“Đây không phải là quảng cáo” được họa sĩ Ian McIntosh (Australia) thể hiện trên16 tác phẩm đang trưng bày tại phòng tranh Văn Việt, 36 Lý Thường Kiệt đã cho người xem nhiều phản ứng tâm lý. Song phải thừa nhận người họa sĩ này đã thể hiện những gì anh nhìn thấy thật sinh động và thành thực. Thoạt nhìn có vẻ các bức tranh được làm theo cách khá đơn giản. Ian đã sử dụng những tờ poster quảng cáo của các tạp chí, dán báo, tạp chí, rồi vẽ lên đó những mảng màu, thêm những lớp chữ bằng tiếng Anh, tiếng Việt, những con số,... nhưng đối với họa sĩ, việc sáng tác không phải dễ dàng “tôi đã thực hiện các tác phẩm này trong nhiều năm qua”- anh cho biết. Trong vai một người xem tranh, trò chuyện với Ian, chúng tôi biết rằng những chi tiết tưởng như rất nhỏ nhặt trong những bức tranh ấy đều có đời sống hiện thực riêng cũng như có những ý nghĩa của cuộc sống.
Xem những bức tranh của anh, tôi cảm thấy ở đó có một cái nhìn mới về Việt Nam, có sự hài hước, buồn cười trong từng bức tranh với những hình ảnh của “văn hóa quảng cáo đường phố”?
Vâng, tôi cố gắng thể hiện những điều mà tôi thấy thú vị, lôi cuốn và hài hước mà tôi quan sát về cuộc sống bình thường hàng ngày trên đường phố. Khi tôi tới Việt nam, nhìn mọi thứ đều rất lôi cuốn và mới mẻ. Tôi đã mong muốn được ghép tất cả chúng vào với nhau và mang vào tranh của tôi.
Tôi tới VN nhiều lần và tôi cũng “phải lòng” rất nhiều lần. Tôi cảm thấy mình may mắn vì đến Vn, tôi thích văn hóa, con người Việt Nam. Đã cho tôi những cảm xúc tốt khi sáng tác như công việc nghệ thuật của tôi.
Nhưng các bức tranh của anh hỗn độn qúa, có quá nhiều thứ ở đó, tiếng Việt, tiếng Anh, các dòng quảng cáo, hình ảnh,...mọi dòng quảng cáo có thể thấy trên các tờ báo?
Hầu hết các bức tranh của tôi là diễn tả về sự thay đổi ở Việt Nam mà tôi nhìn thấy trên đường phố. Tôi đã mang tất cả những sự thay đổi đó vào tranh của tôi. Và thể hiện nhiều, rất nhiều bức tranh khác nhau trong một bức tranh. Mọi thứ đang thay đổi, đang chuyển động nên có thể bạn thấy nó không rõ ràng.
Vâng có thể tôi là phụ nữ nên thích nhìn mọi thứ phải sạch sẽ và ngăn nắp. Tôi nghĩ là làm sao người ta lại có thể thích những thứ lộn xộn, luộm thuộm và nhem nhuốc được nhỉ?!
(cười), nhưng nhiều thứ ở VN không rõ ràng vì nó đang thay đổi, nó không thể sạch sẽ hay ngăn nắp được. Nhiều tòa nhà mới được xây dựng bên cnạh những ngôi nhà cũ. Mỗi khi trở lại HN, đạp xe đi quanh thành phố, tôi thấy nhiều tòa nhà cũ đã biến mất và cảm thấy buồn nhưng mọi thứ đang thay đổi. Mọi người đang nghĩ về tương lai, nghĩ về những điều tốt đẹp hơn. Vui hơn và tôi cũng vậy. Trong bức tranh của tôi có những điều đã trôi qua như những con số lịch sử ‘75, 1968, có con số hiện tại 2009,có cả những điều riêng tư như tên người yêu cũ của tôi. Việt Nam đã, đang và luôn thay đổi, nhìn vào bức tranh của tôi bạn có thể thấy điều đó.
Nói một chút về một số bức tranh của anh nhé, bức số 2 này, anh viết “Món quà Viet” có những cô gái xinh đẹp trong bộ đồ truyền thống đội mâm lễ,...
Vâng đó là văn hóa truyền thống đi chùa của người Việt,
Được gắn với những dòng quảng cáo khác và những dòng chữ Kh B T, anh yêu em?, “chết”, “tình yêu” “Lan oi”,... những dòng chữ anh viết xung quanh có ý nghĩa gì?
Không nghiêm trọng như thế đâu.Tôi đã thấy tờ lịch trong văn phòng có hình ảnh những cô gái đang đi chùa đẹp như thế, và nhìn ra ngoài văn phòng trên những bức tường này, bức tường kia tôi thấy những hình ảnh khác, như dòng chữ khác như thế. Tôi đã đưa tất cả cùng một lúc vào bức tranh của mình. Còn bạn, bạn thích bức tranh nào của tôi?
Tôi thích bức tranh này của anh! Một thực tế được anh thể hiện ít lộn hơn. Một cô gái xinh đẹp trong bộ đồ áo cưới với những câu hỏi “Do i look beautiful enough for him?”, “who will look after the children when i go back to work?”, “Anh yêu em?”,... đã thể hiện những tâm trạng khác nhau, những vấn đề khác không phải lúc nào cũng đẹp và dễ dàng như ngắm một cô dâu xinh như vậy.
Vâng, cô ấy cũng đang thay đổi cuộc sống của mình. Cô ấy đang phải suy nghĩ nhiều hơn.
Còn bức tranh kia cũng là một cô gái đẹp. Anh hẳn rất thích cô ấy phải không?
Vâng, rất thích. Một bức poster với màu đỏ mạnh mẽ. Cô người mẫu có một khuôn mặt đẹp tuyệt vời nhưng bên trong cô ấy là điều gì? Cô ấy suy nghĩ ra sao, ngòai khuôn mặt đẹp có gì tốt đẹp hơn?
Trong bức tranh của anh tôi thấy hầu hết đều có dòng chữ KhBT 0903.....,hoặc Kh C bêtông 0912... anh thấy những dòng chữ này ở mọi nơi đúng không? Anh thấy nó có đẹp không?
Đúng vậy, tôi thấy nó mọi nơi ở Hà Nội và đôi chỗ ở Sài Gòn. Đôi khi nhìn cũng thấy thú vị. Khi nhìn thấy nó trên các tờ báo là biết ngay là ở Việt Nam. Tôi muốn vẽ những gì đang diễn ra và tôi thấy điều đó ngay trong chính những dòng quảng cáo đó. Bốn năm tôi tới HN, thì người quảng cáo chỉ dùng số điện thoại để bàn thôi nhưng bây giờ thì là số di động. Rõ ràng là có sự thay đổi lớn.
Và tôi cũng có một tâm trạng khác, đó là anh đang cười nhạo chúng tôi với văn hóa quảng cáo đường phố hỗn độn và nhem nhuốc đó? Anh nghĩ sao?
Tôi biết là sẽ có những người không thích những bức tranh của tôi. Đó không phải là những ý tưởng thể hiện hay nhất về sự thay đổi, chuyển động của xã hội. Nhưng tôi vẫn muốn thử xem. Cũng có người nói với tôi là bức tranh của anh thật buồn cười.
Xem những bức tranh của anh, tôi cảm thấy ở đó có một cái nhìn mới về Việt Nam, có sự hài hước, buồn cười trong từng bức tranh với những hình ảnh của “văn hóa quảng cáo đường phố”?
Vâng, tôi cố gắng thể hiện những điều mà tôi thấy thú vị, lôi cuốn và hài hước mà tôi quan sát về cuộc sống bình thường hàng ngày trên đường phố. Khi tôi tới Việt nam, nhìn mọi thứ đều rất lôi cuốn và mới mẻ. Tôi đã mong muốn được ghép tất cả chúng vào với nhau và mang vào tranh của tôi.
Tôi tới VN nhiều lần và tôi cũng “phải lòng” rất nhiều lần. Tôi cảm thấy mình may mắn vì đến Vn, tôi thích văn hóa, con người Việt Nam. Đã cho tôi những cảm xúc tốt khi sáng tác như công việc nghệ thuật của tôi.
Nhưng các bức tranh của anh hỗn độn qúa, có quá nhiều thứ ở đó, tiếng Việt, tiếng Anh, các dòng quảng cáo, hình ảnh,...mọi dòng quảng cáo có thể thấy trên các tờ báo?
Hầu hết các bức tranh của tôi là diễn tả về sự thay đổi ở Việt Nam mà tôi nhìn thấy trên đường phố. Tôi đã mang tất cả những sự thay đổi đó vào tranh của tôi. Và thể hiện nhiều, rất nhiều bức tranh khác nhau trong một bức tranh. Mọi thứ đang thay đổi, đang chuyển động nên có thể bạn thấy nó không rõ ràng.
Vâng có thể tôi là phụ nữ nên thích nhìn mọi thứ phải sạch sẽ và ngăn nắp. Tôi nghĩ là làm sao người ta lại có thể thích những thứ lộn xộn, luộm thuộm và nhem nhuốc được nhỉ?!
(cười), nhưng nhiều thứ ở VN không rõ ràng vì nó đang thay đổi, nó không thể sạch sẽ hay ngăn nắp được. Nhiều tòa nhà mới được xây dựng bên cnạh những ngôi nhà cũ. Mỗi khi trở lại HN, đạp xe đi quanh thành phố, tôi thấy nhiều tòa nhà cũ đã biến mất và cảm thấy buồn nhưng mọi thứ đang thay đổi. Mọi người đang nghĩ về tương lai, nghĩ về những điều tốt đẹp hơn. Vui hơn và tôi cũng vậy. Trong bức tranh của tôi có những điều đã trôi qua như những con số lịch sử ‘75, 1968, có con số hiện tại 2009,có cả những điều riêng tư như tên người yêu cũ của tôi. Việt Nam đã, đang và luôn thay đổi, nhìn vào bức tranh của tôi bạn có thể thấy điều đó.
Nói một chút về một số bức tranh của anh nhé, bức số 2 này, anh viết “Món quà Viet” có những cô gái xinh đẹp trong bộ đồ truyền thống đội mâm lễ,...
Vâng đó là văn hóa truyền thống đi chùa của người Việt,
Được gắn với những dòng quảng cáo khác và những dòng chữ Kh B T, anh yêu em?, “chết”, “tình yêu” “Lan oi”,... những dòng chữ anh viết xung quanh có ý nghĩa gì?
Không nghiêm trọng như thế đâu.Tôi đã thấy tờ lịch trong văn phòng có hình ảnh những cô gái đang đi chùa đẹp như thế, và nhìn ra ngoài văn phòng trên những bức tường này, bức tường kia tôi thấy những hình ảnh khác, như dòng chữ khác như thế. Tôi đã đưa tất cả cùng một lúc vào bức tranh của mình. Còn bạn, bạn thích bức tranh nào của tôi?
Tôi thích bức tranh này của anh! Một thực tế được anh thể hiện ít lộn hơn. Một cô gái xinh đẹp trong bộ đồ áo cưới với những câu hỏi “Do i look beautiful enough for him?”, “who will look after the children when i go back to work?”, “Anh yêu em?”,... đã thể hiện những tâm trạng khác nhau, những vấn đề khác không phải lúc nào cũng đẹp và dễ dàng như ngắm một cô dâu xinh như vậy.
Vâng, cô ấy cũng đang thay đổi cuộc sống của mình. Cô ấy đang phải suy nghĩ nhiều hơn.
Còn bức tranh kia cũng là một cô gái đẹp. Anh hẳn rất thích cô ấy phải không?
Vâng, rất thích. Một bức poster với màu đỏ mạnh mẽ. Cô người mẫu có một khuôn mặt đẹp tuyệt vời nhưng bên trong cô ấy là điều gì? Cô ấy suy nghĩ ra sao, ngòai khuôn mặt đẹp có gì tốt đẹp hơn?
Trong bức tranh của anh tôi thấy hầu hết đều có dòng chữ KhBT 0903.....,hoặc Kh C bêtông 0912... anh thấy những dòng chữ này ở mọi nơi đúng không? Anh thấy nó có đẹp không?
Đúng vậy, tôi thấy nó mọi nơi ở Hà Nội và đôi chỗ ở Sài Gòn. Đôi khi nhìn cũng thấy thú vị. Khi nhìn thấy nó trên các tờ báo là biết ngay là ở Việt Nam. Tôi muốn vẽ những gì đang diễn ra và tôi thấy điều đó ngay trong chính những dòng quảng cáo đó. Bốn năm tôi tới HN, thì người quảng cáo chỉ dùng số điện thoại để bàn thôi nhưng bây giờ thì là số di động. Rõ ràng là có sự thay đổi lớn.
Và tôi cũng có một tâm trạng khác, đó là anh đang cười nhạo chúng tôi với văn hóa quảng cáo đường phố hỗn độn và nhem nhuốc đó? Anh nghĩ sao?
Tôi biết là sẽ có những người không thích những bức tranh của tôi. Đó không phải là những ý tưởng thể hiện hay nhất về sự thay đổi, chuyển động của xã hội. Nhưng tôi vẫn muốn thử xem. Cũng có người nói với tôi là bức tranh của anh thật buồn cười.
Tất nhiên những điều anh thể hiện là những gì anh nhìn thấy, nó là sự thật.
Những gì tôi thể hiện là những điều tôi nhìn thấy và tôi cho rằng rất Việt Nam. Nhiều người nói thích những bức vẽ lại hoa văn, họa tiết bằng chì trên giấy dó của tôi ở những triển lãm trước hơn, thích tôi vẽ truyền thống hơn. Tôi không thể điều khiển được điều đó. Điều tôi quan tâm hơn cả là tôi góp một phần vào nghệ thuật Việt Nam đương đại.
Những bức tranh của anh không chỉ là những hình ảnh buồn cười. Tôi hiểu là anh đã làm việc nghiêm túc.
Tôi rất nghiêm túc. Nghệ thuật đối với tôi rất quan trọng. Nó là phương tiện giao tiếp của tôi với Việt Nam, với mọi người. Thông qua nghệ thuật, tôi trò chuyện, tâm sự, đối thoại với cộng đồng. Nghệ thuật là ngôn ngữ quốc tế mà.
Nếu sang năm anh tới VN và không thấy những hình ảnh trên tường, đường phố như những hình ảnh trong các tác phẩm của anh, anh nghĩ như thế nào?
Mọi thứ đều có thể thay đổi. Thông qua những việc làm thì mọi thứ sẽ thay đổi.Và thay đổi từ ngay từ bây giờ.
Xin cảm ơn anh!
Những gì tôi thể hiện là những điều tôi nhìn thấy và tôi cho rằng rất Việt Nam. Nhiều người nói thích những bức vẽ lại hoa văn, họa tiết bằng chì trên giấy dó của tôi ở những triển lãm trước hơn, thích tôi vẽ truyền thống hơn. Tôi không thể điều khiển được điều đó. Điều tôi quan tâm hơn cả là tôi góp một phần vào nghệ thuật Việt Nam đương đại.
Những bức tranh của anh không chỉ là những hình ảnh buồn cười. Tôi hiểu là anh đã làm việc nghiêm túc.
Tôi rất nghiêm túc. Nghệ thuật đối với tôi rất quan trọng. Nó là phương tiện giao tiếp của tôi với Việt Nam, với mọi người. Thông qua nghệ thuật, tôi trò chuyện, tâm sự, đối thoại với cộng đồng. Nghệ thuật là ngôn ngữ quốc tế mà.
Nếu sang năm anh tới VN và không thấy những hình ảnh trên tường, đường phố như những hình ảnh trong các tác phẩm của anh, anh nghĩ như thế nào?
Mọi thứ đều có thể thay đổi. Thông qua những việc làm thì mọi thứ sẽ thay đổi.Và thay đổi từ ngay từ bây giờ.
Xin cảm ơn anh!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét