Cuộc phỏng vấn giữa phóng viên
và nhà thơ Fernando Rendo diễn ra nhanh chóng khi chúng tôi cố “nhấc”
ông khỏi buổi Bế mạc Hội nghị Quốc tế Quảng bá Văn học Việt Nam lần thứ 3
do Hội Nhà văn tổ chức tại Hà Nội những ngày đầu tháng 3 vừa qua. Trong
ba mươi phút nói về thi ca, về văn hóa Việt Nam, về sự phát triển và
quảng bá văn học, thi ca Việt Nam và thế giới, ông đã khóc, người đàn
ông mạnh mẽ không ngăn được cảm xúc của mình khi nói về những thi sĩ
nông dân Việt Nam, về những khó khăn, những vết thương và sự khốn khó
của người dân Việt,… mà ông tin rằng, họ chính là những thi sĩ đích
thực, mạnh mẽ, quả cảm và lãng mạn làm nên sức sống của thi ca và đáp
lại, sức mạnh của thi ca sẽ luôn gắn kết họ với thế giới và bảo vệ họ
trước mọi kẻ thù.
Ông hiện là Tổng giám đốc điều phối World Poetry Movement (WPM) – Phong trào thơ ca quốc tế. Ông sinh năm 1951 tại thành phố Medel ín, Antioquia (Colombia). Bài thơ đầu tiên ông giành giải thưởng và được đăng tải rộng rãi trên truyền thông khi ông còn là một cậu thiếu niên. Một loạt các tuyển tập thơ sau đó được xuất bản: “Contrahistoria” (1986), “Bajo otros soles” (1989), “Canción en los Campos de Marte” (1992), “Los motivos del salmón” (1998), “La cuestión radiante” (2005), “La Rama Roja (2010), và nhiều tác phẩm khác.
Ông hiện là Tổng giám đốc điều phối World Poetry Movement (WPM) – Phong trào thơ ca quốc tế. Ông sinh năm 1951 tại thành phố Medel ín, Antioquia (Colombia). Bài thơ đầu tiên ông giành giải thưởng và được đăng tải rộng rãi trên truyền thông khi ông còn là một cậu thiếu niên. Một loạt các tuyển tập thơ sau đó được xuất bản: “Contrahistoria” (1986), “Bajo otros soles” (1989), “Canción en los Campos de Marte” (1992), “Los motivos del salmón” (1998), “La cuestión radiante” (2005), “La Rama Roja (2010), và nhiều tác phẩm khác.
Năm
1982, ông đã sáng lập tờ Prometeo, tạp chí Thơ ca Châu Mỹ La Tinh với
93 nước thành viên, tới nay. Năm 1991, ông bắt đầu thành lập và tổ chức
Lễ Hội Thơ ca Quốc tế Medellin hàng năm.Thường có từ 160 000 thi sĩ và
khán giả tham gia Lễ hội này và đã trở thành sự kiện thơ ca lớn nhất
trên thế giới. Tới nay có khoảng 1.100 nhà thơ, nhà văn từ 160 quốc gia ở
khắp năm châu tới tham dự.
Năm
2006, vượt qua 73 ứng cử viên cho những hoạt động vì Sự thật, Hòa Bình,
Công bằng xã hội đến từ 40 quốc gia, Lễ Hội Thơ ca quốc tế Medellin
cùng những người sáng lập được Tổ chức Giải thưởng Right Livehood xướng
tên và vinh danh trao Alternative Nobel Prize (Giải thưởng Nobel khác)
tại tòa nhà Quốc hội Stockholm, Thụy Điển.
Những thi phẩm của ông được dịch ra nhiều ngôn ngữ: Pháp, Đức, Italia, Croatia, Hungary, Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ,…
Lễ
bế mạc đang diễn ra sẽ khép lại một loạt những sự kiện và hoạt động của
Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 2 và Hội nghị Quốc tế
Quảng bá Văn học Việt Nam lần thứ ba diễn ra suốt tuần qua tại Hà Nội,
cảm xúc của ông lúc này như thế nào thưa ông?
Tôi
đã trả lời câu hỏi này cả chục lần trong mấy ngày hôm nay rồi. Nhưng
lần này cho phép tôi được trả lời bằng những vần thơ tôi mới làm :
Tôi chưa tới Việt Nam bạn ạ,
Sau tám ngày ở đây, tôi thấy mình
chưa tới Việt Nam
Bởi vì tôi bắt đầu yêu mảnh đất này
Việt Nam, phải là người Việt Nam,
Phải là tài sản, của đất mẹ Việt Nam
Bởi vì tôi yêu Việt Nam quá rồi,
Việt Nam luôn là giấc mơ tôi
Từ xa lắm, trong không gian và thời
gian (ông bắt đầu khóc- PV)
Tôi muốn sinh ra ở đây, đất mẹ
Việt Nam
Để vang lên bài ca về Đất nước,
Để được làm một nhà thơ, một người
lính Việt Nam
(ông nghẹn lời và nước mắt rơi..-. PV)
- Vâng,
xin chân thành cảm ơn những tình cảm của ông. Sáu ngày qua với hàng
loạt hội nghị, cuộc tiếp xúc, viếng thăm, trải nghiệm văn hóa truyền
thống Việt,... điều gì để lại trong ông những ấn tượng sâu đậm?
Đó
là vào ngày đầu tiên đến Việt Nam, tôi được đến thăm làng Chùa. Làng
mang danh làng thơ. Tôi trở thành nhân chứng sống động của những người
nông dân, đàn ông, đàn bà làng Chùa trong lao động, bám chặt vào đất đai
và viết những vần thơ. Những người đàn ông, đàn bà làng Chùa làm thơ,
họ đã từng cầm súng, rất nhiều trong số họ là những cựu chiến binh. Đối
với tôi, những người làm thơ làng Chùa, vần thơ của họ có giá trị hơn
rất nhiều những người chỉ biết có trường lớp, lí thuyết sách vở và không
viết những vần thơ bằng máu thịt của mình. Bài thơ của người nông dân
làng Chùa chính là đất đai, cấy cày, và vươn đến cái đẹp. Đó là bài ca
chiến đấu, bảo vệ mảnh đất thân thương làng Chùa.Tôi thật hạnh phúc sống
trong không khí thi ca, tình người chân thật, đẹp đẽ vô cùng giữa những
người dân làng Chùa. Làng Chùa là một ví dụ mang tính truyền thuyết.
Hiếm nơi nào trên thế gian này có miền quê như vậy. Đến tận lúc này, tôi
vẫn giác như thấy đó là điều không tưởng, một hiện thực viễn tưởng. Đó
là một làng quê, hướng về tự do, đậm tình anh em. Tất cả chúng ta đều
vang lên tiếng hát, vần thơ cùng nhau lao động, cùng động viên nhau và
tôi cảm thấy không gian đó chính là không gian của tự do đích thực. Hạnh
phúc đó không gì đe dọa hay phá vỡ được. Chúng tôi - chúng ta sẽ gìn
giữ và bảo vệ những điều thiêng liêng, đẹp đẽ đó.Từ những miền quê như
vậy, Việt Nam sẽ là một đất nước không bao giờ khuất phục.
-
Và ông đánh giá như thế nào kết quả hợp tác giữa các nhà văn Việt Nam
với nhà văn, nhà thơ thế giới cũng như hiệu quả của Hội nghị và những sự
kiện này?
Tôi thấy
được những cố gắng khổng lồ của nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Việt nam,
các đoàn thể đã tổ chức Ngày thơ ca, Liên hoan thơ Châu Á - Thái Bình
Dương lần thứ 2, Hội nghị Quốc tế Quảng bá Văn học Việt Nam ra nước
ngoài. Tôi nhận thấy sự quan tâm hỗ trợ tuyệt vời của các nhà lãnh đạo
sẵn sàng hỗ trợ, đối thoại với các nhà văn khắp nơi trên thế giới. Chúng
ta cùng gắn chặt với nhau trong vòng tay thân ái. Những giá trị văn
chương, văn học của Việt Nam sẽ dần đến với văn hóa, bạn đọc thế giới.
Chúng
tôi rất vui mừng, hạnh phúc và phấn khích với những vấn đề cụ thể, sự
hợp tác cụ thể đang được liên kết, thắt chặt bàn bạc và kí kết trong
những ngày hôm nay về việc thiết lập trao đổi hơn nữa mối quan hệ giữa
nhà văn, văn học Việt Nam với nhà văn, văn học thế giới. Dòng sông bị
đóng băng ngày nào đó đã được khơi mở. Dòng sông đẹp đẽ của thi ca của
những gì đẹp đẽ trên thế giới được khơi mở. Lịch sử nhân loại với hai
cuộc chiến tranh khốc liệt, và nay vẫn còn những cuộc nội chiến, những
xung đột, hòa bình chưa đến với thế giới này. Và chúng ta luôn cần liên
kết, bảo vệ nhau.
Liên
hoan thơ và Hội nghị lần này đã phá vỡ nhiều rào cản cho nền thi ca Việt
Nam với thi ca thế giới đến với nhau. Thật là trùng hợp, bởi bây giờ ở
Việt Nam đang là mùa xuân, với chúng tôi đây cũng là mùa xuân của thi ca
thế giới. Tôi nhìn thấy những ánh sáng đã hiển lộ trên khuôn mặt ánh
mắt của nhà văn, nhà thơ, của người dân tôi gặp mấy ngày nay. Chúng ta
không sợ hãi bất cứ kẻ thù nào, không sợ chiến tranh hay bom nguyên tử.
Thi ca có thể khai sáng lòng người và ngăn chặn bạo lực, chiến tranh.
-
Và ở vai trò và kinh nghiệm của một Tổng giám đốc điều phối Phong trào
thơ ca quốc tế, ông có những gợi ý gì cụ thể cho hoạt động phát triển
phong trào thi ca ở Việt Nam cũng như đưa thi ca, văn học Việt Nam giới
thiệu rộng khắp công chúng thế giới?
Trước
hết, tôi muốn nói với các nhà thơ, nhà văn Việt Nam rằng, các bạn phải
cố gắng hết sức, và hết lòng để đưa văn hóa, văn học Việt Nam ra với thế
giới.
Cả người dân sống trong nước và ngoài nước. Các bạn có nền văn hóa phát triển, có ngôn ngữ thống nhất, các bạn phải tăng cường và phát triển hơn nữa những hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa, văn học, nghệ thuật với các nước khác, để dần tìm được những đồng cảm cùng nhau và cùng có những bài học mang tính toàn cầu. Gặp gỡ nhau để cảm tất cả các vẻ đẹp của văn hóa thế gian này. Và để đạt được những kết quả tuyệt vời, kết quả tốt, thì đừng bao giờ chỉ dừng ở một hoạt động. Mà phải liên tục, tiếp tục không ngừng nghỉ phấn đấu uyển chuyển và kiên trì đến cùng với những tiến trình cụ thể, khoa học, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và đi đến thành công. Vì thế gian này sẽ không chịu nổi vẻ đẹp của các bạn, họ sẽ phải đầu hàng.
Cả người dân sống trong nước và ngoài nước. Các bạn có nền văn hóa phát triển, có ngôn ngữ thống nhất, các bạn phải tăng cường và phát triển hơn nữa những hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa, văn học, nghệ thuật với các nước khác, để dần tìm được những đồng cảm cùng nhau và cùng có những bài học mang tính toàn cầu. Gặp gỡ nhau để cảm tất cả các vẻ đẹp của văn hóa thế gian này. Và để đạt được những kết quả tuyệt vời, kết quả tốt, thì đừng bao giờ chỉ dừng ở một hoạt động. Mà phải liên tục, tiếp tục không ngừng nghỉ phấn đấu uyển chuyển và kiên trì đến cùng với những tiến trình cụ thể, khoa học, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và đi đến thành công. Vì thế gian này sẽ không chịu nổi vẻ đẹp của các bạn, họ sẽ phải đầu hàng.
Chúng
ta sẽ xâm lược các cường quốc thế giới bằng thi ca, bằng tình yêu văn
hóa, nghệ thuật. Chúng ta sẽ xâm lược Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu bằng
bằng vẻ đẹp của thi ca, của tâm hồn, vẻ đẹp của tình yêu, của tình bạn
hữu.
Từ sau chiến thắng
1975 chúng tôi chờ đợi, ngóng đợi nhưng các bạn im lặng quá. Có điều gì
đó quá bí ẩn và yên tĩnh. Chúng tôi mong đợi các nhà lãnh đạo Việt Nam
hãy cho phép, hỗ trợ chúng tôi những nhà văn, nhà thơ thế giới cùng
những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ Việt Nam xây dựng một mặt trận đoàn kết
liên minh quốc tế bảo vệ Việt Nam. Thi ca là lá chắn bảo vệ mạnh hơn mọi
vũ khí, mọi sức mạnh.
-
Liên hoan thơ quốc tế của Medellin được thành lập (1991) trong tiếng
bom nổ, nội chiến và mâu thuẫn sâu sắc. Bảy năm sau (2006) Liên hoan này
cùng những người sáng lập đã được trao giải Nobel (cùng cấp) vì những
“đóng góp cho cộng đồng, chống lại sự sợ hãi và bạo lực đang phổ biến ở
Colombia và thế giới”, một minh chứng về sức mạnh của thi ca thay đổi
khả năng sinh tồn, thay đổi cuộc sống. Cho đến nay, thành phố Medellin
là thành phố thi ca đứng đầu, duy nhất trên thế giới, trung tâm của các
hoạt động Liên hoan thơ quốc tế với 137 quốc gia tham dự. Lí do, nguyên
nhân nào đưa đến thắng lợi này, thành công này, thưa ông?
Đúng
là như vậy, bạn biết không giữa một thành phố, thủ phủ của thuốc phiện,
bom nổ, người chết, người bị bắt cóc, mất tích,… nhưng chúng tôi có
tình yêu, có quyết tâm, sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình vì thi ca.
Vì thi ca có thể hóa giải những vết thương, thi ca chống lại bạo lực,
bạo tàn. Thi ca chống lại cái chết. Cái chết, sự khủng bố đã dạy chúng
tôi có những hành động cụ thể, chắc chắn để đưa thi ca đến với các trái
tim. Bí mật lớn nhất là tình yêu của chúng tôi với đất nước, nhân dân,
những người đau khổ, và cũng giống như các bạn, chúng tôi trường kì
kháng chiến chống lại bạo lực. Và một bí mật nữa, các bạn cũng biết, đó
là sức mạnh vô địch của thi ca. (Bắt đầu nghẹn lời và nước mắt ông lại
trào ra),
Mặc kệ đó là thủ phủ của thuốc phiện, cái chết
Mặc kệ đó là thủ phủ của của bạo lực, khủng bố
Hơn
một nghìn nhà thơ, tới từ hơn 140 quốc gia, bằng những lời ca, vần thơ
đã đánh bại bạo lực đó và cứu rỗi các tâm hồn. Rất nhiều nhà thơ vĩ đại,
nổi tiếng đã đến với chúng tôi. Chúng tôi còn có điều may mắn vô cùng
là sự ủng hộ tuyệt vời của nhân dân. Nhân dân đã dạy chúng tôi là thi ca
không chỉ dành cho những người có học thức, mà thi ca dành cho tất cả
mọi người. Chúng tôi đến những khu nhà nghèo, rách nát, những nơi bị tàn
phá, đầy đọa, khủng bố, nơi có nhiều người chết nhất, chúng tôi làm
việc với công đoàn với trường học, với các tổ chức, chúng tôi biểu diễn
thi ca trên các đường phố. Chúng tôi cũng bị đàn áp. Nhưng các giọng thơ
vang lên ở bất kỳ nơi nào.
Thi ca, hy vọng, cuộc sống, năng lực, trái tim và nhân dân đã ủng hộ, đồng lòng với chúng tôi. Nhân dân đã học được và cũng dạy lại chúng tôi. Chúng tôi đã tìm được tiếng nói chung, sức mạnh của ngôn từ, lời ca đã giúp chúng tôi tồn tại, cả dân tộc và thành phố đã sống lại với một tinh thần mới, linh hồn mới trên nền tình yêu thương của thi ca. Người dân thành phố của chúng tôi đã trở thành thành phố của thi ca. Bạn có thể tượng tượng một khung cảnh, trong suốt sáu giờ đồng hồ, im lặng dưới mưa, nhân dân lắng nghe chúng tôi đọc thơ. Người dân thật tuyệt vời, họ đắm chìm, đắm say trong các chiều kích của cảm xúc, họ ôm hôn những nhà văn, nhà thơ. Những nhà văn, nhà thơ chúng tôi học được bài học của lòng nhân ái từ nhân dân. Các bạn ơi, nếu không có nhân dân thì sẽ không có cái gì, nhất là không có thi ca.
http://vannghetre.com.vn/vi/quoc-te.nd171/fernando-rendon-toi-muon-la-mot-nha-tho-mot-nguoi-linh--viet--nam.i3339.htmlThi ca, hy vọng, cuộc sống, năng lực, trái tim và nhân dân đã ủng hộ, đồng lòng với chúng tôi. Nhân dân đã học được và cũng dạy lại chúng tôi. Chúng tôi đã tìm được tiếng nói chung, sức mạnh của ngôn từ, lời ca đã giúp chúng tôi tồn tại, cả dân tộc và thành phố đã sống lại với một tinh thần mới, linh hồn mới trên nền tình yêu thương của thi ca. Người dân thành phố của chúng tôi đã trở thành thành phố của thi ca. Bạn có thể tượng tượng một khung cảnh, trong suốt sáu giờ đồng hồ, im lặng dưới mưa, nhân dân lắng nghe chúng tôi đọc thơ. Người dân thật tuyệt vời, họ đắm chìm, đắm say trong các chiều kích của cảm xúc, họ ôm hôn những nhà văn, nhà thơ. Những nhà văn, nhà thơ chúng tôi học được bài học của lòng nhân ái từ nhân dân. Các bạn ơi, nếu không có nhân dân thì sẽ không có cái gì, nhất là không có thi ca.
Minh Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét