Những vụ thảm sát tại Paris vào thứ 6 ngày 13 tháng 11,
cùng với vụ đánh bom kép vào Beirut (Lebanon) một ngày trước đó, và vụ bắn rơi
máy bay dân sự của Nga trên đảo Sinai vào ngày 31 tháng 10, cho thấy một giai
đoạn mới trong cuộc chiến của Islamic State (IS) – nhóm Quốc gia đạo Hồi, chống
lại phương Tây. IS đã sẵn sàng để tấn công vượt xa khỏi các khu vực mà chúng
kiểm soát ở Iraq , Syria và gần đây là Libya .
Mối thách thức gia tăng lên các quốc gia bị đe dọa
đang rất lớn. Hàng loạt các vụ tấn công của IS đã diễn ra rất khó đoán định hay
ngăn chặn, trong khi ở châu Âu, phong trào chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bài
ngoại và phỉ báng những công dân Đạo Hồi, những người nhập cư và tị nạn theo
đạo Hồi vẫn gia tăng âm ỉ. IS phải bị nghiền nát nhưng điều này đòi hỏi sự nhẫn
nại, quyết tâm và hợp nhất của những chiến lược và mục tiêu trong khi những
điều này đang thiếu hụt nghiêm trọng giữa các quốc gia liên quan đến cuộc chiến
chống IS này, đặc biệt là Mỹ và Nga.
Tổng thống Pháp François Hollande tuyên bố những vụ
tấn công vào Paris
là “hành động chiến tranh” và sẽ đáp trả không khoan nhượng. Ngày Chủ nhật tiếp
đó (15 tháng 11), Không quân Pháp đã bom tạc Raqqa, thành phố của Syrian, nơi
được xem là thủ phủ của IS. Giới quan sát đoán định rằng Tổng thống Hollande sẽ
đưa ra một số quyết định trong bài phát biểu trước quốc hội Pháp trong phiên
họp đặc biệt tại Versailles
vào những ngày tới. Pháp là một trong quốc gia có chính sách sâu và cứng rắn
đối với việc chống khủng bố, áp dụng những biện pháp hà khắc theo hàng loạt yêu
cầu của phe chủ nghĩa dân tộc như Marine Le Pen của Mặt trận quốc gia nhằm xa
lánh cộng đồng 5 triệu người Pháp theo đạo Hồi, nhưng Pháp cũng không đưa ra
những biện pháp đảm bảo nào chống lại những cuộc tấn công.
Việc phát hiện hộ chiếu
Syrian trên xác một trong những kẻ tấn công, khiến chúng ta không khỏi rùng
mình khi liên hệ tới tuyên bố “4000 phiến quân IS đã thâm nhập vào châu Âu”
bằng cách trà trộn trong đoàn người tỵ nạn Syrian vào châu Âu qua biên giới Hy
Lạp. Điều này cũng khiến cho những người chống nhập cư gia tăng thêm những yêu
cầu và kêu gọi châu Âu đóng cửa biên giới nội bộ. Chưa có bằng chứng nào chứng
tỏ người sở hữu hộ chiếu là một trong những tay súng. Và nếu như một trong
những tên tấn công đã xâm nhập châu Âu qua làn sóng tị nạn đi chăng nữa, thì
tay súng đầu tiên nhận dạng được, Omar Ismail Mostefai, không phải là một người
nhập cư, mà là một công dân Pháp, sinh ra và lớn lên tại một thị trấn phía Nam
của Paris.
Đổ dầu vào không khí căng
thẳng xoáy vào những người tị nạn và theo đạo Hồi ở châu Âu, là một mục đích lộ
rõ trong những cuộc tấn công của IS. Lựa chọn tấn công vào những vùng ven phía
đông của Paris nơi dân số, đông đúc, đa dạng sắc tộc và chủ yếu giới chuyên môn
trẻ, dường như IS nhằm gửi tới thông điệp rằng không có giới hạn nào cho “cơn
bão” càn quét của IS đang đến.
Bày tỏ sự hả hê trước thảm
kịch đêm 13.11 ở thủ đô Paris, khiến 132 người thiệt mạng và 400 người bị
thương, IS đồng thời tuyên bố rằng, các thủ đô lớn của thế giới bao gồm London
(Anh), Washington DC (Mỹ) và Rome (Ý) sẽ là mục tiêu tấn công tiếp theo.
Nước Pháp Mỹ, Nga và tất cả
các quốc gia khác – Phương Tây và Trung Đông- bị đe dọa bởi giấc mơ lập nên một
Hồi vương mới của những kẻ giết người IS, sẽ buộc phải đưa ra những biện pháp
cứng rắn để bảo vệ người dân của họ. Đồng thời một điều rõ ràng phải được giải
quyết để ngăn chặn những cuộc tấn công sắp tới của IS, chính là một giải pháp
cuối cùng để kết thúc cuộc nội chiến ở Syrian mà các quốc gia đang bị đe dọa
cùng Syria và thế giới phải tìm ra giải pháp.
Chính cuộc nội chiến này đã dung dưỡng và phát
triển IS mạnh lên. Điều này cũng có nghĩa rằng hành động xích lại gần nhau và
thống nhất để chiến đấu với IS giữa các quốc gia đang được hối thúc, không chỉ
đối với Mỹ và Nga, mà nó còn thúc giục nhiều quốc gia châu Âu và Trung Đông
khác tham gia vào nhiệm vụ này.
Trước khi hàng loạt các vụ tấn công của IS diễn ra gần
đây, quan điểm của Mỹ coi tổ chức khủng bố là kẻ thù chính và không chia sẻ với
Nga. Mỹ cân nhắc thực hiện các hành động quân sự hơn là việc bảo vệ đồng minh Tổng thống Bashar
al-Assad của Syria . Thảm sát Paris đã
thúc đẩy mạnh mẽ hơn những dấu hiệu tích cực bất ngờ của Mỹ thừa nhận vai trò
của các cường quốc, trong đó có Nga, trong việc giải quyết cuộc xung đột hiện
nay ở Syria .
Tại cuộc họp tại Vienna vào ngày 14 tháng 11, trước thềm Hội nghị G 20, đại
diện của hơn mười hai quốc gia đã thể hện mối quan tâm hối thúc kết thúc cuộc
chiến ở Syrian. Ngoại trưởng John Kerry và Ngoại trưởng Sergey Lavrov của Nga, đã nhất trí
về một kế hoạch dự kiến cho một quá trình chuyển giao theo từng giai đoạn Chính phủ lâm thời và các cuộc bầu cử
ở Syria.
Tại hội nghị thượng đỉnh nhóm G20
họp đang diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và IS là chủ đề đặt ra thảo luận khẩn cấp. Tổng thống Obama và Tổng thống Vladimir Putin của Nga đã có cuộc gặp
riêng dài 35 phút bàn về vấn đề này. Điều này cho thấy, tuy có những bất đồng
trong thời gian qua, nhưng đến nay, hai vị lãnh đạo này đã có một điểm chung:
đó là tiêu diệt IS.
Các vụ tấn công ở Paris đã gửi một sóng xung kích lớn trên thế giới, và vụ
đánh bom kép ở Beirut (Lebanon) và bắn rơi máy bay phản lực dân sự của Nga thực sự là những nối ám ảnh khủng khiếp. IS đã thể
hiện rằng không có giới hạn nào mà chúng không thực hiện, và không có quốc gia
nào thực sự an toàn cho tới khi tất cả chúng ta cùng đoàn kết đánh bại tai họa
này.
Ngay khi ở ranh
giới giữa cái sống và cái chết, Bowdery cô gái đã sống sót và chứng kiến những kẻ tấn công săm
soi, ngang ngược bắn những người khác quanh cô, trong nỗi “hoảng loạn và
cô độc” trong suốt một giờ đồng hồ, “nằm giả chết” “nín thở, cố gắng
không cựa mình, không khóc – không để cho những kẻ (khủng bố) thấy sự
sợ hãi mà chúng muốn thấy”. Bowdery cô gái 22 tuổi, chỉ “mong sao những
người thân biết rằng cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, những người thân
yêu của cô vẫn giữ niềm tin vào tính thiện của con người. Đừng để
những kẻ ác ôn này thắng.”
Khủng bố và giết người vô tội, xả súng vào
những người dân lương thiện, gây nên những cảnh tượng chết chóc, thê lương,
...không phải là con người, cũng không phải là một tín đồ của Hồi giáo... Cũng
như các giáo lí khác, Kinh Koran hướng các Tín đồ tới cuộc sống lương thiện và
yêu thương đồng loại: Tôn trọng quyền của người khác; Bố thí rộng rãi cho người
nghèo; Tránh giết người; Cư xử công bằng
với mọi người; Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.... Vậy nên những kẻ đánh
bom liều chết, hay xả súng giết hại
những người dân lương thiện, gây nên những cảnh thảm sát kinh hoàng giữa những
ngày trời xanh hòa bình, yên vui là những kẻ vô nhân tính, không thuộc tôn giáo
nào cả, là những kẻ không có tín ngưỡng và đức tin.
Minh Anh - theo NYtimes, BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét