Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009
HỘI MÀ KHÔNG ...THẢO
HỘI MÀ KHÔNG THẢONằm trong khuôn khổ ngày hội văn hoá Mường, “ Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới – hội nhập của đất nước” do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du Lịch và tỉnh Hoà Bình tổ chức đã diễn ra trong ba tiếng đồng hồ với sự tham gia giới lãnh đạo, quản lý Bộ, Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hoá thông tin của bảy tỉnh: Thanh Hoá, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Ninh Bình, Sơn La.Trong buổi họp báo trước đó, ông Ngô Quang Hưng, Vụ phó vụ Văn hoá dân tộc, bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết “Năm 1993, Bộ và tỉnh Hoà Bình đã có thảo luận Khoa học và lí luận về dân tộc Mường, từ đó đến nay chủ yếu là công tác tuyên truyền, phổ biến văn hoá dân tộc Mường và tất nhiên, hội thảo lần này có đề cập đến vấn đề bảo tồn phát huy bản sắc các di sản văn hoá của dân tộc Mường, trong đó cũng nói đến vấn đề bảo tồn, khai thác các yếu tố, các giá trị văn hoá của đồng bào Mường để phục vụ cho việc xây dựng đời sống văn hoá. Thành phần tham gia không phảI là giới nghiên cứu, khoa học mà chủ yếu là cấp quản lý, sở vănhoá thông tin thực hiện, mang nhiều yếu tố thực tiễn và phục vụ đời sống văn hoá.”. Tới dự Hội thảo có thứ trưởng Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch Lê Tiến Thọ, bà Bùi Thị Bình, PCT Hội đồng Dân tộc Quốc Hội, ông Quách Thế Tản, phó chủ tịch tỉnh Hoà Bình,… cùng nhiều lãnh đạo ban ngành văn hoá khác.Hai phần ba tham luận đọc tại hội thảo là những nội dung giới thiệu về những nét văn hoá của người Mường như “Người Mường và những yếu tố văn hoá truyền thống” của lãnh đạo sở văn hoá Ninh Bình, hoặc tổng kết hoạt động văn hoá đã diễn ra có tính nổi bật như “Xây dựng đời sống văn hoá trong cộng đồng người Mường ở tỉnh Yên Bái thời kỳ đổi mới” của sở VHTT tỉnh Yên Bái,… đã làm hiện nên một bức tranh hiện trạng văn hoá Mường hôm nay. Theo đó, bên cạnh đời sống kinh tế, giáo dục nâng cao, nhiều giá trị văn hoá dân tộc Mường cơ bản như ngôn ngữ, nhà sàn, trang phục, tập tục,…đang dần mất đi. Hoạt động bảo tồn và phát triển gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tâm thức của những người làm văn hoá có nhiều bối rối và lúng túng. Gần mười năm triển khai chủ trương “bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” cho đến nay, khi ngồi lại thống kê công việc và kết quả đã làm từ cấp lãnh đạo, đến quản lý, hoạt động văn hoá vẫn còn nhiều trăn trở về phương hướng: bảo tồn cái gì và bảo tồn như thế nào! Nguyên nhân từ đâu?Lãnh đạo Sở văn hoá tỉnh Hà Tây, không đọc tham luận, ông cho rằng, trong hội thảo này “ chúng ta nên bàn đến những việc làm cụ thể, chẳng hạn bảo tồn văn hoá dân tộc Mường là bảo tồn cái gì, bảo tồn như thế nào và ai bảo tồn?”. Dân số người Mường ở Hà Tây không nhiều, họ lại sống xen cư, nhiều người đã không thể nói tiếng Mường được nữa. Họ cũng không trồng trọt, sinh sống theo truyền thống mà theo tục của người Kinh. Những ngôI nhà sàn đã hút về đô thị, về vùng du lịch sinh tháI,.. Trong ngày khai trường hay lễ hội, thanh thiếu niên không mặc trang phục truyền thống mà mặc ần bò, áo thun hoặc váy ngắn,… Vấn đề bảo tồn bản sắc văn hoá được đặt ra cấp bách và gặp nhiều khó khăn. Trả lời cho vấn đề bảo tồn cái gì, ông cho rằng đó chính là cách trồng cây, sơ chế nông sản, cách ăn ở, sinh hoạt, ẩm thực, kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán, nhà sàn, trang phục, ngôn ngữ,… và đa phần trong những giá trị văn hoá đó là phải được lưu giữ bằng truyền khẩu, giáo dục trong gia đình và cộng đồng. Trước hết phải có những cơ chế chính sách hỗ trợ đời sống, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà văn hóa để việc học hành của con em dân tộc thiểu số được nâng cao từ đó thiết chế văn hoá phát triển; bên cạnh đó phải đào tạo đội ngũ cán bộ văn hoá mà không chỉ có người Mường, cần có các dân tộc khác như Kinh, Thái, Tày,…tham gia, họ phải nói được tiếng Mường. Song vấn đề quan trọng nhất đó chính là người dân Mường. Cho dù cơ chế chính sách có tốt đến mấy mà đồng bào không có ý thức, không thích giữ gìn, xây dựng thì những bản sắc văn hoá sẽ mất đi. ý kiến của sở Hà Tây đã làm chuyển hướng cuộc toạ đàm vào những vấn đề tồn tại trong hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường.Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường theo hướng kết hợp với du lịch được đặt ra với nhiều lạc quan. “Du lịch và văn hoá là một cặp phạm trù không thể tách biệt. Du lịch phát triển thì văn hoá cũng phát triển. Nhờ du lịch có thể bảo tồn văn hoá tốt hơn. Du lịch đem lại nhiều lợi ích. Năm ngoái, du lịch đem lại nguồn thu cho ngân sách quốc gia là 51.000 tỷ đồng. Năm 2007, có thể lên tới 56.000 tỷ đồng. Một người khách du lịch đến ở địa phương ở một đêm có thể đem lại lợi ích bằng một tháng lao động của người nông dân. Du lịch phát triển, nhân dân có việc làm, dịch vụ công cộng phát triển, giao thông hạ tầng phát triển. Du lịch phát triển cần có tài nguyên, đó chính là văn hoá….”. Khẳng định việc gắn kết sẽ đem lại lợi ích cho du lịch và văn hoá, ông Hoàng Đức Hậu quốc vụ trưởng vụ văn hoá dân tộc nói kết thúc hội nghị: “Chúng tôi sẽ báo cáo lại với lãnh đạo Bộ, có trách nhiệm nghiên cứu chọn lọc những vấn đề cần làm. Bàn về biện pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là việc làm cần thiết vì truyền thống văn hoá, giá trị văn hoá chính là di sản của cha ông. Bảo tồn có nhiều vấn đề đặt ra: Ngôn ngữ, trang phục, nhà ở, nhạc cụ,…. Gắn với việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, gắn với phát triển du lịch, gắn với tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện cho đồng bào ta xoá đói giảm nghèo. Muốn nói gì thì nói, tất cả những việc chúng ta làm đều phải tính đến chuyện phát triển kinh tế. Làm văn hoá phải gắn với du lịch. Làm du lịch phải gắn với văn hoá.” Song những mặt khác của du lịch văn hoá, du lịch sinh thái hay du lịch nhân dân không được đề cập tới. Du lịch đồng thời cũng là kẻ tàn phá văn hoá. Nó xâm phạm đến nền văn hoá và các phong cảnh, tạo thêm mọi loại dịch vụ, làm vấy bẩn môi trường, làm cuộc sống của các vùng phát triển du lịch trở nên tàn bạo,… mà những nhà văn hoá, quản lí cần cân nhắc đến để giảm thiểu những hạn chế. Khách du lịch đến những địa danh du lịch sinh thái ở Hoà Bình như bản Lác, khu suối khoáng Kim Bôi,…trong những năm qua đã “góp” phần không nhỏ trong việc “phá hoại” bản sắc văn hoá nơi đây. Nếp sống, sinh hoạt, lối ăn, ở của người dân địa phương, đặc biệt là lớp trẻ đã thay đổi theo những du khách người Kinh và nước ngoài đến đây. Tỉnh nhà cũng chưa thống kê hết những thiệt hại về ô nhiễm môi trường tự nhiên mà khách du lịch cũng như những hoạt động du lịch đem lại ngoài một số lợi ích kinh tế.Bà Bùi Thị Bình, Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cho rằng “ Hội thảo nàykhông khác nhiều với hội thảo khác. Đó chỉ là một buổi trao đổi, chia sẻ thông tin. Kết luận đìêu gì thì cũng chưa kết luận được. Vì nó là cả một vấn đề lớn. Chúng ta bàn bảo tồn bản sắc văn hoá, nhưng bản sắc văn hoá là cáI gì? Các nhà khoa học, quản lí phảI chỉ ra được. Nó là cáI gì thì mới biết để bảo tồn, để giữ gìn. Bây giờ mỗi người hiểu theo một khía cạnh khác nhau thì vấn đề cần được bàn nữa. Theo tôi, văn hoá dân tộc Mường nói riêng và vhdtts nói chung, không chỉ ở trang phục mà thể hiện ở thuần phong mỹ tục của dân tộc ấy, những làn điệu dân ca, nếp sinh hoạt trong cộng đồng như những quy định chặt chẽ trong những gia đình tứ đại đồng đường sống yêu thương, kính trọng lẫn nhau là nét đẹp, nét tốt cần lưu giữ.” Trong khi chúng ta chờ đợi những “hội” mà không “thảo” trong tương lai thì ngay tại thành phố Hoà Bình một “Không gian văn hoá Mường” của ông Vũ Đức Hiếu (sinh năm 1977) được xây dựng trên một vạt đồi rộng khoảng 2ha trưng bày hơn 1000 hiện vật văn hoá Mường, những tài liệu về văn học dân gian, về văn hoá, những hiện vật về đời sống tín ngưỡng dân tộc Mường mà anh sưu tầm, thu gom trong tám năm qua. Nơi đây đang được đánh giá là “một bảo tàng sống. Du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia các trò chơi truyền thống của người Mường trong dịp lễ hội cũng như sinh hoạt hàng ngày.” Anh Hiếu cho biết: Sau khi hành thành sẽ mở cửa cho khách đến xem và không thu tiền. Mục đích của tôi khi xây dựng bảo tàng này vì tôi là người Hoà Bình muốn làm một việc gì đó cho Hoà Bình. Và bản sắc của người Hoà Bình là văn hoá người Mường khách đến tham quan sẽ được sống trong cảnh “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợi thui”. Tôi mong muốn “bảo tàng” của mình sẽ luôn giữ được đậm nét người Mường và không bị tác động bởi cơ chế thị trường”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét