Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

THOÁT BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH CẦN NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ TẦM MỚI


Ngay khi Việt Nam (VN) vượt qua ngưỡng quốc gia nghèo đói, thu nhập thấp bước vào thế giới quốc gia thu nhập trung bình thì phải đối mặt với những thách thức mới đòi hỏi những nỗ lực và tầm nhìn của người lãnh đạo. Nguy cơ sát sườn của VN đó là "bẫy" thu nhập thu bình. GS.TS Kennichi Ohno,Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản bày tỏ quan ngại về nguy cơ mắc bẫy của Việt Nam trước những thực trạng phát triển đang tồn tại. Tuy nhiên "nếu thay đổi quy trình hoạch định chính sách và có những quyết tâm chính trị, tầm nhìn mới, VN có thể tránh bẫy này".
Nguy cơ sập bẫy
Trần Nga: Ngày 23.12.2009, World Bank xác nhận Việt Nam đã bước vào khối các quốc gia có thu nhập trung bình. Ghi nhận sau 7 năm tăng trưởng, VN đã thoát khỏi danh sách các nước đói nghèo. Tuy nhiên ngay trong Hội nghị các nhà tài trợ ở HN bà Victoria Kwakwa - Giám đốc World Bank tại Việt Nam bày tỏ lo lắng: nếu không cẩn thận, Việt Nam sẽ rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình. Thưa giáo sư, ông bình luận gì về cảnh báo này ?
Giáo Sư Kenichi Ohno: Theo đúng nghĩa, phát triển phải hình thành nhờ nâng cao chất lượng vốn con người hơn là nhờ may mắn vì có nguồn tài nguyên thiên nhiên hay có lợi thế vị trí địa lý để dễ dàng tiếp nhận hỗ trợ và đầu tư nước ngoài. Phụ thuộc vào những lợi thế không tự mình tạo ra, đất nước có thể tăng trưởng đến mức thu nhập thấp, trung bình hay cao với một chút nỗ lực nhưng rồi cuối cùng sẽ bị mắc kẹt ở mức thu nhập đó. Tình trạng này được gọi là bẫy phát triển. Trong tương lai VN có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Nhìn lại bức tranh các nước đang phát triển vẫn đang chiếm đa phần các quốc gia trên thế giới, và cụ thể là các nước trong khối ASEAN, từ những năm '60 của thế kỷ trước Philippin đã có nền kinh tế phát triển rất khá, nhưng đến nay dường như được xem là "giậm chân tại chỗ” và quốc gia này đang bị coi là sập bẫy thu nhập trung bình...
Phần lớn các nước châu Mỹ La tinh vẫn ở mức thu nhập trung bình mặc dù họ đã sớm đạt được mức thu nhập tương đối cao vào thế kỷ 19. Trong khu vực ASEAN hiện nay có nhiều nước đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình như Malaysia (GDP bình quân đầu người 7.750 USD năm 2009), Thái Lan (GDP bình quân đầu người 3.973USD năm 2009). Các nước này đang ở giai đoạn mà Việt Nam đang hướng tới và việc bước lên các nấc thang mới trở nên ngày càng khó khăn hơn. Khả năng tăng trưởng của Đông Á khác biệt rất nhiều cả về chiều sâu và tốc độ ngay cả khi so sánh giữa các nước được cho là "thành công": Đài Loan - Hàn Quốc (thành công lớn); Thái Lan - Malaysia (thành công trung bình); Philippin - Inđônêxia (ít thành công). Nhóm đầu đã bỏ lại khá xa nhóm hai và nhóm ba nếu xét về thu nhập và năng lực công nghiệp hoá.
mức khởi đầu cho công nghiệp hoá ở một mức rất thấp lại trải qua nhiều năm tháng chiến tranh, Việt Nam thực sự bước vào đổi mới kinh tế từ những năm 1990. Nhìn lại quá trình phát triển công nghiệp hoá trong thời gian 20 năm qua, GS đánh giá thực trạng của VN như thế nào?
Từ giữa những năm '80 đến những năm '90, kinh tế VN tăng trưởng rất nhanh nhờ tác động của cá cơ chế khuyến khích và ảnh hưởng tái phân bổ của việc tự do hoá các nguồn lực kinh tế nội địa . Tăng trưởng đã được củng cố bởi nhiều cơ hội thương mại cũng như những dòng vốn lớn đổ từ bên ngoài vào. Với tốc độ tăng trưởng 7,4% trong giai đoạn 1991-2009. Năm 1990 còn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với GDP 98 USD đến năm 2009 mức GDP đã lên 1.109 USD và được xếp vào hàng các quốc gia có thu nhập trung bình thấp theo cách xếp loại của WB. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của VN và những nỗ lực cải cách trong một thập kỷ rưỡi vừa qua rất đang ghi nhận. Nhưng những thành quả mà Việt Nam đang có được ngày nay chủ yếu là do tác động của tự do hoá và các yếu tố bên ngoài đi kèm với hội nhập quốc tế chứ không phải do sức mạnh nội tại. Các doanh nghiệp trong nước vẫn còn thiếu sức cạnh tranh, các chính sách và các thể chế vẫn rất yếu kém so với chuẩn mực của các nước Đông Á. Các hoạt động công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến hàng hoá xuất khẩu vẫn chủ yếu do các công ty nước ngoài nắm giữ, trong khi giá trị mà người lao động và các công ty trong nước tạo ra là rất hạn chế. VN thậm chí chưa thực sự bắt đầu xây dựng công nghiệp hỗ trợ hoặc các liên kết công nghiệp...
Thiếu tầm nhìn và cơ chế hoạch định chính sách kém
Trong khi đó con đường công nghiệp hoá đang là sự lựa chọn của phát triển của Việt Nam ...
Vào thời điểm bắt đầu Công nghiệp hoá, hầu hết các nước Đông Á đều có chính phủ yếu kém. Năm 1959-1960, chế độ dân sự của Hàn Quốc được nhìn nhận là một thể chế tham nhũng và yếu kém, Thái Lan được đánh giá thấp. Nhưng trải qua thử thách, sai lầm và những bài học, kinh nghiệm và năng lực quản lý của Chính phủ các nước này được cải thiện rất nhiều. Từ góc nhìn này, có thể thấy việc xây dựng tầm nhìn công nghiệp của Việt Nam là cần thiết. VN đã có tầm nhìn dài hạn là trở thành nước công nghiệp hoá và hiện đại hoá vào năm 2020 tuy nhiên vấn đề lại thiếu các chiến lược và chương trình hành động và các thể chế phù hợp để theo đuổi thực hiện tầm nhìn này. Điều quan trọng là VN phải xây dựng sớm nhất có thể một lộ trình công nghiệp hoá rõ ràng cũng như kế hoạch hành động cụ thể, công bố và hướng dẫn cho dân chúng, nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách về lộ trình đó. VN hiện chưa có một quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp, nhiều câu hỏi chính sách quan trọng vẫn chưa được trả lời; VN không chỉ ra một cách rõ ràng cách thức mà VN muốn sử dụng để thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển...
Theo ông, thất bại của VN trong việc hoạch định các chiến lược và kế hoạch phát triển ngành hiệu quả do đâu?
Chủ yếu là do yếu kếm về cơ cấu trong quá trình hoạch định chính sách. Tôi chỉ nhấn mạnh hai vấn đề về quy trình và tổ chức có liên quan chặt chẽ với nhau và đây là nguyên nhân chính dẫn đến chủ nghĩa hình thức, thiếu sáng tạo và phản hồi nhanh trong quá trình hoạch định chính sách ở VN. Cụ thể, quy trình hoạch định chính sách thiếu sự tham gia của cộng đồng kinh doanh và thiếu sự phối hợp liên bộ khiến cho chính sách được thông qua kém hiệu quả thậm chí không thể triển khai được. Ở VN mặc dù tất cả văn bản chính sách đều có một bộ chủ quản và hàng loạt các bộ khác có liên quan trong vẫn chưa có cơ chế nào buộc các bộ này cùng phối hợp làm việc.
Cách làm việc kém hiệu quả này đã dẫn tới hàng loạt hiện tượng chảy máu chất xám, xuống cấp đạo đức trong giới công chức, và bế tắc trong giải quyết những vấn đề cấp thiết trong xã hội như lạm phát, ùn tắc giao thông,...?
Thiếu sự hướng dẫn rõ ràng từ phía chính phủ và cơ chế khuyến khích méo mó đối với các công chức chính phủ gây chảy máu chất xám. Cũng giống như nhiều quốc gia khác, hiện tượng xuống cấp trầm trọng về đạo đức và phẩm chất của các công chức chính phủ khiến cho người tài nhanh chóng rút lui sang những khu vực kinh tế khác. Chính phủ VN đang phải đương đầu với nhiều vấn đề cấp thiết: lạm phát, khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế, phát triển thị trường bất động sản bong bóng, chứng khoán ảo, hay ùn tắc giao thông- theo hình thức từ dưới lên mà không có đầu mối lãnh đạo và chịu trách nhiệm rõ ràng. Chế độ công quyền của VN đang tụt hậu rất xa so với những nền kinh tế thành công khác trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan,... Cần lưu ý rằng sáng kiến cải cách này phải do các cơ quan cấp cao chứ không phải do các cơ quan cấp dưới đề xuất. Không một cơ chế quan liệu nào có thể tự mình thay đổi gốc rễ mà không có sự chỉ đạo quyết liệt từ một nhà lãnh đạo quyết đoán.
Làm thế nào để công nghiệp Việt Nam có thể cất cánh, thoát bẫy thu nhập trung bình, thưa giáo sư?
Việt Nam đang ở vị trí mà từ đây để tiến lên mức thu nhập cao hơn VN phải tăng cường tạo ra giá trị nội tại. Điều này đòi hỏi hành động phù hợp từ phía Chính phủ hơn là theo chính sách thị trường tự do nhằm định hướng và hỗ trợ sự năng động của khu vực tư nhân và tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Để tăng chất lượng chính sách, VN cần thay đổi quá trình hoạch định chính sách của mình bằng cách cải cách căn bản trong hệ thống hành chính công. Phạm vi và quy mô cải cách này phải được lựa chọn một cách thận trọng nhằm tối thiểu hoá năng lượng chính trị và xã hội để tiến hành thay đổi và tối đa hoá tác động tích cực của cải cách. Một mô hình lãnh đạo mới, một đội ngũ tham mưu trực tiếp tư vấn lãnh đạo cấp cao và một liên minh chiến lược với các đối tác quốc tế là những điểm chính cần phải ổôi rmới trong quá trình hoạch định chính sách công nghiệp của VN.

2 nhận xét:

  1. De dat duoc nhung thanh tuu nhu chinh phu da de ra thi truoc tien phai phat trien nang luc noi tai, toi noi vi du mot vai nganh chu luc cua viet nam nhu: CAFE, GAO,... minh phai tao mot thuong hieu manh nhat tren que huong cua minh va chinh phu can khao sat that sat thi truong tu do de co chinh sach ho tro doanh nghiep trong nuoc.

    Trả lờiXóa
  2. Dung bac ah, nuoc minh ma tap trung san xuat trong nuoc, nang cao chat luong va hoach dinh tot chien luoc thuong hieu thi su phat trien ben vung hon, chuyen nghiep hon.

    Trả lờiXóa