“Khủng hoảng kịch bản điện ảnh chất lượng điện ảnh lên đỉnh điểm”, “Cách kể của nhà biên kịch cũ hơn những năm 1990”, “Không còn nhà quay phim nữa chỉ còn những nhà ghi hình”, “âm thanh, lời thoại thật thảm họa,” “Không có diễn viên điện ảnh đích thực”, “không có những công trình lí luận phê bình điện ảnh”, “mặc cảm về định hướng”… là những gì mà chính những nhà biên kịch, đạo diễn, sản xuất trong ngành đã nhìn nhận về điện ảnh Việt Nam trong một thập kỷ qua (2002 – 2012).
Lí giải cho sự khủng hoảng kịch bản điện ảnh chất lượng, nhà biên kịch Bành Mai Phương cho rằng chất lượng kịch bản sa sút do “xuất phát từ số lượng kịch bản hạn chế” và “cảm hứng viết kịch bản” cũng thui chột. Nếu như số lượng kịch bản nhiều sẽ dễ dàng cho việc lựa chọn cũng như so sánh chất lượng kịch bản hơn. Tuy nhiên nhiều năm nay, đầu ra của kịch bản quá hẹp khiến các nhà biên kịch chủ yếu sáng tác theo đơn đặt hàng. Cảm xúc viết kịch bản điện ảnh cho những bộ phim một tập hay phim truyện điện ảnh cũng không có sân chơi, vì không có kênh truyền hình nào chiếu phim một tập.
Mặc dù Hội điện ảnh tích cực hỗ trợ nghệ sĩ biên kịch sáng tác qua những trại hè và khoản kinh phí nhất định, nhưng xem ra mục tiêu có được những kịch bản sâu sắc từ những Hội trại này chưa hiệu quả khi các nhà biên kịch đã ủ sẵn đơn đặt hàng hoặc tham gia như một chuyến nghỉ dưỡng, gặp mặt vui vẻ!
Đạo diễn Đoàn Minh Tuấn cho rằng, phim truyện điện ảnh Việt Nam không thể gọi là phát triển, chuyên nghiệp khi mà nhìn vào những mặt chính: cách kể của nhà biên kịch, cách dàn dựng, kỹ thuật quay phim, dựng phim, âm thanh/lời thoại, diễn xuất… hết sức cũ, thiếu tính thuyết phục, thiếu áp dụng kỹ thuật công nghệ mới, thiếu chuyên nghiệp. Hơn nữa việc thiếu vắng những tác phẩm lí luận phê bình điện ảnh nghiêm túc cho thấy một hình ảnh của điện ảnh Việt đang “thật thảm hại” và “đáng lo ngại”. Ngay cả những bộ phim đề tài chiến tranh hiện nay cũng không “thuyết phục bằng phim cũ - như Chị Tư Hậu’.
Dòng phim điện ảnh do nhà nước đặt hàng, tài trợ vốn được coi là dòng phim chủ lưu thì trong hai mươi năm trở lại đây đã không còn giữ được vai trò và vị thế. Nhớ lại đã có một thời, dòng phim truyện nhựa do nhà nước đặt hàng thống lĩnh khắp các rạp chiếu phim trên khắp cả nước tạo nên những hiệu ứng xã hội mạnh mẽ và sâu rộng; tham dự nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế; đào tạo và xây dựng được một đội ngũ đạo diễn, diễn viên,… xuất sắc, tâm huyết với nghề; Phó giám đốc Hãng phim truyện Việt nam, NSƯT Vũ Xuân Hưng bộc lộ nỗi xót xa, nuối tiếc “thật khó để nghĩ rằng dòng phim này mất đi vai trò chủ lưu như hiện nay”. Tính từ ngày thành lập đến nay, Nhà nước đặt hàng khoảng 600 bộ phim, nhưng riêng trong hơn hai mươi năm trở lại đây (từ sau khi xóa bỏ bao cấp – 1986 đến nay) chỉ có khoảng 30-40 bộ phim trong số ấy. Đồng hành sự suy giảm về số lượng là sự suy giảm về chất lượng các phim nhà nước đặt hàng. “Thật không vui khi phải khẳng định rằng, từ khi Việt Nam bước vào cơ chế thị trường đến nay chỉ có một bộ phim truyện nhựa – điện ảnh do nhà nước đặt hàng có lãi lớn số còn lại thì không đủ vốn, hoặc thoi thóp chiếu vài buổi ở rạp rồi đắp chiếu” – Ông Hưng nói.
Trong hàng loạt các nguyên nhân gây sự sụt giảm về chất lượng phim điện ảnh Nhà nước: giảm sự đầu tư về vốn, thiếu chính sách bảo trợ điện ảnh của nhà nước khi Việt nam gia nhập WTO, sự tràn lan nhập khẩu phim ngoại, sự lớn mạnh của truyền hình thì chính các nhà làm phim, cơ sở sản xuất phim được nhà nước đặt hàng/bảo trợ bấy lâu nay đã tự đánh mất mình. Ông Hưng cho rằng “Những đơn vị sản xuất phim được nhà nước đầu tư nhưng lại đang làm việc thiếu chuyên nghiệp, hay đã mất đi tính chuyên nghiệp trước đây của mình. Người cũ thì già quá còn người trẻ thì chưa đáp ứng được yêu cầu công việc” còn các ban ngành, hội, và nghệ sĩ thì “vô cảm trước những nguyên nhân trên mà không hành động/hành động không hiệu quả.”
Ở thể loại phim tài liệu – phim khoa học cũng vậy, “Việt Nam là cường quốc phim tài liệu” là câu chuyện của hơn 20 năm trở về trước. Còn mười năm qua thì chưa có một bộ phim tài liệu chứa “thông điệp cũng như tạo ấn tượng mạnh đến người xem” - TS. Sĩ Trung nhận xét – “cái tươi mới đa chiều, sinh động của hiện thực không có mà thay vào đó là những lời bình chủ quan, áp đặt.” Và “dường như các tác giả sợ rằng người xem sẽ không hiểu mà quên mất đặc tính của điện ảnh và truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh”.
Sau hai mươi năm đất nước đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì nền điện ảnh Việt đang có “xu hướng phát triển nhưng mất dần đi”. Chúng ta đang thiếu những kịch bản có chất lượng, chưa nói đến có tầm vóc quốc tế; thiếu những nghệ sĩ, diễn viên có tầm vóc sáng tạo và ảnh hưởng công chúng, xã hội; mất dần thị trường nội địa trong khi chưa vươn được tới thị trườn khu vực cũng như quốc tế. Phim ảnh hiện nay chỉ phục vụ công chúng ở những rạp chiếu phim đô thị máy lạnh mà không đến được với 80% độc giả ở nông thôn, miền núi. Như thế cũng đồng nghĩa rằng Điện ảnh đang mất dần đi sự ảnh hưởng cũng như tham gia vào đời sống tinh thần của nhân dân.
Trong khi ngành nghệ thuật thứ bảy đặc biệt này, ở nhiều nước đã trở thành nền công nghiệp cho siêu lợi nhuận, hay là công cụ bảo tồn, duy trì, định hướng, và quảng bá văn hóa dân tộc, tư tưởng của dân tộc ấy. Định hướng nào cho con đường đi của Điện ảnh rõ ràng vẫn đang là nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển của điện ảnh sau chặng đường vẫy vùng với những thành tích và hiện trạng nhiều “thảm họa” trong hơn 20 năm qua
Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012
Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012
CÁNH DIỀU 2011: QUY CHẾ ĐÃ THAY ĐỔI
Đến hẹn lại lên, Ngày điện ảnh và Lễ trao Giải thưởng Cánh diều 2011 năm nay được tổ chức tại Hà Nội.Tuy nhiên Ban tổ chức – Hội điện ảnh Việt nam tỏ ra khá thận trọng trong việc mời ban giám khảo (BGK) và kín kẽ trong những thông tin công bố trước Lễ trao giải Cánh diều được tổ chức vào ngày 17 tháng 3 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô – Hà Nội và truyền hình trực tiếp trên VTV2.
Danh tính 36 thành viên BGK được giữ kính như bưng, chỉ các trưởng ban giám khảo được nêu danh nhưng số liên lạc đều bị từ chối cung cấp trong thời gian chấm giải. Diễn giải cho điều này, ông Đặng Xuân Hải, chủ tịch Hội điện ảnh cho biết “Danh sách BGK bí mật theo yêu cầu của các thành viên BGK. Mời BGK không dễ dàng, nhiều người từ chối và nhiều người ra điều kiện không tiết lộ danh tính cho đến khi trao giải xong. Do đó chỉ công bố danh tính trưởng ban giam khảo không kèm theo liên hệ”. Đến gần giờ G thông tin từ những nhà cầm cân nảy mực đánh giá về xu thế, chất lượng phim và những câu chuyện ngoài lề chấm giải vẫn khá im ắng.
Ngược lại khi tiếp cận ông Đinh Trọng Tuấn, trưởng ban giám khảo giải Báo chí – Phê bình điện ảnh (độc lập với Hội đồng giám khảo Giải Cánh diều), lại nhận được những chia sẻ khá cởi mở. Ông Tuấn đánh giá cao phim Mùi cỏ cháy song ông cũng cho rằng giải Cánh diều năm nay sẽ là cuộc cạnh tranh nhiều thú vị và không dễ dàng để tìm được phim trao giải: “Năm nay phim đa dạng về thể loại và đề tài: Cách mạng, hài, kinh dị, đa dạng, tâm lý – hành động – xã hội,…..Còn về chất lượng thì phim Nhà nước đặt hàng như Mùi cỏ cháy, Tâm hồn mẹ hay phim tư nhân như Hotboy nổi loạn, Lời nguyền huyết ngải, Đó hay đây… chất lượng cũng khá tốt. Giải cánh diều năm nay sẽ là cuộc cạnh tranh thú vị. Trong từng thể loại đều có phim khá. Nhưng tìm ra một phim để trao giải năm nay sẽ là khó. Tôi nghĩ rằng BGK báo chí còn khó hơn BGK cánh diều vì các nhà báo rất độc lập, và thuyết phục nhau cũng sẽ rất khó. Nhưng cá nhân tôi vẫn đánh giá cao phim Mùi Cỏ Cháy."
Nếu như tiêu chí và cơ cấu giải thưởng không có gì thay đổi so với những năm trước, thì điểm nổi bật năm nay chính là sự thay đổi trong quy chế dự thi. Quy chế quy định phim dự giải phải có một trong những thành phần chính như đạo diễn, biên kịch, họa sĩ, quay phim, diễn viên chính,… là hội viên hội điện ảnh Việt nam từ 2010 trở về trước được xóa bỏ. “Đứng trước xu thế xã hội hóa điện ảnh thì các thành phần kinh tế và công dân và khán giả yêu thích điện ảnh đều phải có thể tham gia. Và Hội điện ảnh với tư các một hội tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp lớn phải thu hút và tổ chức được giải thưởng theo những nhu cầu đó.” – Ông Hải nói.
Tuy nhiên sự linh hoạt của Hội Điện ảnh trong việc thay đổi quy chế này âu cũng là điều phải thuận theo xu thế. Nhìn vào danh sách phim truyện điện ảnh – thể loại chính và thu hút nhất của một giải thưởng điện ảnh thì chỉ có 2/12 bộ phim (Mùi Cỏ cháy – đạo diễn Nguyễn Hữu Mười và Tâm hồn mẹ - đạo diễn Phạm Nhuệ Giang) của hãng phim nhà nước duy nhất tham dự - Hãng phim truyện Việt nam. Nói một cách khác, sự thay đổi này đã cứu cánh cho Giải thưởng năm nay.
Đứng trước sự áp đảo của dòng phim được coi là phim thị trường, dù Ban tổ chức và công chúng có hân hoan bao nhiêu trước mặt tích cực được nhìn nhận là thành công bước đầu của hành trình xã hội hóa điện ảnh thì không khỏi lo lắng cho nền điện ảnh nước nhà. Bởi lẽ một giải thưởng chính thống cũng như một nền điện ảnh chính thống không thể dựa vào dòng phim thị trường chiều theo thị hiếu.
cảnh trong phim Mùi cỏ cháy
“Cá nhân tôi là người sáng tác tôi thích những đề tài thiên về biển đảo, chiến sĩ,… về những điều lớn lao trong cuộc sống. Phim điện ảnh cần định hướng để không chạy theo thị trường quá mức, như năm ngoái thì toàn phim đồng tính, năm nay thì lại toàn ma quái,… Làm sao trong những năm tới công chúng xem phim thấy muốn sống hơn, lạc quan hơn sau thời gian lao động vất vả, mệt mỏi. Tôi muốn thấy cái nhân văn nó xuất hiện nhiều hơn trong phim.” – nhà biên kịch Hồng Ngát, trưởng ban tổ chức giải Cánh diều 2011 chia sẻ.
Kỷ niệm Ngày điện ảnh năm nay, Ban tổ chức thực hiện chiếu phim miễn phí tại các trung tâm điện ảnh địa phương trên khắp các tỉnh thành bộ phim Thương Nhớ đồng quê của NSND Đặng Nhật Minh, Đường về quê mẹ của đạo diễn, NSND Bùi Đình Hạc - và bộ phim tài liệu Đường dây lên sông Đà- của cố đạo diễn Lê Mạnh Tích. Riêng tại Hà Nội, chiếu giới thiệu miễn phí tất cả 12 phim truyện điện ảnh dự giải Cánh diều 2011.
Tên và nhà làm phim 12 bộ phim truyện điện ảnh tham dự giải Cánh diều 2011: Mùi cỏ cháy, Tâm hồn mẹ - Hãng phim truyện Việt Nam; Hotboy nổi loạn, Lệ phí tình yêu - BHD và hãng phim Việt; Lời nguyền huyết ngải, Long Ruồi – cty phim Thiên Ngân và Hãng phim việt, Helo cô Ba – Cty CP đầu tư giải trí Phước Sang; Lệnh xóa sổ - cty TNHH Hoàng Trần phim; Vũ điệu đường cong – WE entertainment; Ngôi nhà trong hẻm –cty TNHH Sáng tạo; Sài gòn YO – hãng phim Chánh Phương; Đó hay đây của nhà làm phim độc lập, Síu Phạm.
Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012
AYU UTAMI – QUÝ BÀ CỦA VĂN HỌC INDONESIA ĐƯƠNG ĐẠI*
Một thập kỷ trước, tất cả mọi người trên sân khấu văn học Indonesia đã nói về nó – một số người với sự ngưỡng mộ nhiệt thành, một số khác với thái độ thù địch sốt sắng. Nó được mệnh danh là sastra wangi hay “văn học hương thơm”- fragrant literature, bởi vì nhánh văn học mới mẻ này đã phục vụ cho phụ nữ với những mối quan tâm hiện đại của họ - làm đẹp, ăn diện, tình dục – và vì chúng đào sâu vào những vấn đề bị coi là cấm kỵ. Nhà phê bình Maggie Tiojakin đánh giá về khả năng sastra wangi sẽ làm nên một ấn tượng dài lâu trong nền văn học Indonesia. Và một trong những nhân vật được nói tới nhiều nhất của dòng văn học này đó là nữ văn sĩ Ayu Utami.
Vào một ngày thứ bảy trời mưa, Ayu Utami tới Salihara, trung tâm nghệ thuật cộng đồng đặt tại Pasar Minggu phía nam Jakarta, trong chiếc quần bó và giày cai gót. Cô có mái tóc đen dài thả xuống hai vai. Nhìn Ayu không giống một khuôn mẫu văn học uyên bác mà giống một phụ nữ Indonesia trẻ trung, thời trang, sành điệu và hiện đại
Song tất nhiên, cô là sự trộn lẫn của cả hai điều đó. Cô là tác giả của Saman,cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1998 được coi là một điềm báo kinh ngạc trong bối cảnh văn học Indonesia thời đó. Tiếp sau Saman là Larung và Bilangan Fu…những tác phẩm văn học luôn khuấy động dư luận và định hình phong cách nhà văn Ayu.
“Văn phong tươi mới đậm đà, một thế giới thoát khỏi những tác phẩm văn học đầy rẫy sự ù lì nghiêm trang, lan man những số liệu, nhân vật tôn kính, hoặc sự lãng mạn hay cường điệu mà người ta trông đợi ở phụ nữ.” - (tạp chí Newsweek, 2005 – Mỹ)
Sinh ra ở Bogor, miền tây Java vào ngày 21 tháng 11 năm 1968, cái tên Ayu Utami đã nổi tiếng khắp đất nước Indonesia sau khi cuốn tiểu thuyết Saman của cô giành giải thưởng Cuốn tiểu thuyết hay nhất của năm 1998 do Viện Nghệ thuật Jakarta phong tặng.
Ayu đã từng đoạt giải nhất cuộc thi sắc đẹp Quốc gia nhưng cô không theo đuổi sự nghiệp người mẫu vì cô “không thích trang điểm và mỹ phẩm”. Ngay từ thời sinh viên khoa ngôn ngữ Nga và văn học của trường Đại học Indonesia (IU), cô đã là biên tập viên và cây xã luận của nhiều ấn phẩm xuất bản. Ayu cũng đã xuất bản những bài xã luận của mình trong cuốn sách có tựa đề Parasit Lajang (vật ký sinh đơn lẻ)
Ayu được thời báo Jakarta (Indonesia) coi là nữ nhà văn đầu tiên dám cởi mở bình luận về tình dục và quan hệ tình dục, một lĩnh vực vẫn được coi là cấm kỵ với phụ nữ ở Indonesia, một đất nước có người Đạo Hồi lớn nhất thế giới. Nhiều nhà phê bình và độc giả đã thốt lên rằng “Khi đọc tác phẩm của Ayu giống như ngắm nhìn lại bức chân dung Indonesia vậy”.
Nhiều năm hoạt động báo chí, Ayu am hiểu sâu sắc phong tục, văn hóa cũng như bối cảnh lịch sử, chính trị đất nước mình.
Hiện nay, cô vừa làm cho tạp chí Keadilan vừa là thành viên sáng lập Hội nhà báo Độc lập Alliance, đồng thời là phát thanh viên, biên tập viên cho đài phát thanh 68GH, phát tin tức hàng ngày khắp đất nước.
Từ Saman mãnh liệt….
Tình dục – từ nhận thức của một phụ nữ- là một chủ đề mãnh liệt bên cạnh chủ đề Chính trị nổi bật và xuyên suốt trong cuốn tiểu thuyết Saman và tập tiếp Larung. Với sự trộn lẫn bối cảnh và tình huống chính trị và đánh thẳng vào tình dục, quan hệ tình dục, Saman được ca ngợi như một công cuộc tiên phong, phản chiếu sự hoàn toàn thay đổi thời cuộc sau sự sụp đổ của chế độ độc tài Soeharto, cũng như sự thay đổi của người phụ nữ Indonesia hiện đại mà Ayu đại diện.
Saman đã được dịch ra tiếng Hà Lan ba năm sau khi xuất bản (1998) và sang tiếng Anh (2005).
Một vài nhà phê bình văn học đã tán thưởng ngôn ngữ phong phú của cuốn tiểu thuyết trong khi một số khác lại phê phán cô đã sử dụng những từ chỉ bộ phận sinh dục, bao cao su và cực khoái,… “quá đà”.
Nói về điều bị coi là “quá đà” này, Ayu cho rằng: “Có thể, sự thật là tôi đã bình phẩm vô độ về quan hệ tình dục. Nhưng, cái gì là quá mức, là vô độ? Đối với tôi, sự vô độ là cần thiết khi chúng ta buộc phải phá vỡ, xuyên qua những hạn chế bị lờ đi không bàn luận tới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đàn ông bàn luận vô độ về về tình dục hàng thập kỉ qua, từ cái ngày truyền thông xuất hiện. Những sự bàn luận về tình dục của nữ giới (quan điểm) là cần thiết. Tất nhiên, mọi cuộc đầu tranh hay cách mạng sẽ được nhìn nhận như là một sự vô độ của những người mong muốn duy trì tình trạng hiện thời. Soeharto cũng đã từng làm như vậy. Nó cũng xảy ra khắp nơi.
Một lần, tôi đã phê phán tạp chí Gay Nusantara vì nó luôn nói về chủ đề tình dục, rằng điều đó làm nó giống như một tạp chí khiêu dâm cho giới đồng tính. Chẳng lẽ chẳng có gì dành cho những người đồng tính ngoài tình dục? Sau đó tôi đã nghĩ ngược lại và đã nhận ra rằng tình dục vẫn là một cuộc đấu tranh của người đồng tính. Vì vậy, nó cũng dành cho tôi. Tình dục vẫn là vấn đề của phụ nữ thậm chí còn quan trọng hơn cả đối với đàn ông. Vì vậy chúng ta cần phải viết về nó, đấu tranh vì nó.”
Indonesia là một đất nước mà người dân theo đạo Hồi chiếm đến 82%. Đối với một xã hội gia trưởng, bình luận về tình dục vẫn là một điều cấm kỵ. Tuy nhiên Ayu Utami lại cho rằng coi tình dục là điều cấm kỵ chỉ là trò đùa, “ bởi những gì tôi viết chẳng hề thô thiển hơn những bức tranh hoặc những câu chuyện hiếp dâm đầy rẫy trên các phương tiện đại chúng. Nhưng tôi đã làm rõ hơn đối tượng và vấn đề ở đây là người phụ nữ và đối tượng bị khai thác. Đó chính là điều bị xem là cấm kỵ”.
Xuất hiện vài tháng sau khi tổng thống Suharto bị lật đổ cùng Chính sách Trật tự mới bị lên án nặng nề vì độc đoán, tham nhũng và thanh trừng chính trị đối lập; Saman không chỉ gây chú ý bởi chủ đề tình dục mà những bình luận và tình tiết chính trị trong Saman đã cho người đọc thấy bối cảnh hiện thực của Indonesia.
Phản đối kịch liệt chủ nghĩa độc đoán, quân phiệt và tính gia trưởng của xã hội, song Ayu lại thích người đàn ông ở phương diện tình dục phải có cái nhìn nhà binh. Người đàn ông có thể làm phụ nữ hạnh phúc, theo quan điểm của bà là người “có nguyên tắc và phong cách quân sự nhưng có trái tim và tình yêu tự do như một nghệ sĩ”.
ĐẾN BIANGAL FU … HUYỀN HOẶC
Nếu như Saman và Larung là sự phê phán xã hội trưởng giả và chế độ chính trị độc đoán, tham nhũng thì Biangal Fu – Con số Fu đánh thẳng vào quyền lực lớn mạnh của những tôn giáo chính thống đang gia tăng , như Mặt Trận Bảo vệ Hồi giáo, và sự gia tăng bạo lực đối với tôn giáo thiểu số, như Nho giáo trong một thập kỷ qua. “Trong mười năm qua, mọi người đã được giải thích tôn giáo trong một cách nhìn rất sai lệch và nông cạn. Tôn giáo bị lợi dụng vì cuộc sống quyền lực hoặc nhiều người đã bị lôi kéo bởi một sức mạnh khác ngoài tôn giáo. Đó là một sự phát triển đáng buồn” – cô nói.
Ayu đã dành riêng Bilangan Fu cho Erick, chồng cô. Erick là một nhiếp ảnh gia tự do, giảng viên Viện Nghệ thuật Jakarta, nhà leo núi và là nguồn cảm hứng của Ayu trong cuốn sách này.
“Tôi tặng Erick cuốn sách này. Đây là một cách tôi ghi lại hình ảnh thời trai trẻ của anh cùng với người bạn thân nhất và cô bạn gái đã mất của anh ấy”.
Theo Ayu, Bilangan Fu là cuốn sách khó viết nhất với cô, và cô phải mất khoảng bốn năm rưỡi để hoàn thành nó. “Có quá nhiều điều tôi muốn nói, những khái niệm của tôi về con số Fu và thuyết tâm linh phê phán, trong khi tôi không muốn phá hủy câu trúc của tiểu thuyết. Việc tìm kiếm một cấu trúc đơn giản cho một vấn đề phức tạp thực sự là phần việc rất khó” – cô nói.
Ayu so sánh việc viết với hành trình leo núi - “Khi leo núi, một vận động viên giỏi sẽ phải tìm được đường leo tự nhiên, chúng ta không thể phá hủy những tảng đá. Nguyên tắc viết của tôi cũng vậy, nếu ta không thể tìm được một con đường này thì chúng ta sẽ chọn cách khác. Và trong thời gian tranh đấu, chúng ta sẽ luôn tìm ra cách”.
Số Fu là một tổng thể của kiến thức lịch sử, dòng chảy mạnh mẽ của trí tưởng tượng và lối tư duy phân tích mạnh mẽ của Ayu.
“Chữ số Fu là một sự vật cụ thể mà tôi có thể công thức được. Nó là một con số có thuộc tính của cả số một và số không. Nó không chỉ là con số toán học mà còn là con số ẩn dụ, không chỉ là con số duy lý mà còn là con số của tinh thần” – cô nói – “Tôi thường dùng nó để phân tích, phê phán Nhất Thần luận”. Ayu rất hài lòng với khám phá về số Fu của mình. Cô cho rằng những truyền thống đơn thần hiểu khái niệm này một cách phi toán học “trong khi nhất thần luận thực ra đã phát triển trước khi số 0 được khái niệm hóa”.
Để hiểu khái niệm về số Fu của Ayu, điều cần thiết đầu tiên là phải hiểu lịch sử phát triển tôn giáo và lịch sử phát triển của những con số.
Khái niệm về của một vị thần trong truyền thống độc thần được bắt đầu với thần Abraham vào khoảng 4.000 năm TCN đã xuất hiện trước khái niệm số 0 được hợp nhất vào hệ thống số. Khái niệm số 0 (zero hoặc nil) lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5.
“Đó, khái niệm nil đã đến từ khái niệm sunya hoặc sự trống rỗng. Khái niệm Hệ thống chính thần trong truyền thống phương Đông được khái niệm hóa thành số nil – 0 trong khi theo truyền thống người Do Thái nó được khái niệm như là 1” – cô nói.
Số một trong truyền thống độc thần sử dụng để nhận diện vị thần, thực ra là một trong toàn thể. Tuy nhiên, chúng ta đi đến việc hiểu khái niệm một trong một cảm xúc rất toán học từ khi số 0 được tìm thấy, điều này đã dẫn đến một niềm tin độc thần toán học.
Cô hợp nhất khái niệm này thành số Fu trong cuốn sách của mình, cùng với “thuyết tâm linh phê phán”-(critical spiritualism) một khái niệm khác mà cô đã phát triển thông qua câu chuyện về một người leo núi theo chủ nghĩa hoài nghi tên là Yuda.
Ayu dùng “thuyết tâm linh phê phán”, như một phương tiện nỗ lực sử dụng tâm trí con người, sự sống trên Trái đất với cơ thể của mình và sự đấu tranh chống lại những thôi thúc từ bỏ đức tin số mệnh.
“Tôn giáo có thể tự làm mới mình. Nó giống như một thực tiễn có tính lịch sử. kết cục là những gì quan trọng thì không phải là những gì thực sự trừ những gì chúng ta làm trên Trái đất. Sự thật luôn luôn bị trì hoãn – những gì quan trọng là lòng tốt” – cô nói
Con số Fu tinh thần có một sự nhấn mạnh khác biệt với cuốn sách Saman và Larung.
Sau Con số Fu là cuốn Pengadilan Susila – Bản thử của Susila. Không giống những tác phẩm văn học trước đây của cô, Ayu coi cuốn sách mới này như một vũ khí đấu tranh chống lại những quy định đạo đức và hành vi xâm hại nữ quyền.
Chủ đề và những cách đặt vấn đề, cũng như hóa giải trong tiểu thuyết của Ayu luôn đưa người đọc đến với vấn đề xã hội đượng đại, mới mẻ. và xuyên thẳng vào những mặt trái của nó
Vào một ngày thứ bảy trời mưa, Ayu Utami tới Salihara, trung tâm nghệ thuật cộng đồng đặt tại Pasar Minggu phía nam Jakarta, trong chiếc quần bó và giày cai gót. Cô có mái tóc đen dài thả xuống hai vai. Nhìn Ayu không giống một khuôn mẫu văn học uyên bác mà giống một phụ nữ Indonesia trẻ trung, thời trang, sành điệu và hiện đại
Song tất nhiên, cô là sự trộn lẫn của cả hai điều đó. Cô là tác giả của Saman,cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1998 được coi là một điềm báo kinh ngạc trong bối cảnh văn học Indonesia thời đó. Tiếp sau Saman là Larung và Bilangan Fu…những tác phẩm văn học luôn khuấy động dư luận và định hình phong cách nhà văn Ayu.
“Văn phong tươi mới đậm đà, một thế giới thoát khỏi những tác phẩm văn học đầy rẫy sự ù lì nghiêm trang, lan man những số liệu, nhân vật tôn kính, hoặc sự lãng mạn hay cường điệu mà người ta trông đợi ở phụ nữ.” - (tạp chí Newsweek, 2005 – Mỹ)
Sinh ra ở Bogor, miền tây Java vào ngày 21 tháng 11 năm 1968, cái tên Ayu Utami đã nổi tiếng khắp đất nước Indonesia sau khi cuốn tiểu thuyết Saman của cô giành giải thưởng Cuốn tiểu thuyết hay nhất của năm 1998 do Viện Nghệ thuật Jakarta phong tặng.
Ayu đã từng đoạt giải nhất cuộc thi sắc đẹp Quốc gia nhưng cô không theo đuổi sự nghiệp người mẫu vì cô “không thích trang điểm và mỹ phẩm”. Ngay từ thời sinh viên khoa ngôn ngữ Nga và văn học của trường Đại học Indonesia (IU), cô đã là biên tập viên và cây xã luận của nhiều ấn phẩm xuất bản. Ayu cũng đã xuất bản những bài xã luận của mình trong cuốn sách có tựa đề Parasit Lajang (vật ký sinh đơn lẻ)
Ayu được thời báo Jakarta (Indonesia) coi là nữ nhà văn đầu tiên dám cởi mở bình luận về tình dục và quan hệ tình dục, một lĩnh vực vẫn được coi là cấm kỵ với phụ nữ ở Indonesia, một đất nước có người Đạo Hồi lớn nhất thế giới. Nhiều nhà phê bình và độc giả đã thốt lên rằng “Khi đọc tác phẩm của Ayu giống như ngắm nhìn lại bức chân dung Indonesia vậy”.
Nhiều năm hoạt động báo chí, Ayu am hiểu sâu sắc phong tục, văn hóa cũng như bối cảnh lịch sử, chính trị đất nước mình.
Hiện nay, cô vừa làm cho tạp chí Keadilan vừa là thành viên sáng lập Hội nhà báo Độc lập Alliance, đồng thời là phát thanh viên, biên tập viên cho đài phát thanh 68GH, phát tin tức hàng ngày khắp đất nước.
Từ Saman mãnh liệt….
Tình dục – từ nhận thức của một phụ nữ- là một chủ đề mãnh liệt bên cạnh chủ đề Chính trị nổi bật và xuyên suốt trong cuốn tiểu thuyết Saman và tập tiếp Larung. Với sự trộn lẫn bối cảnh và tình huống chính trị và đánh thẳng vào tình dục, quan hệ tình dục, Saman được ca ngợi như một công cuộc tiên phong, phản chiếu sự hoàn toàn thay đổi thời cuộc sau sự sụp đổ của chế độ độc tài Soeharto, cũng như sự thay đổi của người phụ nữ Indonesia hiện đại mà Ayu đại diện.
Saman đã được dịch ra tiếng Hà Lan ba năm sau khi xuất bản (1998) và sang tiếng Anh (2005).
Một vài nhà phê bình văn học đã tán thưởng ngôn ngữ phong phú của cuốn tiểu thuyết trong khi một số khác lại phê phán cô đã sử dụng những từ chỉ bộ phận sinh dục, bao cao su và cực khoái,… “quá đà”.
Nói về điều bị coi là “quá đà” này, Ayu cho rằng: “Có thể, sự thật là tôi đã bình phẩm vô độ về quan hệ tình dục. Nhưng, cái gì là quá mức, là vô độ? Đối với tôi, sự vô độ là cần thiết khi chúng ta buộc phải phá vỡ, xuyên qua những hạn chế bị lờ đi không bàn luận tới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đàn ông bàn luận vô độ về về tình dục hàng thập kỉ qua, từ cái ngày truyền thông xuất hiện. Những sự bàn luận về tình dục của nữ giới (quan điểm) là cần thiết. Tất nhiên, mọi cuộc đầu tranh hay cách mạng sẽ được nhìn nhận như là một sự vô độ của những người mong muốn duy trì tình trạng hiện thời. Soeharto cũng đã từng làm như vậy. Nó cũng xảy ra khắp nơi.
Một lần, tôi đã phê phán tạp chí Gay Nusantara vì nó luôn nói về chủ đề tình dục, rằng điều đó làm nó giống như một tạp chí khiêu dâm cho giới đồng tính. Chẳng lẽ chẳng có gì dành cho những người đồng tính ngoài tình dục? Sau đó tôi đã nghĩ ngược lại và đã nhận ra rằng tình dục vẫn là một cuộc đấu tranh của người đồng tính. Vì vậy, nó cũng dành cho tôi. Tình dục vẫn là vấn đề của phụ nữ thậm chí còn quan trọng hơn cả đối với đàn ông. Vì vậy chúng ta cần phải viết về nó, đấu tranh vì nó.”
Indonesia là một đất nước mà người dân theo đạo Hồi chiếm đến 82%. Đối với một xã hội gia trưởng, bình luận về tình dục vẫn là một điều cấm kỵ. Tuy nhiên Ayu Utami lại cho rằng coi tình dục là điều cấm kỵ chỉ là trò đùa, “ bởi những gì tôi viết chẳng hề thô thiển hơn những bức tranh hoặc những câu chuyện hiếp dâm đầy rẫy trên các phương tiện đại chúng. Nhưng tôi đã làm rõ hơn đối tượng và vấn đề ở đây là người phụ nữ và đối tượng bị khai thác. Đó chính là điều bị xem là cấm kỵ”.
Xuất hiện vài tháng sau khi tổng thống Suharto bị lật đổ cùng Chính sách Trật tự mới bị lên án nặng nề vì độc đoán, tham nhũng và thanh trừng chính trị đối lập; Saman không chỉ gây chú ý bởi chủ đề tình dục mà những bình luận và tình tiết chính trị trong Saman đã cho người đọc thấy bối cảnh hiện thực của Indonesia.
Phản đối kịch liệt chủ nghĩa độc đoán, quân phiệt và tính gia trưởng của xã hội, song Ayu lại thích người đàn ông ở phương diện tình dục phải có cái nhìn nhà binh. Người đàn ông có thể làm phụ nữ hạnh phúc, theo quan điểm của bà là người “có nguyên tắc và phong cách quân sự nhưng có trái tim và tình yêu tự do như một nghệ sĩ”.
ĐẾN BIANGAL FU … HUYỀN HOẶC
Nếu như Saman và Larung là sự phê phán xã hội trưởng giả và chế độ chính trị độc đoán, tham nhũng thì Biangal Fu – Con số Fu đánh thẳng vào quyền lực lớn mạnh của những tôn giáo chính thống đang gia tăng , như Mặt Trận Bảo vệ Hồi giáo, và sự gia tăng bạo lực đối với tôn giáo thiểu số, như Nho giáo trong một thập kỷ qua. “Trong mười năm qua, mọi người đã được giải thích tôn giáo trong một cách nhìn rất sai lệch và nông cạn. Tôn giáo bị lợi dụng vì cuộc sống quyền lực hoặc nhiều người đã bị lôi kéo bởi một sức mạnh khác ngoài tôn giáo. Đó là một sự phát triển đáng buồn” – cô nói.
Ayu đã dành riêng Bilangan Fu cho Erick, chồng cô. Erick là một nhiếp ảnh gia tự do, giảng viên Viện Nghệ thuật Jakarta, nhà leo núi và là nguồn cảm hứng của Ayu trong cuốn sách này.
“Tôi tặng Erick cuốn sách này. Đây là một cách tôi ghi lại hình ảnh thời trai trẻ của anh cùng với người bạn thân nhất và cô bạn gái đã mất của anh ấy”.
Theo Ayu, Bilangan Fu là cuốn sách khó viết nhất với cô, và cô phải mất khoảng bốn năm rưỡi để hoàn thành nó. “Có quá nhiều điều tôi muốn nói, những khái niệm của tôi về con số Fu và thuyết tâm linh phê phán, trong khi tôi không muốn phá hủy câu trúc của tiểu thuyết. Việc tìm kiếm một cấu trúc đơn giản cho một vấn đề phức tạp thực sự là phần việc rất khó” – cô nói.
Ayu so sánh việc viết với hành trình leo núi - “Khi leo núi, một vận động viên giỏi sẽ phải tìm được đường leo tự nhiên, chúng ta không thể phá hủy những tảng đá. Nguyên tắc viết của tôi cũng vậy, nếu ta không thể tìm được một con đường này thì chúng ta sẽ chọn cách khác. Và trong thời gian tranh đấu, chúng ta sẽ luôn tìm ra cách”.
Số Fu là một tổng thể của kiến thức lịch sử, dòng chảy mạnh mẽ của trí tưởng tượng và lối tư duy phân tích mạnh mẽ của Ayu.
“Chữ số Fu là một sự vật cụ thể mà tôi có thể công thức được. Nó là một con số có thuộc tính của cả số một và số không. Nó không chỉ là con số toán học mà còn là con số ẩn dụ, không chỉ là con số duy lý mà còn là con số của tinh thần” – cô nói – “Tôi thường dùng nó để phân tích, phê phán Nhất Thần luận”. Ayu rất hài lòng với khám phá về số Fu của mình. Cô cho rằng những truyền thống đơn thần hiểu khái niệm này một cách phi toán học “trong khi nhất thần luận thực ra đã phát triển trước khi số 0 được khái niệm hóa”.
Để hiểu khái niệm về số Fu của Ayu, điều cần thiết đầu tiên là phải hiểu lịch sử phát triển tôn giáo và lịch sử phát triển của những con số.
Khái niệm về của một vị thần trong truyền thống độc thần được bắt đầu với thần Abraham vào khoảng 4.000 năm TCN đã xuất hiện trước khái niệm số 0 được hợp nhất vào hệ thống số. Khái niệm số 0 (zero hoặc nil) lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5.
“Đó, khái niệm nil đã đến từ khái niệm sunya hoặc sự trống rỗng. Khái niệm Hệ thống chính thần trong truyền thống phương Đông được khái niệm hóa thành số nil – 0 trong khi theo truyền thống người Do Thái nó được khái niệm như là 1” – cô nói.
Số một trong truyền thống độc thần sử dụng để nhận diện vị thần, thực ra là một trong toàn thể. Tuy nhiên, chúng ta đi đến việc hiểu khái niệm một trong một cảm xúc rất toán học từ khi số 0 được tìm thấy, điều này đã dẫn đến một niềm tin độc thần toán học.
Cô hợp nhất khái niệm này thành số Fu trong cuốn sách của mình, cùng với “thuyết tâm linh phê phán”-(critical spiritualism) một khái niệm khác mà cô đã phát triển thông qua câu chuyện về một người leo núi theo chủ nghĩa hoài nghi tên là Yuda.
Ayu dùng “thuyết tâm linh phê phán”, như một phương tiện nỗ lực sử dụng tâm trí con người, sự sống trên Trái đất với cơ thể của mình và sự đấu tranh chống lại những thôi thúc từ bỏ đức tin số mệnh.
“Tôn giáo có thể tự làm mới mình. Nó giống như một thực tiễn có tính lịch sử. kết cục là những gì quan trọng thì không phải là những gì thực sự trừ những gì chúng ta làm trên Trái đất. Sự thật luôn luôn bị trì hoãn – những gì quan trọng là lòng tốt” – cô nói
Con số Fu tinh thần có một sự nhấn mạnh khác biệt với cuốn sách Saman và Larung.
Sau Con số Fu là cuốn Pengadilan Susila – Bản thử của Susila. Không giống những tác phẩm văn học trước đây của cô, Ayu coi cuốn sách mới này như một vũ khí đấu tranh chống lại những quy định đạo đức và hành vi xâm hại nữ quyền.
Chủ đề và những cách đặt vấn đề, cũng như hóa giải trong tiểu thuyết của Ayu luôn đưa người đọc đến với vấn đề xã hội đượng đại, mới mẻ. và xuyên thẳng vào những mặt trái của nó
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)