Hà Nội là địa phương nhưng lại là thủ đô của đất nước. Vấn đề quy hoạch xây dựng thủ đô không chỉ là phương diện phát triển kinh tế - xã hội mà còn mang chiều sâu định hướng phát triển cũng như thể hiện thể diện quốc gia trên trường quốc tế. Nhưng quan trọng hơn cả là tình cảm cũng như kỳ vọng lớn lao mà người dân Việt đặt vào việc xây dựng thủ đô của mình, làm sao để thủ đô duy trì, phát huy địa linh – nhân kiệt ,là ngôi nhà cho con cháu đời đời sau phát triển bền vững, hưng thịnh.
Ba năm nay, từ khi Hà Nội mở rộng địa giới, đô thị phát triển như vũ bão,... Hà Nội thay đổi từng ngày, từng giờ. Dân số Hà Nội xấp xỉ 6,5 triệu người, diện tích rộng 3.344 km2, kiến trúc đô thị ngày càng xộc xệch như cái áo rách không thể vá víu. Đến cuối tháng 4 vừa qua, Đồ án Quy hoạch chung Hà Nội chính thức được bộ Xây dựng trưng bày lấy ý kiến rộng rãi nhân dân. Gần như ngay lập tức Đồ án nhận được rất nhiều ý kiến, phản biện cũng như kiến nghị cụ thể của các nhà khoa học, chuyên gia cũng như người dân thủ đô.
Tháng 8 năm 2008, sau khi nghe báo cáo ý tưởng nghiên cứu quy hoạch xây dựng đô thị Hà Nội từ ba liên doanh tư vấn nước ngoài đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản, Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng đồ án quy hoạch Quy hoạch chung cho thủ đô Hà Nội đề năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với sự thực hiện của liên danh Perkins Eastman - Hoa Kỳ và Posco E&C và Jina - Hàn Quốc (PPJ). Trong thời gian thực hiện Đồ án, nhiều chuyên gia và người dân Việt trong và ngoài nước quan tâm rất quan tâm cũng như lên tiếng đóng góp, bày tỏ quan điểm và những quan ngại mong rằng những người thực hiện đồ án xây dựng đô thị Hà Nội tầm nhìn 2030-2050 có tầm đúng đắn.
Đến ngày 21-4 vừa qua, Đồ án quy hoạch chung cho thủ đô Hà Nội đề năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xuất hiện tại phòng trưng bày của trung tâm triển lãm Vân Hồ, số 2 Hoa Lư nhằm lấy ý kiến của người dân về đồ án. Đúng như dự đoán, Đồ án trưng bày lập tức đã thu hút được đông đảo người xem. Đây là một cuộc trưng bày khá đồ sộ với nhiều phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cũng như người thuyết minh chuyên nghiệp.
Sau 3 lần trình bày và sửa đổi bổ sung, Đồ án quy hoạch Hà Nội lần này cơ bản đã đề cập và giải đáp được những bức xúc hiện tại, đồng thời cũng đã định hướng được sự phát triển cho tương lai của Thủ đô.
Trong đồ án Thủ đô Hà Nội nổi bật lên với một chùm đô thị vùng Thủ đô Hà Nội, các đô thị đối trọng là các thành phố thủ phủ của các Tỉnh xung quanh Hà Nội; 5 đô thị vệ tinh: Hoà Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc có chức năng riêng biệt hỗ trợ đô thị hạt nhân tạo thành chùm đô thị vệ tinh xung quanh đô thị hạt nhân. Có những định hướng rất rõ ràng cho sự phát triển và bảo tồn cho từng loại đô thị.
Đô thị hạt nhân được xác định là trung tâm chính trị, văn hoá, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của cả nước, vùng và thành phố Hà Nội (dân số khoảng 4- 4,5 triệu người). Như vậy có thể khẳng định được là tại đô thị hạt nhân không có khu công nghiệp, không có đào tạo, y tế loại chất lượng không cao (ngoại trừ loại phục vụ cho dân sở tại) và Trung tâm hành chính quốc gia phải nằm ở đây.
Đô thị hạt nhân được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về phía Tây đến tuyến đường vành đai IV, về phía Bắc sông Hồng- khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm ( theo định hướng quy hoạch 1998). Xây dựng chuỗi đô thị nằm dọc đường vành đai IV : Đan Phượng – Hoài Đức- Hà Đông- Thường Tín. Chuỗi đô thị này ôm lấy đô thị lõi lịch sử, có vùng đệm ngăn cách bởi hành lang xanh dọc sông Nhuệ và tiếp nhận nhiều dự án trong số 750 dự án đang rà soát lại. Đô thị lõi lịch sử được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản văn hoá Thăng Long cổ và lối sống truyền thống của người Hà Nội (khống chế 0,8 triệu người, khống chế kiểm soát chiều cao và mật độ). Giữa các đô thị hạt nhân, đô thị vệ tinh, chuỗi đô thị bao quanh bao quanh đô thị lịch sử đều có khoảng cách đệm bằng hành lang xanh...
Tháng 8 năm 2008, sau khi nghe báo cáo ý tưởng nghiên cứu quy hoạch xây dựng đô thị Hà Nội từ ba liên doanh tư vấn nước ngoài đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản, Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng đồ án quy hoạch Quy hoạch chung cho thủ đô Hà Nội đề năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với sự thực hiện của liên danh Perkins Eastman - Hoa Kỳ và Posco E&C và Jina - Hàn Quốc (PPJ). Trong thời gian thực hiện Đồ án, nhiều chuyên gia và người dân Việt trong và ngoài nước quan tâm rất quan tâm cũng như lên tiếng đóng góp, bày tỏ quan điểm và những quan ngại mong rằng những người thực hiện đồ án xây dựng đô thị Hà Nội tầm nhìn 2030-2050 có tầm đúng đắn.
Đến ngày 21-4 vừa qua, Đồ án quy hoạch chung cho thủ đô Hà Nội đề năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xuất hiện tại phòng trưng bày của trung tâm triển lãm Vân Hồ, số 2 Hoa Lư nhằm lấy ý kiến của người dân về đồ án. Đúng như dự đoán, Đồ án trưng bày lập tức đã thu hút được đông đảo người xem. Đây là một cuộc trưng bày khá đồ sộ với nhiều phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cũng như người thuyết minh chuyên nghiệp.
Sau 3 lần trình bày và sửa đổi bổ sung, Đồ án quy hoạch Hà Nội lần này cơ bản đã đề cập và giải đáp được những bức xúc hiện tại, đồng thời cũng đã định hướng được sự phát triển cho tương lai của Thủ đô.
Trong đồ án Thủ đô Hà Nội nổi bật lên với một chùm đô thị vùng Thủ đô Hà Nội, các đô thị đối trọng là các thành phố thủ phủ của các Tỉnh xung quanh Hà Nội; 5 đô thị vệ tinh: Hoà Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc có chức năng riêng biệt hỗ trợ đô thị hạt nhân tạo thành chùm đô thị vệ tinh xung quanh đô thị hạt nhân. Có những định hướng rất rõ ràng cho sự phát triển và bảo tồn cho từng loại đô thị.
Đô thị hạt nhân được xác định là trung tâm chính trị, văn hoá, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của cả nước, vùng và thành phố Hà Nội (dân số khoảng 4- 4,5 triệu người). Như vậy có thể khẳng định được là tại đô thị hạt nhân không có khu công nghiệp, không có đào tạo, y tế loại chất lượng không cao (ngoại trừ loại phục vụ cho dân sở tại) và Trung tâm hành chính quốc gia phải nằm ở đây.
Đô thị hạt nhân được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về phía Tây đến tuyến đường vành đai IV, về phía Bắc sông Hồng- khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm ( theo định hướng quy hoạch 1998). Xây dựng chuỗi đô thị nằm dọc đường vành đai IV : Đan Phượng – Hoài Đức- Hà Đông- Thường Tín. Chuỗi đô thị này ôm lấy đô thị lõi lịch sử, có vùng đệm ngăn cách bởi hành lang xanh dọc sông Nhuệ và tiếp nhận nhiều dự án trong số 750 dự án đang rà soát lại. Đô thị lõi lịch sử được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản văn hoá Thăng Long cổ và lối sống truyền thống của người Hà Nội (khống chế 0,8 triệu người, khống chế kiểm soát chiều cao và mật độ). Giữa các đô thị hạt nhân, đô thị vệ tinh, chuỗi đô thị bao quanh bao quanh đô thị lịch sử đều có khoảng cách đệm bằng hành lang xanh...
Tuy nhiên bên cạnh sự cảm phục về quy mô hình thức của Đồ án, rất nhiều câu hỏi lớn của giới chuyên môn và các nhà khoa học đặt ra cho chủ đầu tư - Bộ Xây Dựng và đơn vị tư vấn thiết kế PPJ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét