Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

AYU UTAMI – QUÝ BÀ CỦA VĂN HỌC INDONESIA ĐƯƠNG ĐẠI*

Một thập kỷ trước, tất cả mọi người trên sân khấu văn học Indonesia đã nói về nó – một số người với sự ngưỡng mộ nhiệt thành, một số khác với thái độ thù địch sốt sắng. Nó được mệnh danh là sastra wangi hay “văn học hương thơm”- fragrant literature, bởi vì nhánh văn học mới mẻ này đã phục vụ cho phụ nữ với những mối quan tâm hiện đại của họ - làm đẹp, ăn diện, tình dục – và vì chúng đào sâu vào những vấn đề bị coi là cấm kỵ. Nhà phê bình Maggie Tiojakin đánh giá về khả năng sastra wangi sẽ làm nên một ấn tượng dài lâu trong nền văn học Indonesia. Và một trong những nhân vật được nói tới nhiều nhất của dòng văn học này đó là nữ văn sĩ Ayu Utami.

Vào một ngày thứ bảy trời mưa, Ayu Utami tới Salihara, trung tâm nghệ thuật cộng đồng đặt tại Pasar Minggu phía nam Jakarta, trong chiếc quần bó và giày cai gót. Cô có mái tóc đen dài thả xuống hai vai. Nhìn Ayu không giống một khuôn mẫu văn học uyên bác mà giống một phụ nữ Indonesia trẻ trung, thời trang, sành điệu và hiện đại
Song tất nhiên, cô là sự trộn lẫn của cả hai điều đó. Cô là tác giả của Saman,cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1998 được coi là một điềm báo kinh ngạc trong bối cảnh văn học Indonesia thời đó. Tiếp sau Saman là Larung và Bilangan Fu…những tác phẩm văn học luôn khuấy động dư luận và định hình phong cách nhà văn Ayu.
“Văn phong tươi mới đậm đà, một thế giới thoát khỏi những tác phẩm văn học đầy rẫy sự ù lì nghiêm trang, lan man những số liệu, nhân vật tôn kính, hoặc sự lãng mạn hay cường điệu mà người ta trông đợi ở phụ nữ.” - (tạp chí Newsweek, 2005 – Mỹ)
Sinh ra ở Bogor, miền tây Java vào ngày 21 tháng 11 năm 1968, cái tên Ayu Utami đã nổi tiếng khắp đất nước Indonesia sau khi cuốn tiểu thuyết Saman của cô giành giải thưởng Cuốn tiểu thuyết hay nhất của năm 1998 do Viện Nghệ thuật Jakarta phong tặng.
Ayu đã từng đoạt giải nhất cuộc thi sắc đẹp Quốc gia nhưng cô không theo đuổi sự nghiệp người mẫu vì cô “không thích trang điểm và mỹ phẩm”. Ngay từ thời sinh viên khoa ngôn ngữ Nga và văn học của trường Đại học Indonesia (IU), cô đã là biên tập viên và cây xã luận của nhiều ấn phẩm xuất bản. Ayu cũng đã xuất bản những bài xã luận của mình trong cuốn sách có tựa đề Parasit Lajang (vật ký sinh đơn lẻ)
Ayu được thời báo Jakarta (Indonesia) coi là nữ nhà văn đầu tiên dám cởi mở bình luận về tình dục và quan hệ tình dục, một lĩnh vực vẫn được coi là cấm kỵ với phụ nữ ở Indonesia, một đất nước có người Đạo Hồi lớn nhất thế giới. Nhiều nhà phê bình và độc giả đã thốt lên rằng “Khi đọc tác phẩm của Ayu giống như ngắm nhìn lại bức chân dung Indonesia vậy”.
Nhiều năm hoạt động báo chí, Ayu am hiểu sâu sắc phong tục, văn hóa cũng như bối cảnh lịch sử, chính trị đất nước mình.
Hiện nay, cô vừa làm cho tạp chí Keadilan vừa là thành viên sáng lập Hội nhà báo Độc lập Alliance, đồng thời là phát thanh viên, biên tập viên cho đài phát thanh 68GH, phát tin tức hàng ngày khắp đất nước.
Từ Saman mãnh liệt….
Tình dục – từ nhận thức của một phụ nữ- là một chủ đề mãnh liệt bên cạnh chủ đề Chính trị nổi bật và xuyên suốt trong cuốn tiểu thuyết Saman và tập tiếp Larung. Với sự trộn lẫn bối cảnh và tình huống chính trị và đánh thẳng vào tình dục, quan hệ tình dục, Saman được ca ngợi như một công cuộc tiên phong, phản chiếu sự hoàn toàn thay đổi thời cuộc sau sự sụp đổ của chế độ độc tài Soeharto, cũng như sự thay đổi của người phụ nữ Indonesia hiện đại mà Ayu đại diện.
Saman đã được dịch ra tiếng Hà Lan ba năm sau khi xuất bản (1998) và sang tiếng Anh (2005).
Một vài nhà phê bình văn học đã tán thưởng ngôn ngữ phong phú của cuốn tiểu thuyết trong khi một số khác lại phê phán cô đã sử dụng những từ chỉ bộ phận sinh dục, bao cao su và cực khoái,… “quá đà”.
Nói về điều bị coi là “quá đà” này, Ayu cho rằng: “Có thể, sự thật là tôi đã bình phẩm vô độ về quan hệ tình dục. Nhưng, cái gì là quá mức, là vô độ? Đối với tôi, sự vô độ là cần thiết khi chúng ta buộc phải phá vỡ, xuyên qua những hạn chế bị lờ đi không bàn luận tới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đàn ông bàn luận vô độ về về tình dục hàng thập kỉ qua, từ cái ngày truyền thông xuất hiện. Những sự bàn luận về tình dục của nữ giới (quan điểm) là cần thiết. Tất nhiên, mọi cuộc đầu tranh hay cách mạng sẽ được nhìn nhận như là một sự vô độ của những người mong muốn duy trì tình trạng hiện thời. Soeharto cũng đã từng làm như vậy. Nó cũng xảy ra khắp nơi.
Một lần, tôi đã phê phán tạp chí Gay Nusantara vì nó luôn nói về chủ đề tình dục, rằng điều đó làm nó giống như một tạp chí khiêu dâm cho giới đồng tính. Chẳng lẽ chẳng có gì dành cho những người đồng tính ngoài tình dục? Sau đó tôi đã nghĩ ngược lại và đã nhận ra rằng tình dục vẫn là một cuộc đấu tranh của người đồng tính. Vì vậy, nó cũng dành cho tôi. Tình dục vẫn là vấn đề của phụ nữ thậm chí còn quan trọng hơn cả đối với đàn ông. Vì vậy chúng ta cần phải viết về nó, đấu tranh vì nó.”
Indonesia là một đất nước mà người dân theo đạo Hồi chiếm đến 82%. Đối với một xã hội gia trưởng, bình luận về tình dục vẫn là một điều cấm kỵ. Tuy nhiên Ayu Utami lại cho rằng coi tình dục là điều cấm kỵ chỉ là trò đùa, “ bởi những gì tôi viết chẳng hề thô thiển hơn những bức tranh hoặc những câu chuyện hiếp dâm đầy rẫy trên các phương tiện đại chúng. Nhưng tôi đã làm rõ hơn đối tượng và vấn đề ở đây là người phụ nữ và đối tượng bị khai thác. Đó chính là điều bị xem là cấm kỵ”.
Xuất hiện vài tháng sau khi tổng thống Suharto bị lật đổ cùng Chính sách Trật tự mới bị lên án nặng nề vì độc đoán, tham nhũng và thanh trừng chính trị đối lập; Saman không chỉ gây chú ý bởi chủ đề tình dục mà những bình luận và tình tiết chính trị trong Saman đã cho người đọc thấy bối cảnh hiện thực của Indonesia.
Phản đối kịch liệt chủ nghĩa độc đoán, quân phiệt và tính gia trưởng của xã hội, song Ayu lại thích người đàn ông ở phương diện tình dục phải có cái nhìn nhà binh. Người đàn ông có thể làm phụ nữ hạnh phúc, theo quan điểm của bà là người “có nguyên tắc và phong cách quân sự nhưng có trái tim và tình yêu tự do như một nghệ sĩ”.

ĐẾN BIANGAL FU … HUYỀN HOẶC
Nếu như Saman và Larung là sự phê phán xã hội trưởng giả và chế độ chính trị độc đoán, tham nhũng thì Biangal Fu – Con số Fu đánh thẳng vào quyền lực lớn mạnh của những tôn giáo chính thống đang gia tăng , như Mặt Trận Bảo vệ Hồi giáo, và sự gia tăng bạo lực đối với tôn giáo thiểu số, như Nho giáo trong một thập kỷ qua. “Trong mười năm qua, mọi người đã được giải thích tôn giáo trong một cách nhìn rất sai lệch và nông cạn. Tôn giáo bị lợi dụng vì cuộc sống quyền lực hoặc nhiều người đã bị lôi kéo bởi một sức mạnh khác ngoài tôn giáo. Đó là một sự phát triển đáng buồn” – cô nói.
Ayu đã dành riêng Bilangan Fu cho Erick, chồng cô. Erick là một nhiếp ảnh gia tự do, giảng viên Viện Nghệ thuật Jakarta, nhà leo núi và là nguồn cảm hứng của Ayu trong cuốn sách này.
“Tôi tặng Erick cuốn sách này. Đây là một cách tôi ghi lại hình ảnh thời trai trẻ của anh cùng với người bạn thân nhất và cô bạn gái đã mất của anh ấy”.
Theo Ayu, Bilangan Fu là cuốn sách khó viết nhất với cô, và cô phải mất khoảng bốn năm rưỡi để hoàn thành nó. “Có quá nhiều điều tôi muốn nói, những khái niệm của tôi về con số Fu và thuyết tâm linh phê phán, trong khi tôi không muốn phá hủy câu trúc của tiểu thuyết. Việc tìm kiếm một cấu trúc đơn giản cho một vấn đề phức tạp thực sự là phần việc rất khó” – cô nói.
Ayu so sánh việc viết với hành trình leo núi - “Khi leo núi, một vận động viên giỏi sẽ phải tìm được đường leo tự nhiên, chúng ta không thể phá hủy những tảng đá. Nguyên tắc viết của tôi cũng vậy, nếu ta không thể tìm được một con đường này thì chúng ta sẽ chọn cách khác. Và trong thời gian tranh đấu, chúng ta sẽ luôn tìm ra cách”.
Số Fu là một tổng thể của kiến thức lịch sử, dòng chảy mạnh mẽ của trí tưởng tượng và lối tư duy phân tích mạnh mẽ của Ayu.
“Chữ số Fu là một sự vật cụ thể mà tôi có thể công thức được. Nó là một con số có thuộc tính của cả số một và số không. Nó không chỉ là con số toán học mà còn là con số ẩn dụ, không chỉ là con số duy lý mà còn là con số của tinh thần” – cô nói – “Tôi thường dùng nó để phân tích, phê phán Nhất Thần luận”. Ayu rất hài lòng với khám phá về số Fu của mình. Cô cho rằng những truyền thống đơn thần hiểu khái niệm này một cách phi toán học “trong khi nhất thần luận thực ra đã phát triển trước khi số 0 được khái niệm hóa”.
Để hiểu khái niệm về số Fu của Ayu, điều cần thiết đầu tiên là phải hiểu lịch sử phát triển tôn giáo và lịch sử phát triển của những con số.
Khái niệm về của một vị thần trong truyền thống độc thần được bắt đầu với thần Abraham vào khoảng 4.000 năm TCN đã xuất hiện trước khái niệm số 0 được hợp nhất vào hệ thống số. Khái niệm số 0 (zero hoặc nil) lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5.
“Đó, khái niệm nil đã đến từ khái niệm sunya hoặc sự trống rỗng. Khái niệm Hệ thống chính thần trong truyền thống phương Đông được khái niệm hóa thành số nil – 0 trong khi theo truyền thống người Do Thái nó được khái niệm như là 1” – cô nói.
Số một trong truyền thống độc thần sử dụng để nhận diện vị thần, thực ra là một trong toàn thể. Tuy nhiên, chúng ta đi đến việc hiểu khái niệm một trong một cảm xúc rất toán học từ khi số 0 được tìm thấy, điều này đã dẫn đến một niềm tin độc thần toán học.

Cô hợp nhất khái niệm này thành số Fu trong cuốn sách của mình, cùng với “thuyết tâm linh phê phán”-(critical spiritualism) một khái niệm khác mà cô đã phát triển thông qua câu chuyện về một người leo núi theo chủ nghĩa hoài nghi tên là Yuda.
Ayu dùng “thuyết tâm linh phê phán”, như một phương tiện nỗ lực sử dụng tâm trí con người, sự sống trên Trái đất với cơ thể của mình và sự đấu tranh chống lại những thôi thúc từ bỏ đức tin số mệnh.
“Tôn giáo có thể tự làm mới mình. Nó giống như một thực tiễn có tính lịch sử. kết cục là những gì quan trọng thì không phải là những gì thực sự trừ những gì chúng ta làm trên Trái đất. Sự thật luôn luôn bị trì hoãn – những gì quan trọng là lòng tốt” – cô nói
Con số Fu tinh thần có một sự nhấn mạnh khác biệt với cuốn sách Saman và Larung.
Sau Con số Fu là cuốn Pengadilan Susila – Bản thử của Susila. Không giống những tác phẩm văn học trước đây của cô, Ayu coi cuốn sách mới này như một vũ khí đấu tranh chống lại những quy định đạo đức và hành vi xâm hại nữ quyền.
Chủ đề và những cách đặt vấn đề, cũng như hóa giải trong tiểu thuyết của Ayu luôn đưa người đọc đến với vấn đề xã hội đượng đại, mới mẻ. và xuyên thẳng vào những mặt trái của nó

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét