Năm 2013 đã khép lại nhưng không khí sôi nổi và náo nhiệt
của các sự kiện và hoạt động văn hóa, nghệ thuật vẫn còn in đậm trong cảm xúc
và suy tư của công chúng. Song 2013 cũng là năm của những vụ việc chấn động xã
hội bởi suy thoái đạo đức, nổi cộm những thách thức cho công cuộc xã hội hóa bảo
tồn, gìn giữ di sản văn hóa dân tộc,...Trong số báo Xuân Giáp ngọ 2014, Báo Văn Nghệ
đã mời Bộ trưởng bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hoàng Tuấn Anh tham gia đối thoại
và chia sẻ những định hướng trong đề xuất chính sách và kế hoạch của Bộ trong
việc phát triển và quản lí văn hóa cũng như ứng đối với những hiện trạng văn
hóa xã hội tiêu cực hiện nay.
Phóng
viên Trần Nga:Nếu nói văn hóa
là động lực phát triển, thì năm 2013 là một minh chứng rất thuyết phục: hàng
chuỗi sự kiện, hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra khắp các vùng miền đã làm
phong phú và khích lệ đời sống tich thần của nhân dân trong thời điểm kinh tế phát triển
ảm đạm. Thưa Bộ trưởng, cảm xúc và suy nghĩ của ông như thế nào về nhận định
trên?
Bộ
trưởng Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh: Ngay từ những ngày đầu năm 2013, với các hoạt động văn hoá, nghệ thuật Kỷ niệm Ngày Thành lập Đảng, mừng Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, Kỷ niệm 40
năm Ngày Ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt
Nam... được tổ chức sôi nổi, rộng khắp,
bảo đảm yêu cầu về chất lượng nghệ thuật, nội dung tư tưởng.
Những năm qua, Bộ đã triển khai
kiểm kê và lập hồ sơ khoa học 48 di sản để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi
vật thể quốc gia. Việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tiếp tục được triển
khai tại nhiều địa phương trên cả nước. Qua 3 năm thực hiện đã có 57/63
tỉnh/thành báo cáo kiểm kê, thống kê được hơn 23.000 di sản văn hóa phi vật
thể.
Với kho tàng văn hóa, nghệ thuật
truyền thống phong phú đó, Ngành văn hóa, thể thao và du lịch cả nước sẽ tiếp tục
cùng các ngành, các cấp khắc phục khó khăn, phát huy thành quả đạt được để xây
dựng và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm gìn giữ, phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống, phục vụ, chăm lo tốt hơn đời sống tinh thần của
nhân dân.
Điểm
lại sự kiện và hoạt động chính sách, quản lý, văn hóa nào trong năm qua, Bộ trưởng
ấn tượng và hài lòng nhất?
Năm qua, Ngành văn hóa đã tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Nghị
quyết TW 5 khóa VIII vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa có tính cương lĩnh
hành động trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới
để thực sự bước vào thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, tạo bước ngoặt về tư
duy và nhận thức văn hóa. Công tác quản lý lễ hội, quản lý di tích có nhiều
chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực di sản văn hóa, Đờn ca tài tử
Nam Bộ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại; Lần đầu tiên Việt Nam được bầu là thành viên Ủy ban
Di sản thế giới của UNESCO...
Trong lĩnh vực thể thao, du lịch, gia đình, ngành cũng
đều có những sự kiện nổi bật. Cá nhân tôi rất vui mừng khi Đội tuyển Bóng đá nữ
vào chung kết giải vô địch châu Á 2014; hay khi Đoàn thể thao VN đứng 3/44 đoàn
tại Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật Châu Á lần thứ 4...
Tuy nhiên, văn
hóa đạo đức đang đặt ra nhiều vấn đề nhức nhối, từ ứng xử nơi công cộng, ứng xử
học đường, ứng xử trong gia đình giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái… đến văn hóa đạo
đức cá nhân, nghề nghiệp… đã xuất hiện ngày càng nhiều mối lo ngại về những
hành vi và vụ việc gây chấn động xã hội. Thưa Bộ trưởng, Bộ VHTT&DL có phương
hướng đề xuất, giải quyết những vấn đề văn hóa xã hội này như thế nào trong thời
gian tới?
Những hạn chế trong xây dựng con người
những năm vừa qua
như
sự suy thoái về tư tưởng, xuống cấp về đạo đức, tha hóa về lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Sự suy thoái này,
từ góc nhìn vĩ mô, đang là những phản phát triển với tính chất nghiêm
trọng và nguy hại của nó. Nó không hiện hữu như một yếu tố cá biệt, nhất thời mà đang có tính phổ biến, đang có sức phá huỷ, bào
mòn những nền tảng tinh thần đạo đức của chế độ.
Để khắc phục tình trạng này, đòi
hỏi sự quyết tâm, kiên trì, triển khai đồng bộ các giải pháp của các cấp, các
ngành, gia đình và toàn xã hội để từng bước đẩy lùi, ngăn chặn, tiến tới xây dựng
một xã hội lành mạnh, văn minh hơn.
Với trách nhiệm là cơ quan quản
lý nhà nước về văn hóa, Bộ VHTTDL đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng xây
dựng dự thảo Nghị quyết mới về văn hóa, trong đó một trong những nội dung của dự
thảo Nghị quyết sẽ tập trung vào việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống của
con người Việt Nam trong tình hình mới để trình Chính phủ xem xét, báo cáo Ban
Chấp hành Trung ương.
Năm 2013 cũng đánh dấu rất nhiều hoạt động giao lưu
văn hóa Việt Nam
trên đất nước bạn nhân năm chẵn kỉ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao. Thưa Bộ
trưởng, ông đánh giá như thế nào về vai trò và ảnh hưởng của hoạt động giao lưu
văn hóa trong việc hỗ trợ công tác ngoại giao, giao thương và hợp tác quốc tế?
Năm 2013, nhiều hoạt động giao
lưu văn hóa Việt Nam trên đất nước bạn nhân năm chẵn kỷ niệm thiết lập quan hệ
ngoại giao được nhiều Ban, Bộ, ngành, địa phương cùng chung sức thực hiện.
Trong đó, Bộ VHTTDL chủ trì tổ chức nhiều sự kiện lớn, quan trọng, mang tầm quốc
gia và quốc tế, để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn bè thế giới, góp phần quan
trọng vào thành tích chung của ngoại giao Việt Nam .
Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ký kết 29 văn bản hiệp định, điều ước quốc tế,
thoả thuận quốc tế, hợp tác quốc tế chuyên ngành với tổ chức quốc tế và các nước.
Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động đối ngoại của
ngành.
Năm 2013 các hoạt
động giao lưu văn hóa Việt Nam trên đất nước bạn nhân năm chẵn kỷ niệm thiết lập
quan hệ ngoại giao được tổ chức sôi động, quy mô và hiệu quả. Các hoạt động văn
hóa đối ngoại có tính mở đường cho
nhiều hoạt động ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế.
Có
ý kiến cho rằng hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam ở nước ngoài hiện nay đã do
Bộ tổ chức khá phong phú, hiệu quả. Tuy nhiên, một số hoạt động biểu diễn nghệ
thuật còn lặp đi lặp lại, ít hình thức mới; và giao lưu văn hóa giữa nhân dân
Việt nam và các quốc gia đó còn rất hạn chế. Trong thời gian tới đây, Bộ
VHTT&DL có những kế hoạch và chính sách gì để phát triển hoạt động giao lưu
và hợp tác văn hóa Việt Nam, một cách chủ động với nhân dân quốc tế, thưa Bộ
Trưởng?
Trước hết, phải khẳng định Bộ đã
tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam ở nước ngoài trong nhiều năm
qua, với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với nhiều hoạt động: biểu
diễn văn hóa nghệ thuật chiếu phim, triển lãm tranh, ảnh, sách, trình diễn thời
trang, nói chuyện chuyên đề bao gồm cả nói chuyện về văn học Việt Nam… Bộ đã cố
gắng huy động nhiều lực lượng, nhiều đoàn nghệ thuật cả ở Trung ương, các địa
phương tham gia.
Tuy nhiên, trong việc tổ chức vẫn
còn có những hạn chế nhất định mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là nguồn lực để tổ chức
thực hiện. Để có thể tổ chức tốt hơn hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam ở nước
ngoài, trong thời gian tới, Bộ VHTTDL đang tiến hành:
Xây
dựng “Chiến lược Văn hóa đối ngoại đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Kế
hoạch hành động trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong năm 2014.
Từng bước triển khai xây dựng Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước
ngoài, tạo thành nơi thường xuyên tổ chức các
hoạt động giới thiệu văn hóa, nghệ thuật Việt Nam, hình ảnh đất nước,
con người Việt Nam. Các Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở nước ngoài sẽ thực sự
trở thành cầu nối trong quan hệ văn hóa đối ngoại; là điểm đến tin cậy cho Cộng
đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc và bạn bè quốc tế có nhu cầu tìm hiểu, nghiên
cứu về đất nước, con người và truyền thống văn hóa, nghệ thuật Việt Nam.
Để thực hiện tốt các hoạt động giao lưu và hợp
tác văn hóa Việt Nam một cách chủ động với nhân dân quốc tế, chúng ta cần sự nỗ
lực tổng hợp của các Ban, Bộ, ngành địa phương, trong đó Bộ VHTTDL vẫn luôn là
cơ quan chủ công, chịu trách nhiệm trong các hoạt động văn hóa đối ngoại.
Minh Anh thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét