Ngày 22/7/2009, Nhà xuất bản Thời Đại (NXB TĐ) thuộc Hội Xuất Bản Việt Nam, đã tổ chức lễ ra mắt tại Tòa tháp đôi Hà Nội. Có lẽ đây cũng là dịp gặp gỡ đầu tiên khá đông đủ giới “làm sách” ở Hà Nội, từ đại diện các cơ quan quản lý như Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch, Cục Xuất Bản, các Nhà xuất bản, đến các nhà phát hành, tác giả, dịch giả, độc giả,.... Ngoài việc xuất bản các ấn phẩm sách tài liệu chính trị pháp luật bằng tiếng Việt và tiếng nước ngòai hoặc song ngữ để phục vụ tổ chức hội các cấp; XNB Thời Đại còn xuất bản sách kiến thức phổ thông về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa xã hội, nghệ thuật, văn học; từ điển (trừ từ điển chuyên ngành) sách nghiệp vụ, giáo trình, tài liệu tham khảo dùng cho các hệ đào tạo thuộc ngành xuất bản… phục cụ đông đảo đối tượng bạn đọc trong và ngòai nước. Ông Nguyễn Kiểm, chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khẳng định, NXB Thời Đại ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các hội viên gồm các Nhà xuất bản của Hội và các đơn vị phát hành trong cả nước đồng thời kỳ vọng “thông qua các xuất bản phẩm của NXB sẽ giới thiệu đặc biệt tới độc giả là lớp trẻ- nên NXB mới có tên là Thời Đại; những vấn đề của xã hội hiện tại và cộng đồng Việt Nam sinh sống ở nước ngòai. Đó là những đối tượng chính khác mà NXB hướng tới. NXB sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng, truyền thống, vừa cập nhật hiện đại dưới cách viết khác mang không khí mới hơn....”. Giám đốc NXB Thời Đại, ông Bùi Việt Bắc, một người kỳ cựu trong ngành xuất bản, từng là giám đốc nhiều năm ở NXB Văn Hóa – Thông tin, một trong những NXB mạnh hàng đầu ở Việt Nam, chia sẻ: “Trong tình hình hiện nay, người ta đang bàn nhiều về chất lượng xuất bản phẩm. NXB TĐ mới ra đời nên có cơ hội chú trọng chất lượng xuất bản phẩm ngay từ đầu”. Với tư cách là một độc giả, một tác giả- đối tác quan trọng của NXb, ông Thúy Toàn vui mừng “vì thêm một NXB là một cửa mới cho sáng tạo văn học nghệ thuật. Việt Nam với dân số hơn 80 triệu người thì 50-60 NXB là ít lắm. Một thành phố Matx-cơ-va đã có tới mấy trăm nhà xuất bản. Tôi hy vọng NXB TĐ sẽ đưa thêm bước tiến mới cho ngành xuất bản sách ở Việt Nam trong bước khủng hoảng đọc lúc này; sẽ cung cấp cho người đọc sản phẩm mới mà thực sự thực thi mơ ước của mọi người về tủ sách cần thiết cho mỗi người VN. Trong thời kỳ vừa qua nhiều nhà sách, nhiều NXB tham gia vào thị trường sách văn học nhưng rõ ràng là chưa có bải bản”.
Trong buổi lễ ra mắt này, NXB Thời Đại đã giới thiệu những tác phẩm đầu tiên: Bộ tiểu thuyết (3cuốn) của Daniel Silva: Kẻ phụng sự thầm lặng, Hỏa thần và Người đưa tin; Bộ truyện thiếu nhi (10 cuốn): Nàng công chúa hoàn hảo; …
Thứ Năm, 30 tháng 7, 2009
Thứ Tư, 29 tháng 7, 2009
Cơn giận và cái lỗ đinh đóng
Có một cậu bé tính hay nóng giận. Khi không vừa ý điều gì cậu hay hét toáng lên, và nói những câu làm đau lòng người khác. Ngày nọ, bố cậu gọi đến và bảo: con hãy cầm số đinh và cái búa này. Bố đã đóng sẵn một cây gỗ ngoài vườn. Mỗi khi tức giận điều gì, con hãy lấy đinh đóng vào đó.
Ngày hôm sau, cậu bé ra đếm trên cây thấy 10 cái đinh, ngày hôm sau 9 cái, ngày hôm sau 7 cái, rồi... 6 cái, 5 cái... cho đến hôm nọ, cậu gọi bố ra gốc cây và khoe, "hôm nay con không đóng một cái đinh nào, bố ạ.". "Tốt lắm!" Ông bố ngợi khen "từ mai con hãy rút những cái đinh này ra nhé!". Chao ôi, việc rút đinh mới khó khăn hơn đóng đinh làm sao. Cậu bé nghiến răng, nghiến lợi, đu cả người vào thân cây đểể nhổ đinh. Mỗi ngày chỉ được 2-3 chiếc. Đến hôm qua, cậu lại vui mừng gọi bố đến, khoe đã rút hết đinh. "Tốt lắm, nhưng con nhìn này, những lỗ đóng đinh trên thân cây không liền lại con nhỉ! Lời nói khi nóng giận cũng làm người khác tổn thương như những cái lỗ sâu trên cây này con ạ." Cậu bé bần thần suy nghĩ và hỏi bố: "làm thế nào để những vết thương đó lành lại hả bố?"
Làm thế nào bây giờ?
Ngày hôm sau, cậu bé ra đếm trên cây thấy 10 cái đinh, ngày hôm sau 9 cái, ngày hôm sau 7 cái, rồi... 6 cái, 5 cái... cho đến hôm nọ, cậu gọi bố ra gốc cây và khoe, "hôm nay con không đóng một cái đinh nào, bố ạ.". "Tốt lắm!" Ông bố ngợi khen "từ mai con hãy rút những cái đinh này ra nhé!". Chao ôi, việc rút đinh mới khó khăn hơn đóng đinh làm sao. Cậu bé nghiến răng, nghiến lợi, đu cả người vào thân cây đểể nhổ đinh. Mỗi ngày chỉ được 2-3 chiếc. Đến hôm qua, cậu lại vui mừng gọi bố đến, khoe đã rút hết đinh. "Tốt lắm, nhưng con nhìn này, những lỗ đóng đinh trên thân cây không liền lại con nhỉ! Lời nói khi nóng giận cũng làm người khác tổn thương như những cái lỗ sâu trên cây này con ạ." Cậu bé bần thần suy nghĩ và hỏi bố: "làm thế nào để những vết thương đó lành lại hả bố?"
Làm thế nào bây giờ?
Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009
Jason Gibbs: Phiêu du cùng nhạc Việt (tiếp)
Đến nhạc gây sốc, não tình và nhạc teen
Tôi đến gặp Jason sau ngày gặp anh ở buổi trò chuyện về Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long. Đợi tôi với một gói xôi trên tay, anh huơ tay thanh minh: “Tôi chưa ăn sáng”. Và dường như anh cũng hào hứng hẳn lên khi tôi đưa anh vào một quán cafe khá đẹp trên đường Trần Hưng Đạo. Sau khi chờ anh báo cáo với bà xã và ăn nốt gói xôi dở, chúng tôi lại tiếp tục trò chuyện về những câu chuyện âm nhạc Việt Nam mà anh đang theo đuổi. “Có một bài mới nhất của tôi mà tôi chưa công bố đó là tôi có viết về một loại nhạc mà báo giới hồi đó gọi là nhạc gây sốc. Như bài Kiếp đỏ đen của của Duy Mạnh, hay Tình xa khuất do Phương Thanh hát. Lời ca- có thể là lí do chính khiến nó gây sốc. Lời ca như nói chuyện hàng ngày. Tôi cũng suy nghĩ là trong xã hội Việt Nam đang phát triển, người ta sống nhanh hơn, không tập trung nhiều vào một vấn đề, nên việc viết những ca khúc ấy cũng hợp lí. Tất nhiên là theo thẩm mỹ, những bài hát đó thiếu chất thơ nhưng cũng đáp ứng được một nhu cầu của xã hội.” Hay “Phương Thanh cũng là một người đặc biệt, Tôi chưa hiểu rõ về Phương Thanh nhưng tôi thấy rằng người nghe thường đặt niềm tin tưởng, hy vọng mến mộ vào ca sĩ và Phương Thanh làm được điều đó. Tất nhiên là có một số quần chúng khác không thích đâu. Nhưng với nhóm quần chúng yêu thích cô thì họ yêu thích lắm. Có thể vì thế nhiều người khó khăn thấy một người cũng khó khăn như mình nhưng đã thành công nên càng tăng thêm sự yêu mến...
Có lẽ nhiều người đặt câu hỏi, vì sao Gibbs lại có thể cùng lúc tìm hiểu được rất nhiều dòng nhạc ở Việt Nam như thế? Nếu như cách đây 10 năm thì đó quả là những câu chuyện dài, song cảm ơn “internet”. Những câu chuyện về thông tin tư liệu và nguồn của nó đã trở nên rất gần và tiện lợi cho nhà nghiên cứu nhờ công nghệ kỹ thuật số cùng những phần mềm thông minh. Nó đã cho phép Gibbs ngồi làm việc ở thư viện Francisco- cơ quan chính của anh, nhưng hàng ngày vẫn theo dõi được những bài hát mới nhất được công bố, hay ca sĩ mới xuất hiện, hay ca sĩ, nhạc sĩ ra album,... Những đường line ảo đã tạo nên những cây cầu nối Thái Bình Dương rất thật. TS. Gibbs đã có những trang web blog lưu giữ tư liệu, những bài báo về ca sĩ, về bài hát, âm nhạc mà có thể nhiều năm sau ông mới dùng đến. Chính nhờ những đường line này, mà ngay khi dòng nhạc teen xuất hiện, ông đã có những ca khúc trong kho lưu trữ đã nghe được những ca sĩ teen hát, nhảy. Và Gibbs lại bắt đầu hí hoáy ngồi dịch những bài hát ấy sang tiếng Anh để hiểu rõ ý nghĩa lời hát hơn. “Tôi không thích thể loại nhạc này, đây là những bài hát về tình yêu cho những người không biết tình yêu là cái gì. Bài hát cho một cô gái yêu một chàng trai, chàng trai ấy lại yêu một cô gái vớ vẩn nào khác... nhưng mới 13 tuổi thì có thể đó là điều cần thiết. Vì tôi không phải là cô gái 13 tuổi nên tôi không thích”. Gibbs luôn có những kiến giải về dòng nhạc mới, hay một bài hát mới cởi mở, tâm lý như thế. Anh cho rằng một ca khúc có khả năng làm một lối vào một cách suy nghĩ và sống mà ta chưa từng biết đến.
Có nhiều người cho rằng, Paris Bynight là nhạc Việt Nam, còn Jason Gibbs lại nghĩ nhạc Việt Nam là dòng nhạc cổ truyền, và lối vào nhạc cổ truyền thực sự đang là một thách thức lôi cuốn anh. Quả thật, Jason Gibbs đã đến rất gần với văn hoá Việt Nam qua một cánh cửa mà anh tự xem là rất hẹp là âm nhạc nhưng đây là một cánh cửa rất gần, một sự tiếp cận văn hoá rất gần.
Tôi đến gặp Jason sau ngày gặp anh ở buổi trò chuyện về Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long. Đợi tôi với một gói xôi trên tay, anh huơ tay thanh minh: “Tôi chưa ăn sáng”. Và dường như anh cũng hào hứng hẳn lên khi tôi đưa anh vào một quán cafe khá đẹp trên đường Trần Hưng Đạo. Sau khi chờ anh báo cáo với bà xã và ăn nốt gói xôi dở, chúng tôi lại tiếp tục trò chuyện về những câu chuyện âm nhạc Việt Nam mà anh đang theo đuổi. “Có một bài mới nhất của tôi mà tôi chưa công bố đó là tôi có viết về một loại nhạc mà báo giới hồi đó gọi là nhạc gây sốc. Như bài Kiếp đỏ đen của của Duy Mạnh, hay Tình xa khuất do Phương Thanh hát. Lời ca- có thể là lí do chính khiến nó gây sốc. Lời ca như nói chuyện hàng ngày. Tôi cũng suy nghĩ là trong xã hội Việt Nam đang phát triển, người ta sống nhanh hơn, không tập trung nhiều vào một vấn đề, nên việc viết những ca khúc ấy cũng hợp lí. Tất nhiên là theo thẩm mỹ, những bài hát đó thiếu chất thơ nhưng cũng đáp ứng được một nhu cầu của xã hội.” Hay “Phương Thanh cũng là một người đặc biệt, Tôi chưa hiểu rõ về Phương Thanh nhưng tôi thấy rằng người nghe thường đặt niềm tin tưởng, hy vọng mến mộ vào ca sĩ và Phương Thanh làm được điều đó. Tất nhiên là có một số quần chúng khác không thích đâu. Nhưng với nhóm quần chúng yêu thích cô thì họ yêu thích lắm. Có thể vì thế nhiều người khó khăn thấy một người cũng khó khăn như mình nhưng đã thành công nên càng tăng thêm sự yêu mến...
Có lẽ nhiều người đặt câu hỏi, vì sao Gibbs lại có thể cùng lúc tìm hiểu được rất nhiều dòng nhạc ở Việt Nam như thế? Nếu như cách đây 10 năm thì đó quả là những câu chuyện dài, song cảm ơn “internet”. Những câu chuyện về thông tin tư liệu và nguồn của nó đã trở nên rất gần và tiện lợi cho nhà nghiên cứu nhờ công nghệ kỹ thuật số cùng những phần mềm thông minh. Nó đã cho phép Gibbs ngồi làm việc ở thư viện Francisco- cơ quan chính của anh, nhưng hàng ngày vẫn theo dõi được những bài hát mới nhất được công bố, hay ca sĩ mới xuất hiện, hay ca sĩ, nhạc sĩ ra album,... Những đường line ảo đã tạo nên những cây cầu nối Thái Bình Dương rất thật. TS. Gibbs đã có những trang web blog lưu giữ tư liệu, những bài báo về ca sĩ, về bài hát, âm nhạc mà có thể nhiều năm sau ông mới dùng đến. Chính nhờ những đường line này, mà ngay khi dòng nhạc teen xuất hiện, ông đã có những ca khúc trong kho lưu trữ đã nghe được những ca sĩ teen hát, nhảy. Và Gibbs lại bắt đầu hí hoáy ngồi dịch những bài hát ấy sang tiếng Anh để hiểu rõ ý nghĩa lời hát hơn. “Tôi không thích thể loại nhạc này, đây là những bài hát về tình yêu cho những người không biết tình yêu là cái gì. Bài hát cho một cô gái yêu một chàng trai, chàng trai ấy lại yêu một cô gái vớ vẩn nào khác... nhưng mới 13 tuổi thì có thể đó là điều cần thiết. Vì tôi không phải là cô gái 13 tuổi nên tôi không thích”. Gibbs luôn có những kiến giải về dòng nhạc mới, hay một bài hát mới cởi mở, tâm lý như thế. Anh cho rằng một ca khúc có khả năng làm một lối vào một cách suy nghĩ và sống mà ta chưa từng biết đến.
Có nhiều người cho rằng, Paris Bynight là nhạc Việt Nam, còn Jason Gibbs lại nghĩ nhạc Việt Nam là dòng nhạc cổ truyền, và lối vào nhạc cổ truyền thực sự đang là một thách thức lôi cuốn anh. Quả thật, Jason Gibbs đã đến rất gần với văn hoá Việt Nam qua một cánh cửa mà anh tự xem là rất hẹp là âm nhạc nhưng đây là một cánh cửa rất gần, một sự tiếp cận văn hoá rất gần.
Jason Gibbs: Phiêu du cùng nhạc Việt
Trong khi giới nghiên cứu và phê bình âm nhạc trong nước khá kín đáo và thưa vắng những công bố hoạt động hay kết quả nghiên cứu, tìm hiểu, cũng như bình luận về những thể loại, trào lưu, các dòng nhạc trong nước thì Jason Gibbs, tiến sĩ âm nhạc cổ điển, một nhạc công, một anh chàng thủ thư tại thư viện San Francisco, liên tục trong vài năm trở lại đây làm xôn xao dư luận Việt với nhiều bài nghiên cứu, khảo cứu tái hiện những hiện tượng âm nhạc trong lịch sử và đương đại của Việt Nam một cách công phu, tỉ mỉ có nhiều khám phá thú vị về văn hoá Việt Nam phản ánh qua đời sống của những ca khúc, những thể loại nhạc, những gương mặt ca sĩ.
Từ Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long
Tháng 4 năm 2008, NXB Tri Thức đã làm xôn xao dư luận trong giới âm nhạc, yêu thích âm nhạc Việt Nam với cuốn sách: Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long-Câu chuyện âm nhạc Việt Nam. Đây là một tập hợp những bài dịch của Trương Công Quý từ nguyên ngữ tiếng Anh những bài viết nghiên cứu, tìm hiểu của tác giả Jason Gibbs về nhạc Việt thế kỷ 20, như: Bài Tây, lời Ta: Khúc dạo đầu và chuyển thể của ca khúc phổ thông Tây phương của Việt Nam trước 1940;Nhạc tiền chiến: Khởi đầu của ca khúc phổ thông Việt Nam;Cải cách và truyền thống trong ca khúc phổ thông Việt Nam thời kỳ đầu; Kịch nói, La Scène Tonkinoise (Hội kịch Bắc kỳ), và những bài hát tân nhạc Việt Nam đầu tiên; Tình yêu và khát vọng nơi ranh giới: Những ca khúc ở hai bờ vĩ tuyến 17 ; Nhạc vàng “hoá vàng” ; Điệu Rumba trên dòng Cửu Long: Bolero - một dạng ca khúc phổ thông Việt Nam ;Trần Tiến: Người hát rong của thời Đổi Mới; Hà Nội “rock” như thế nào? Lối vào Rock’n’Roll ở Việt Nam;....
Tiến sĩ âm nhạc cổ điển, chuyên về nhạc thính phỏng, giao hưởng và cổ điển đến từ bang San Francisco (Hoa Kỳ), Jason Gibbs lại có một ý thích và niềm đam mê là nghiên cứu và nghe tân nhạc Việt Nam. Anh có nhiều đêm dài nằm nghe những vở ca cải lương mùi mẫn, những bài hát tiền chiến, ca vọng cổ, rồi nhạc vàng, tân cổ giao duyên,... Bắt đầu là từ sự tò mò, tìm hiểu thông qua tư liệu ở thư viện, ở cộng đồng người Việt sống ở bang San Francisco, và rồi đến năm 1993, anh có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên để tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng, với cái nôi của nền âm nhạc ông đang tìm hiểu. Đến nay, anh đã có đến 10 lần tới Việt Nam để thu thập tư liệu, khảo sát cho những nghiên cứu về nhạc Việt, đặc biệt là dòng nhạc quần chúng, nhạc bình dân. Cuối tháng sáu vừa qua, một lần nữa những hình ảnh, giai điệu, bài hát hay những trào lưu tân nhạc Việt đã sống lại cùng với những hình ảnh lịch sử đã trôi qua trong buổi gặp gỡ trò chuyện với Jason Gibb, dịch giả Nguyễn Trương Quý, ca sĩ nhạc rock Tiến Đạt, Phương Loan (NXB Trí Thức): Những bài tây lời ta đầu tiên như Quand Madelon của Camille Robert do những người hát xẩm ở Sài Gòn thể hiện, đến những bài tân nhạc đầu tiên của Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, hay một số bài hát Việt đầu tiên xuất hiện trong những vở kịch người Việt đóng kịch Tây đầu tiên,...được Gibbs đưa ra giới thiệu.
Điều thú vị trong những sưu tầm của Gibbs làm ngạc nhiên độc giả là những hình ảnh trên báo chí hay một bản tranh Đông Hồ khắc vẽ những người Việt nhảy Đầm từ những năm 30 của thế kỷ 20, đến những bản Bolero Việt Nam rất lạ. Bolero vốn là một điệu rumba, nhưng vào Việt Nam, dưới những giọng ca mùi mẫn của nghệ sĩ Việt Nam những giai điệu của vọng cổ, oán- nằm ngoài những thanh âm của nhạc Tây được đưa vào, luyến láy đầy xúc cảm thậm chí Gibbs còn phát hiện một chút rock trong giọng hát của Chế Linh khi hát “Đôi ngả chia ly”... Không hề dấu giếm, Gibbs thổ lộ rằng anh rất ham mê tân cổ giao duyên với giọng ca Minh Vượng- Lệ Thuỷ. Với một vẻ mặt đầy háo hức, Gibbs giới thiệu những bản nhạc sưu tầm cùng những nhận xét của anh. Nhưng điều thú vị nhất trong việc nghiên cứu, sưu tầm của mình là anh đã được gặp rất nhiều nhạc sĩ, nhiều nhân vật có sự trải nghiệm, có vốn sống trong những hoàn cảnh ra đời của những bài hát ấy. Khi đi gặp nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời của những bài hát tiền chiến thì lại được ông Tơ dắt đi gặp ông Phạm Văn Các, một nghệ sĩ chuyên thổi kèn trong những quán bar xưa,...cứ thế nhân duyên với nhân vật, với sự kiện và những bài hát đã kéo Jason Gibbs gần với âm nhạc Việt, văn hoá Việt hơn.
Gần hơn trong dòng tân nhạc Việt là rock, mà người Việt gọi là nhạc giật gân khi nó mới du nhập vào Việt Nam cũng được Gibbs tìm hiểu rất công phu từ thời mới xuất hiện ở Sài Gòn qua một số đĩa thâm nhập từ Mỹ, qua dòng Việt Kiều từ Tân Đảo về nước, và có thể cả từ những người lính phục vụ ở Hải Phòng,... Tiến Đạt-một rocker khá nổi tiếng của ban nhạc Gạt Tàn Đầy, đã tỏ ý khâm phục việc nghiên cứu tỉ mỉ, chuyên nghiệp của Gibbs: “Tôi đã hai lần đọc bài viết về Rock Hà Nội của ông Gibbs, nhưng chưa lần nào trọn vẹn, vì quá nhiều thông tin khiến tôi phải lần tìm trở lại. Viết lời bài hát rock bằng tiếng Việt là rất khó đối với người sáng tác rock chúng tôi, nó cũng được Gibb tìm cách giải thích tỉ mỉ...”.
Khám phá sự gặp gỡ Đông-Tây trong nhạc Việt và đồng thời cũng tìm thấy điểm sâu lắng bản địa, những nét Việt Nam trong dòng nhạc ấy là một quá trình tìm tòi công phu, tỉ mỉ song đem lại cho Jason nhiều điều thú vị. Là một người được học và nghiên cứu sâu về nhạc bác học, nhạc cổ điển, đã tìm hiểu nhạc cổ điển ở nhiều nước châu Âu nhưng lại có hứng thú và quyết tâm nghiên cứu tìm hiểu về dòng nhạc phổ thông- đại chúng ở Việt Nam, Jason cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Khi viết bài về nhạc Bolero, Gibbs đã phải tìm đến một người bạn Việt Kiều Úc, chuyên gia nghiên cứu đàn tranh Việt Nam để trau dồi kiến thức về nhạc cổ truyền Việt, “Tôi luôn phải tìm kiếm những nhà chuyên môn để bổ sung kiến thức cho mình- Gibbs nói- Nhưng trong bài rock-thì việc phân tích rất dễ dàng đối với tôi. Tôi có thể viết lại những nốt nhạc rock mà nhạc sĩ sáng tác của Gạt Tàn Đầy không biết”.
Từ Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long
Tháng 4 năm 2008, NXB Tri Thức đã làm xôn xao dư luận trong giới âm nhạc, yêu thích âm nhạc Việt Nam với cuốn sách: Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long-Câu chuyện âm nhạc Việt Nam. Đây là một tập hợp những bài dịch của Trương Công Quý từ nguyên ngữ tiếng Anh những bài viết nghiên cứu, tìm hiểu của tác giả Jason Gibbs về nhạc Việt thế kỷ 20, như: Bài Tây, lời Ta: Khúc dạo đầu và chuyển thể của ca khúc phổ thông Tây phương của Việt Nam trước 1940;Nhạc tiền chiến: Khởi đầu của ca khúc phổ thông Việt Nam;Cải cách và truyền thống trong ca khúc phổ thông Việt Nam thời kỳ đầu; Kịch nói, La Scène Tonkinoise (Hội kịch Bắc kỳ), và những bài hát tân nhạc Việt Nam đầu tiên; Tình yêu và khát vọng nơi ranh giới: Những ca khúc ở hai bờ vĩ tuyến 17 ; Nhạc vàng “hoá vàng” ; Điệu Rumba trên dòng Cửu Long: Bolero - một dạng ca khúc phổ thông Việt Nam ;Trần Tiến: Người hát rong của thời Đổi Mới; Hà Nội “rock” như thế nào? Lối vào Rock’n’Roll ở Việt Nam;....
Tiến sĩ âm nhạc cổ điển, chuyên về nhạc thính phỏng, giao hưởng và cổ điển đến từ bang San Francisco (Hoa Kỳ), Jason Gibbs lại có một ý thích và niềm đam mê là nghiên cứu và nghe tân nhạc Việt Nam. Anh có nhiều đêm dài nằm nghe những vở ca cải lương mùi mẫn, những bài hát tiền chiến, ca vọng cổ, rồi nhạc vàng, tân cổ giao duyên,... Bắt đầu là từ sự tò mò, tìm hiểu thông qua tư liệu ở thư viện, ở cộng đồng người Việt sống ở bang San Francisco, và rồi đến năm 1993, anh có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên để tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng, với cái nôi của nền âm nhạc ông đang tìm hiểu. Đến nay, anh đã có đến 10 lần tới Việt Nam để thu thập tư liệu, khảo sát cho những nghiên cứu về nhạc Việt, đặc biệt là dòng nhạc quần chúng, nhạc bình dân. Cuối tháng sáu vừa qua, một lần nữa những hình ảnh, giai điệu, bài hát hay những trào lưu tân nhạc Việt đã sống lại cùng với những hình ảnh lịch sử đã trôi qua trong buổi gặp gỡ trò chuyện với Jason Gibb, dịch giả Nguyễn Trương Quý, ca sĩ nhạc rock Tiến Đạt, Phương Loan (NXB Trí Thức): Những bài tây lời ta đầu tiên như Quand Madelon của Camille Robert do những người hát xẩm ở Sài Gòn thể hiện, đến những bài tân nhạc đầu tiên của Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, hay một số bài hát Việt đầu tiên xuất hiện trong những vở kịch người Việt đóng kịch Tây đầu tiên,...được Gibbs đưa ra giới thiệu.
Điều thú vị trong những sưu tầm của Gibbs làm ngạc nhiên độc giả là những hình ảnh trên báo chí hay một bản tranh Đông Hồ khắc vẽ những người Việt nhảy Đầm từ những năm 30 của thế kỷ 20, đến những bản Bolero Việt Nam rất lạ. Bolero vốn là một điệu rumba, nhưng vào Việt Nam, dưới những giọng ca mùi mẫn của nghệ sĩ Việt Nam những giai điệu của vọng cổ, oán- nằm ngoài những thanh âm của nhạc Tây được đưa vào, luyến láy đầy xúc cảm thậm chí Gibbs còn phát hiện một chút rock trong giọng hát của Chế Linh khi hát “Đôi ngả chia ly”... Không hề dấu giếm, Gibbs thổ lộ rằng anh rất ham mê tân cổ giao duyên với giọng ca Minh Vượng- Lệ Thuỷ. Với một vẻ mặt đầy háo hức, Gibbs giới thiệu những bản nhạc sưu tầm cùng những nhận xét của anh. Nhưng điều thú vị nhất trong việc nghiên cứu, sưu tầm của mình là anh đã được gặp rất nhiều nhạc sĩ, nhiều nhân vật có sự trải nghiệm, có vốn sống trong những hoàn cảnh ra đời của những bài hát ấy. Khi đi gặp nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời của những bài hát tiền chiến thì lại được ông Tơ dắt đi gặp ông Phạm Văn Các, một nghệ sĩ chuyên thổi kèn trong những quán bar xưa,...cứ thế nhân duyên với nhân vật, với sự kiện và những bài hát đã kéo Jason Gibbs gần với âm nhạc Việt, văn hoá Việt hơn.
Gần hơn trong dòng tân nhạc Việt là rock, mà người Việt gọi là nhạc giật gân khi nó mới du nhập vào Việt Nam cũng được Gibbs tìm hiểu rất công phu từ thời mới xuất hiện ở Sài Gòn qua một số đĩa thâm nhập từ Mỹ, qua dòng Việt Kiều từ Tân Đảo về nước, và có thể cả từ những người lính phục vụ ở Hải Phòng,... Tiến Đạt-một rocker khá nổi tiếng của ban nhạc Gạt Tàn Đầy, đã tỏ ý khâm phục việc nghiên cứu tỉ mỉ, chuyên nghiệp của Gibbs: “Tôi đã hai lần đọc bài viết về Rock Hà Nội của ông Gibbs, nhưng chưa lần nào trọn vẹn, vì quá nhiều thông tin khiến tôi phải lần tìm trở lại. Viết lời bài hát rock bằng tiếng Việt là rất khó đối với người sáng tác rock chúng tôi, nó cũng được Gibb tìm cách giải thích tỉ mỉ...”.
Khám phá sự gặp gỡ Đông-Tây trong nhạc Việt và đồng thời cũng tìm thấy điểm sâu lắng bản địa, những nét Việt Nam trong dòng nhạc ấy là một quá trình tìm tòi công phu, tỉ mỉ song đem lại cho Jason nhiều điều thú vị. Là một người được học và nghiên cứu sâu về nhạc bác học, nhạc cổ điển, đã tìm hiểu nhạc cổ điển ở nhiều nước châu Âu nhưng lại có hứng thú và quyết tâm nghiên cứu tìm hiểu về dòng nhạc phổ thông- đại chúng ở Việt Nam, Jason cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Khi viết bài về nhạc Bolero, Gibbs đã phải tìm đến một người bạn Việt Kiều Úc, chuyên gia nghiên cứu đàn tranh Việt Nam để trau dồi kiến thức về nhạc cổ truyền Việt, “Tôi luôn phải tìm kiếm những nhà chuyên môn để bổ sung kiến thức cho mình- Gibbs nói- Nhưng trong bài rock-thì việc phân tích rất dễ dàng đối với tôi. Tôi có thể viết lại những nốt nhạc rock mà nhạc sĩ sáng tác của Gạt Tàn Đầy không biết”.
Thứ Hai, 13 tháng 7, 2009
Nhìn lại hiện tượng văn chương-tiểu thuyết lãng mạn những năm '80
(tiếp theo)
Trần Nga: Theo ông, nếu xu hướng tiểu thuyết lãng mạn tình cảm của những năm 1986-1996 ấy được giới phê bình cởi mở hơn, và định kiến văn chương cũng không khắc nghiệt với nó thì nó có thể trở thành một dòng văn chương đời thường phục vụ người đọc bình dân, hay thị hiếu tiểu thuyết lãng mạn, nhẹ nhàng hay chăng?
NPBVH. Phạm Xuân Nguyên: Quả là trong văn học, loại truyện tình cảm này thường bị coi là “sến”. Có thể từ “sến” là bắt nguồn từ cách đọc chệch, đọc nhại chữ “sentimentalism” (chủ nghĩa tình cảm) trong tiếng Tây để chỉ những tác phẩm thiên về cảm xúc nhẹ nhàng, thoáng qua, sướt mướt. Trong một từ điển văn học của nhà Penguin từ này được cho là để mô tả loại cảm xúc giả tạo và hời hợt (false and superficial emotion). Thành phần đọc loại tiểu thuyết này cũng thường là bình dân. Không chỉ ở ta đâu, mà ở Tây, tiểu thuyết tình cảm cũng ít được đánh giá cao. Cho nên xu hướng này khó thành một “trào lưu” được, nhất là ở ta. Nhưng nó vẫn chuyển động bình thường, nghĩa là vẫn có sách ra, vẫn có người đọc. Nếu nó có chững lại thì chắc là do nhu cầu biến đổi thôi.
NPBVH. Nguyễn Hoà: Nó khó có thể phát triển thành một xu hướng của văn học, nếu chỉ là sản phẩm văn chương đáp ứng nhu cầu tức thời của một số độc giả trong một thời điểm. Đó thường là câu chuyện của con người chứ chưa phải là vấn đề của con người, nên sức sống khó bền. Tôi thấy hầu như các tác phẩm này chưa chứa đựng đầy đủ những yếu tố cần thiết để trở thành một tác phẩm văn học với nội dung tư tưởng - nghệ thuật riêng. Song khảo sát về mặt xã hội học văn học, nó vẫn có độc giả của nó. Như hôm nay có người ghét văn học mạng, ghét internet,... nhưng không thể phủ nhận xu hướng văn học mạng; có người không thích truyện kinh dị nhưng Di Li vẫn viết, hay như Cấn Văn Khánh với các tác phẩm của chị ấy chẳng hạn, vẫn có độc giả và người hâm mộ đấy chứ. Chúng ta đang sống ở một thời kỳ mà sự phân tầng, sự “chia nhỏ” của thị hiếu văn học nói riêng, của thị hiếu nghệ thuật nói chung, là một sự thật. Sự đa dạng cuộc sống dẫn tới tính đa dạng của sở thích. Ai đó cho mình là “người đọc cao cấp” hay lấy các tiêu chí ít nhiều khắt khe để đánh giá các tác phẩm như bạn đề cập thì rất khó. Người làm phê bình cần tôn trọng sự tồn tại của tác phẩm, cần nhìn tác phẩm trong tính độc lập. Nhưng cần phải tỉnh táo, đừng tán dương quá mức, đừng biến tác phẩm thành áng văn chương mẫu mực, gán cho những phẩm chất mà nó không có; và cũng đừng nên phủ nhận hoặc phê phán nghiệt ngã...
Trần Nga: Trở lại hiện tại hôm nay- Thời buổi kinh tế thị trường, tất cả các thị hiếu được quan tâm như nhau; Thời của suy giảm kinh tế; của thiên tai dịch bệnh, người đọc thế giới nói chung và Việt Nam (chủ yếu là các tác phẩm dịch) nói riêng lại trở lại với dòng tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, tâm lý nhẹ nhàng, hay trinh thám... Dường như mỗi khi có biến động tâm lý xã hội, văn chương phái sinh hay những cuốn tiểu thuyết lãng mạn, tâm lý, tình cảm,... lại chiếm ưu thế độc giả hơn những dòng văn học khác. Anh có nhận xét gì về hiện tượng này?
NPBVH.Nguyễn Hoà: Như tôi đã trình bày, dù thế nào thì vẫn cần trân trọng những tác phẩm văn chương lãng mạn, tình cảm nhẹ nhàng. Còn căn nguyên sâu xa làm cho các tác phẩm “trỗi dậy” ấy, theo tôi có lẽ chủ yếu liên quan tới tình trạng khủng hoảng tinh thần, cần được giải toả, mà có khi là tìm đến sự bình dị, tìm về cái đơn giản hàng ngày. Dù giá trị tư tưởng - nghệ thuật chưa cao lắm thì các tác phẩm này vẫn đáp ứng được thị hiếu, giúp vào sự giải toả của một số công chúng. Hôm nay, nhận thức của con người và xã hội đã ở trình độ khác, họ càng sáng suốt hơn. Chất lượng của tác phẩm là sức sống của nó trong người đọc, nhà văn đừng ảo tưởng về sản phẩm của mình, nhà phê bình cũng đừng coi mình có quyền phê phán hay phủ nhận. Như cái nghịch lý mà chúng ta đã thấy, có tờ báo bị coi là “lá cải” nhưng số lượng phát hành lại lớn hơn nhiều so với một số tờ báo được coi là “không lá cải”; tôi tin là nhiều người chê “lá cải”, nhưng thi thoảng vẫn ghé mắt xem... “lá cải” ra sao!
NPBVH. Văn Giá: Ngày hôm nay nó được lí giải khác thời ‘1986-19’95 của thế kỷ trước. Dòng văn học đáp ứng thị hiếu đã cao hơn vì chính công chúng của thị hiếu ấy đã thay đổi. Và văn học hôm nay cũng có sứ mệnh thoả mãn tất cả các thị hiếu. Trong khi đó, thị hiếu bây giờ phân hoá cũng rất cao nó có nhóm bạn đọc này, nhóm bạn đọc khác, tác giả này thoả mãn nhóm bạn đọc khác nó không có tính tập trung như trước nữa. Tập trung cũng có cái hay nhưng mà cơ bản là dở. Phân hoá thị hiếu có cái hay là nó làm cho văn học nó nảy nở, đa dạng. Và lí do thứ hai, đời sống hôm nay quá mệt mỏi với áp lực phát triển, đời sống đô thị, số phận con người trở nên mong manh, trong tâm thế hoang mang bất trắc nhiều thách thức.Nên văn học nghiêm trang, đi vào chiều sâu tư tưởng làm người ta ngại đọc. Dòng văn chương tình cảm, kinh dị, trinh thám lại trở lại nhưng tầm chất lượng đã cao hơn. Nhiều nhà văn Việt Nam trẻ hiện nay cũng có những ý thức viết khác, như Cấn Văn Khánh khẳng định văn học được quyền có chức năng giải trí và văn học được quyền theo thị trường, và đã có những cuốn sách thành công với những công chúng riêng của mình.
Trần Nga: Xin ông chia sẻ những suy nghĩ của ông về hiện tượng tiểu thuyết lãng mạn, tình cảm tâm lý, trinh thám dịch đang tràn ngập trên thị trường sách cũng như diễn đàn, tọa đàm hiện nay ở nước ta?
NPB. Phạm Xuân Nguyên: Nếu các loại truyện tình cảm trong nước có chững lại thì một lý do là vì có các sách dịch loại này đang “tràn ngập” thị trường nước ta như chị nói. Sách dịch, bất kể thuộc loại nào, nhất là những sách được chọn lựa kỹ và được dịch nghiêm túc, luôn là một thách thức cho văn học nội địa. Người đọc là người tiêu dùng văn học, họ mua sách và đọc sách theo quy luật tinh thần và thị trường. Truyện tình cảm của nước ngoài cũng nhẹ nhàng nhưng cuốn hút hơn thì họ tìm đọc thôi. Vấn đề ở đây là cũng chung cho toàn bộ nền văn học nước ta, mở cửa đón nhận từ ngoài vào thì phải làm sao làm ra sản phẩm của mình ngang bằng và vượt bên ngoài.
Trần Nga: Theo ông, nếu xu hướng tiểu thuyết lãng mạn tình cảm của những năm 1986-1996 ấy được giới phê bình cởi mở hơn, và định kiến văn chương cũng không khắc nghiệt với nó thì nó có thể trở thành một dòng văn chương đời thường phục vụ người đọc bình dân, hay thị hiếu tiểu thuyết lãng mạn, nhẹ nhàng hay chăng?
NPBVH. Phạm Xuân Nguyên: Quả là trong văn học, loại truyện tình cảm này thường bị coi là “sến”. Có thể từ “sến” là bắt nguồn từ cách đọc chệch, đọc nhại chữ “sentimentalism” (chủ nghĩa tình cảm) trong tiếng Tây để chỉ những tác phẩm thiên về cảm xúc nhẹ nhàng, thoáng qua, sướt mướt. Trong một từ điển văn học của nhà Penguin từ này được cho là để mô tả loại cảm xúc giả tạo và hời hợt (false and superficial emotion). Thành phần đọc loại tiểu thuyết này cũng thường là bình dân. Không chỉ ở ta đâu, mà ở Tây, tiểu thuyết tình cảm cũng ít được đánh giá cao. Cho nên xu hướng này khó thành một “trào lưu” được, nhất là ở ta. Nhưng nó vẫn chuyển động bình thường, nghĩa là vẫn có sách ra, vẫn có người đọc. Nếu nó có chững lại thì chắc là do nhu cầu biến đổi thôi.
NPBVH. Nguyễn Hoà: Nó khó có thể phát triển thành một xu hướng của văn học, nếu chỉ là sản phẩm văn chương đáp ứng nhu cầu tức thời của một số độc giả trong một thời điểm. Đó thường là câu chuyện của con người chứ chưa phải là vấn đề của con người, nên sức sống khó bền. Tôi thấy hầu như các tác phẩm này chưa chứa đựng đầy đủ những yếu tố cần thiết để trở thành một tác phẩm văn học với nội dung tư tưởng - nghệ thuật riêng. Song khảo sát về mặt xã hội học văn học, nó vẫn có độc giả của nó. Như hôm nay có người ghét văn học mạng, ghét internet,... nhưng không thể phủ nhận xu hướng văn học mạng; có người không thích truyện kinh dị nhưng Di Li vẫn viết, hay như Cấn Văn Khánh với các tác phẩm của chị ấy chẳng hạn, vẫn có độc giả và người hâm mộ đấy chứ. Chúng ta đang sống ở một thời kỳ mà sự phân tầng, sự “chia nhỏ” của thị hiếu văn học nói riêng, của thị hiếu nghệ thuật nói chung, là một sự thật. Sự đa dạng cuộc sống dẫn tới tính đa dạng của sở thích. Ai đó cho mình là “người đọc cao cấp” hay lấy các tiêu chí ít nhiều khắt khe để đánh giá các tác phẩm như bạn đề cập thì rất khó. Người làm phê bình cần tôn trọng sự tồn tại của tác phẩm, cần nhìn tác phẩm trong tính độc lập. Nhưng cần phải tỉnh táo, đừng tán dương quá mức, đừng biến tác phẩm thành áng văn chương mẫu mực, gán cho những phẩm chất mà nó không có; và cũng đừng nên phủ nhận hoặc phê phán nghiệt ngã...
Trần Nga: Trở lại hiện tại hôm nay- Thời buổi kinh tế thị trường, tất cả các thị hiếu được quan tâm như nhau; Thời của suy giảm kinh tế; của thiên tai dịch bệnh, người đọc thế giới nói chung và Việt Nam (chủ yếu là các tác phẩm dịch) nói riêng lại trở lại với dòng tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, tâm lý nhẹ nhàng, hay trinh thám... Dường như mỗi khi có biến động tâm lý xã hội, văn chương phái sinh hay những cuốn tiểu thuyết lãng mạn, tâm lý, tình cảm,... lại chiếm ưu thế độc giả hơn những dòng văn học khác. Anh có nhận xét gì về hiện tượng này?
NPBVH.Nguyễn Hoà: Như tôi đã trình bày, dù thế nào thì vẫn cần trân trọng những tác phẩm văn chương lãng mạn, tình cảm nhẹ nhàng. Còn căn nguyên sâu xa làm cho các tác phẩm “trỗi dậy” ấy, theo tôi có lẽ chủ yếu liên quan tới tình trạng khủng hoảng tinh thần, cần được giải toả, mà có khi là tìm đến sự bình dị, tìm về cái đơn giản hàng ngày. Dù giá trị tư tưởng - nghệ thuật chưa cao lắm thì các tác phẩm này vẫn đáp ứng được thị hiếu, giúp vào sự giải toả của một số công chúng. Hôm nay, nhận thức của con người và xã hội đã ở trình độ khác, họ càng sáng suốt hơn. Chất lượng của tác phẩm là sức sống của nó trong người đọc, nhà văn đừng ảo tưởng về sản phẩm của mình, nhà phê bình cũng đừng coi mình có quyền phê phán hay phủ nhận. Như cái nghịch lý mà chúng ta đã thấy, có tờ báo bị coi là “lá cải” nhưng số lượng phát hành lại lớn hơn nhiều so với một số tờ báo được coi là “không lá cải”; tôi tin là nhiều người chê “lá cải”, nhưng thi thoảng vẫn ghé mắt xem... “lá cải” ra sao!
NPBVH. Văn Giá: Ngày hôm nay nó được lí giải khác thời ‘1986-19’95 của thế kỷ trước. Dòng văn học đáp ứng thị hiếu đã cao hơn vì chính công chúng của thị hiếu ấy đã thay đổi. Và văn học hôm nay cũng có sứ mệnh thoả mãn tất cả các thị hiếu. Trong khi đó, thị hiếu bây giờ phân hoá cũng rất cao nó có nhóm bạn đọc này, nhóm bạn đọc khác, tác giả này thoả mãn nhóm bạn đọc khác nó không có tính tập trung như trước nữa. Tập trung cũng có cái hay nhưng mà cơ bản là dở. Phân hoá thị hiếu có cái hay là nó làm cho văn học nó nảy nở, đa dạng. Và lí do thứ hai, đời sống hôm nay quá mệt mỏi với áp lực phát triển, đời sống đô thị, số phận con người trở nên mong manh, trong tâm thế hoang mang bất trắc nhiều thách thức.Nên văn học nghiêm trang, đi vào chiều sâu tư tưởng làm người ta ngại đọc. Dòng văn chương tình cảm, kinh dị, trinh thám lại trở lại nhưng tầm chất lượng đã cao hơn. Nhiều nhà văn Việt Nam trẻ hiện nay cũng có những ý thức viết khác, như Cấn Văn Khánh khẳng định văn học được quyền có chức năng giải trí và văn học được quyền theo thị trường, và đã có những cuốn sách thành công với những công chúng riêng của mình.
Trần Nga: Xin ông chia sẻ những suy nghĩ của ông về hiện tượng tiểu thuyết lãng mạn, tình cảm tâm lý, trinh thám dịch đang tràn ngập trên thị trường sách cũng như diễn đàn, tọa đàm hiện nay ở nước ta?
NPB. Phạm Xuân Nguyên: Nếu các loại truyện tình cảm trong nước có chững lại thì một lý do là vì có các sách dịch loại này đang “tràn ngập” thị trường nước ta như chị nói. Sách dịch, bất kể thuộc loại nào, nhất là những sách được chọn lựa kỹ và được dịch nghiêm túc, luôn là một thách thức cho văn học nội địa. Người đọc là người tiêu dùng văn học, họ mua sách và đọc sách theo quy luật tinh thần và thị trường. Truyện tình cảm của nước ngoài cũng nhẹ nhàng nhưng cuốn hút hơn thì họ tìm đọc thôi. Vấn đề ở đây là cũng chung cho toàn bộ nền văn học nước ta, mở cửa đón nhận từ ngoài vào thì phải làm sao làm ra sản phẩm của mình ngang bằng và vượt bên ngoài.
Nhìn lại hiện tượng văn chương-tiểu thuyết lãng mạn những năm '80
Đứng trước những ưu tư và những định kiến của một lớp nhà văn trung tuổi với văn học mạng hôm nay, đồng thời nhìn vào thị phần sách tiểu thuyết lãng mạn tình cảm dịch đang tràn ngập thị trường sách văn chương hôm nay, bỗng nhớ về những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn, Lê Văn Trương và gần hơn là hiện tượng tiểu thuyết tâm lý, lãng mạn từng xuất hiện và có được đông đảo bạn đọc bình dân, thị tứ, thị trấn, và cả những cô cậu học trò mới lớn,... ưa chuộng một cách nồng nhiệt, vào khoảng những năm 1987-1994. Đến nỗi các hiệu sách, nhà phát hành thời đó thường cố gắng chế bản dàn trang thành nhiều tập để thu được nhiều tiền thuê, mua hơn, mà người đọc vẫn chấp nhận. Song hiện tượng này không được giới phê bình văn chương lúc đó quan tâm, nó còn chịu áp lực định kiến văn chương, xã hội mạnh mẽ với giọng điệu mỉa mai “văn chương phin nõn Đồng Xuân”. Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa PV.VNT với nhà phê bình văn họcnhà phê bình văn học (NPBVH) VănXuân Giá (Trường Đại Học Văn Hoá), NPBVH Nguyễn Hoà (Báo Nhân dân), NPBVH Phạm Xuân Nguyên (Viện Văn Học) ,để cùng nhìn lại một hiện tượng văn chương từng có sức sống mạnh mẽ trong cộng đồng bạn đọc bình dân. Và chúng ta cùng suy ngẫm về sự thiếu vắng hay sự cần thiết hay không những cuốn tiểu thuyết đại chúng, đời thường, với những chia sẻ tình cảm,ước mơ chuyển tải những đạo lý, tình người bình dị của cuộc sống.
Trần Nga: Thưa ông, ông có thể chia sẻ quan sát của mình về hiện tượng tiểu thuyết lãng mạn, tâm lý, được coi là sến- cách đây gần hai mươi năm, xuất hiện rôm rả trong các tiệm cho thuê sách truyện thời đó mà hầu như vắng bóng trong văn đàn phê bình, giới thiệu?
NPBVH. Phạm Xuân Nguyên: Một hiện tượng xuất hiện tất là vì có nhu cầu cho nó xuất hiện. Những tiểu thuyết lãng mạn tình cảm hồi 1988 – 1994/5 nếu có ra rầm rộ như chị nói thì tôi nghĩ là vì hồi đó nó đã được phépcó cơ hội ra được. Loại sách này trước 1945 có nhiều, ở Sài Gòn trước 1975 cũng có nhiều, nhưng ở miền Bắc thời chiến tranh thì ít có. Thời đổi mới, nhu cầu con người ta được mở rộng và phân tán, đa dạng và đa tạp, một bộ phận người đọc thích có những tác phẩm chỉ nói chuyện tình cảm yêu đương thôi, chỉ những chuyện tình lãng mạn, mộng mơ thôi, họ muốn đọc kiểu truyện đó cho nhẹ nhẹ nhàng đầu óc, cho vui đời lên thêm. Và bản thân các nhà văn, những người viết truyện, cũng ý thức được là đã đến lúc có thể viết những truyện như thế. Còn một lý do nữa, văn học những năm ấy là thời chuyển đoạn, viết như cũ thì không thể viết được nữa, viết mới thì đang tìm kiếm, vậy thì viết khác loại khác giọng cũng là một cách tìm đường phát triển.
NPBVH Văn Giá: Ngay sau đổi mới (năm 1986) một hai năm, trong đời sống văn chương lúc đó đã xuất hiện ồ ạt một loạt các loại chuyện tình cảm tâm lý, tình yêu, tay ba tay tư, vụ án trinh thám, vụ án, chưởng, kinh dị,... khá tưng bừng. Có tác giả viết chính thống ngay ngắn chuyên nghiệp nhưng thấy một xu hướng như thế thì họ xoay sang viết kiếm tiền. Sự xuất hiện ào ạt như vậy xuất hiện có lí do của nó. Trước đây chúng ta văn học một chiều, nghiêm trang quá, những sách về tình yêu lứa đôi, tình cảm riêng tư tay ba tay tư, chuyện ma kinh dị, trinh thám... là cấm kỵ, không ai nhắc đến. Văn chương nghiêm ngắn một chiều kéo dài nên tẻ nhạt. Nên sau đó khi được mở cửa, lập tức nó ào ạt xuất hiện như một sự lấp chỗ trống. Lúc mới xuất hiện nó bung phá và hỗn loạn. Lúc đầu người ta đọc nó ghê ghớm lắm như một sự khai phá mới. Các nhà văn cũng thoả mãn thị hiếu này đổ xô viết. Tất nhiên tính thẩm mỹ không cao. Lúc đó cũng có người nói với giọng ác ý đó là dòng văn chương “phin nõn Đồng Xuân”. Song lúc đó nó thoả mãn thị hiếu độc giả. Nhưng theo tôi quan sát thì bắt đầu từ năm 1995 trở lại đây, không ai bảo ai, nó tự chuội đi. Có viết cũng không ai đọc, bão hoà và người đọc đã chán rồi. Hoá ra là văn học không chỉ thoả mãn thị hiếu người đọc mà nó phải nói lên một điều gì đó sâu xa của cuộc sống. Hoá ra một nền văn học thực sự phải là nền văn học phải có chiều sâu, phải có sự dằn vặt đối với cuộc sống, có ý nghĩ của đời sống.
Trần Nga: Ông có nhận xét gì về hiện tượng Lê Văn Trương, một nhà văn cũng từng được coi là nhà văn mơ mộng, lãng mạn nửa đầu thế kỷ 20. Với khoảng 200 tác phẩm “vào thời kỳ ấy tuy hấp dẫn được độc giả thị thành, nhưng không mấy tác phẩm đứng lại được với thời gian?
NPBVH Xuân Giá: Lê Văn Trương hiện nay cũng là một người thiệt thòi. Nhiều người chưa sẵn sàng để nghiên cứu, ông làm được một điều mà các nhà văn khác không quan tâm. Ông muốn cho thanh niên Việt có chí khí, mạnh mẽ anh hùng, đầy tinh thần dân tộc, đầy khát vọng. Trong đời sống văn chương thời nào cũng vậy, điều hoà giữa tinh hoa và đại chúng rất khó giải quyết. Khi thì tinh hoa nổi trội nhưng cũng có thời đại chúng mạnh. Nhưng nói chung không nên phủ nhận nhau. Không nên định kiến nhau. Nhưng chắc chắn rằng nhìn vào một nền văn học của một dân tộc người ta chỉ tính đến cái tinh hoa, đấy là cái căn cước của văn hoá dân tộc. Cái đại chúng không nói được gì hết. Nhưng không nên phủ nhận cái đại chúng, nó có vị trí và quan trọng của nó với thị hiếu và biết đâu trong những tác phẩm ấy có thể nổi trội một điều gì đó nổi bật. Ở VN ta vẫn có một cái nhìn định kiến, kể cả người đọc cũng thế. Song trong xã hội phát triển hiện nay, giải trí cũng có những mặt bằng khác nhau. Chỉ mong những người viết tránh đáp ứng nhu cầu thị hiếu tầm thường.
Trần Nga: Thưa ông, ông có thể chia sẻ quan sát của mình về hiện tượng tiểu thuyết lãng mạn, tâm lý, được coi là sến- cách đây gần hai mươi năm, xuất hiện rôm rả trong các tiệm cho thuê sách truyện thời đó mà hầu như vắng bóng trong văn đàn phê bình, giới thiệu?
NPBVH. Phạm Xuân Nguyên: Một hiện tượng xuất hiện tất là vì có nhu cầu cho nó xuất hiện. Những tiểu thuyết lãng mạn tình cảm hồi 1988 – 1994/5 nếu có ra rầm rộ như chị nói thì tôi nghĩ là vì hồi đó nó đã được phépcó cơ hội ra được. Loại sách này trước 1945 có nhiều, ở Sài Gòn trước 1975 cũng có nhiều, nhưng ở miền Bắc thời chiến tranh thì ít có. Thời đổi mới, nhu cầu con người ta được mở rộng và phân tán, đa dạng và đa tạp, một bộ phận người đọc thích có những tác phẩm chỉ nói chuyện tình cảm yêu đương thôi, chỉ những chuyện tình lãng mạn, mộng mơ thôi, họ muốn đọc kiểu truyện đó cho nhẹ nhẹ nhàng đầu óc, cho vui đời lên thêm. Và bản thân các nhà văn, những người viết truyện, cũng ý thức được là đã đến lúc có thể viết những truyện như thế. Còn một lý do nữa, văn học những năm ấy là thời chuyển đoạn, viết như cũ thì không thể viết được nữa, viết mới thì đang tìm kiếm, vậy thì viết khác loại khác giọng cũng là một cách tìm đường phát triển.
NPBVH Văn Giá: Ngay sau đổi mới (năm 1986) một hai năm, trong đời sống văn chương lúc đó đã xuất hiện ồ ạt một loạt các loại chuyện tình cảm tâm lý, tình yêu, tay ba tay tư, vụ án trinh thám, vụ án, chưởng, kinh dị,... khá tưng bừng. Có tác giả viết chính thống ngay ngắn chuyên nghiệp nhưng thấy một xu hướng như thế thì họ xoay sang viết kiếm tiền. Sự xuất hiện ào ạt như vậy xuất hiện có lí do của nó. Trước đây chúng ta văn học một chiều, nghiêm trang quá, những sách về tình yêu lứa đôi, tình cảm riêng tư tay ba tay tư, chuyện ma kinh dị, trinh thám... là cấm kỵ, không ai nhắc đến. Văn chương nghiêm ngắn một chiều kéo dài nên tẻ nhạt. Nên sau đó khi được mở cửa, lập tức nó ào ạt xuất hiện như một sự lấp chỗ trống. Lúc mới xuất hiện nó bung phá và hỗn loạn. Lúc đầu người ta đọc nó ghê ghớm lắm như một sự khai phá mới. Các nhà văn cũng thoả mãn thị hiếu này đổ xô viết. Tất nhiên tính thẩm mỹ không cao. Lúc đó cũng có người nói với giọng ác ý đó là dòng văn chương “phin nõn Đồng Xuân”. Song lúc đó nó thoả mãn thị hiếu độc giả. Nhưng theo tôi quan sát thì bắt đầu từ năm 1995 trở lại đây, không ai bảo ai, nó tự chuội đi. Có viết cũng không ai đọc, bão hoà và người đọc đã chán rồi. Hoá ra là văn học không chỉ thoả mãn thị hiếu người đọc mà nó phải nói lên một điều gì đó sâu xa của cuộc sống. Hoá ra một nền văn học thực sự phải là nền văn học phải có chiều sâu, phải có sự dằn vặt đối với cuộc sống, có ý nghĩ của đời sống.
Trần Nga: Ông có nhận xét gì về hiện tượng Lê Văn Trương, một nhà văn cũng từng được coi là nhà văn mơ mộng, lãng mạn nửa đầu thế kỷ 20. Với khoảng 200 tác phẩm “vào thời kỳ ấy tuy hấp dẫn được độc giả thị thành, nhưng không mấy tác phẩm đứng lại được với thời gian?
NPBVH Xuân Giá: Lê Văn Trương hiện nay cũng là một người thiệt thòi. Nhiều người chưa sẵn sàng để nghiên cứu, ông làm được một điều mà các nhà văn khác không quan tâm. Ông muốn cho thanh niên Việt có chí khí, mạnh mẽ anh hùng, đầy tinh thần dân tộc, đầy khát vọng. Trong đời sống văn chương thời nào cũng vậy, điều hoà giữa tinh hoa và đại chúng rất khó giải quyết. Khi thì tinh hoa nổi trội nhưng cũng có thời đại chúng mạnh. Nhưng nói chung không nên phủ nhận nhau. Không nên định kiến nhau. Nhưng chắc chắn rằng nhìn vào một nền văn học của một dân tộc người ta chỉ tính đến cái tinh hoa, đấy là cái căn cước của văn hoá dân tộc. Cái đại chúng không nói được gì hết. Nhưng không nên phủ nhận cái đại chúng, nó có vị trí và quan trọng của nó với thị hiếu và biết đâu trong những tác phẩm ấy có thể nổi trội một điều gì đó nổi bật. Ở VN ta vẫn có một cái nhìn định kiến, kể cả người đọc cũng thế. Song trong xã hội phát triển hiện nay, giải trí cũng có những mặt bằng khác nhau. Chỉ mong những người viết tránh đáp ứng nhu cầu thị hiếu tầm thường.
Thứ Ba, 7 tháng 7, 2009
Trìu tượng và Biểu hiện_ sự gặp gỡ Đông Tây trong tranh Văn Dương Thành
Khi cánh cửa hội trường L’space khép lại sau lưng, cũng là lúc người bước vào nhận ra mình lạc vào một thế giới màu sắc, cảm xúc và ánh sáng khác lạ- đó là không gian triển lãm Trìu tượng và Biểu hiện của nữ hoạ sĩ Văn Dương Thành- người đã “viết tên Việt nam trên tấm bản đồ nghệ thuật thế giới, sánh vai với các danh hoạ quốc tế”1. Vẫn là sự kết hợp của trường phái trìu tượng và biểu hiện- phong cách độc đáo của riêng cô, 45 bức tranh trong Biểu hiện và trìu tượng lần này ngoài thể hiện một bước đột phá mới với trên chất liệu sơn mài, chứa đựng nhiều tình cảm và thể hiện nhiều góc nhìn của cô đối với cảnh sắc cũng như con người Hà Nội, nhiều địa danh châu Âu cô đi qua, sự xuất hiện đặc biệt của những người phụ nữ- mà cô mong muốn trao tặng “hương thơm của ngàn hoa và mặt trời trên cánh đồng”. Triển lãm này, một lần nữa khẳng định sự sáng tạo nghệ thuật không ngơi nghỉ và những góc cô đơn khoáng đạt của nữ sĩ.
Trần Nga: Tháng 4 triển lãm ấn tượng Hà Nội tại Hà Nội,tháng 5-6 giảng dạy Mỹ thuật tại Stockholm, tháng 7 triển lãm Biểu hiện và Trìu tượng tại L’espace, Hà Nội, tháng 8 thăm, sáng tác và triển lãm Biểu hiện Trung Hoa tại Trung Quốc, tháng 9 triển lãm ấn tượng đồng bằng sông Cửu Long tại Hồ Chí Minh…Với một lịch làm việc và triển lãm dày đặc như vậy, chị thường sáng tác khi nào?
Văn Dương Thành: Không phải chỉ riêng năm nay đâu, năm nào cũng vậy mà. Tôi thường sáng tác bất kỳ lúc nào, sáng, trưa, tối, khi chờ máy bay, khi trong khách sạn… Khi có thời gian là tôi phác thảo và có điều kiện tôi đưa lên mặt vải. Có nhiều bức sáng tác trong các buổi giảng bài. Sau nhiều năm cầm bút tôi không phụ thuộc vào môi trường xung quanh, khi có cảm hứng và điều kiện là phác thảo, vẽ. Như bức nhà thờ Đức bà bên sông Seine tôi hoàn thiện đúng ngày khai mạc triển lãm này tại phòng triển lãm L’Espace của Trung tâm văn hoá Pháp.
Trần Nga:Vậy còn cảm xúc, chị nuôi dưỡng cảm xúc của mình như thế nào?
Văn Dương Thành: Hồi nhỏ tôi đã đọc Victo Hugo, sau này có điều kiện làm triển lãm đầu tiên ở Pháp 1993, tôi đã rất xúc động khi tận mắt nhìn thấy nhà thờ Đức Bà mà bao lâu nay tôi vẫn tìm đọc về nó, những cái máng xối- hành lang mà Victo huy go miêu tả. Lúc đó xúc động lắm mà không vẽ được vì bận chuẩn bị triển lãm quá. Nhưng vẫn nuôi dưỡng cái xúc động đó trong trái tim và sau này tôi đã khơi lại cảm xúc của mình và vẽ. Hay bức Ô quan chưởng mùa xuân cũng là một bức tổng hợp của nhiều cảm xúc, tôi đã đi qua và đứng ngắm, nhiều lần vẽ: Ô quan chưởng trong mưa, có bức về chiều trong gió lộng, bức buổi tối, bức buổi sáng, tôi ghi lại nét lớn là kiến trúc vững chãi và màu xám, xanh thiên nhiên,…Cảm xúc tích tụ hàng ngày, khi tôi bước ra ngoài phố, nhìn chiếc lá rơi, thời tiết chuyến mùa và cuộc sống…
Trần Nga:Người xem tranh nói rằng “tranh của văn Dương thành thu hút người xem bởi sắc màu mạnh mẽ, tràn đầy ánh sáng, chứa chất bao cảm xúc”?
Văn Dương Thành: (Cười ngại ngùng) Khi vẽ tranh tôi thường cố gắng diễn đạt hết những cảm xúc và những không gian, thời gian khác nhau chẳng hạn bốn bức tranh: Nhà thờ Đức Bà dưới bầu trời xanh là gam màu xanh, màu mạnh, vẽ tự do; Nhà thờ Đức Bà bên sông Seine là hình ảnh trong sương mù, nhà thờ hiện lên rất mờ mịt, trời nước lẫn vào nhau, nhà thờ hiện lên mơ ảo, nhưng đúng kiến trúc thực của nó nhưng vẽ rất phóng khoáng như xây một căn nhà gác nhưng vẫn để lại cái chóp hiện thức của Nhà thờ, người xem có thể nhận ra ngay ; bức Nhà thờ St. Petri là một nhà thờ trong trời lồng lộng, cây cối xao xác; bức Nhà thờ là một giáo đường trang nghiêm, màu ấm dưới ánh nắng mặt trời. …
Trần Nga:Một cậu bé 20 tháng tuổi khi nhìn bức tranh Giai điệu đem trăng, Đàn sếu mùa hạ hay Đàn sếu đỏ trên cánh đồng mùa hạ tại cuộc triển lãm của chị đã kêu lên “vịt to, vịt to”. Quả nhiên như người ta vẫn nói tranh trìu tượng của văn Dương thành Điều không khó hiểu và sự kết hợp rất thành công trường phái Trìu tượng và Biểu hiện đã tạo nên nét độc đáo riêng của Văn Dương Thành?
Văn Dương Thành: Dù là trìu tượng đến mấy cũng xuất phát từ hiện thực. Mà hiện thực quá lại khô cứng. Mình tạo thế giới mới, từ sự hiện thực mình thả cho nó tự do, bay bổng với sự trìu tượng để hiện thực nhàm chán trở nên mơ và bay hơn. Nhiều nhà sưu tầm rất thích những bức tranh như vậy như bức tranh người đàn bà với thiên nhiên đã được nhà sưu tầm của úc mua trước ngày triển lãm. Tôi rất cảm động, vì họ bay từ xa đến, chờ đợi tôi gần hai tiếng, và mua bức tranh lớn này của tôi. ông ta nói sẽ sống với nó, treo nó trong phòng nhà. Cho thấy họ thích bức tranh như thế nào và đánh giá nghệ thuật Việt nam.Họ thích từ lúc tôi đang vẽ trong vườn nhà.
Trần Nga:Khán giả luôn nói rằng “thật khó hiểu” khi đứng trước một bức tranh trìu tượng. Chị có kinh nghiệm gì trong việc giải mã bức tranh trìu tượng không?
Văn Dương Thành: Không cần thiết phải giải thích cặn kỹ một bức tranh. Hội hoạ thuộc hàn lâm viện, cần phải có kiến thức để hiểu. Chẳng hạn, tôi không học tiếng Pháo mà nghe tiếng Pháp thì không hiểu gì là điều bình thường. Hội hoạ có kiến trúc của nó, trẻ em lại không cần không theo một logic nào, nó nói theo những gì nó thấy. Người lớn thì hay hỏi cái này là cái gì,…đấy là một sự cực kỳ méo mó khi đi xem tranh. Khi xem tranh tức là mình nhìn vào nó và mở rộng tâm hồn mình để thấy nó tươi đẹp, rực rỡ hay u ám. Một người tự đóng mình lại không muốn hiểu thì lại càng khó hiểu. Như bản nhạc không lời, nghe thấy nó êm ái, du dương mình thấy nó hay là đủ còn yêu cầu phải hiểu nó là cái gì thì có lẽ phải vào nhạc viện học để hiểu chỗ này tả nước hay tả trời.
Trần Nga: Người ta thường nói rằng, dạy nghệ thuật tốt nhất là không dạy gì. Mười lăm năm giảng dạy nghệ thuật tại Thuỵ Điển, phương pháp dạy học của chị là gì?
Văn Dương Thành: Tôi nghĩ, dạy truyền cảm là quan trọng nhất. Điều thứ nhất phải làm cho họ tự tin, điều thứ hai là thể hiện, bộc lộ cảm xúc và tình cảm. Hai điều đầu tiên để đi vào cánh cửa mỹ thuật. Sau đó mới đến kỹ thuật. Những học trò của tôi thường không có nhiều thời gian nên tôi phải rút ngắn, co động hết những kỹ thuật lại để người học có thể tiếp cận nhanh nhất. Hội hoạ cũng như khiêu vũ và hát, nhất là nét bút, diễn tả bằng lời không hể hết được, mình phải diễn cho họ xem không thể chỉ dùng lời. Bao giờ sau những giới thiệu kỹ thuật, cách đặt nét vẽ. Tôi thường vẽ cho họ xem và học viên nói rằng điều bổ ích nhất với họ là được xem tôi sáng tác tức thì. Chẳng hạn như bức “Nhìn qua ban công” trong cuộc triển lãm này là tôi vẽ trong một lần giảng bài. Và những nhà sưu tầm lại rất thích những bức vẽ trực tiếp ấy.
Tiểu sử
Văn Dương Thành sinh ra tại Tuy Hoà, Phú Yên, lớn lên ở Hà Nội.
Tốt nghiệp cao học mỹ thuật năm 1980, Cao học ngôn ngữ Thuỵ Điển năm 1991. Năm 1988 sang Thuỵ Điển sáng tác và giảng dạy, trở thành “Đại sứ văn hoá của Việt Nam” tại Thuỵ Điển. Là người trẻ nhất (khi 20 tuổi) được giải thưởng Hội mỹ thuật và được trưng bày tại Viện bảo tảng mỹ thuật Việt Nam với tác phẩm Hoa cúc trắng. Nhiều năm đoạt Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam. Hai tác phẩm Sự yên lặng và làng cổ Việt nam được chọn là những tác phẩm xuất sắc trong Chương trình nghệ thuật kiệt xuất quốc tế năm 1995-1997. Đã vẽ trên 1500 bức tranh, trong đó nhiều tác phẩm được trưng bày tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, Toà thị chính Thủ đô, Công trình bộ Xây dựng, bảo tàng mỹ thuật Quốc gia Singapore, các bảo tàng và toà thị chính của Thuỵ Điển…Đã có khoảng 65 cuộc triển lãm cá nhân tại Pháp, Mỹ, Thuỵ Điển, Hồng Kông, Đức, Thái Lan,…
Trần Nga: Tháng 4 triển lãm ấn tượng Hà Nội tại Hà Nội,tháng 5-6 giảng dạy Mỹ thuật tại Stockholm, tháng 7 triển lãm Biểu hiện và Trìu tượng tại L’espace, Hà Nội, tháng 8 thăm, sáng tác và triển lãm Biểu hiện Trung Hoa tại Trung Quốc, tháng 9 triển lãm ấn tượng đồng bằng sông Cửu Long tại Hồ Chí Minh…Với một lịch làm việc và triển lãm dày đặc như vậy, chị thường sáng tác khi nào?
Văn Dương Thành: Không phải chỉ riêng năm nay đâu, năm nào cũng vậy mà. Tôi thường sáng tác bất kỳ lúc nào, sáng, trưa, tối, khi chờ máy bay, khi trong khách sạn… Khi có thời gian là tôi phác thảo và có điều kiện tôi đưa lên mặt vải. Có nhiều bức sáng tác trong các buổi giảng bài. Sau nhiều năm cầm bút tôi không phụ thuộc vào môi trường xung quanh, khi có cảm hứng và điều kiện là phác thảo, vẽ. Như bức nhà thờ Đức bà bên sông Seine tôi hoàn thiện đúng ngày khai mạc triển lãm này tại phòng triển lãm L’Espace của Trung tâm văn hoá Pháp.
Trần Nga:Vậy còn cảm xúc, chị nuôi dưỡng cảm xúc của mình như thế nào?
Văn Dương Thành: Hồi nhỏ tôi đã đọc Victo Hugo, sau này có điều kiện làm triển lãm đầu tiên ở Pháp 1993, tôi đã rất xúc động khi tận mắt nhìn thấy nhà thờ Đức Bà mà bao lâu nay tôi vẫn tìm đọc về nó, những cái máng xối- hành lang mà Victo huy go miêu tả. Lúc đó xúc động lắm mà không vẽ được vì bận chuẩn bị triển lãm quá. Nhưng vẫn nuôi dưỡng cái xúc động đó trong trái tim và sau này tôi đã khơi lại cảm xúc của mình và vẽ. Hay bức Ô quan chưởng mùa xuân cũng là một bức tổng hợp của nhiều cảm xúc, tôi đã đi qua và đứng ngắm, nhiều lần vẽ: Ô quan chưởng trong mưa, có bức về chiều trong gió lộng, bức buổi tối, bức buổi sáng, tôi ghi lại nét lớn là kiến trúc vững chãi và màu xám, xanh thiên nhiên,…Cảm xúc tích tụ hàng ngày, khi tôi bước ra ngoài phố, nhìn chiếc lá rơi, thời tiết chuyến mùa và cuộc sống…
Trần Nga:Người xem tranh nói rằng “tranh của văn Dương thành thu hút người xem bởi sắc màu mạnh mẽ, tràn đầy ánh sáng, chứa chất bao cảm xúc”?
Văn Dương Thành: (Cười ngại ngùng) Khi vẽ tranh tôi thường cố gắng diễn đạt hết những cảm xúc và những không gian, thời gian khác nhau chẳng hạn bốn bức tranh: Nhà thờ Đức Bà dưới bầu trời xanh là gam màu xanh, màu mạnh, vẽ tự do; Nhà thờ Đức Bà bên sông Seine là hình ảnh trong sương mù, nhà thờ hiện lên rất mờ mịt, trời nước lẫn vào nhau, nhà thờ hiện lên mơ ảo, nhưng đúng kiến trúc thực của nó nhưng vẽ rất phóng khoáng như xây một căn nhà gác nhưng vẫn để lại cái chóp hiện thức của Nhà thờ, người xem có thể nhận ra ngay ; bức Nhà thờ St. Petri là một nhà thờ trong trời lồng lộng, cây cối xao xác; bức Nhà thờ là một giáo đường trang nghiêm, màu ấm dưới ánh nắng mặt trời. …
Trần Nga:Một cậu bé 20 tháng tuổi khi nhìn bức tranh Giai điệu đem trăng, Đàn sếu mùa hạ hay Đàn sếu đỏ trên cánh đồng mùa hạ tại cuộc triển lãm của chị đã kêu lên “vịt to, vịt to”. Quả nhiên như người ta vẫn nói tranh trìu tượng của văn Dương thành Điều không khó hiểu và sự kết hợp rất thành công trường phái Trìu tượng và Biểu hiện đã tạo nên nét độc đáo riêng của Văn Dương Thành?
Văn Dương Thành: Dù là trìu tượng đến mấy cũng xuất phát từ hiện thực. Mà hiện thực quá lại khô cứng. Mình tạo thế giới mới, từ sự hiện thực mình thả cho nó tự do, bay bổng với sự trìu tượng để hiện thực nhàm chán trở nên mơ và bay hơn. Nhiều nhà sưu tầm rất thích những bức tranh như vậy như bức tranh người đàn bà với thiên nhiên đã được nhà sưu tầm của úc mua trước ngày triển lãm. Tôi rất cảm động, vì họ bay từ xa đến, chờ đợi tôi gần hai tiếng, và mua bức tranh lớn này của tôi. ông ta nói sẽ sống với nó, treo nó trong phòng nhà. Cho thấy họ thích bức tranh như thế nào và đánh giá nghệ thuật Việt nam.Họ thích từ lúc tôi đang vẽ trong vườn nhà.
Trần Nga:Khán giả luôn nói rằng “thật khó hiểu” khi đứng trước một bức tranh trìu tượng. Chị có kinh nghiệm gì trong việc giải mã bức tranh trìu tượng không?
Văn Dương Thành: Không cần thiết phải giải thích cặn kỹ một bức tranh. Hội hoạ thuộc hàn lâm viện, cần phải có kiến thức để hiểu. Chẳng hạn, tôi không học tiếng Pháo mà nghe tiếng Pháp thì không hiểu gì là điều bình thường. Hội hoạ có kiến trúc của nó, trẻ em lại không cần không theo một logic nào, nó nói theo những gì nó thấy. Người lớn thì hay hỏi cái này là cái gì,…đấy là một sự cực kỳ méo mó khi đi xem tranh. Khi xem tranh tức là mình nhìn vào nó và mở rộng tâm hồn mình để thấy nó tươi đẹp, rực rỡ hay u ám. Một người tự đóng mình lại không muốn hiểu thì lại càng khó hiểu. Như bản nhạc không lời, nghe thấy nó êm ái, du dương mình thấy nó hay là đủ còn yêu cầu phải hiểu nó là cái gì thì có lẽ phải vào nhạc viện học để hiểu chỗ này tả nước hay tả trời.
Trần Nga: Người ta thường nói rằng, dạy nghệ thuật tốt nhất là không dạy gì. Mười lăm năm giảng dạy nghệ thuật tại Thuỵ Điển, phương pháp dạy học của chị là gì?
Văn Dương Thành: Tôi nghĩ, dạy truyền cảm là quan trọng nhất. Điều thứ nhất phải làm cho họ tự tin, điều thứ hai là thể hiện, bộc lộ cảm xúc và tình cảm. Hai điều đầu tiên để đi vào cánh cửa mỹ thuật. Sau đó mới đến kỹ thuật. Những học trò của tôi thường không có nhiều thời gian nên tôi phải rút ngắn, co động hết những kỹ thuật lại để người học có thể tiếp cận nhanh nhất. Hội hoạ cũng như khiêu vũ và hát, nhất là nét bút, diễn tả bằng lời không hể hết được, mình phải diễn cho họ xem không thể chỉ dùng lời. Bao giờ sau những giới thiệu kỹ thuật, cách đặt nét vẽ. Tôi thường vẽ cho họ xem và học viên nói rằng điều bổ ích nhất với họ là được xem tôi sáng tác tức thì. Chẳng hạn như bức “Nhìn qua ban công” trong cuộc triển lãm này là tôi vẽ trong một lần giảng bài. Và những nhà sưu tầm lại rất thích những bức vẽ trực tiếp ấy.
Tiểu sử
Văn Dương Thành sinh ra tại Tuy Hoà, Phú Yên, lớn lên ở Hà Nội.
Tốt nghiệp cao học mỹ thuật năm 1980, Cao học ngôn ngữ Thuỵ Điển năm 1991. Năm 1988 sang Thuỵ Điển sáng tác và giảng dạy, trở thành “Đại sứ văn hoá của Việt Nam” tại Thuỵ Điển. Là người trẻ nhất (khi 20 tuổi) được giải thưởng Hội mỹ thuật và được trưng bày tại Viện bảo tảng mỹ thuật Việt Nam với tác phẩm Hoa cúc trắng. Nhiều năm đoạt Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam. Hai tác phẩm Sự yên lặng và làng cổ Việt nam được chọn là những tác phẩm xuất sắc trong Chương trình nghệ thuật kiệt xuất quốc tế năm 1995-1997. Đã vẽ trên 1500 bức tranh, trong đó nhiều tác phẩm được trưng bày tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, Toà thị chính Thủ đô, Công trình bộ Xây dựng, bảo tàng mỹ thuật Quốc gia Singapore, các bảo tàng và toà thị chính của Thuỵ Điển…Đã có khoảng 65 cuộc triển lãm cá nhân tại Pháp, Mỹ, Thuỵ Điển, Hồng Kông, Đức, Thái Lan,…
Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009
NGUYỄN ĐÌNH THÀNH VÀ NỬA KIA CỦA HITLER
Nguyễn Đình Thành, một cái tên mới mẻ và lạ lẫm đối với làng văn dịch cho đến khi Nửa kia của Hitler xuất hiện, nhanh chóng được giới thiệu trên nhiều tờ báo, và vượt qua hàng trăm sách dịch, đạt giải thưởng sách dịch năm 2008 của Hội Nhà văn Hà Nội. Nửa kia của Hitler dịch từ nguyên tác tiếng Pháp của tác giả Eric Emmanuel Schmitt dày hơn 600 trang, được giới phê bình văn học đánh giá là bản dịch có chất lượng, giới họa sĩ xem thuật ngữ hội họa trong bản dịch “rất chuẩn”, giới nhà binh xem thuật ngữ chiến tranh cũng như vũ khí là chính xác,... Để có những lời khen tặng đó, dịch giả chưa chuyên Nguyễn Đình Thành đã thực hiện công việc dịch như thế nào để có được những hiệu quả đó? Dưới đây là cuộc trò chuyện với tác giả Nguyễn Đình Thành (NĐT) xung quanh những “ứng xử” của anh để có được bản dịch Nửa kia của Hitler cũng như những trải nghiệm của anh để trở thành dịch giả trẻ nhiều triển vọng, trong dịp đầu năm mới.
T.N: Được biết anh hiện là giám đốc quan hệ đối ngoại của khách sạn Metrolpole tại Hà Nội, và còn là một người yêu thích, có nhiều trăn trở với nghệ thuật đương đại. Anh biết nhiều đến Hip-hop, nghệ thuật biểu diễn, cũng như hội hoạ ở Việt Nam... Nhưng điều gì lại thôi thúc anh dịch tiểu thuyết?
Đó chính là niềm vui được chia sẻ với người khác cái hay cái đẹp. Có lẽ điều này đến từ ảnh hưởng của nghề dịch: tôi vốn được đào tạo để trở thành phiên dịch và cũng làm giáo viên. Quyển sách chứa đựng nhiều suy tư về lịch sử của thế giới, của một dân tộc và của cả mỗi con người. Cá nhân tôi cũng thích viết và cũng đã viết, nhưng đến truyện thứ ba thì dừng vì thấy cái mình định nói đã có người nói hay hơn mình, hiệu quả hơn mình nên nếu không viết hay hơn người ta thì dịch lại tốt hơn.
T.N: Nửa kia của Hitler là một cuốn tiểu thuyết suy tưởng, nhưng đặt trong một bối cảnh lịch sử cụ thể, đó là xã hội Đức những năm 30-40 của thế kỷ XX, với sự phân thân của nhân vật có thật trong giới nhà binh và giới hội hoạ, tâm lý nhân vật được đặt trên nền tảng tinh thần của phân tâm học... Lần đầu tiên thực hiện công việc dịch, lại với một nguyên tác có bối cảnh cũng như tính cách nhân vật, trạng thái tâm lý hết sức phức tạp, hỗn độn,... anh
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, họa sỹ Lê Thiết Cương và Nguyễn Đình Thành trong buổi ra mắt sách tại TT Văn hóa Đông Tâyđã thực hiện gỡ rối cho mình như thế nào, thưa anh?
NĐT: Thực ra trong chương trình học ở trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội, đã có đủ cả các môn vừa được nhắc đến. Ngoài ra, hai năm học sau đại học tại trung tâm CFIT - ĐH Ngoại giao, giúp tôi đào sâu kiến thức và thêm đam mê với thời sự quốc tế và lịch sử nói chung. Khi bạn biết cách tìm thông tin mình cần ở đâu, công việc đã hoàn thành được một nửa. Tại CFIT chúng tôi được học cách tìm nguồn thông tin. Việc còn lại là tập trung “cày” nghiêm túc và hỏi người khác những điều mình chưa biết chưa hiểu.
T.N: Theo anh cách viết của tác giả Schmitt có gì thú vị cũng như điều gì ấn tượng, ám ảnh anh nhất trong tác phẩm này của Smitth?
NĐT: Đây không phải là một tác phẩm khó đọc. Hầu hết các dữ kiện lịch sử liên quan đến cuộc đời Hitler bạn có thể tìm thấy trong sách lịch sử, những chi tiết cảm động trong cuộc chiến thứ nhất như vào đêm Giáng Sinh, chẳng ai bảo ai, những người lính chiến ở hai bên cùng hát bài Đêm thánh vô cùng bằng tiếng của mình và tạm thời ngưng bắn giết, chi tiết con mèo sống cả hai bên chiến tuyến và làm bạn với những người lính hai bên, rồi những chi tiết rõ ràng như một bài giảng về phân tâm học, thần học,…đều không có gì mới. Cái hay là tác giả đã kết hợp các chi tiết ấy với nhau khéo đến nỗi người ta không nhận ra đó là kiến thức giáo khoa, thấy những chi tiết ấy hay quá, đời quá. Đó chính là cái tài của tác giả.
P.V: Khi quyển sách dịch ra đời anh có nhận được phản hồi nào thú vị từ phía độc giả- đồng nghiệp không ?
Các bác các chú và anh chị đi trước trong nghề dịch đều có lời chúc mừng tôi với giải thưởng đạt được. Tôi biết đó chỉ là bước mở đầu với mình. Về phía người đọc, rất nhiều người chia sẻ cái tứ của câu chuyện là đời có thể thay đổi từ những điều rất nhỏ. Cứ ‘’nếu…thì…’’ thì chẳng biết cuộc sống sẽ ra sao. Có những doanh nhân mà tôi gặp đã làm tôi bất ngờ khi biết họ vẫn dành thời gian đọc văn học, thậm chí đã ghi cả vào sổ tay những câu dịch mà họ tâm đắc. Hôm trước có một nữ doanh nhân thành đạt nói với tôi rằng, chị vốn là người học văn sau chuyển sang kinh doanh và rất thích câu sau trong quyển truyện: ở đời có kẻ khóc thì mới có người cười. Thực ra điều này rất đúng.
P.V: Anh có thể nói đôi chút về bìa sách?
NĐT: Có thể nói bìa của cuốn sách này là một sự xa xỉ. Không phải vì nó được in trên giấy đẹp mà là vì người vẽ đã bỏ công đọc từng chương, từng chương một của tác phẩm. Trần Trung Thành là một họa sỹ trẻ đã đạt giải đặc biệt của cuộc thi Ánh mắt trẻ do ĐSQ Pháp tổ chức. Anh đã vẽ sau khi đọc từng chương của tác phẩm. Tự tay đi tìm phông chữ của những năm 40 rồi tự vẽ tay lại, tự thiết kế. Bìa được gửi sang Pháp hỏi ý kiến của một số người đã đọc quyển sách rồi có chỉnh sửa lại và cuối cùng gửi sang Nhã Nam. Thành đã tặng tôi bức tranh gốc. Với tôi, đây là tác phẩm bìa đẹp nhất năm vừa qua về cả phương diện nội dung, thể hiện và tính marketing.
T.N: Khó khăn cũng như điều thú vị lớn nhất của anh khi thực hiện dịch tác phẩm này, cũng như công việc dịch nói chung là gì?
NĐT: Hồi năm thứ ba, tôi có làm một nghiên cứu khoa học về kiến thức ngoài ngôn ngữ trong việc hiểu và dịch các văn bản nước ngoài. Khi bắt tay vào dịch, tôi thấy những vấn đề lý thuyết càng được sáng tỏ. Cái khó nhất là cái không phân tích được, không có trong từ điển, không có trên Internet, và thậm chí không hỏi ai khác được ngoài chính tác giả.
T.N: Anh có tiếp tục dịch và giới thiệu những tác phẩm, nhà văn nước ngoài tới độc giả Việt Nam trong thời gian tới không?
NĐT: Hiện tôi vẫn đang tiếp tục làm công việc này với việc dịch một vở kịch dài, tôi hy vọng nó sẽ là “quả bom tấn” của sân khấu kịch năm tới. Ngoài ra, tôi vẫn muốn tiếp tục dịch các tác phẩm khác của cùng tác giả. Đồng thời tôi cũng hy vọng tìm được nhà xuất bản – nhà tài trợ cho một cuốn sách tổng kết lịch sử mỹ thuật thế giới trong thế kỷ XX. Có điều công việc này cần tới ít nhất ba người dịch cứng tay trong vòng một năm mới làm xong được.
T.N: Và anh đã điều hoà công việc chính với công việc dịch tay trái như thế nào?
NĐT: Rất khó khăn, công việc chính đòi hỏi bạn phải làm việc từ 12 đến 14 tiếng một ngày. Ngoài ra, tôi cũng tham gia cùng một số người bạn hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thành lập một quỹ Văn hóa. Chúng tôi sắp tổ chức hoạt động đầu tiên của mình. Nếu không có sự thông cảm của vợ con, sự giúp đỡ của gia đình hai bên chắc chắn tôi chẳng làm được cái gì trọn vẹn.
T.N: Với những thành công nhất định của mình ở dịch phẩm đầu tiên, anh có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình với những dịch giả mới vào nghề?
NĐT: Bản thân tôi cũng là người dịch mới vào nghề. Tác phầm Nửa kia của Hitler cũng không phải đặc biệt khó. Tôi chỉ nghĩ rằng để thành công, người dịch nào cũng cần đam mê, nghiêm khắc với chính mình, thậm chí đến mức phải cầu toàn. Cộng với ý thức làm việc chuyên nghiệp, bạn sẽ là một người dịch được trân trọng.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này!
T.N: Được biết anh hiện là giám đốc quan hệ đối ngoại của khách sạn Metrolpole tại Hà Nội, và còn là một người yêu thích, có nhiều trăn trở với nghệ thuật đương đại. Anh biết nhiều đến Hip-hop, nghệ thuật biểu diễn, cũng như hội hoạ ở Việt Nam... Nhưng điều gì lại thôi thúc anh dịch tiểu thuyết?
Đó chính là niềm vui được chia sẻ với người khác cái hay cái đẹp. Có lẽ điều này đến từ ảnh hưởng của nghề dịch: tôi vốn được đào tạo để trở thành phiên dịch và cũng làm giáo viên. Quyển sách chứa đựng nhiều suy tư về lịch sử của thế giới, của một dân tộc và của cả mỗi con người. Cá nhân tôi cũng thích viết và cũng đã viết, nhưng đến truyện thứ ba thì dừng vì thấy cái mình định nói đã có người nói hay hơn mình, hiệu quả hơn mình nên nếu không viết hay hơn người ta thì dịch lại tốt hơn.
T.N: Nửa kia của Hitler là một cuốn tiểu thuyết suy tưởng, nhưng đặt trong một bối cảnh lịch sử cụ thể, đó là xã hội Đức những năm 30-40 của thế kỷ XX, với sự phân thân của nhân vật có thật trong giới nhà binh và giới hội hoạ, tâm lý nhân vật được đặt trên nền tảng tinh thần của phân tâm học... Lần đầu tiên thực hiện công việc dịch, lại với một nguyên tác có bối cảnh cũng như tính cách nhân vật, trạng thái tâm lý hết sức phức tạp, hỗn độn,... anh
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, họa sỹ Lê Thiết Cương và Nguyễn Đình Thành trong buổi ra mắt sách tại TT Văn hóa Đông Tâyđã thực hiện gỡ rối cho mình như thế nào, thưa anh?
NĐT: Thực ra trong chương trình học ở trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội, đã có đủ cả các môn vừa được nhắc đến. Ngoài ra, hai năm học sau đại học tại trung tâm CFIT - ĐH Ngoại giao, giúp tôi đào sâu kiến thức và thêm đam mê với thời sự quốc tế và lịch sử nói chung. Khi bạn biết cách tìm thông tin mình cần ở đâu, công việc đã hoàn thành được một nửa. Tại CFIT chúng tôi được học cách tìm nguồn thông tin. Việc còn lại là tập trung “cày” nghiêm túc và hỏi người khác những điều mình chưa biết chưa hiểu.
T.N: Theo anh cách viết của tác giả Schmitt có gì thú vị cũng như điều gì ấn tượng, ám ảnh anh nhất trong tác phẩm này của Smitth?
NĐT: Đây không phải là một tác phẩm khó đọc. Hầu hết các dữ kiện lịch sử liên quan đến cuộc đời Hitler bạn có thể tìm thấy trong sách lịch sử, những chi tiết cảm động trong cuộc chiến thứ nhất như vào đêm Giáng Sinh, chẳng ai bảo ai, những người lính chiến ở hai bên cùng hát bài Đêm thánh vô cùng bằng tiếng của mình và tạm thời ngưng bắn giết, chi tiết con mèo sống cả hai bên chiến tuyến và làm bạn với những người lính hai bên, rồi những chi tiết rõ ràng như một bài giảng về phân tâm học, thần học,…đều không có gì mới. Cái hay là tác giả đã kết hợp các chi tiết ấy với nhau khéo đến nỗi người ta không nhận ra đó là kiến thức giáo khoa, thấy những chi tiết ấy hay quá, đời quá. Đó chính là cái tài của tác giả.
P.V: Khi quyển sách dịch ra đời anh có nhận được phản hồi nào thú vị từ phía độc giả- đồng nghiệp không ?
Các bác các chú và anh chị đi trước trong nghề dịch đều có lời chúc mừng tôi với giải thưởng đạt được. Tôi biết đó chỉ là bước mở đầu với mình. Về phía người đọc, rất nhiều người chia sẻ cái tứ của câu chuyện là đời có thể thay đổi từ những điều rất nhỏ. Cứ ‘’nếu…thì…’’ thì chẳng biết cuộc sống sẽ ra sao. Có những doanh nhân mà tôi gặp đã làm tôi bất ngờ khi biết họ vẫn dành thời gian đọc văn học, thậm chí đã ghi cả vào sổ tay những câu dịch mà họ tâm đắc. Hôm trước có một nữ doanh nhân thành đạt nói với tôi rằng, chị vốn là người học văn sau chuyển sang kinh doanh và rất thích câu sau trong quyển truyện: ở đời có kẻ khóc thì mới có người cười. Thực ra điều này rất đúng.
P.V: Anh có thể nói đôi chút về bìa sách?
NĐT: Có thể nói bìa của cuốn sách này là một sự xa xỉ. Không phải vì nó được in trên giấy đẹp mà là vì người vẽ đã bỏ công đọc từng chương, từng chương một của tác phẩm. Trần Trung Thành là một họa sỹ trẻ đã đạt giải đặc biệt của cuộc thi Ánh mắt trẻ do ĐSQ Pháp tổ chức. Anh đã vẽ sau khi đọc từng chương của tác phẩm. Tự tay đi tìm phông chữ của những năm 40 rồi tự vẽ tay lại, tự thiết kế. Bìa được gửi sang Pháp hỏi ý kiến của một số người đã đọc quyển sách rồi có chỉnh sửa lại và cuối cùng gửi sang Nhã Nam. Thành đã tặng tôi bức tranh gốc. Với tôi, đây là tác phẩm bìa đẹp nhất năm vừa qua về cả phương diện nội dung, thể hiện và tính marketing.
T.N: Khó khăn cũng như điều thú vị lớn nhất của anh khi thực hiện dịch tác phẩm này, cũng như công việc dịch nói chung là gì?
NĐT: Hồi năm thứ ba, tôi có làm một nghiên cứu khoa học về kiến thức ngoài ngôn ngữ trong việc hiểu và dịch các văn bản nước ngoài. Khi bắt tay vào dịch, tôi thấy những vấn đề lý thuyết càng được sáng tỏ. Cái khó nhất là cái không phân tích được, không có trong từ điển, không có trên Internet, và thậm chí không hỏi ai khác được ngoài chính tác giả.
T.N: Anh có tiếp tục dịch và giới thiệu những tác phẩm, nhà văn nước ngoài tới độc giả Việt Nam trong thời gian tới không?
NĐT: Hiện tôi vẫn đang tiếp tục làm công việc này với việc dịch một vở kịch dài, tôi hy vọng nó sẽ là “quả bom tấn” của sân khấu kịch năm tới. Ngoài ra, tôi vẫn muốn tiếp tục dịch các tác phẩm khác của cùng tác giả. Đồng thời tôi cũng hy vọng tìm được nhà xuất bản – nhà tài trợ cho một cuốn sách tổng kết lịch sử mỹ thuật thế giới trong thế kỷ XX. Có điều công việc này cần tới ít nhất ba người dịch cứng tay trong vòng một năm mới làm xong được.
T.N: Và anh đã điều hoà công việc chính với công việc dịch tay trái như thế nào?
NĐT: Rất khó khăn, công việc chính đòi hỏi bạn phải làm việc từ 12 đến 14 tiếng một ngày. Ngoài ra, tôi cũng tham gia cùng một số người bạn hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thành lập một quỹ Văn hóa. Chúng tôi sắp tổ chức hoạt động đầu tiên của mình. Nếu không có sự thông cảm của vợ con, sự giúp đỡ của gia đình hai bên chắc chắn tôi chẳng làm được cái gì trọn vẹn.
T.N: Với những thành công nhất định của mình ở dịch phẩm đầu tiên, anh có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình với những dịch giả mới vào nghề?
NĐT: Bản thân tôi cũng là người dịch mới vào nghề. Tác phầm Nửa kia của Hitler cũng không phải đặc biệt khó. Tôi chỉ nghĩ rằng để thành công, người dịch nào cũng cần đam mê, nghiêm khắc với chính mình, thậm chí đến mức phải cầu toàn. Cộng với ý thức làm việc chuyên nghiệp, bạn sẽ là một người dịch được trân trọng.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này!
HỘI MÀ KHÔNG ...THẢO
HỘI MÀ KHÔNG THẢONằm trong khuôn khổ ngày hội văn hoá Mường, “ Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường trong thời kỳ đổi mới – hội nhập của đất nước” do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du Lịch và tỉnh Hoà Bình tổ chức đã diễn ra trong ba tiếng đồng hồ với sự tham gia giới lãnh đạo, quản lý Bộ, Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hoá thông tin của bảy tỉnh: Thanh Hoá, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Ninh Bình, Sơn La.Trong buổi họp báo trước đó, ông Ngô Quang Hưng, Vụ phó vụ Văn hoá dân tộc, bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết “Năm 1993, Bộ và tỉnh Hoà Bình đã có thảo luận Khoa học và lí luận về dân tộc Mường, từ đó đến nay chủ yếu là công tác tuyên truyền, phổ biến văn hoá dân tộc Mường và tất nhiên, hội thảo lần này có đề cập đến vấn đề bảo tồn phát huy bản sắc các di sản văn hoá của dân tộc Mường, trong đó cũng nói đến vấn đề bảo tồn, khai thác các yếu tố, các giá trị văn hoá của đồng bào Mường để phục vụ cho việc xây dựng đời sống văn hoá. Thành phần tham gia không phảI là giới nghiên cứu, khoa học mà chủ yếu là cấp quản lý, sở vănhoá thông tin thực hiện, mang nhiều yếu tố thực tiễn và phục vụ đời sống văn hoá.”. Tới dự Hội thảo có thứ trưởng Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch Lê Tiến Thọ, bà Bùi Thị Bình, PCT Hội đồng Dân tộc Quốc Hội, ông Quách Thế Tản, phó chủ tịch tỉnh Hoà Bình,… cùng nhiều lãnh đạo ban ngành văn hoá khác.Hai phần ba tham luận đọc tại hội thảo là những nội dung giới thiệu về những nét văn hoá của người Mường như “Người Mường và những yếu tố văn hoá truyền thống” của lãnh đạo sở văn hoá Ninh Bình, hoặc tổng kết hoạt động văn hoá đã diễn ra có tính nổi bật như “Xây dựng đời sống văn hoá trong cộng đồng người Mường ở tỉnh Yên Bái thời kỳ đổi mới” của sở VHTT tỉnh Yên Bái,… đã làm hiện nên một bức tranh hiện trạng văn hoá Mường hôm nay. Theo đó, bên cạnh đời sống kinh tế, giáo dục nâng cao, nhiều giá trị văn hoá dân tộc Mường cơ bản như ngôn ngữ, nhà sàn, trang phục, tập tục,…đang dần mất đi. Hoạt động bảo tồn và phát triển gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tâm thức của những người làm văn hoá có nhiều bối rối và lúng túng. Gần mười năm triển khai chủ trương “bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc” cho đến nay, khi ngồi lại thống kê công việc và kết quả đã làm từ cấp lãnh đạo, đến quản lý, hoạt động văn hoá vẫn còn nhiều trăn trở về phương hướng: bảo tồn cái gì và bảo tồn như thế nào! Nguyên nhân từ đâu?Lãnh đạo Sở văn hoá tỉnh Hà Tây, không đọc tham luận, ông cho rằng, trong hội thảo này “ chúng ta nên bàn đến những việc làm cụ thể, chẳng hạn bảo tồn văn hoá dân tộc Mường là bảo tồn cái gì, bảo tồn như thế nào và ai bảo tồn?”. Dân số người Mường ở Hà Tây không nhiều, họ lại sống xen cư, nhiều người đã không thể nói tiếng Mường được nữa. Họ cũng không trồng trọt, sinh sống theo truyền thống mà theo tục của người Kinh. Những ngôI nhà sàn đã hút về đô thị, về vùng du lịch sinh tháI,.. Trong ngày khai trường hay lễ hội, thanh thiếu niên không mặc trang phục truyền thống mà mặc ần bò, áo thun hoặc váy ngắn,… Vấn đề bảo tồn bản sắc văn hoá được đặt ra cấp bách và gặp nhiều khó khăn. Trả lời cho vấn đề bảo tồn cái gì, ông cho rằng đó chính là cách trồng cây, sơ chế nông sản, cách ăn ở, sinh hoạt, ẩm thực, kinh nghiệm sản xuất, phong tục tập quán, nhà sàn, trang phục, ngôn ngữ,… và đa phần trong những giá trị văn hoá đó là phải được lưu giữ bằng truyền khẩu, giáo dục trong gia đình và cộng đồng. Trước hết phải có những cơ chế chính sách hỗ trợ đời sống, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà văn hóa để việc học hành của con em dân tộc thiểu số được nâng cao từ đó thiết chế văn hoá phát triển; bên cạnh đó phải đào tạo đội ngũ cán bộ văn hoá mà không chỉ có người Mường, cần có các dân tộc khác như Kinh, Thái, Tày,…tham gia, họ phải nói được tiếng Mường. Song vấn đề quan trọng nhất đó chính là người dân Mường. Cho dù cơ chế chính sách có tốt đến mấy mà đồng bào không có ý thức, không thích giữ gìn, xây dựng thì những bản sắc văn hoá sẽ mất đi. ý kiến của sở Hà Tây đã làm chuyển hướng cuộc toạ đàm vào những vấn đề tồn tại trong hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường.Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường theo hướng kết hợp với du lịch được đặt ra với nhiều lạc quan. “Du lịch và văn hoá là một cặp phạm trù không thể tách biệt. Du lịch phát triển thì văn hoá cũng phát triển. Nhờ du lịch có thể bảo tồn văn hoá tốt hơn. Du lịch đem lại nhiều lợi ích. Năm ngoái, du lịch đem lại nguồn thu cho ngân sách quốc gia là 51.000 tỷ đồng. Năm 2007, có thể lên tới 56.000 tỷ đồng. Một người khách du lịch đến ở địa phương ở một đêm có thể đem lại lợi ích bằng một tháng lao động của người nông dân. Du lịch phát triển, nhân dân có việc làm, dịch vụ công cộng phát triển, giao thông hạ tầng phát triển. Du lịch phát triển cần có tài nguyên, đó chính là văn hoá….”. Khẳng định việc gắn kết sẽ đem lại lợi ích cho du lịch và văn hoá, ông Hoàng Đức Hậu quốc vụ trưởng vụ văn hoá dân tộc nói kết thúc hội nghị: “Chúng tôi sẽ báo cáo lại với lãnh đạo Bộ, có trách nhiệm nghiên cứu chọn lọc những vấn đề cần làm. Bàn về biện pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là việc làm cần thiết vì truyền thống văn hoá, giá trị văn hoá chính là di sản của cha ông. Bảo tồn có nhiều vấn đề đặt ra: Ngôn ngữ, trang phục, nhà ở, nhạc cụ,…. Gắn với việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, gắn với phát triển du lịch, gắn với tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện cho đồng bào ta xoá đói giảm nghèo. Muốn nói gì thì nói, tất cả những việc chúng ta làm đều phải tính đến chuyện phát triển kinh tế. Làm văn hoá phải gắn với du lịch. Làm du lịch phải gắn với văn hoá.” Song những mặt khác của du lịch văn hoá, du lịch sinh thái hay du lịch nhân dân không được đề cập tới. Du lịch đồng thời cũng là kẻ tàn phá văn hoá. Nó xâm phạm đến nền văn hoá và các phong cảnh, tạo thêm mọi loại dịch vụ, làm vấy bẩn môi trường, làm cuộc sống của các vùng phát triển du lịch trở nên tàn bạo,… mà những nhà văn hoá, quản lí cần cân nhắc đến để giảm thiểu những hạn chế. Khách du lịch đến những địa danh du lịch sinh thái ở Hoà Bình như bản Lác, khu suối khoáng Kim Bôi,…trong những năm qua đã “góp” phần không nhỏ trong việc “phá hoại” bản sắc văn hoá nơi đây. Nếp sống, sinh hoạt, lối ăn, ở của người dân địa phương, đặc biệt là lớp trẻ đã thay đổi theo những du khách người Kinh và nước ngoài đến đây. Tỉnh nhà cũng chưa thống kê hết những thiệt hại về ô nhiễm môi trường tự nhiên mà khách du lịch cũng như những hoạt động du lịch đem lại ngoài một số lợi ích kinh tế.Bà Bùi Thị Bình, Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cho rằng “ Hội thảo nàykhông khác nhiều với hội thảo khác. Đó chỉ là một buổi trao đổi, chia sẻ thông tin. Kết luận đìêu gì thì cũng chưa kết luận được. Vì nó là cả một vấn đề lớn. Chúng ta bàn bảo tồn bản sắc văn hoá, nhưng bản sắc văn hoá là cáI gì? Các nhà khoa học, quản lí phảI chỉ ra được. Nó là cáI gì thì mới biết để bảo tồn, để giữ gìn. Bây giờ mỗi người hiểu theo một khía cạnh khác nhau thì vấn đề cần được bàn nữa. Theo tôi, văn hoá dân tộc Mường nói riêng và vhdtts nói chung, không chỉ ở trang phục mà thể hiện ở thuần phong mỹ tục của dân tộc ấy, những làn điệu dân ca, nếp sinh hoạt trong cộng đồng như những quy định chặt chẽ trong những gia đình tứ đại đồng đường sống yêu thương, kính trọng lẫn nhau là nét đẹp, nét tốt cần lưu giữ.” Trong khi chúng ta chờ đợi những “hội” mà không “thảo” trong tương lai thì ngay tại thành phố Hoà Bình một “Không gian văn hoá Mường” của ông Vũ Đức Hiếu (sinh năm 1977) được xây dựng trên một vạt đồi rộng khoảng 2ha trưng bày hơn 1000 hiện vật văn hoá Mường, những tài liệu về văn học dân gian, về văn hoá, những hiện vật về đời sống tín ngưỡng dân tộc Mường mà anh sưu tầm, thu gom trong tám năm qua. Nơi đây đang được đánh giá là “một bảo tàng sống. Du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia các trò chơi truyền thống của người Mường trong dịp lễ hội cũng như sinh hoạt hàng ngày.” Anh Hiếu cho biết: Sau khi hành thành sẽ mở cửa cho khách đến xem và không thu tiền. Mục đích của tôi khi xây dựng bảo tàng này vì tôi là người Hoà Bình muốn làm một việc gì đó cho Hoà Bình. Và bản sắc của người Hoà Bình là văn hoá người Mường khách đến tham quan sẽ được sống trong cảnh “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợi thui”. Tôi mong muốn “bảo tàng” của mình sẽ luôn giữ được đậm nét người Mường và không bị tác động bởi cơ chế thị trường”.
Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2009
3DHANOI – MỘT TÌNH YÊU LỊCH SỬ VÀ CÔNG NGHỆ
Trẻ, nhiệt tình, yêu kiến trúc, yêu Hà Nội và say mê 3D- một trong những công nghệ truyền thông đa phương tiện cho phép xây dựng hình ảnh không gian ba chiều- đó là chân dung của nhóm tác giả thế hệ 8X 3dhanoi: Đinh Việt Phươg, Đỗ Hồng Long, Nguyễn Văn Quang, Trần Đức Quang, Phạm Quang Ngọc, ĐInh Nhật KHoa, Nguyễn Song Trúc, Vũ Việt Hoài, Lena Herman. Với hơn 40 tác phẩm được vẽ bằng kỹ thuật và công nghệ 3D, 3DHanoi đã đưa người xem vào không gian cổ thấm đẫm của Hà Nội: những kiến trúc thuần Việt của 36 phố phường: Tháp Bút, Ô Quan Chưởng, tháp Hoà Phong, những dãy phố Hàng, Hoàng Thành Thăng Long hiển rõ nét trong bản đồ quy hoạch HN từ thế kỷ 19, …của Hà Nội cuối thế kỷ 19; kiến trúc Pháp kết hợp với kiến trúc bản địa cùng không gian sống của Hà Nội đầu thế kỷ 20 mà bây giờ còn đọng lại ít nhiều trong tâm trí người Việt; Một Hà Nội cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh trong 60 ngày đêm khói lửa với tinh thần chiến đấu quật cường của nhân dân thủ đô năm 1946. Ba giai đoạn mà nhóm tác giả cho rằng đó là những giai đoạn căn cốt của kiến trúc Hà Nội và trong bất kỳ tác phẩm nào người xem cũng cảm nhận không gian cổ mơ màng them đẫm. Hà Nội lúc nào cũng đẹp, một vẻ đẹp giản dị, thơ mộng và không mơ ảo như phố Phái, những ánh sáng không làm bừng không gian và đem lại cho nó một sức sống lạ nhờ kỹ thuật công nghệ. Hà Nội đẹp thanh tao trong thời bình, đẹp hào hùng trong chiến đấu là những điều nổi bật công chúng cảm nhận được từ xúc cảm của người vẽ. Không phải là vẻ đẹp mà người ta cảm nhận được theo ký ức của Nguyễn Tuân, Tô Hoài, mà là một vẻ đẹp được trình diễn bởi một cách cảm mới, những khung cảnh phố phường được tái hiện như thật và hoàn thiện với góc nhìn multimedia (truyền thông đa phương tiện), một phương tiện đã thấm đẫm vào đời sống của lớp trẻ hiện đại. Gặp trưởng nhóm 3dhanoi Việt Phương vào một ngày đầu năm 2008, anh bạn trẻ chững chạc hơn rất nhiều và hồ hởi khoe những dự án mới để kiếm tiền và dự án cho những niềm đam mê riêng. Phương cho biết nhóm đang thực hiện dựng lại Hoàng Thành Thăng Long nên ráo riết theo bước chân các nhà khảo cổ, dân tộc học, văn hoá học,… đang bận rộn dựng kịch bản đồ hoạ cho hãng phim Việt Nam, gặp đoàn làm phim Lý Công Uẩn,…đang hoàn thành bộ tiểu thuyết truyện tranh lịch sử dành cho lứa tuổi 13+ với điểm nhấn đặc biệt là khung cảnh và kiến trúc lịch sử với những trận chiến oách liệt. Không xuyên tạc lịch sử mà dựa vào không gian lịch sử để dựng lên những nhân vật theo cách nghĩ của lớp trẻ. Trò chuyện với Phương, chúng tôi như được truyền thêm tình cảm và niềm say mê với lịch sử Việt Nam. “Những ai đã từng đọc lịch sử Vn thì có một niềm tự hào khó tả. Đó là dân tộc thì nhỏ bé nhưng chiến đấu rất ngoan trường mà không phải dân tộc nào cũng có tinh thần mạnh mẽ như vậy. Khi học về kiến trúc, tôi có thực hành nghiên cứu kiến trúc cổ, điều này gắn với niềm yêu thích lịch sử của tôi, và tôi đã kết hợp kiến trúc với những gì mình đã đọc về lịch sử. Tôi thấy khi những trang sử được mô hình hoá lên thành những hình ảnh cụ thể nó có sức sống và sức truyền cảm rất tốt. Vì sao người ta lại hiểu lịch sử Trung Quốc, vì người Trung Quốc đã biết truyền thông lịch sử của mình. Họ đã làm đồ hoạ ba chiều, kỹ xảo điện ảnh dựng những thước phim mô tả lịch sử hoành tráng và kết hợp những nội dung thành những phim có sức cuốn hút và ghi dấu trong công chúng. Xét cho cùng lịch sử Trung Quốc là lịch sử của những cuộc nội chiến, giữa các tộc người. Còn lịch sử VN thì hoàn toàn khác. Chúng ta có một dân tộc thống nhất, đoàn kết và lịch sử của chúng ta là lịch sử chống ngoại xâm. Giặc đến là đánh. Mà đánh là thắng. Tính anh hùng cách mạng, tính cao đẹp nhất của con người luôn luôn hiện hữu. Vì thế tôi cảm thấy rất hứng thú khi làm được những việc có thể góp sức tuyên truyền, và gìn giữ lịch sử và văn hoá dân tộc”- Đinh Việt Phương.
Thứ Tư, 1 tháng 7, 2009
Sách Việt ở đâu?
Tiểu thuyết lãng mạn bán chạy thời khủng hoảng, và đó là những cuốn tiểu thuyết nước ngoài, đó là sách dịch. Việt Nam từng có một dòng tiểu thuyết lãng mạn không được các nhà phê bình xét đến, và giờ nó đã phôi pha....bỗng nhớ Tự lực văn đoàn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)