http://honvietquochoc.com.vn/Van-hoc/Ly-luan-phe-binh/Ve-Noi-buon-chien-tranh.aspx
Đọc bài viết của giáo sư và lời tòa soạn, tôi thấy thật đáng buồn.
Đầu tiên là lời nói đầu của tòa soạn và tiếp đó như một minh chứng bổ sung luận điệu là bài viết của giáo sư.
Trước hết tôi muốn nói đến cái câu thành ngữ mà Giáo sư dùng và vận vào bài luận của mình "mua danh ba van ban danh ba đồng" đầy mỉa mai và giễu cợt.
Bảo Ninh đáng thương thay, đáng thương đến độ thui chột, dúm dó.
Nhưng đọc những tản văn của Bảo Ninh vẫn đầy nhân văn và tế nhị- những phẩm chất đặc trưng của nhà văn, nhưng hiếm gặp ở những nhà văn trung bình bởi nó là tầm nhạy cảm và giác quan thứ sáu của họ về cuộc sống, thân phận con người.
Tôi đồ rằng, Nỗi buồn chiến tranh (THE SORROW OF THE WAR) là một tác phẩm bất ngờ của nhà văn trước nỗi đau chứng kiến chứ không phải là một mưu đồ để bán danh. Vì như vậy Bảo Ninh sẽ hẳn cho ra đời, Nỗi buồn chiến tranh 2, Nỗi buồn chiến tranh 3, ...tôi tin rằng với hàng triệu người chết và bị thương trong cuộc chiến đó hẳn Bảo Ninh sẽ viết được một saga Nỗi buồn chiến tranh.
Khi ngồi học trên ghế nhà trường, về lịch sử, về tác phẩm văn học và cả những câu chuyện, truyền kỳ về cuộc chiến tranh, trong sự tưởng tượng của tôi, những người lính đúng là những anh hùng, lấy thân mình lấp lô châu mai, lấy thân mình đè pháo, họ tiến lên, tiến lên. Không sợ súng đạn, và chiến thắng kẻ thù.
Rồi một lần tôi nghe lỏm được ông tôi nói chuyện với mấy người bạn chiến binh gặp nhau, nhắc lại ông thì chui vào bụi cây, ông thì tè ra quần, ... vì hoảng sợ trong lửa đạn dày đặc... và họ cười rất vui vẻ….
Tôi bỗng hiểu ra, đúng thật con người mà, có phải robot đâu. Cái bát vỡ còn làm mình giật mình nữa là.
Nỗi buồn chiến tranh viết về một cuộc chiến cách đây từ gần nửa thế kỷ, lại được tìm đến để trao giải thưởng. Ở đây hẳn có bàn tay sắp xếp của những tổ chức liên kết văn hóa. Họ tìm đến Việt Nam, và họ tìm đến những tác phẩm văn hóa có tính nhân loại chứ không phải dừng ở chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Những người bên kia chiến tuyến theo lời giáo sư vin vào tác phẩm này để hồ hởi rằng những người lĩnh Việt Nam cũng thất bại, những người có suy nghĩ như vậy chỉ là những kẻ tiểu nhân đắc ý mà thôi. Và số này cũng là rất ít, đó là những điếu quân, nhưng tôi tin rằng điều sâu sắc hơn họ cũng nhận ra rằng chúng ta đều là con người và chúng ta đều có cảm giác, có những nỗi đau như nhau dù nguồn gốc của nó có bắt đầu từ những câu chuyện khác.
Chiến tranh --- nếu một ai đó có thể ca tụng về nó như một sự vẻ vang, anh hùng thì đó thật sự là điều bất hạnh và khổ đau của loài người.
Thưa giáo sư, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trong hơn 1.000.000 (một triệu) người lính của Quân đội nhân dân Việt nam và Quân giải phóng Miền Nam hy sinh ấy, có đến 40% chết không phải vì xung phong mà chết vì bệnh tật sống nơi rừng rú, bệnh tật, thú dữ ăn thịt,…trong chặng đường hành quân đường Trường Sơn,… Có đến 900.000 đến 4.000.000 người dân thường bị chết.
Một cuộc chiến có bao nhiêu khuôn mặt, bao nhiêu mảnh đời, có bao nhiêu cánh rừng, bóng núi chìm trong bóng đen, ….
Một tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” là một con số quá ít ỏi đưa những góc tối ấy ra ánh sang, một sự phản ánh ít ỏi và yếu ớt của một dân tộc về cuộc chiến đầy rẫy đớn đau, mất mát, tổn thất nặng nề,… kéo dài nhiều thế hệ của bên thắng trận.
Một nửa thế kỷ đã trôi qua, vẫn còn hàng triệu người mang thương tật suốt đời và hàng triệu người phơi nhiễm chất độc da cam….
Chúng ta tự hào vì chiến thắng chính nghĩa của dân tộc, nhưng chúng ta cũng đau đớn gấp bội với những tổn thất và mất mát hàng triệu thê hệ người dân.
Chiến thắng, vinh quang, đau thương và mất mát đó là lẽ thường tình hà cớ gì phải che đậy, lấp liếm!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét