Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

Nguy cơ sử dụng vũ khí gia tăng

Những năm gần đây, những vụ án giết người, cướp của hay thanh trừng cá nhân, băng nhóm bằng súng đã diễn ra khá phổ biến. Chỉ cần từ 3-5 triệu đồng là có thể mua được một khẩu súng. Hình ảnh những cô gái sành điệu, xinh đẹp đứng nhìn bạn trai nã đạn vào người đi đường rồi bỏ đi chơi như không có chuyện gì xảy ra,... cho thấy súng không còn là của lạ hay là “hàng cấm” nữa. Dư luận cho rằng có nhiều vụ án phạm tội nghiêm trọng sử dụng súng chưa được xét xử nghiêm khắc, luật hình sự không điều chỉnh cũng như xử lý được nhiều hành vi phạm tội có sử dụng vũ khí sát thương nguy hiểm,... Trong cuộc trò chuyện với Tran Nga về “hiện tượng” này, Luật sư Nguyễn Văn Chiến đã nhiều lần khẳng định sự bùng phát tội phạm dùng súng và cảnh báo về nguy cơ mở rộng sang những đối tượng sử dụng khác...
Luật sư Nguyễn Văn Chiến có hơn hai mươi năm hành nghề luật sư, tham gia tranh tụng hơn một nghìn vụ án hình sự,... Ông hiện là Phó tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phó chủ nhiệm đoàn Luật sư Hà Nội, giảng vien học viện tư pháp,...
Tran Nga: Trong những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng đưa rất nhiều tin hác về những sự vụ sử dụng súng bắn người trên đường phố: Ngày 9/3 TAND HN đã xét xử vụ án xả súng bắn người trên phố Nghi Tàm, quận Hoàn Kiếm; ngày 10/3 cơ quan điều tra quận 1 TPHCM khởi tố điều tra vụ án xả súng giữa ban ngày ở quận 1. Như vậy là tình trạng tội phạm sử dụng vũ khí mà ở đây là súng đang gia tăng. Ông suy nghĩ như thế nào về hiện trạng tàng trữ, mua bán và sử dụng vũ khí đã khá phổ biến hiện nay?
Đúng là tình trạng sử dụng vũ khí trái phép đang gia tăng và đáng báo động. Năm 2009 bùng phát những băng nhóm tội phạm dùng các lại súng săn, súng hai nòng bắn đạn ghém, đạn chì có sức sát thương cao xuất xứ từ TQ, để thanh toán lẫn nhau. Trước đây chúng ta chỉ mới có quản lý vũ khí quân dụng, thô sơ nhưng hiện nay xuất hiện nhiều loại vũ khí nóng, vũ khí lạnh, những vũ khí không thuộc quân dụng nhưng nó lại có tính nguy hiểm, sát thương cao. Chúng ta chưa có biện pháp quản lý và luật điều chỉnh kịp thời. Nếu cơ quan chức năng không có biện pháp ngăn chặn loại vũ khí này nhập lậu, bày bán công khai thì tình trạng tội phạm hình sự có sử dụng loại vũ khí này sẽ rất phổ biến và bùng phát mở rộng sang đối tượng sử dụng khác.
Tran Nga:Thưa Luật sư, trong những thân chủ của ông, có nhiều trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng gây án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng không?
Tôi đã tham gia nhiều vụ án người phạm tội có sử dụng vũ khí. Trong số đó có người người bị xử lí về mặt hình sự vì chỉ vì mâu thuẫn cá nhân đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng – giết người, cướp tài sản; đặc biệt nghiêm trọng- giết nhiều người, có tổ chức; có người bị xử lý vì tội tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép;...
Họ thường có tâm lý cũng như tính cách như thế nào khi trang bị cho mình những vũ khí này?
Tôi thấy rằng, các đối tượng ở trong các môi trường sống, tính chất công việc, hoàn cảnh sống, học vấn, nhận thức pháp luật khác nhau, khi có trong tay vũ khí quân dụng họ có những suy nghĩ, mục đích sử dụng khác nhau. Có người cất giữ vũ khí quân dụng nhiều năm như là một vật kỉ niệm, một thứ thứ vũ khí phòng thân, họ thường là những người đã từng có thời gian quản lý, tiếp xúc với vũ khí quân dụng; có người do tình cờ nhặt được, mò được nhưng đến một ngày đẹp trời nào đó, sự mâu thuẫn, xích mích trong đời sống xã hội của họ bùng phát, họ chợt nhớ đến vũ khí của mình, đem ra sử dụng; có người cố tình trang bị cho mình vũ khí để phòng thân, tăng cường sức mạnh, chống kẻ gian... và hậu quả là nhẹ thì bị xử lí về tội tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép, nặng hơn khi đã gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng phải đứng trước vành móng ngựa, chịu sự phán xét của pháp luật cho nhiều hành vi vi phạm.
Khi một người trang bị vũ khí, súng, dao trong người có được coi là có ý đồ gây thương tích, đe dọa tính mạng cho người khác không?Phải chăng hình phạt cho hành vi tàng trữ vũ khí kuá nhẹ khiến cho nhiều người sẵn sàng cất dấu để phòng thân không?
Nếu họ chưa nói ra bằng lời hay đem ra sử dụng để dọa gây thương tích hoặc đe dọa tước đoạt tính mạng người khác thì chưa thể coi là có ý đồ cố ý gây thương tích hoặc đe dọa tính mạng cho người khác. Đa số người tàng trữ vũ khí không hiểu rõ được Bộ luật Hình sự của nước ta có những điều luật quy định khung hình phạt rất nghiêm khắc về hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí của họ.
Và vai trò của pháp luật cũng như cơ quan quản lý, giám sát những vấn đề này?
Thực trạng trên đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có biện pháp tăng cường sự phối hợp nhằm quản lý chặt chẽ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý và sử dụng vũ khí quân dụng, không để thất thoát vào những người không có thẩm quyền sử dụng, mua bán cũng như lọt vào tay những phần tử xấu, những băng nhóm tội phạm. Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nhiều loại vũ khí quân dụng thoát khỏi sự quản lý của cơ quan chức năng không thu hồi được. Cơ chế quản lý, giám sát và kiểm tra, kiểm soát, phân loại vũ khí thể thao, và gia dụng của chúng ta còn xem nhẹ, buông lỏng dẫn đến các loại vũ khí nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, ngoài xã hội. Chúng ta cần có những chiến dịch truy soát, thu hồi những loại vũ khí nóng (các loại súng, đạn, thuốc nổ...), vũ khí lạnh (các loại dao găm, lưỡi lê, kiếm, đao, mã tấu, và các loại tương tự khác), có những quy định cụ thể trong luật để điều chỉnh, quản lý những loại vũ khí không thuộc loại quân dụng và thô sơ có nguồn gốc từ TQ đang nở rộ trên thị trường trong thời gian gần đây, đồng thời xử lí nghiêm những hành vi vi phạm thì mới ngăn chặn được tình hình tội phạm sử dụng các loại vũ khí bùng phát trong thời gian qua.

Tran Nga:Cụ thể là Điều 230 và 233 bộ Luật hình sự đã đủ để chúng ta điều chỉnh cũng như xử lý nghiêm minh loại tội phạm này?
Những quy định này là từ những năm chúng ta chưa mở cửa giao lưu kinh tế quốc tế sâu, rộng như hiện nay. Các loại vũ khí thể thao, súng săn do thời điểm ban hành BLHS trước đây chưa có loại công suất lớn, tính sát thương cao thậm chí hơn cả loại vũ khí quân dụng thông thường như hiện nay nên chưa có sự điều chỉnh những quy định của pháp luật HS kịp thời. Rõ ràng với những loại vũ khí súng săn, thể thao, phát sinh trong giai đoạn hiện nay mà các băng nhóm sử dụng không thuộc vũ khí quân sự/ thô sơ thì luật hình sự còn thiếu những quy định điều chỉnh. Trước mắt các cơ quan hưu quan cần có những hướng dẫn để xử lý kịp thời những hành vi sử dụng những vũ khí này. Tiếp đó là chúng ta cần có một….?
Tran Nga:Luật sư có cho rằng cấm sử dụng vũ khí là điều không tốt?
Tại sao lại không tốt?
Tran Nga:Thường cái gì cấm thì có nhiều người tìm cách tiếp cận và sử dụng nhiều!Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Cannada, Philippin,... cho phép người dân mua bán, tàng trữ và sử dụng súng.
Không giống như việc cứ cho dùng blog, internet thoải mái, chán đi thì tự thôi, lĩnh vực này rất nhạy cảm và hậu quả nó để lại rất khôn lường, nó có thể gây nguy hại đến sức khỏe, sinh mạng con người bất cứ lúc nào. Ở các nước phát triển họ có hệ thống quản lý, giám sát rất chặt chẽ, hơn nữa ý thức pháp luật của người dân rất cao, đa số họ điều tiết được hành vi xã hội cũng như hiểu rõ được sử dụng súng trong trường hợp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình như thế nào.... Còn ở ta, nhận thức pháp luật của người dân còn rất hạn chế, họ chưa hiểu được tác hại của sử dụng súng như thế nào; hệ thống quản lý, giám sát cũng còn rất yếu. Nên việc cấm chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí nói chung là rất cần thiết và cần có biện pháp tăng cường hơn trong công tác quản lý, rà soát, kiểm tra giám sát.
Tran Nga: Vâng, tôi cũng đồng ý với quan điểm nói cấm với vũ khí sát thương. Ngay cả Mỹ, Cannada, hay Philippin (gần đây đã ban hành lệnh cấm sử dụng vũ khí) cũng phải trả giá cho việc này với nhiều vụ xả súng giết người hàng loạt,... Tuy nhiên, theo ông để cho việc cấm này chúng ta nên gia tăng khung hình phạt cho hành vi tàng trữ, chế tạo, mua bán, sử dụng?
Việc tăng hình phạt ở hành vi nào chúng ta cần có quốc hội xem xét. Nhưng trước hết chúng ta cần có được luật có thể điều chỉnh tất cả hành vi phát sinh trong xã hội, để những hành vi gây nguy hại cho xã hội được quy định xử lý kịp thời, thì việc ngăn chặn các hành vi phạm tội mới phát sinh sẽ tích cực hơn.
Tran Nga: Có ý kiến cho rằng “98% người dân Việt Nam trưởng thành không có ý thức hành vi vi phạm pháp luật”, ông suy nghĩ như thế nào về nhận định này?
Đánh giá như vậy theo tôi là chủ quan, chưa có cuộc điều tra cơ bản nào cho chúng ta một con số cụ thể về mức độ hiểu biết pháp luật của người dân. Tuy nhiên hiện tượng thực hiện một hành vi phạm tội mà không biết mình vi phạm luật dân sự hay hình sự là rất phổ biến. Như việc có người vay mượn tiền nhau, bỏ đi làm ăn, bên cho vay đi tố cáo thành ra phạm tội chiếm dụng tài sản; các chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm lợi ích kinh tế, luật pháp kinh tế nhưng không lường được những tình huống pháp lý xảy ra cho tình huống giao dịch đó cần chuẩn hóa như thế nào dẫn đến có nhiều trường hợp doanh nhân làm kinh tế giỏi nhưng khi cơ quan điều tra vào kiểm tra thì họ lại mắc tội hình sự; các nhà quản lý, lãnh đạo ra những quyết định mà không biết mình vi phạm quy định pháp luật,... Phần nhiều người dân chưa có ý thức về hành vi vi phạm pháp luật.

Xin cảm ơn ông!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét