ba Vì nghe ngóng. Thậm chí nhiều người dân ở khu vực này cũng không hiểu vì sao lại có nhiều người đến dò hỏi về đất của làng mình đến thế. Những nhà đầu tư không chuyên người này đang có niềm tin mãnh liệt “bỏ ra một đồng, không ăn mười cũng ăn tám”, "trung tâm hành chính quốc gia mà chuyển về đây thì chẳng mấy chốc đắt như đất Ba Đình, Hoàn Kiếm." thậm chí còn phải thật nhanh chân vì thị trường đất ở Ba Vì được mô tả là “ai có mảnh đất muốn bán, chỉ cần tung tin ra hôm trước là hôm sau có khách ngay. Người này bước ra, người khác bước vào, có nhà đã bán xong đất rồi vẫn phải tiếp cả chục khách đến hỏi vì cứ tưởng là còn đất.” nên họ bỏ cả công sở, cả việc kinh doanh nhỏ hàng ngày của mình, dốc tiền nhà rỗi, tiết kiệm, thu gom nợ về để lao vào Ba Vì, Quốc Oai, Đông Anh... mua đất.
Nhiều người dân có nhu cầu cấp thiết về nhà ở chỉ biết ngửa mặt lên trời than: "than trời, trời cao, than đất, đất dày. Giá tăng kiểu này không cẩn thận đến khi chết không có chỗ mà chôn".
Công nghệ thổi giá đất
Sình sịch trong vòng hơn một tháng, bỗng nhiên thị trường BĐS im ắng hẳn, nhiều trang báo đưa tin "Cơn sốt đất Ba vì đã tan", "Sốt đất đang hạ nhiệt", "Sốt đất chỉ là ảo", "Hậu sốt đất ảo ở Hà Nội", "Bong bóng bất động sản đang xì hơi", ... các giao dịch cũng như gặp gỡ trò chuyện giá đất giảm hẳn. Cảnh "vạn người bán mới có người mua" đẩy nhiều nhà đầu tư lướt sóng bị tồn đọng hàng. Kẻ khóc người cười xem ra chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt.
Khi cơn say đã giảm nhiệt người ta mới nhìn lại sự việc đã qua và phát hiện ra rằng mình đã quá cả tin theo lời đồn thổi và niềm tin "đầu tư vào đất chỉ có lãi", "đất còn lãi hơn vàng". 90% giá đất bị thổi lên trong thời gian qua là do tin đồn nhảm và công nghệ thổi giá muôn hình vạn trạng của giới cò mồi, đầu cơ.
Trong khi cô bạn tôi tức tốc làm hội thảo thì những tay môi giới nhỏ lẻ đến các trung tâm, công ty môi giới, sàn giao dịch bất động sản, người thì chạy từ nhà này sang nhà nọ, quán này qua quán kia rỉ rả, thầm thì, hua chân múa tay; người thì từ quán café xịn này, văn phòng nhỏ này sang quán café xịn, văn phòng lớn khác, dùng tất cả những phương tiện truyền thanh có được: bảng hiệu, logo, website giật những cái tít như “Sóng nổi ở phía Tây.”, "Hà Nội lên cơn sốt đất", nước sôi lửa bỏng quá, thị trường đất Hà Nội ngoại biên đắt lên từng giờ, người có đất và giới môi giới, đầu cơ thi nhau hét giá. Từ chị đang cuốc đất ngoài ruộng, bà bán nước vệ đường, anh xe ôm, đến dân công sở văn phòng nháo nhào trở thành những người chỉ chỏ, môi giới, mua bán. Nhóm đầu cơ ôm hàng từ trước rồi tung tin đồn để xả hàng thu lợi là chiêu thông dụng nhất. "Khi thông tin sốt dẻo. Nguồn cung được bơm thêm, khiến nhiều người a dua, đua nhau đi mua. Nhờ vậy, giá đất không ngừng bị đẩy cao vượt giá trị thực", anh Vũ một giám đốc trung tâm môi giới bất động sản nói.
Bên cạnh lực lượng môi giới chuyên nghiệp, người nông dân cũng có mánh riêng đẩy giá đất lên cao. Tại thôn Vạn Lộc (Đông Anh) thấy khách lạ hỏi mua đất, nhiều người xúm lại ào ào đưa ra thông tin: giá chỗ này vài tháng trước chỉ 3-4 triệu 15-30 triệu rồi; đất phía sâu trong ngõ ngách được rao là 15 triệu, ngõ to gần đường lớn giá cao gấp đôi... mảnh đất kia được trả 30 triệu/m2 mà người chủ không bán đâu. "phải mua nhanh vì đất Đông Anh cũng sắp hết rồi chẳng còn đâu."... người này nói, người kia rao thi nhau đưa đẩy cho câu chuyện mua bán càng trở nên sốt dẻo.
Chưa bao giờ người ta bỏ tiền tỉ mua nhà nhanh hơn mua rau như vậy. Chủ nhật tôi về nhà ngoại ở Tả thanh Oai chơi. Mẹ tôi lườm bảo “nhà ông Mão đang quát giá 35triệu/m2 rồi đấy. Bảo cứ mua để đấy không nghe. Cứ chê ngoại thành đi làm xa. Giờ đã đắt bằng trung tâm chưa?”. Tôi im thin thít, trong lòng thán phục bà kinh nghiệm "đầy mình", nghỉ hưu cả chục năm nay rồi mà thạo tin quá!
TRẦN NGA
Cơn sốt ảo bất động sản diễn ra trong hơn một tháng nhưng đã kịp đẩy giá đất một số vùng nội đô và ven đô lên một sàn giá mới. Khiến nhiều người có nhu cầu thực sự về nhà ở chỉ biết ngửa mặt lên trời than: trời cao đất dày ơi, liệu khi chết có chỗ mà chôn không?
Ngay sau ngày đầu tiên Bộ Xây dựng công bố Đồ án Quy hoạch Hà Nội mở rộng, (1-4-2010) cô bạn tôi - một chuyên viên tổ chức hội thảo cho một tờ báo Doanh nghiệp đã vội vã lên kế hoạch làm hội thảo “Thị trường bất động sản- thách thức và cơ hội dưới tác động của bản Quy hoạch Hà Nội mới”. Vội vã đi mời các chuyên gia phân tích, đi tìm các đại gia kinh doanh bất động sản, lên nội dung chương trình. Có người gàn, mới chỉ là Đồ án thôi chắc gì đã thành sự thật… làm gì cho mất công. Nhưng cô ấy nhất quyết rằng, Đồ án này sẽ "qua" như “xưa” thông qua mở rộng địa giới Hà Nội mặc cho ai phân tích thiệt hơn, phản biện này nọ... Thức khuya dậy sớm thu thập thông tin, liên hệ ngược xuôi, ráo riết xây dựng nội dung chương trình, khách mời, thời gian tổ chức...
Quả nhiên, không chờ đến khi họp Quốc Hội đưa ra thảo luận, phê duyệt, chỉ vài ngày sau đồ án Quy hoạch thủ đô được công bố thị trường bất động sản Hà Nội đang yên ắng từ đầu năm bỗng chốc nóng kỳ lạ. Đất các vùng trung tâm đến các huyện ven có tên trong bản liệt kê đô thị trung tâm hạt nhân (đô thị lõi mà chủ yếu là khu phố cổ, phố cũ đến tuyến đường vành đai 4 - phía Tây và phía Bắc sông Hồng đến khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm với trung tâm hành chính quốc gia Ba Vì), đến các đô thị vệ tinh (từ Hò̀a Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn) hầm hập tăng nhiệt độ từng ngày. Giá đất tăng vù vù một gấp đôi, gấp ba chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi. Anh Tân ở Từ Liêm cho biết : "thật kinh khủng! không hiểu vì lí do gì mà giá đất tăng chóng mặt, khu Từ Liêm nhà tôi năm ngoái là 13 triệu giờ đã 45 triệu/m2, trong ngõ cũng lên 25 triệu/m2". Không chỉ giá đất nhiều khu vực nội thành như Quận tây Hồ tăng lên gấp đôi, gấp ba mà đất trong dân tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai... cũng tăng chóng mặt, những dự án biệt thự nhà vườn cũng nhanh chóng được lập ra, chia nhỏ đất vườn, đất thuê 50 năm thành lô, thành thửa đất thổ cư để hốt bạc. Đất làng ở huyện phía Bắc Hà Nội tăng gấp 2-3 lần, đánh dấu mốc tăng kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Các văn phòng môi giới Bất động sản tạm bợ mọc lên như nấm ven đường đằng sau nó là những cánh đồng gặt dở. Tin "Trung tâm hành chính quốc gia được chuyển về Đông Anh", "Đông Anh sắp lên Quận" được rò rỉ khắp nơi. Anh giám đốc văn phòng môi giới nhà đất ven đường nọ tiết lộ: "Đông Anh sắp mở ra 3 quận lớn là Bắc Thăng Long, Đông Kỳ và Cổ Loa nên đầu tư ở khu vực này có "cơ" lắm". Nghe đến đây, tôi chợt nhớ cuộc điện thoại của dì tôi hỏi hồi đầu năm "có phải Thanh Trì sắp lên quận không? Dì nghe mọi người trong xóm đồn thế, mày kiểm tra cho dì để dì giữ mảnh đất trước nhà lại không bán nữa nhé!".
Song nóng và bỏng nhất là đất khu vực Ba Vì. Không biết người mua và người bán thực được đến đâu nhưng phong trào về Ba Vì mua đất rộ lên ầm ĩ, côgn sở ở trung tâm thành phố cũng vắng hoe kéo nhau cả đoàn xuống Ba Vì nghe ngóng. Thậm chí nhiều người dân ở khu vực này cũng không hiểu vì sao lại có nhiều người đến dò hỏi về đất của làng mình đến thế. Những nhà đầu tư không chuyên người này đang có niềm tin mãnh liệt “bỏ ra một đồng, không ăn mười cũng ăn tám”, "trung tâm hành chính quốc gia mà chuyển về đây thì chẳng mấy chốc đắt như đất Ba Đình, Hoàn Kiếm." thậm chí còn phải thật nhanh chân vì thị trường đất ở Ba Vì được mô tả là “ai có mảnh đất muốn bán, chỉ cần tung tin ra hôm trước là hôm sau có khách ngay. Người này bước ra, người khác bước vào, có nhà đã bán xong đất rồi vẫn phải tiếp cả chục khách đến hỏi vì cứ tưởng là còn đất.” nên họ bỏ cả công sở, cả việc kinh doanh nhỏ hàng ngày của mình, dốc tiền nhà rỗi, tiết kiệm, thu gom nợ về để lao vào Ba Vì, Quốc Oai, Đông Anh... mua đất.
Nhiều người dân có nhu cầu cấp thiết về nhà ở chỉ biết ngửa mặt lên trời than: "than trời, trời cao, than đất, đất dày. Giá tăng kiểu này không cẩn thận đến khi chết không có chỗ mà chôn".
Công nghệ thổi giá đất
Sình sịch trong vòng hơn một tháng, bỗng nhiên thị trường BĐS im ắng hẳn, nhiều trang báo đưa tin "Cơn sốt đất Ba vì đã tan", "Sốt đất đang hạ nhiệt", "Sốt đất chỉ là ảo", "Hậu sốt đất ảo ở Hà Nội", "Bong bóng bất động sản đang xì hơi", ... các giao dịch cũng như gặp gỡ trò chuyện giá đất giảm hẳn. Cảnh "vạn người bán mới có người mua" đẩy nhiều nhà đầu tư lướt sóng bị tồn đọng hàng. Kẻ khóc người cười xem ra chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt.
Khi cơn say đã giảm nhiệt người ta mới nhìn lại sự việc đã qua và phát hiện ra rằng mình đã quá cả tin theo lời đồn thổi và niềm tin "đầu tư vào đất chỉ có lãi", "đất còn lãi hơn vàng". 90% giá đất bị thổi lên trong thời gian qua là do tin đồn nhảm và công nghệ thổi giá muôn hình vạn trạng của giới cò mồi, đầu cơ.
Trong khi cô bạn tôi tức tốc làm hội thảo thì những tay môi giới nhỏ lẻ đến các trung tâm, công ty môi giới, sàn giao dịch bất động sản, người thì chạy từ nhà này sang nhà nọ, quán này qua quán kia rỉ rả, thầm thì, hua chân múa tay; người thì từ quán café xịn này, văn phòng nhỏ này sang quán café xịn, văn phòng lớn khác, dùng tất cả những phương tiện truyền thanh có được: bảng hiệu, logo, website giật những cái tít như “Sóng nổi ở phía Tây.”, "Hà Nội lên cơn sốt đất", nước sôi lửa bỏng quá, thị trường đất Hà Nội ngoại biên đắt lên từng giờ, người có đất và giới môi giới, đầu cơ thi nhau hét giá. Từ chị đang cuốc đất ngoài ruộng, bà bán nước vệ đường, anh xe ôm, đến dân công sở văn phòng nháo nhào trở thành những người chỉ chỏ, môi giới, mua bán. Nhóm đầu cơ ôm hàng từ trước rồi tung tin đồn để xả hàng thu lợi là chiêu thông dụng nhất. "Khi thông tin sốt dẻo. Nguồn cung được bơm thêm, khiến nhiều người a dua, đua nhau đi mua. Nhờ vậy, giá đất không ngừng bị đẩy cao vượt giá trị thực", anh Vũ một giám đốc trung tâm môi giới bất động sản nói.
Bên cạnh lực lượng môi giới chuyên nghiệp, người nông dân cũng có mánh riêng đẩy giá đất lên cao. Tại thôn Vạn Lộc (Đông Anh) thấy khách lạ hỏi mua đất, nhiều người xúm lại ào ào đưa ra thông tin: giá chỗ này vài tháng trước chỉ 3-4 triệu 15-30 triệu rồi; đất phía sâu trong ngõ ngách được rao là 15 triệu, ngõ to gần đường lớn giá cao gấp đôi... mảnh đất kia được trả 30 triệu/m2 mà người chủ không bán đâu. "phải mua nhanh vì đất Đông Anh cũng sắp hết rồi chẳng còn đâu."... người này nói, người kia rao thi nhau đưa đẩy cho câu chuyện mua bán càng trở nên sốt dẻo.
Chưa bao giờ người ta bỏ tiền tỉ mua nhà nhanh hơn mua rau như vậy. Chủ nhật tôi về nhà ngoại ở Tả thanh Oai chơi. Mẹ tôi lườm bảo “nhà ông Mão đang quát giá 35triệu/m2 rồi đấy. Bảo cứ mua để đấy không nghe. Cứ chê ngoại thành đi làm xa. Giờ đã đắt bằng trung tâm chưa?”. Tôi im thin thít, trong lòng thán phục bà kinh nghiệm "đầy mình", nghỉ hưu cả chục năm nay rồi mà thạo tin quá!
TRẦN NGA
Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010
TS. ĐỖ QUỐC BÌNH: KHÔNG PHẢI ĐÀO MỎ MÀ LÀ PHÁ MỎ
Mỏ vàng có trữ lượng 8,1triệu tấn quặng vàng mà công ty OZ công bố tìm thấy ở Cam Pu Chia đang gây xôn xao dư luận gần đây sau khi một số chuyên gia địa chất của ta cho rằng nó là một mỏ vàng rất lớn; thêm vào đó nhiều sự hồ nghi về những mỏ vàng như vậy liệu có ở nước ta vì vị trí của mỏ vàng nọ khá gần với Việt Nam. Tuy nhiên theo TS Đỗ Quốc Bình – trưởng phòng Khoáng sản kim loại, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, trò chuyện với VNT, thì đó là một mỏ vàng trữ lượng bình thường. Nước ta có trữ lượng tài nguyên vàng giàu có trong khu vực đồng thời cấu trúc địa chất vàng trong dãy đá lục rất phổ biến ở các nước giàu tài nguyên vàng trên thế giới. Song việc khai thác vàng còn rất manh mún, lãng phí và bừa bãi. Hiện tượng bán quặng thô có sản phẩm phụ giá trị cao hơn sản phẩm chính cũng rất đáng lưu ý bởi đó là những mỏ khoáng sản quý ít có ở nước ta,...
8,1 TRIỆU TẤN QUẶNG KHÔNG PHẢI VÀNG NHÉ
Thưa tiến sĩ, dư lụân hiện nay khá quan tâm đến thông tin công ty khai khoáng OZ của Australia đã phát hiện một mỏ vàng có trữ lượng khoảng 8,1 triệu tấn quặng ở tỉnh Mondulkiri, miền Đông Bắc Campuchia, giáp Tây Nguyên của Việt Nam. Ông có bình luận gì về thông tin này?
Thực chất mỏ 8,1 triệu tấn quặng quy ra 2,3g vàng/tấn thì mỏ đấy không phải là mỏ lớn so với nhiều mỏ khác ở Việt Nam chúng tôi từng thăm dò, khai thác. Giới DN tư bản hay đưa ra những con số giật mình để quảng bá hay phục vụ thị trường chứng khoán. Chứ không phải đưa ra những con số chính xác và thực chất vấn đề. Những người không có chuyên môn thì sẽ không hiểu đúng và gây nhiễu thông tin.
Theo ông Thuấn, Cục trưởng Cục Địa Chất và Khoáng sản, ngay cả mỏ vàng khai thác tới 90 năm ở Nam Phi cũng không thể đạt trữ lượng này.
Trên thực tế mỏ vàng lớn nhất thế giới hiện nay đang được khai thác là Côla ở Ấn Độ. Khai thác sâu nhất hơn 3 kilômet, với trữ lượng hơn 350 tấn vàng. Bây giờ còn lại đến trước năm 90 còn khoảng 50 tấn cho phép khai thác tốt. Những mỏ vàng lớn Nam Phi thì không có trữ lượng hơn Côla cũng như một số mỏ vàng khác ở Ấn Độ.
Việt Nam có tiềm năng vàng lớn trong khu vực
Vài ngày trước, trả lời trên báo NLD, Thạc sĩ Nguyễn Trường Giang, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất xạ hiếm (Cục Địa chất và Khoáng sản) cho biết: Qua điều tra cơ bản thì ở khu vực gần Ngã ba Đông Dương, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã phát hiện nhiều khu vực có mỏ vàng. Khu vực này cách không xa mỏ vàng 8,1 triệu tấn quặng vừa được phát hiện ở Campuchia. Theo ông chúng ta có thể lạc quan về kết quả khi thăm dò khảo sát cụ thể địa chất theo điều tra cơ bản của tuyên bố trên không?
Vùng Tây Nguyên tôi cũng đã có nhiều khảo sát. Vàng ở vùng Ngã Ba Đông Dương ở Việt Nam là có nhưng cần lưu ý đến vấn đề kỹ thuật khai thác, đầu tư công nghệ như thế nào mà thôi. Hiện nay tôi cũng đang tham gia khảo sát và khai thác một mỏ vàng gần ngã Ba Đông Dương, nhưng thuộc lãnh thổ Lào. Mỏ vàng này có trữ lượng ước tính khoảng 3,1 tấn vàng và còn có tiềm năng khai thác nữa.
Ông đánh giá về tiềm năng vàng của Việt Nam so với các nước trong khu vực như thế nào? Những vùng nào ở Việt Nam có chứa nhiều vàng?
Vàng ở VN khác với những mỏ vàng ở Philippin, khác với mỏ vàng của Inđônêxia - hàm lượng không cao nhưng qui mô lớn. ở Campuchia đi trong một khối địa chất kiểu khác, nó nằm trong đá Granit, ở Việt Nam, nó nằm dãy đá lục giống nhiều vùng trên thế giới. Nó có tiềm năng hơn.
Vàng ở Việt Nam thì nằm sâu và tập trung ở những khu vực nhất định. Những vùng cần quan tâm: Thái Nguyên – Bắc Kạn, Lai Châu- Sơn La, Thanh Hoá, vùng Quảng Nam – Kontum, vùng Đà Lạt - Phú Yên kéo lên – có kiểu khá thú vị.Vì vậy chúng ta cần quan tâm, vấn đề đầu tư của nhà nước như thế nào. Hiện nay hầu hết các mỏ vàng giao cho tập đoàn than khoáng sản nhưng chưa thấy động binh thăm dò, khảo sát hay đi vào khai thác.
Vì sao lại thế ạ?
Có thể là họ thiếu nguồn vốn?..
Vậy là họ đang xí phần để đấy!
Đúng là thế. Trong ngành khai thác, chế biến thì vàng là loại khoáng sản khó tìm, khó khảo, sát điều tra cơ bản nhưng lại dễ dàng trong khâu chế biến. Đối với kim loại, giá thành rẻ, rất dễ tìm nhưng đầu tư công nghệ chế biến từ quặng càng đắt, còn kim loại giá thành cao, quí hiếm thì chi phí trí tuệ để tìm ra nó lại khó hơn rất nhiều. Con người trí tuệ và kỹ thuật Việt Nam hoàn toàn có khả năng chế biến được vàng chứ không phải phụ thuộc chuyên gia và kỹ thuật nước ngoài.
....NHƯNG CHƯA BIẾT CÁCH KHAI THÁC
Một nguồn tin cho biết "Chính phủ Campuchia chưa thực hiện bất kỳ khoản thu từ ngành công nghiệp khai thác mỏ, bất chấp sự hiện diện của ít ưanhất 60 công ty nước ngoài và trong nước tìm cách khai thác tài nguyên khoáng sản"; còn ở Việt Nam, thực trạng các tỉnh được cho là giàu tài nguyên khoáng sản như Cao Bằng chẳng hạn thì vẫn là tỉnh nghèo nhất, trong khi đó việc cấp phép khoáng sản tràn lan dẫn đến thực trạng “loạn khai thác”như ở tỉnh Cao Bằng. Nhà nước thì thu về thuế suất khai thác khoáng sản rất rẻ và hoàn toàn do doanh nghiệp tự nộp. Phải chăng ngành công nghiệp nặng này vẫn là thách thức đối với các nước đang phát triển, thưa ông?
Tôi nghĩ có mấy vấn đề pháp luật và tài chính ở đây. Ở các nước phát triển họ có luật trả bản quyền cho người phát hiện/tìm ra mỏ mặc dù anh ta đi làm thuê. Nhưng ở ta thì hầu như chưa có. Tất cả doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng tiền mà Nhà nước bỏ ra từ xưa đến nay cho công tác điều tra cơ bản để tìm ra các mỏ. Hầu như các mỏ hiện nay là được tận dụng khai thác. Nhà nước tự nhiên mất đi một khoản thu rất lớn, không thu hồi. Làm cho ngành địa chất ngày càng khó hoạt động do thiếu kinh phí.
Ngày 31/5 Chính phủ vừa trình Quốc Hội Luật Khoáng sản sửa đổi, ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Tôi nghĩ rằng phải để những người thực tế đóng góp xây dựng chứ không phải những người ngồi trong phòng. Hay phiến diệnở góc độ quản lí nhà nước mà xây dựng Luật đó thì rất khó. Nó phải hài hoà từ phía nhân dân, doanh nghiệp và quản lí thì mới hiệu quả. Dù là ai hay ở vị trí nào thì cũng cần vì cái chung.
Chính sách nên có sửa đổi. Với DN đã được cấp phép nên tạo điều kiện. Xin vài chục con dấu để có được giấy phép khai thác khoáng sản quả là vấn đề lớn cho DN. Nên tập trung cấp giấy phép ở một nơi mà Nhà nước vẫn quản lí được.
Năm 2008, 4-5 trăm người tập trung trên đỉnh đồi Sạc Ly, Đăk Tô đi đào vàng, giữa năm 2009, dư luận lại dấy lên khi người ta thấy người dân Vĩnh Phúc đổ xô đi đào vàng dưới chân núi Tam Đảo, họ cải trang đi bắt cá, bắt chim, rồi âm thầm đào đất, đá tìm kiếm. Có lúc lên tới 3-4 trăm người. Nhiều cơ quan chức năng lên tiếng đã phải rất vất vả trong việc ngăn chặn những hoạt động này. Tiến sĩ suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
Không nên cấm đoán người dân khai thác mà nên tìm cách quản lí cho hợp lý. Cũng vì cuộc sống mà, ai cũng phải kiếm tiền. Không nên gọi họ là “vàng tặc”. Nhiều vùng đãi vàng có thể coi là nghề phụ người ta làm khi nông nhàn. Không ảnh hưởng gì đến môi trường nếu chúng ta điều chỉnh tốt.
Nhưng ở những bãi đào vàng là ma tuý, đâm chém, cướp bóc,... các kiểu. Ở đấy là một “vương quốc” riêng. Tôi từng sống ở những bãi vàng từ thửo sơ khai năm 1990 để thu thập dữ liệu làm luận án. Vàng nó là như thế đấy, có vàng rồi thì ông chủ vàng quay sang nghiện hút, cờ bạc. Khổ cái là dân trí không cao, tự nhiên anh được trời cho, may mắn giàu có đột biến, một đêm ngủ dậy có 30-40 kg vàng. Từ một người khổ sở bỗng trở nên quá sung sướng, không biết kiềm chế được tư duy của mình. Không phải ít đâu, 90% là nghiện hút, cờ bạc. Có người đào được 30kg vàng đấy nhưng khi chết không còn đủ 500 ngàn mua quan tài.
Ông đánh giá như thế nào về thực trạng khai thác vàng ở nước ta.
Việc khai thác vàng ở nước ta rất manh mún, có thể nói còn “thổ phỉ” lắm. Các mỏ khai thác hiện nay hầu như là khai thác chụp giật, không có qui hoạch, bóc ngắn cắt dài. Không phải là khai thác nữa mà là phá mỏ. Dân ta quen ăn sổi, nên bỏ sót tài nguyên rất nhiều. Đây là điều lãng phí lớn. Chúng ta thu hồi/ chế biến về chưa được 20% số lượng thực khi khai thác. Cao nhất là ở Bồng Miêu với kỹ thuật công nghệ của Úc được hơn 80% - đây cũng là mỏ có hoạt động nghiêm túc đúng quy trình, kỹ thuật nhất. Xót xa nhất là cả vùng mỏ vàng Quảng Nam mà đi kèm với vàng là nhiều loại khoáng sản khác nữa bị khai thác bừa bãi, lãng phí. Giờ nếu trước đây bỏ ra một đồng để khảo sát, khai thác thì bây giờ một trăm đồng cũng không làm lại được trong khi vàng vẫn còn trong lòng đất tiềm năng vẫn rất lớn.Người ta đã đào rỗng hết phần trên rồi, khi đo địa vật lý sẽ bị hẫng một tầng không còn chính xác. Việc đầu tư vào tiếp không thể thực hiện được vì công trình nát bét không còn nguyên trạng thì khảo sát địa chất không thể làm được. Công trình địa chất phải chi phí rất lớn mới thực hiện được...
Bên cạnh những vấn đề trong khảo sát, khai thác vàng, Tiến sĩ còn điều khác muốn chia sẻ đối với độc giả trong lĩnh vực làm việc của mình không?
Tôi nghĩ rằng nếu được trang bị thiết bị nghiên cứu càng ngày càng tiếp cận với thế giới cũng như ngân sách của nhà nước cấp cho để làm việc nghiêm túc- không phải để chia nhau nhé!(TS Bình nhấn mạnh và cười); thì tôi tin rằng hoạt động khảo sát, khai thác tài nguyên khoáng sản Việt nam sẽ khác hẳn; việc đóng góp cho hoạch định chính sách sẽ tốt hơn, đem lại hiệu quả kinh tế nói chung sẽ sát hơn.
Có nhiều mỏ vàng còn có sản phẩm phụ như những kim loại khác như chì, đồng kẽm, bạc... có giá trị kinh tế cao nhưng không được quan tâm khai thác đồng loạt rất lãng phí; có những mỏ khai thác xuất khẩu quặng thô, sản phẩm phụ của nó lại có giá trị rất cao.
Tức là có khi chúng ta xuất khẩu quặng có sản phẩm chính không có giá trị cao bằng sản phẩm phụ?
Đúng thế! Thực tế, những mỏ khoáng sản ấy ở Việt Nam hơi hiếm. Tiếp nữa là tình trạng cấp phép tận thu khá tràn lan ở các tỉnh. Có những nơi nên giữ lại làm bảo tàng địa chất thiên nhiên vì khó có lại được. Một lần trên mỏ vàng sông Đà, có cục vàng khoảng 2 chỉ gắn trên đá, tôi đã đề nghị giữ lại, để nguyên trạng không đánh bóng, lau chùi đưa vào bảo tàng chứ không nên khò ra lấy ít vàng cân đong đo đếm. Cho vào bảo tàng thì giá trị của nó không phải là giá trị của hai chỉ vàng ấy nữa.Cũng như vậy nên chọn những mỏ vàng đã khai thác, tu tạo làm nơi du lịch, hay khảo sát nghiên cứu không nên đập đi... không nên khai thác tận thu vì có thể nó không thu lợi bằng việc khai thác theo hướng dịch vụ.
Xin cảm ơn Tiến sĩ và chúc ông luôn thành công trong công cuộc tìm vàng!
8,1 TRIỆU TẤN QUẶNG KHÔNG PHẢI VÀNG NHÉ
Thưa tiến sĩ, dư lụân hiện nay khá quan tâm đến thông tin công ty khai khoáng OZ của Australia đã phát hiện một mỏ vàng có trữ lượng khoảng 8,1 triệu tấn quặng ở tỉnh Mondulkiri, miền Đông Bắc Campuchia, giáp Tây Nguyên của Việt Nam. Ông có bình luận gì về thông tin này?
Thực chất mỏ 8,1 triệu tấn quặng quy ra 2,3g vàng/tấn thì mỏ đấy không phải là mỏ lớn so với nhiều mỏ khác ở Việt Nam chúng tôi từng thăm dò, khai thác. Giới DN tư bản hay đưa ra những con số giật mình để quảng bá hay phục vụ thị trường chứng khoán. Chứ không phải đưa ra những con số chính xác và thực chất vấn đề. Những người không có chuyên môn thì sẽ không hiểu đúng và gây nhiễu thông tin.
Theo ông Thuấn, Cục trưởng Cục Địa Chất và Khoáng sản, ngay cả mỏ vàng khai thác tới 90 năm ở Nam Phi cũng không thể đạt trữ lượng này.
Trên thực tế mỏ vàng lớn nhất thế giới hiện nay đang được khai thác là Côla ở Ấn Độ. Khai thác sâu nhất hơn 3 kilômet, với trữ lượng hơn 350 tấn vàng. Bây giờ còn lại đến trước năm 90 còn khoảng 50 tấn cho phép khai thác tốt. Những mỏ vàng lớn Nam Phi thì không có trữ lượng hơn Côla cũng như một số mỏ vàng khác ở Ấn Độ.
Việt Nam có tiềm năng vàng lớn trong khu vực
Vài ngày trước, trả lời trên báo NLD, Thạc sĩ Nguyễn Trường Giang, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất xạ hiếm (Cục Địa chất và Khoáng sản) cho biết: Qua điều tra cơ bản thì ở khu vực gần Ngã ba Đông Dương, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã phát hiện nhiều khu vực có mỏ vàng. Khu vực này cách không xa mỏ vàng 8,1 triệu tấn quặng vừa được phát hiện ở Campuchia. Theo ông chúng ta có thể lạc quan về kết quả khi thăm dò khảo sát cụ thể địa chất theo điều tra cơ bản của tuyên bố trên không?
Vùng Tây Nguyên tôi cũng đã có nhiều khảo sát. Vàng ở vùng Ngã Ba Đông Dương ở Việt Nam là có nhưng cần lưu ý đến vấn đề kỹ thuật khai thác, đầu tư công nghệ như thế nào mà thôi. Hiện nay tôi cũng đang tham gia khảo sát và khai thác một mỏ vàng gần ngã Ba Đông Dương, nhưng thuộc lãnh thổ Lào. Mỏ vàng này có trữ lượng ước tính khoảng 3,1 tấn vàng và còn có tiềm năng khai thác nữa.
Ông đánh giá về tiềm năng vàng của Việt Nam so với các nước trong khu vực như thế nào? Những vùng nào ở Việt Nam có chứa nhiều vàng?
Vàng ở VN khác với những mỏ vàng ở Philippin, khác với mỏ vàng của Inđônêxia - hàm lượng không cao nhưng qui mô lớn. ở Campuchia đi trong một khối địa chất kiểu khác, nó nằm trong đá Granit, ở Việt Nam, nó nằm dãy đá lục giống nhiều vùng trên thế giới. Nó có tiềm năng hơn.
Vàng ở Việt Nam thì nằm sâu và tập trung ở những khu vực nhất định. Những vùng cần quan tâm: Thái Nguyên – Bắc Kạn, Lai Châu- Sơn La, Thanh Hoá, vùng Quảng Nam – Kontum, vùng Đà Lạt - Phú Yên kéo lên – có kiểu khá thú vị.Vì vậy chúng ta cần quan tâm, vấn đề đầu tư của nhà nước như thế nào. Hiện nay hầu hết các mỏ vàng giao cho tập đoàn than khoáng sản nhưng chưa thấy động binh thăm dò, khảo sát hay đi vào khai thác.
Vì sao lại thế ạ?
Có thể là họ thiếu nguồn vốn?..
Vậy là họ đang xí phần để đấy!
Đúng là thế. Trong ngành khai thác, chế biến thì vàng là loại khoáng sản khó tìm, khó khảo, sát điều tra cơ bản nhưng lại dễ dàng trong khâu chế biến. Đối với kim loại, giá thành rẻ, rất dễ tìm nhưng đầu tư công nghệ chế biến từ quặng càng đắt, còn kim loại giá thành cao, quí hiếm thì chi phí trí tuệ để tìm ra nó lại khó hơn rất nhiều. Con người trí tuệ và kỹ thuật Việt Nam hoàn toàn có khả năng chế biến được vàng chứ không phải phụ thuộc chuyên gia và kỹ thuật nước ngoài.
....NHƯNG CHƯA BIẾT CÁCH KHAI THÁC
Một nguồn tin cho biết "Chính phủ Campuchia chưa thực hiện bất kỳ khoản thu từ ngành công nghiệp khai thác mỏ, bất chấp sự hiện diện của ít ưanhất 60 công ty nước ngoài và trong nước tìm cách khai thác tài nguyên khoáng sản"; còn ở Việt Nam, thực trạng các tỉnh được cho là giàu tài nguyên khoáng sản như Cao Bằng chẳng hạn thì vẫn là tỉnh nghèo nhất, trong khi đó việc cấp phép khoáng sản tràn lan dẫn đến thực trạng “loạn khai thác”như ở tỉnh Cao Bằng. Nhà nước thì thu về thuế suất khai thác khoáng sản rất rẻ và hoàn toàn do doanh nghiệp tự nộp. Phải chăng ngành công nghiệp nặng này vẫn là thách thức đối với các nước đang phát triển, thưa ông?
Tôi nghĩ có mấy vấn đề pháp luật và tài chính ở đây. Ở các nước phát triển họ có luật trả bản quyền cho người phát hiện/tìm ra mỏ mặc dù anh ta đi làm thuê. Nhưng ở ta thì hầu như chưa có. Tất cả doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng tiền mà Nhà nước bỏ ra từ xưa đến nay cho công tác điều tra cơ bản để tìm ra các mỏ. Hầu như các mỏ hiện nay là được tận dụng khai thác. Nhà nước tự nhiên mất đi một khoản thu rất lớn, không thu hồi. Làm cho ngành địa chất ngày càng khó hoạt động do thiếu kinh phí.
Ngày 31/5 Chính phủ vừa trình Quốc Hội Luật Khoáng sản sửa đổi, ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Tôi nghĩ rằng phải để những người thực tế đóng góp xây dựng chứ không phải những người ngồi trong phòng. Hay phiến diệnở góc độ quản lí nhà nước mà xây dựng Luật đó thì rất khó. Nó phải hài hoà từ phía nhân dân, doanh nghiệp và quản lí thì mới hiệu quả. Dù là ai hay ở vị trí nào thì cũng cần vì cái chung.
Chính sách nên có sửa đổi. Với DN đã được cấp phép nên tạo điều kiện. Xin vài chục con dấu để có được giấy phép khai thác khoáng sản quả là vấn đề lớn cho DN. Nên tập trung cấp giấy phép ở một nơi mà Nhà nước vẫn quản lí được.
Năm 2008, 4-5 trăm người tập trung trên đỉnh đồi Sạc Ly, Đăk Tô đi đào vàng, giữa năm 2009, dư luận lại dấy lên khi người ta thấy người dân Vĩnh Phúc đổ xô đi đào vàng dưới chân núi Tam Đảo, họ cải trang đi bắt cá, bắt chim, rồi âm thầm đào đất, đá tìm kiếm. Có lúc lên tới 3-4 trăm người. Nhiều cơ quan chức năng lên tiếng đã phải rất vất vả trong việc ngăn chặn những hoạt động này. Tiến sĩ suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
Không nên cấm đoán người dân khai thác mà nên tìm cách quản lí cho hợp lý. Cũng vì cuộc sống mà, ai cũng phải kiếm tiền. Không nên gọi họ là “vàng tặc”. Nhiều vùng đãi vàng có thể coi là nghề phụ người ta làm khi nông nhàn. Không ảnh hưởng gì đến môi trường nếu chúng ta điều chỉnh tốt.
Nhưng ở những bãi đào vàng là ma tuý, đâm chém, cướp bóc,... các kiểu. Ở đấy là một “vương quốc” riêng. Tôi từng sống ở những bãi vàng từ thửo sơ khai năm 1990 để thu thập dữ liệu làm luận án. Vàng nó là như thế đấy, có vàng rồi thì ông chủ vàng quay sang nghiện hút, cờ bạc. Khổ cái là dân trí không cao, tự nhiên anh được trời cho, may mắn giàu có đột biến, một đêm ngủ dậy có 30-40 kg vàng. Từ một người khổ sở bỗng trở nên quá sung sướng, không biết kiềm chế được tư duy của mình. Không phải ít đâu, 90% là nghiện hút, cờ bạc. Có người đào được 30kg vàng đấy nhưng khi chết không còn đủ 500 ngàn mua quan tài.
Ông đánh giá như thế nào về thực trạng khai thác vàng ở nước ta.
Việc khai thác vàng ở nước ta rất manh mún, có thể nói còn “thổ phỉ” lắm. Các mỏ khai thác hiện nay hầu như là khai thác chụp giật, không có qui hoạch, bóc ngắn cắt dài. Không phải là khai thác nữa mà là phá mỏ. Dân ta quen ăn sổi, nên bỏ sót tài nguyên rất nhiều. Đây là điều lãng phí lớn. Chúng ta thu hồi/ chế biến về chưa được 20% số lượng thực khi khai thác. Cao nhất là ở Bồng Miêu với kỹ thuật công nghệ của Úc được hơn 80% - đây cũng là mỏ có hoạt động nghiêm túc đúng quy trình, kỹ thuật nhất. Xót xa nhất là cả vùng mỏ vàng Quảng Nam mà đi kèm với vàng là nhiều loại khoáng sản khác nữa bị khai thác bừa bãi, lãng phí. Giờ nếu trước đây bỏ ra một đồng để khảo sát, khai thác thì bây giờ một trăm đồng cũng không làm lại được trong khi vàng vẫn còn trong lòng đất tiềm năng vẫn rất lớn.Người ta đã đào rỗng hết phần trên rồi, khi đo địa vật lý sẽ bị hẫng một tầng không còn chính xác. Việc đầu tư vào tiếp không thể thực hiện được vì công trình nát bét không còn nguyên trạng thì khảo sát địa chất không thể làm được. Công trình địa chất phải chi phí rất lớn mới thực hiện được...
Bên cạnh những vấn đề trong khảo sát, khai thác vàng, Tiến sĩ còn điều khác muốn chia sẻ đối với độc giả trong lĩnh vực làm việc của mình không?
Tôi nghĩ rằng nếu được trang bị thiết bị nghiên cứu càng ngày càng tiếp cận với thế giới cũng như ngân sách của nhà nước cấp cho để làm việc nghiêm túc- không phải để chia nhau nhé!(TS Bình nhấn mạnh và cười); thì tôi tin rằng hoạt động khảo sát, khai thác tài nguyên khoáng sản Việt nam sẽ khác hẳn; việc đóng góp cho hoạch định chính sách sẽ tốt hơn, đem lại hiệu quả kinh tế nói chung sẽ sát hơn.
Có nhiều mỏ vàng còn có sản phẩm phụ như những kim loại khác như chì, đồng kẽm, bạc... có giá trị kinh tế cao nhưng không được quan tâm khai thác đồng loạt rất lãng phí; có những mỏ khai thác xuất khẩu quặng thô, sản phẩm phụ của nó lại có giá trị rất cao.
Tức là có khi chúng ta xuất khẩu quặng có sản phẩm chính không có giá trị cao bằng sản phẩm phụ?
Đúng thế! Thực tế, những mỏ khoáng sản ấy ở Việt Nam hơi hiếm. Tiếp nữa là tình trạng cấp phép tận thu khá tràn lan ở các tỉnh. Có những nơi nên giữ lại làm bảo tàng địa chất thiên nhiên vì khó có lại được. Một lần trên mỏ vàng sông Đà, có cục vàng khoảng 2 chỉ gắn trên đá, tôi đã đề nghị giữ lại, để nguyên trạng không đánh bóng, lau chùi đưa vào bảo tàng chứ không nên khò ra lấy ít vàng cân đong đo đếm. Cho vào bảo tàng thì giá trị của nó không phải là giá trị của hai chỉ vàng ấy nữa.Cũng như vậy nên chọn những mỏ vàng đã khai thác, tu tạo làm nơi du lịch, hay khảo sát nghiên cứu không nên đập đi... không nên khai thác tận thu vì có thể nó không thu lợi bằng việc khai thác theo hướng dịch vụ.
Xin cảm ơn Tiến sĩ và chúc ông luôn thành công trong công cuộc tìm vàng!
NGUY CƠ SỬ DỤNG SÚNG GIA TĂNG
Những năm gần đây, những vụ án giết người, cướp của hay thanh trừng cá nhân, băng nhóm bằng súng đã diễn ra khá phổ biến. Chỉ cần từ 3-5 triệu đồng là có thể mua được một khẩu súng. Hình ảnh những cô gái sành điệu, xinh đẹp đứng nhìn bạn trai nã đạn vào người đi đường rồi bỏ đi chơi như không có chuyện gì xảy ra,... cho thấy súng không còn là của lạ hay là “hàng cấm” nữa. Dư luận cho rằng có nhiều vụ án phạm tội nghiêm trọng sử dụng súng chưa được xét xử nghiêm khắc, luật hình sự không điều chỉnh cũng như xử lý được nhiều hành vi phạm tội có sử dụng vũ khí sát thương nguy hiểm,... Trong cuộc trò chuyện với VNT về “hiện tượng” này, Luật sư Nguyễn Văn Chiến đã nhiều lần khẳng định sự bùng phát tội phạm dùng súng và cảnh báo về nguy cơ mở rộng sang những đối tượng sử dụng khác...
Luật sư Nguyễn Văn Chiến có hơn hai mươi năm hành nghề luật sư, tham gia tranh tụng hơn một nghìn vụ án hình sự,... Ông hiện là Phó tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phó chủ nhiệm đoàn Luật sư Hà Nội, giảng viên Học viện Tư pháp,...
Trong những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng đưa rất nhiều tin hác về những sự vụ sử dụng súng bắn người trên đường phố. Như vậy là tình trạng tội phạm sử dụng vũ khí mà ở đây là súng đang gia tăng. Ông suy nghĩ như thế nào về hiện trạng tàng trữ, mua bán và sử dụng vũ khí đã khá phổ biến hiện nay?
Đúng là tình trạng sử dụng vũ khí trái phép đang gia tăng và đáng báo động. Năm 2009 bùng phát những băng nhóm tội phạm dùng các lại súng săn, súng hai nòng bắn đạn ghém, đạn chì có sức sát thương cao xuất xứ từ TQ, để thanh toán lẫn nhau. Trước đây chúng ta chỉ mới có quản lý vũ khí quân dụng, thô sơ nhưng hiện nay xuất hiện nhiều loại vũ khí nóng, vũ khí lạnh, những vũ khí không thuộc quân dụng nhưng nó lại có tính nguy hiểm, sát thương cao. Chúng ta chưa có biện pháp quản lý và luật điều chỉnh kịp thời. Nếu cơ quan chức năng không có biện pháp ngăn chặn loại vũ khí này nhập lậu, bày bán công khai thì tình trạng tội phạm hình sự có sử dụng loại vũ khí này sẽ rất phổ biến và bùng phát mở rộng sang đối tượng sử dụng khác.
Thưa Luật sư, trong những thân chủ của ông, có nhiều trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng gây án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng không?
Tôi đã tham gia nhiều vụ án người phạm tội có sử dụng vũ khí. Trong số đó có người người bị xử lí về mặt hình sự vì chỉ vì mâu thuẫn cá nhân đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng – giết người, cướp tài sản; đặc biệt nghiêm trọng- giết nhiều người, có tổ chức; có người bị xử lý vì tội tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép;...
Họ thường có tâm lý cũng như tính cách như thế nào khi trang bị cho mình những vũ khí này?
Tôi thấy rằng, các đối tượng ở trong các môi trường sống, tính chất công việc, hoàn cảnh sống, học vấn, nhận thức pháp luật khác nhau, khi có trong tay vũ khí quân dụng họ có những suy nghĩ, mục đích sử dụng khác nhau. Có người cất giữ vũ khí quân dụng nhiều năm như là một vật kỉ niệm, một thứ thứ vũ khí phòng thân, họ thường là những người đã từng có thời gian quản lý, tiếp xúc với vũ khí quân dụng; có người do tình cờ nhặt được, mò được nhưng đến một ngày đẹp trời nào đó, sự mâu thuẫn, xích mích trong đời sống xã hội của họ bùng phát, họ chợt nhớ đến vũ khí của mình, đem ra sử dụng; có người cố tình trang bị cho mình vũ khí để phòng thân, tăng cường sức mạnh, chống kẻ gian... và hậu quả là nhẹ thì bị xử lí về tội tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép, nặng hơn khi đã gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng phải đứng trước vành móng ngựa, chịu sự phán xét của pháp luật cho nhiều hành vi vi phạm.
Khi một người trang bị vũ khí, súng, dao trong người có được coi là có ý đồ gây thương tích, đe dọa tính mạng cho người khác không?Phải chăng hình phạt cho hành vi tàng trữ vũ khí kuá nhẹ khiến cho nhiều người sẵn sàng cất dấu để phòng thân không?
Nếu họ chưa nói ra bằng lời hay đem ra sử dụng để dọa gây thương tích hoặc đe dọa tước đoạt tính mạng người khác thì chưa thể coi là có ý đồ cố ý gây thương tích hoặc đe dọa tính mạng cho người khác. Đa số người tàng trữ vũ khí không hiểu rõ được Bộ luật Hình sự của nước ta có những điều luật quy định khung hình phạt rất nghiêm khắc về hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí của họ.
Và vai trò của pháp luật cũng như cơ quan quản lý, giám sát những vấn đề này?
Thực trạng trên đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có biện pháp tăng cường sự phối hợp nhằm quản lý chặt chẽ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý và sử dụng vũ khí quân dụng, không để thất thoát vào những người không có thẩm quyền sử dụng, mua bán cũng như lọt vào tay những phần tử xấu, những băng nhóm tội phạm. Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nhiều loại vũ khí quân dụng thoát khỏi sự quản lý của cơ quan chức năng không thu hồi được. Cơ chế quản lý, giám sát và kiểm tra, kiểm soát, phân loại vũ khí thể thao, và gia dụng của chúng ta còn xem nhẹ, buông lỏng dẫn đến các loại vũ khí nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, ngoài xã hội. Chúng ta cần có những chiến dịch truy soát, thu hồi những loại vũ khí nóng (các loại súng, đạn, thuốc nổ...), vũ khí lạnh (các loại dao găm, lưỡi lê, kiếm, đao, mã tấu, và các loại tương tự khác), có những quy định cụ thể trong luật để điều chỉnh, quản lý những loại vũ khí không thuộc loại quân dụng và thô sơ có nguồn gốc từ TQ đang nở rộ trên thị trường trong thời gian gần đây, đồng thời xử lí nghiêm những hành vi vi phạm thì mới ngăn chặn được tình hình tội phạm sử dụng các loại vũ khí bùng phát trong thời gian qua.
Cụ thể là Điều 230 và 233 bộ Luật hình sự đã đủ để chúng ta điều chỉnh cũng như xử lý nghiêm minh loại tội phạm này?
Những quy định này là từ những năm chúng ta chưa mở cửa giao lưu kinh tế quốc tế sâu, rộng như hiện nay. Các loại vũ khí thể thao, súng săn do thời điểm ban hành BLHS trước đây chưa có loại công suất lớn, tính sát thương cao thậm chí hơn cả loại vũ khí quân dụng thông thường như hiện nay nên chưa có sự điều chỉnh những quy định của pháp luật HS kịp thời. Rõ ràng với những loại vũ khí súng săn, thể thao, phát sinh trong giai đoạn hiện nay mà các băng nhóm sử dụng không thuộc vũ khí quân sự/ thô sơ thì luật hình sự còn thiếu những quy định điều chỉnh. Trước mắt các cơ quan hưu quan cần có những hướng dẫn để xử lý kịp thời những hành vi sử dụng những vũ khí này.
Luật sư có cho rằng cấm sử dụng vũ khí là điều không tốt?
Tại sao lại không tốt?
Thường cái gì cấm thì có nhiều người tìm cách tiếp cận và sử dụng nhiều!Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Cannada, Philippin,... cho phép người dân mua bán, tàng trữ và sử dụng súng.
Không giống như việc cứ cho dùng blog, internet thoải mái, chán đi thì tự thôi, lĩnh vực này rất nhạy cảm và hậu quả nó để lại rất khôn lường, nó có thể gây nguy hại đến sức khỏe, sinh mạng con người bất cứ lúc nào. Ở các nước phát triển họ có hệ thống quản lý, giám sát rất chặt chẽ, hơn nữa ý thức pháp luật của người dân rất cao, đa số họ điều tiết được hành vi xã hội cũng như hiểu rõ được sử dụng súng trong trường hợp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình như thế nào.... Còn ở ta, nhận thức pháp luật của người dân còn rất hạn chế, họ chưa hiểu được tác hại của sử dụng súng như thế nào; hệ thống quản lý, giám sát cũng còn rất yếu. Nên việc cấm chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí nói chung là rất cần thiết và cần có biện pháp tăng cường hơn trong công tác quản lý, rà soát, kiểm tra giám sát.
Vâng, tôi cũng đồng ý với quan điểm nói cấm với vũ khí sát thương. Ngay cả Mỹ, Cannada, hay Philippin (gần đây đã ban hành lệnh cấm sử dụng vũ khí) cũng phải trả giá cho việc này với nhiều vụ xả súng giết người hàng loạt,... Tuy nhiên, theo ông để cho việc cấm này chúng ta nên gia tăng khung hình phạt cho hành vi tàng trữ, chế tạo, mua bán, sử dụng?
Việc tăng hình phạt ở hành vi nào chúng ta cần có quốc hội xem xét. Nhưng trước hết chúng ta cần có được luật có thể điều chỉnh tất cả hành vi phát sinh trong xã hội, để những hành vi gây nguy hại cho xã hội được quy định xử lý kịp thời, thì việc ngăn chặn các hành vi phạm tội mới phát sinh sẽ tích cực hơn.
Có ý kiến cho rằng “98% người dân Việt Nam trưởng thành không có ý thức hành vi vi phạm pháp luật”, ông suy nghĩ như thế nào về nhận định này?
Đánh giá như vậy theo tôi là chủ quan, chưa có cuộc điều tra cơ bản nào cho chúng ta một con số cụ thể về mức độ hiểu biết pháp luật của người dân. Tuy nhiên hiện tượng thực hiện một hành vi phạm tội mà không biết mình vi phạm luật dân sự hay hình sự là rất phổ biến. Như việc có người vay mượn tiền nhau, bỏ đi làm ăn, bên cho vay đi tố cáo thành ra phạm tội chiếm dụng tài sản; các chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm lợi ích kinh tế, luật pháp kinh tế nhưng không lường được những tình huống pháp lý xảy ra cho tình huống giao dịch đó cần chuẩn hóa như thế nào dẫn đến có nhiều trường hợp doanh nhân làm kinh tế giỏi nhưng khi cơ quan điều tra vào kiểm tra thì họ lại mắc tội hình sự; các nhà quản lý, lãnh đạo ra những quyết định mà không biết mình vi phạm quy định pháp luật,... Phần nhiều người dân chưa có ý thức về hành vi vi phạm pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010
ĐỒ ÁN QUY HOẠCH HÀ NỘI QUÁ NHIỀU PHẢN BIỆN
Ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, cho rằng cấu trúc hồ sơ của đồ án đã không đúng với đề bài đã được Thủ tướng phê duyệt và thiếu hẳn phần quan trọng nhất là quản lý đô thị. Là một đại công trình quy hoạch với tầm nhìn đến năm 2050, song các nhà tư vấn và xây dựng đồ án lại không phân rõ thứ tự các bước triển khai đồ án. Theo ông Nghiêm, lời lẽ trong đồ án rất hay nhưng khi thành bản vẽ đã gây nên thất vọng, nhiều vấn đề liên quan đến môi trường, quy hoạch công nghiệp, phát triển hạ tầng kỹ thuật..., lại được đề cập quá sơ sài. Không những thế, nhiều lý luận trong đồ án về tái đô thị, đô thị lõi, tổ hợp cộng đồng..., là những khái niệm mà một người có gần 50 năm tuổi nghề như ông "chưa một lần nghe thấy, nói gì đến dân hiểu".
Kiến trúc sư Nguyễn Thế Bá, nguyên Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam cho rằng, lẽ ra trong quy hoạch phải chỉ rõ khu vực trung tâm hành chính mới của quốc gia đúng như đề bài mà Thủ tướng giao nhưng đến thời điểm này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn vẫn khẳng định: chưa thống nhất địa điểm xây trung tâm hành chính quốc gia! Việc chưa xác định cụ thể vị trí của trung tâm hành chính Quốc gia được xem là bất cập lớn của Đồ án. Giáo sư Nguyễn Quang Thái, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng cần tính đến bước đi trong xây dựng để ít nhất đến năm 2030 cũng có các trụ sở chính trị - hành chính quốc gia hoạt động ổn định. “Ở Việt Nam suốt 50 năm qua mới dần ổn định trung tâm chính trị ở khu vực Ba Đình mà nay còn lúng túng cả với Mỹ Đình thì sao có thể 20 năm nữa đã ổn định ở Ba Vì?”, giáo sư Nguyên Quang Thái nói.
Tiến sĩ khoa học Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam cho rằng: Không nên chuyển trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì như thế sẽ là “sự dời đô lần thứ hai”, thiếu coi trọng giá trị nghìn năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, cũng như quyết định dời đô của vua Lý Thái Tổ.
Cựu Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Kiểm cho rằng điểm bất hợp lý của đồ án là việc xây dựng đồ án lại được triển khai song song với việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, với thời gian và tầm nhìn tương ứng: “Nguyên tắc của lập quy hoạch là phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã có, trong khi hiện nay chiến lược này lại mới đang được xây dựng”, ông Kiểm nói. Ông cũng không tán thành việc tách rời trung tâm hành chính và trung tâm chính trị thành hai khu riêng biệt. Theo ông, về pháp luật, ở một chừng mực nào đấy thì hành chính cũng là chính trị. “Đến tận hôm nay, việc di dời Hội trường Ba Đình ra khu Mỹ Đình vẫn còn nhiều ý kiến bàn luận”, ông nói.
Cụ thể và chi tiết hơn, kỹ sư xây dựng Nguyễn Xuân Hải cho rằng còn nhiều vấn đề mà chưa thấy đồ án đề cập/giải đáp như : Những giải pháp kỹ thuật và hành chính gì để chống việc nhà ở, cửa hàng... được xây bám theo các trục đường mới mở từ đô thị hạt nhân đến các đô thị vệ tinh, từ đô thị lõi lịch sử đến các chuỗi đô thị bao quanh; Giải pháp để các hành lang xanh không bị xâm phạm; Hành lang xanh giữa đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh chủ yếu là vùng đất nông nghiệp trồng trọt, tại vùng nông nghiệ,p quy hoạch khu dân cư nông thôn như thế nào? Các thị trấn, thị tứ ở huyện, xã được nằm trong hệ thống đô thị nào, quản lý sự phát triển của nó ra sao. Ranh giới giữa đô thị và khu vực trồng trọt được xác định và bảo vệ như thế nào? Tại sao lại hạn chế tăng mật độ dân số khu vực nông thôn? Nếu đô thị lõi lịch sử được xác định là sẽ giảm dân số ở mức khá cao (từ 33.300 người/km2 xuống còn 23.000 người/km2 vậy tại sao lại cần xây dựng đường ngầm metro ở khu vực này hoặc mở rộng các con đường trong khu vực này cho tốn kém? ... Trụ sở Quốc hội, trụ sở Trung ương Đảng, các cơ quan đoàn thể của trung ương như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn,Thanh niên,...có đi theo cùng với Trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì- Hoà Lạc, gắn với trục Thăng Long không? Trục Thăng Long sẽ đi theo con đường nào? Từ Ba Vì về Ba Đình nó dài rộng bao nhiêu? Nếu đặt Trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì – Hòa Lạc là đặt nó ở đô thị vệ tinh và như vậy là mâu thuẫn với chính đồ án đã vạch ra là “ Đô thị hạt nhân là trung tâm chính trị…” . Vậy là Chính phủ và các cơ quan bộ ngành…phải xa dân?! Tôi cho rằng các cơ quan này phải ở đô thị trung tâm, ngày nay chính phủ điện tử nên đâu cần trụ sở phải to rộng. Trụ sở của các cơ quan của thành phố ( địa phương): Uỷ ban Nhân dân thành phố, các Sở, Ban ngành... được xác định nằm ở đâu hay vẫn giữ nguyên như cũ? Hồ Tây và khu vực xung quanh hồ Tây, việc bảo vệ các công trình di sản cũng như tầng cao của các công trình cũng cần được kiểm soát chặt chẽ như khu vực Hồ Gươm, trong đồ án thấy coi nhẹ khu vực này.
Kỹ sư Hải chỉ ra rằng sự phát triển bền vững rất mong manh, bị đe doạ khi Đồ án này chưa tính đến quy hoạch nơi ở cho 3-4 triệu dân phát sinh vào năm 2050 theo tiên lượng. Và lúc đó sẽ: Thu hẹp vành đai xanh nông nghiệp? thu hẹp vành đai xanh cây cối sông hồ? giảm diện tích sàn cho một đầu người ở, lại làm các lồng sắt chuồng cọp? kèm theo đó là một loạt vấn đề phải giải quyết về giao thông đi lại, trường học, bệnh viện, chợ búa...Tầm nhìn 2050 còn chưa tính đến việc băng tan nước biển dâng, đất đai của VN bị thu hẹp thì chắc chắn Thủ đô cũng bị ảnh hưởng.
Tâm huyết và quyết liệt GS. TSKH Nguyễn Trường Tiến chủ tịch Hội Cơ học đất và địa kỹ thuật nói với VNT qua email: “Quy hoạch Hà nội là vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia. Những quyết định không đúng và ngộ nhận là sẽ mang lại hậu quả khó lường cho tương lai. Chiếu dời đô của Cụ Lý Công Uẩn đã nói rất rõ, có 214 chữ. Triều đình nhà Lý tồn tại 214 năm, có 8 đời Vua. Vua Lý Chiêu Hoàng không được kể tới vì triều đình vào tay họ Trần”. Là một chuyên gia trong xây dựng hàng đầu, ông Tiến đưa ra nhiều ý kiến và kiến nghị với lập luận thẳng thắn: “Không được chuyển Trung tâm hành chính lên Ba vì cũng như làm trục Tâm linh là đường Hoàng quốc Việt kéo dài, đâm vào núi Ba vì và Hồ Tây” mà nên “Phục hồi lại Hoàng Thành Thăng Long; xây dựng 9 vành đai quanh Hà nội với bán kính 40 km đến 90 km; làm 9 cầu qua sông Hồng; Quy hoạch nên có tầm nhìn 100 năm, 500 năm, 1000 năm. Phải quan tâm đến phong thủy, văn hóa tâm linh, di sản văn hóa, lịch sử, làng nghề, nông dân, nông thôn, nghĩa trang, đàn Nam giao, đàn xã tắc...; Nên khơi thông các sông, hồ, đào thêm sông Hồ. Nối các sông Hồ hiện hữu với sông Hồng, như sông Tô lịch và sông Hồng xưa; Nên có tứ chấn mới cho Hà nội mở rộng; Chùa một cột, phủ Tây hồ, Bách thảo, Đền ngọc Sơn, Hồ Hoàn kiếm, Hồ Tây, Hoàng Thành Thăng long ...là đặc biệt quan trọng với Hà nội ngoài tứ chấn. Trung tâm hành chính và chính trị quốc gia phải nằm trong các địa danh trên. Nên học các bài học của Tổ Tiên để dựng nước và giữ nước. Để 1000 năm sau có thể kỷ niệm 2000 năm Thăng long trên chính mảnh đất này. Hồ Hoàn kiếm là rốn của Hà nội. Nên phát triển Hà nội như hoa sen, như Trống đồng, như cồng chiêng, như bánh dầy, đối xứng quanh Hồ của Thần Kim Quy”.Như vậy bên những ưu điểm về hình thức đồ án đồ sộ, bao quát, đầy đủ vừa chi tiết... thể hiện được phần nào mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội, thì nội dung, theo các nhà khoa học, chuyên gia thì Đồ án quy hoạch chung cho Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của PPJ còn nhiều điểm nang tính định hướng, thiếu cơ sở khoa học về điều kiện tự nhiên, địa chất, địa mạo... chưa thể dùng làm cơ sở để quy định chi tiết áp dụng vào thực tế. Dư luận cũng đang chờ đợi Bộ Xây dựng khắc phục và giải đáp những câu hỏi lớn trên như thế nào trước khi Bộ trình Quốc Hội phê duyệt hay chỉ là những chống chế, ngụy biện cho qua!
Kiến trúc sư Nguyễn Thế Bá, nguyên Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam cho rằng, lẽ ra trong quy hoạch phải chỉ rõ khu vực trung tâm hành chính mới của quốc gia đúng như đề bài mà Thủ tướng giao nhưng đến thời điểm này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn vẫn khẳng định: chưa thống nhất địa điểm xây trung tâm hành chính quốc gia! Việc chưa xác định cụ thể vị trí của trung tâm hành chính Quốc gia được xem là bất cập lớn của Đồ án. Giáo sư Nguyễn Quang Thái, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng cần tính đến bước đi trong xây dựng để ít nhất đến năm 2030 cũng có các trụ sở chính trị - hành chính quốc gia hoạt động ổn định. “Ở Việt Nam suốt 50 năm qua mới dần ổn định trung tâm chính trị ở khu vực Ba Đình mà nay còn lúng túng cả với Mỹ Đình thì sao có thể 20 năm nữa đã ổn định ở Ba Vì?”, giáo sư Nguyên Quang Thái nói.
Tiến sĩ khoa học Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam cho rằng: Không nên chuyển trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì như thế sẽ là “sự dời đô lần thứ hai”, thiếu coi trọng giá trị nghìn năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, cũng như quyết định dời đô của vua Lý Thái Tổ.
Cựu Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Kiểm cho rằng điểm bất hợp lý của đồ án là việc xây dựng đồ án lại được triển khai song song với việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, với thời gian và tầm nhìn tương ứng: “Nguyên tắc của lập quy hoạch là phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã có, trong khi hiện nay chiến lược này lại mới đang được xây dựng”, ông Kiểm nói. Ông cũng không tán thành việc tách rời trung tâm hành chính và trung tâm chính trị thành hai khu riêng biệt. Theo ông, về pháp luật, ở một chừng mực nào đấy thì hành chính cũng là chính trị. “Đến tận hôm nay, việc di dời Hội trường Ba Đình ra khu Mỹ Đình vẫn còn nhiều ý kiến bàn luận”, ông nói.
Cụ thể và chi tiết hơn, kỹ sư xây dựng Nguyễn Xuân Hải cho rằng còn nhiều vấn đề mà chưa thấy đồ án đề cập/giải đáp như : Những giải pháp kỹ thuật và hành chính gì để chống việc nhà ở, cửa hàng... được xây bám theo các trục đường mới mở từ đô thị hạt nhân đến các đô thị vệ tinh, từ đô thị lõi lịch sử đến các chuỗi đô thị bao quanh; Giải pháp để các hành lang xanh không bị xâm phạm; Hành lang xanh giữa đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh chủ yếu là vùng đất nông nghiệp trồng trọt, tại vùng nông nghiệ,p quy hoạch khu dân cư nông thôn như thế nào? Các thị trấn, thị tứ ở huyện, xã được nằm trong hệ thống đô thị nào, quản lý sự phát triển của nó ra sao. Ranh giới giữa đô thị và khu vực trồng trọt được xác định và bảo vệ như thế nào? Tại sao lại hạn chế tăng mật độ dân số khu vực nông thôn? Nếu đô thị lõi lịch sử được xác định là sẽ giảm dân số ở mức khá cao (từ 33.300 người/km2 xuống còn 23.000 người/km2 vậy tại sao lại cần xây dựng đường ngầm metro ở khu vực này hoặc mở rộng các con đường trong khu vực này cho tốn kém? ... Trụ sở Quốc hội, trụ sở Trung ương Đảng, các cơ quan đoàn thể của trung ương như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn,Thanh niên,...có đi theo cùng với Trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì- Hoà Lạc, gắn với trục Thăng Long không? Trục Thăng Long sẽ đi theo con đường nào? Từ Ba Vì về Ba Đình nó dài rộng bao nhiêu? Nếu đặt Trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì – Hòa Lạc là đặt nó ở đô thị vệ tinh và như vậy là mâu thuẫn với chính đồ án đã vạch ra là “ Đô thị hạt nhân là trung tâm chính trị…” . Vậy là Chính phủ và các cơ quan bộ ngành…phải xa dân?! Tôi cho rằng các cơ quan này phải ở đô thị trung tâm, ngày nay chính phủ điện tử nên đâu cần trụ sở phải to rộng. Trụ sở của các cơ quan của thành phố ( địa phương): Uỷ ban Nhân dân thành phố, các Sở, Ban ngành... được xác định nằm ở đâu hay vẫn giữ nguyên như cũ? Hồ Tây và khu vực xung quanh hồ Tây, việc bảo vệ các công trình di sản cũng như tầng cao của các công trình cũng cần được kiểm soát chặt chẽ như khu vực Hồ Gươm, trong đồ án thấy coi nhẹ khu vực này.
Kỹ sư Hải chỉ ra rằng sự phát triển bền vững rất mong manh, bị đe doạ khi Đồ án này chưa tính đến quy hoạch nơi ở cho 3-4 triệu dân phát sinh vào năm 2050 theo tiên lượng. Và lúc đó sẽ: Thu hẹp vành đai xanh nông nghiệp? thu hẹp vành đai xanh cây cối sông hồ? giảm diện tích sàn cho một đầu người ở, lại làm các lồng sắt chuồng cọp? kèm theo đó là một loạt vấn đề phải giải quyết về giao thông đi lại, trường học, bệnh viện, chợ búa...Tầm nhìn 2050 còn chưa tính đến việc băng tan nước biển dâng, đất đai của VN bị thu hẹp thì chắc chắn Thủ đô cũng bị ảnh hưởng.
Tâm huyết và quyết liệt GS. TSKH Nguyễn Trường Tiến chủ tịch Hội Cơ học đất và địa kỹ thuật nói với VNT qua email: “Quy hoạch Hà nội là vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia. Những quyết định không đúng và ngộ nhận là sẽ mang lại hậu quả khó lường cho tương lai. Chiếu dời đô của Cụ Lý Công Uẩn đã nói rất rõ, có 214 chữ. Triều đình nhà Lý tồn tại 214 năm, có 8 đời Vua. Vua Lý Chiêu Hoàng không được kể tới vì triều đình vào tay họ Trần”. Là một chuyên gia trong xây dựng hàng đầu, ông Tiến đưa ra nhiều ý kiến và kiến nghị với lập luận thẳng thắn: “Không được chuyển Trung tâm hành chính lên Ba vì cũng như làm trục Tâm linh là đường Hoàng quốc Việt kéo dài, đâm vào núi Ba vì và Hồ Tây” mà nên “Phục hồi lại Hoàng Thành Thăng Long; xây dựng 9 vành đai quanh Hà nội với bán kính 40 km đến 90 km; làm 9 cầu qua sông Hồng; Quy hoạch nên có tầm nhìn 100 năm, 500 năm, 1000 năm. Phải quan tâm đến phong thủy, văn hóa tâm linh, di sản văn hóa, lịch sử, làng nghề, nông dân, nông thôn, nghĩa trang, đàn Nam giao, đàn xã tắc...; Nên khơi thông các sông, hồ, đào thêm sông Hồ. Nối các sông Hồ hiện hữu với sông Hồng, như sông Tô lịch và sông Hồng xưa; Nên có tứ chấn mới cho Hà nội mở rộng; Chùa một cột, phủ Tây hồ, Bách thảo, Đền ngọc Sơn, Hồ Hoàn kiếm, Hồ Tây, Hoàng Thành Thăng long ...là đặc biệt quan trọng với Hà nội ngoài tứ chấn. Trung tâm hành chính và chính trị quốc gia phải nằm trong các địa danh trên. Nên học các bài học của Tổ Tiên để dựng nước và giữ nước. Để 1000 năm sau có thể kỷ niệm 2000 năm Thăng long trên chính mảnh đất này. Hồ Hoàn kiếm là rốn của Hà nội. Nên phát triển Hà nội như hoa sen, như Trống đồng, như cồng chiêng, như bánh dầy, đối xứng quanh Hồ của Thần Kim Quy”.Như vậy bên những ưu điểm về hình thức đồ án đồ sộ, bao quát, đầy đủ vừa chi tiết... thể hiện được phần nào mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội, thì nội dung, theo các nhà khoa học, chuyên gia thì Đồ án quy hoạch chung cho Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của PPJ còn nhiều điểm nang tính định hướng, thiếu cơ sở khoa học về điều kiện tự nhiên, địa chất, địa mạo... chưa thể dùng làm cơ sở để quy định chi tiết áp dụng vào thực tế. Dư luận cũng đang chờ đợi Bộ Xây dựng khắc phục và giải đáp những câu hỏi lớn trên như thế nào trước khi Bộ trình Quốc Hội phê duyệt hay chỉ là những chống chế, ngụy biện cho qua!
TRẦN NGA thực hiện
QUÁ NHIỀU CÂU HỎI LỚN CHO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH HÀ NỘI
Hà Nội là địa phương nhưng lại là thủ đô của đất nước. Vấn đề quy hoạch xây dựng thủ đô không chỉ là phương diện phát triển kinh tế - xã hội mà còn mang chiều sâu định hướng phát triển cũng như thể hiện thể diện quốc gia trên trường quốc tế. Nhưng quan trọng hơn cả là tình cảm cũng như kỳ vọng lớn lao mà người dân Việt đặt vào việc xây dựng thủ đô của mình, làm sao để thủ đô duy trì, phát huy địa linh – nhân kiệt ,là ngôi nhà cho con cháu đời đời sau phát triển bền vững, hưng thịnh.
Ba năm nay, từ khi Hà Nội mở rộng địa giới, đô thị phát triển như vũ bão,... Hà Nội thay đổi từng ngày, từng giờ. Dân số Hà Nội xấp xỉ 6,5 triệu người, diện tích rộng 3.344 km2, kiến trúc đô thị ngày càng xộc xệch như cái áo rách không thể vá víu. Đến cuối tháng 4 vừa qua, Đồ án Quy hoạch chung Hà Nội chính thức được bộ Xây dựng trưng bày lấy ý kiến rộng rãi nhân dân. Gần như ngay lập tức Đồ án nhận được rất nhiều ý kiến, phản biện cũng như kiến nghị cụ thể của các nhà khoa học, chuyên gia cũng như người dân thủ đô.
Tháng 8 năm 2008, sau khi nghe báo cáo ý tưởng nghiên cứu quy hoạch xây dựng đô thị Hà Nội từ ba liên doanh tư vấn nước ngoài đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản, Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng đồ án quy hoạch Quy hoạch chung cho thủ đô Hà Nội đề năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với sự thực hiện của liên danh Perkins Eastman - Hoa Kỳ và Posco E&C và Jina - Hàn Quốc (PPJ). Trong thời gian thực hiện Đồ án, nhiều chuyên gia và người dân Việt trong và ngoài nước quan tâm rất quan tâm cũng như lên tiếng đóng góp, bày tỏ quan điểm và những quan ngại mong rằng những người thực hiện đồ án xây dựng đô thị Hà Nội tầm nhìn 2030-2050 có tầm đúng đắn.
Đến ngày 21-4 vừa qua, Đồ án quy hoạch chung cho thủ đô Hà Nội đề năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xuất hiện tại phòng trưng bày của trung tâm triển lãm Vân Hồ, số 2 Hoa Lư nhằm lấy ý kiến của người dân về đồ án. Đúng như dự đoán, Đồ án trưng bày lập tức đã thu hút được đông đảo người xem. Đây là một cuộc trưng bày khá đồ sộ với nhiều phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cũng như người thuyết minh chuyên nghiệp.
Sau 3 lần trình bày và sửa đổi bổ sung, Đồ án quy hoạch Hà Nội lần này cơ bản đã đề cập và giải đáp được những bức xúc hiện tại, đồng thời cũng đã định hướng được sự phát triển cho tương lai của Thủ đô.
Trong đồ án Thủ đô Hà Nội nổi bật lên với một chùm đô thị vùng Thủ đô Hà Nội, các đô thị đối trọng là các thành phố thủ phủ của các Tỉnh xung quanh Hà Nội; 5 đô thị vệ tinh: Hoà Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc có chức năng riêng biệt hỗ trợ đô thị hạt nhân tạo thành chùm đô thị vệ tinh xung quanh đô thị hạt nhân. Có những định hướng rất rõ ràng cho sự phát triển và bảo tồn cho từng loại đô thị.
Đô thị hạt nhân được xác định là trung tâm chính trị, văn hoá, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của cả nước, vùng và thành phố Hà Nội (dân số khoảng 4- 4,5 triệu người). Như vậy có thể khẳng định được là tại đô thị hạt nhân không có khu công nghiệp, không có đào tạo, y tế loại chất lượng không cao (ngoại trừ loại phục vụ cho dân sở tại) và Trung tâm hành chính quốc gia phải nằm ở đây.
Đô thị hạt nhân được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về phía Tây đến tuyến đường vành đai IV, về phía Bắc sông Hồng- khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm ( theo định hướng quy hoạch 1998). Xây dựng chuỗi đô thị nằm dọc đường vành đai IV : Đan Phượng – Hoài Đức- Hà Đông- Thường Tín. Chuỗi đô thị này ôm lấy đô thị lõi lịch sử, có vùng đệm ngăn cách bởi hành lang xanh dọc sông Nhuệ và tiếp nhận nhiều dự án trong số 750 dự án đang rà soát lại. Đô thị lõi lịch sử được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản văn hoá Thăng Long cổ và lối sống truyền thống của người Hà Nội (khống chế 0,8 triệu người, khống chế kiểm soát chiều cao và mật độ). Giữa các đô thị hạt nhân, đô thị vệ tinh, chuỗi đô thị bao quanh bao quanh đô thị lịch sử đều có khoảng cách đệm bằng hành lang xanh...
Tháng 8 năm 2008, sau khi nghe báo cáo ý tưởng nghiên cứu quy hoạch xây dựng đô thị Hà Nội từ ba liên doanh tư vấn nước ngoài đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản, Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng đồ án quy hoạch Quy hoạch chung cho thủ đô Hà Nội đề năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với sự thực hiện của liên danh Perkins Eastman - Hoa Kỳ và Posco E&C và Jina - Hàn Quốc (PPJ). Trong thời gian thực hiện Đồ án, nhiều chuyên gia và người dân Việt trong và ngoài nước quan tâm rất quan tâm cũng như lên tiếng đóng góp, bày tỏ quan điểm và những quan ngại mong rằng những người thực hiện đồ án xây dựng đô thị Hà Nội tầm nhìn 2030-2050 có tầm đúng đắn.
Đến ngày 21-4 vừa qua, Đồ án quy hoạch chung cho thủ đô Hà Nội đề năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xuất hiện tại phòng trưng bày của trung tâm triển lãm Vân Hồ, số 2 Hoa Lư nhằm lấy ý kiến của người dân về đồ án. Đúng như dự đoán, Đồ án trưng bày lập tức đã thu hút được đông đảo người xem. Đây là một cuộc trưng bày khá đồ sộ với nhiều phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cũng như người thuyết minh chuyên nghiệp.
Sau 3 lần trình bày và sửa đổi bổ sung, Đồ án quy hoạch Hà Nội lần này cơ bản đã đề cập và giải đáp được những bức xúc hiện tại, đồng thời cũng đã định hướng được sự phát triển cho tương lai của Thủ đô.
Trong đồ án Thủ đô Hà Nội nổi bật lên với một chùm đô thị vùng Thủ đô Hà Nội, các đô thị đối trọng là các thành phố thủ phủ của các Tỉnh xung quanh Hà Nội; 5 đô thị vệ tinh: Hoà Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc có chức năng riêng biệt hỗ trợ đô thị hạt nhân tạo thành chùm đô thị vệ tinh xung quanh đô thị hạt nhân. Có những định hướng rất rõ ràng cho sự phát triển và bảo tồn cho từng loại đô thị.
Đô thị hạt nhân được xác định là trung tâm chính trị, văn hoá, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của cả nước, vùng và thành phố Hà Nội (dân số khoảng 4- 4,5 triệu người). Như vậy có thể khẳng định được là tại đô thị hạt nhân không có khu công nghiệp, không có đào tạo, y tế loại chất lượng không cao (ngoại trừ loại phục vụ cho dân sở tại) và Trung tâm hành chính quốc gia phải nằm ở đây.
Đô thị hạt nhân được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về phía Tây đến tuyến đường vành đai IV, về phía Bắc sông Hồng- khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm ( theo định hướng quy hoạch 1998). Xây dựng chuỗi đô thị nằm dọc đường vành đai IV : Đan Phượng – Hoài Đức- Hà Đông- Thường Tín. Chuỗi đô thị này ôm lấy đô thị lõi lịch sử, có vùng đệm ngăn cách bởi hành lang xanh dọc sông Nhuệ và tiếp nhận nhiều dự án trong số 750 dự án đang rà soát lại. Đô thị lõi lịch sử được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản văn hoá Thăng Long cổ và lối sống truyền thống của người Hà Nội (khống chế 0,8 triệu người, khống chế kiểm soát chiều cao và mật độ). Giữa các đô thị hạt nhân, đô thị vệ tinh, chuỗi đô thị bao quanh bao quanh đô thị lịch sử đều có khoảng cách đệm bằng hành lang xanh...
Tuy nhiên bên cạnh sự cảm phục về quy mô hình thức của Đồ án, rất nhiều câu hỏi lớn của giới chuyên môn và các nhà khoa học đặt ra cho chủ đầu tư - Bộ Xây Dựng và đơn vị tư vấn thiết kế PPJ!
Thứ Năm, 8 tháng 4, 2010
CHÁY NHÀ, SẬP THANG MÁY... NGƯỜI DÂN CHỊU
“Thị trường bất động sản bị thống trị bởi những người nếu đã có một nhà rồi thì họ có thể có mười nhà. Người không có nhà thì chưa biết đến bao giờ mới có thể sở hữu được một ngôi nhà cho dù có cố "an cư" để "lạc nghiệp". Chính sách nhà ở chúng ta đang thực hiện là phục vụ cho 5% dân số mà bỏ qua 95% dân số còn lại. Cái gốc chính sách xã hội nhà ở của chúng ta đang có vấn đề, nó chỉ tiếp tục làm giàu lên những người đang có nhà, và tiếp tục làm nghèo đi những người không có nhà...- Đó là những lời mở đầu của GS.TSKH Nguyễn Trường Tiến, một trong những nhà thầu hàng đầu Việt Nam trong cuộc Đối thoại với Trần Nga về chất lượng những chung cư cao tầng, những quyền lợi và trách nhiệm của chủ đầu tư đối với những công trình chung cư nhà ở hiện nay.
Ông Nguyễn Trường Tiến là tiến sĩ khoa học chuyên ngành Địa kỹ thuật tại Thụy Điển, viện sĩ Viện hàn lâm kỹ thuật công nghệ ASEAN,...Hiện ông là phó tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Hà Nội- một nhà thầu lâu năm và hàng đầu ở Việt nam; phó chủ tịch Hội nhà thầu Việt Nam.
Thưa ông, dư luận xã hội gần đây phản ánh chất lượng nhà ở chung cư thấp, tình trạng an toàn đáng báo động!
Họ ca thán là đúng. Nếu như ở nước khác, chủ đầu tư chịu trách nhiệm từ lúc thiết kế, thi công, hoàn công, trong quá trình người ở sử dụng ...họ phải gắn bó 50 năm hay thậm chí đến hết tuổi thọ công trình. Họ phải duy trì sức sống, bảo dưỡng cho nó, chịu trách đến cùng. Một nguyên tắc cơ bản của nghề xây dựng là xây xong một ngôi nhà thì đó là một đứa bé ra đời. Sau đó vẫn phải cho nó ăn uống. Chi phí cho một công trình xây dựng nhà ở như thế hết mười phần thì hiện nay chỉ tính đến khi hoàn công- một phần và chia nhau hết ngay lợi nhuận cũng như một phần đó. Chín phần còn lại để bảo dưỡng ngôi nhà đó rơi vào người sử dụng. Họ là chủ vĩnh viễn và phải chịu tất cả chi phí. Đương nhiên họ đang làm chủ một tài sản mà họ không được làm chủ từ đầu, họ không hiểu gì, biết gì về tài sản mà họ đang sở hữu, họ khhông biết nó được xây dựng như thế nào, thiết kế điện nước ra sao,... họ không được tham gia vào quá trình thiết kế, giám sát ... họ bị gán ghép vào và phải ở cái nhà đó. Đó là một việc không tường minh, không chuyên nghiệp,...
Thị trường nhà ở Việt Nam hiện có nhiều phân khúc, nhà đầu tư có toàn quyền về giá xây, giá nhà, bán cho ai, sử dụng toà nhà đó như thế nào,...theo ông thì đây là do chính sách hay họ tự quyền?
Do chính sách, do thiếu chuyên nghiệp, do đạo đức con người. Hiện nay chúng ta ai cũng đi làm dự án nhà đất, ai cũng đi làm đầu tư bất động sản; ai cũng đi làm xây dựng,... Kỹ sư mới ra trường cũng làm được chủ dự án.Thế thì chết rồi. Người ta không cho một ông bác sĩ mới ra trường cầm dao mổ tim nhưng sẵn sàng cho một kỹ sư mới ra trường làm chủ dự án xây dựng. ít ra anh ta phải đạt một mức kinh nghiệm, mức hiểu biết luật pháp, mức hiểu biết văn hoá kỹ thuật,... nhất định, phải tuyên thệ đạo đức nghề nghiệp,... Chúng ta muốn một ngôi nhà đạt tiêu chuẩn thì chúng ta phải có những con người làm ngôi nhà ấy đạt tiêu chuẩn. Nếu chúng ta không tiêu chuẩn hoá được con người thì không bao giờ chúng ta có được một sản phẩm đạt tiêu chuẩn hay một ngôi nhà đạt tiêu chuẩn. Điều bất cập là chúng ta có có quy định tiêu chuẩn cho tất cả các sản phẩm nhưng lại không có tiêu chuẩn con người. Nên cả nước đi buôn, đi làm nhà thầu, đi đầu tư bất động sản.... cuối cùng cái nhà đó cháy, thang máy sập, ...thì ai là người chịu hậu quả? Chính là người dân phải chịu.
Vâng, đúng vậy thưa ông. Sự cố cháy tòa nhà 18 tầng đường Lê Văn Lương gây chết người là hồi chuông báo động về chất lượng, an toàn cũng như sinh hoạt trong những tòa nhà chung cư cao tầng. Và hiện nay, cũng chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm hay bị phán xét trách nhiệm cho sự việc ấy. Theo tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm thì chính ban nghiệm thu tòa nhà ấy phải chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng của tòa nhà đó. Ông bình luận như thế nào về nhận định này?
Chắc chắn họ còn đổ lỗi cho nhau nhiều lắm. Toà nhà đó do một công ty cổ phần thuộc tổng chúng tôi thực hiện. Chúng tôi phải thành lập một ban kiểm tra đánh giá lại từ đầu: kỹ thuật, an toàn lao động, tổ chức,... Tuy nhiên sự việc không còn nằm trong việc nội bộ, không phải chỉ kiểm điểm sai sót nữa mà phải chịu trách nhiệm trước pháp luật rồi. Bên công an đã thụ lý hồ sơ, có thể xử lý thành một vụ án. Họ đang trưng dụng những chuyên gia của ngành xây dựng, chúng tôi cũng đang chờ những kết quả điều tra.
Hậu quả như thế là tất yếu khi những người thực hiện nó không chuyên nghiệp. Tôi không đồng ý với nhận định của ông Liêm. Nói gì thì nói chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm. Tại sao chủ đầu tư lại thuê người thiết kế, thi công xây dựng, giám sát, hay nghiệm thu ấy? Bởi cơ chế ở ta như thế này, người đi nghiệm thu cuối cùng ấy có thể là người của sở xây dựng, phòng cháy chữa cháy, thương binh xã hội,... nhưng họ chỉ là những người làm quản lí nhà nước, chưa chắc họ đã có đủ kiến thức và kinh nghiệm để có thể đánh giá được chất lượng công trình,...
Xin phép được ngắt lời ông, nhưng tại sao tình trạng những người không có kiến thức và trình độ về công trình xây dựng lại đảm nhiệm chức năng nghiệm thu những công trình cần đảm bảo an sinh, tôi thực sự không hiểu?
Bởi vì chúng ta không có tiêu chuẩn ai đủ trình độ giám sát, nghiệm thu công trình. Ai cũng có thể nghiệm thu, giám sát khi họ ngồi vào vị trí ấy. Có nhiều người không đủ năng lực, kiến thức để làm công việc ấy nhưng họ vẫn được ngồi, được làm những việc ấy thì hậu quả người dân phải chịu. Đương nhiên người dân ở đấy không có kiến thức về xây dựng, thi công công trình hay kinh nghiệm về nhà ở rồi.
Vâng như vậy thì nghiệm thu công trình ở ta cũng chỉ mang tính hình thức.
Chỉ trừ những trường hợp công trình nhà ở của Nhà nước thì có ban nghiệm thu trung gian hơn. Còn yếu là hình thức. Người đi chấm công trình phải là những ông thầy giỏi. Ngay cả khi họ là những người giỏi nhưng ông thầy giáo nghèo đi chấm học trò con nhà giàu, con ông cháu cha thì kiểu gì nó cũng đỗ.
Quản lý nhà chung cư, điều lệ nhà chung cư đã được Bộ xây dựng ban hành, nhưng những khu chung cư hiện nay còn rất lộn xộn. Người sử dụng mang những thói quen sống như ngồi bán hàng vỉa hè, quạt bếp than tổ ông,... ở những khu chung cư,... chủ đầu tư tự đặt nội quy, điều lệ, lệ phí dịch vụ tầng hầm, vệ sinh,... đối với những hộ dân sinh sống ở đây. Ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Chúng tôi đã vấp phải nhiều vấn đề sau khi giao nhà cho người dân sở hữu, sử dụng. Xưa, chúng ta có xí nghiệp quản lí nhà của nhà nước thì bây giờ nếu tư nhân xây nhà thì cũng phải có một tổ chức pháp định có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà ấy. Có một vốn pháp định thu từ lợi nhuận bán nhà, cộng với đóng góp của người dân để bảo hành, bảo vệ, điều chỉnh toà nhà ấy,... Còn hiện nay, chủ đầu tư xây nhà và giao nhà xong là hết trách nhiệm. Chúng ta phải thay đổi, phải coi tòa nhà là cơ thể sống để thay đổi cách tính toán, dự toán giá thành gắn với tuổi đời nhà ở.
Vấn đề là sự vô trách nhiệm của chủ đầu tư, hay không có cơ chế chính sách rõ ràng, nên vấn đề này còn đang bỏ ngỏ, mạnh ai nấy làm, chủ đầu tư không lo đến việc bảo dưỡng, tuổi thọ công trình cũng có trách nhiệm trong quá trình vận hành sinh hoạt của tòa nhà ấy thì cũng chẳng sao cả?
Vấn đề là chính sách không rõ ràng nên chủ đầu tư không làm cũng chẳng sao. Nhiều điều luật, nghị định hay thông tư, điều lệ của chúng ta rất duy ý chí. Nó không được xây dựng lên từ chính những người được sống, được xây dựng nhà chung cư mà nó được tạo ra bởi những người có lẽ không bao giờ phải mua nhà chung cư, hay ở nhà chung cư.
Với tư cách là chủ đầu tư, nhà thầu, ông suy nghĩ như thế nào về nhận định, "Nhà cho người thu nhập thấp ở Việt nam 150 triệu/căn là hợp lý"? Ông có thể xây dựng và bán được những ngôi nhà với giá như vậy không? Điều kiện của ông là gì?
Nếu hai vợ chồng cán bộ bình thường làm công ăn lương, 4-5 triệu/tháng thì tiết kiệm lắm mỗi tháng họ để dành được 2 triệu/tháng. Vậy bao nhiêu năm thì họ có được 150 triệu và trong thời gian đó họ ở như thế nào?. Vấn đề là làm thế nào để tích luỹ được số tiền như thế; họ phải có bao nhiêu tiền, bao nhiêu tiền họ phải vay, họ được trả trong bao lâu khoản vay đó để mua được ngôi nhà đó. ở nhiều nước trên thế giới, nếu ngôi nhà đó 150 tiệu thì họ chỉ bỏ ra nhiều lắm 30 triệu, còn lại 120 triệu họ sẽ phải trả trong 20 năm. Như thế 20 năm ấy không phải là 120 triệu nữa mà phải là 200 - 250 triệu...
Nếu được là chủ đầu tư, chúng tôi hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó. Chỉ cần chúng ta xuất phát từ quyền lợi ở của người dân. Nhà nước có cơ chế ưu đãi thuế, đất cho chủ đầu tư, có cơ chế ưu đãi cho người mua nhà được vay vốn.Tôi rất tiếc cho đến nay chưa có một chương trình quốc gia ưu tiên triển khai về nhà ở. Trong đấy có những thiết kế, có những thiết bị kỹ thuật xây dựng nhà ở chuẩn cũng như những chính sách xã hội về nhà ở cho người dân. Lợi nhuận của những nhà đầu tư xây dựng nhà ở Việt Nam lớn hơn những nhà đầu tư nhà ở của các nước phát triển trên thế giới. Thật trớ trêu, mình đã nghèo, đã khó lại phải mua nhà, ở nhà với giá quá cao.
Vấn đề khó khăn nhất của nhà đầu tư, nhà thầu xây dựng hiện nay là gì, thưa ông?
Đó là cơ chế chính sách, chúng ta thay đổi nhiều và nhanh quá. Nhà ở nói chung phụ thuộc rất nhiều vào đầu vào: thuế, giá đất,... trong khi hai cái này năm nào cũng thay đổi. Nó nguy hiểm vô cùng cho chủ đầu tư. Chính sách không sai nhưng áp dụng cho cụ thể cho trường hợp ấy thì nó lại không đúng. Với tư cách một chủ đầu tư, một nhà thiết kế, một nhà khoa học, tôi hình dung rằng, chúng ta phải có một bộ Luật tồn tại dài lâu chứ cứ Luật rồi lại Nghị định, thông tư hướng dẫn, bổ sung, điều chỉnh,...nhiều khi rất rối rắm và không sát thực.
Chúng tôi ước mơ thành phố HN, các tỉnh có quy hoạch đô thị cụ thể, thực hiện giải phóng mặt bằng,...Khi chúng tôi lập công trình ở đó thì chúng tôi phải trả NN bao nhiêu tiền đất. Đi xin đất, đi đền bù giải phóng mặt bằng là khó nhất trên đời này...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)