Với những bức tranh sơn mài mang tinh thần của Gustav Klimt cùng những chi tiết trang trí lấp lánh, ngôn ngữ tạo hình mạch lạc, đơn giản hiện đại, họa sĩ Trịnh Tuân đã thổi một luồng sinh khí mới cho tranh sơn mài truyền thống Việt Nam. Trong triển lãm “Giấc mơ Hà Nội”(năm 2007), Trịnh Tuân đã gây sự chú ý đặc biệt tới giới phê bình nghệ thuật cũng như khán giả với 11tác phẩm vẽ về Hà Nội. Hoạ sỹ Lê Ngọc Hân đã thốt lên rằng: “Lâu lắm rồi mới được xem một seri tranh đặc biệt về Hà Nội. Tranh của Trịnh Tuân có thể nhắc đến như một thế hệ sau của Bùi Xuân Phái vẽ về Hà Nội”. Người họa sĩ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội này tự nhận mình chỉ là một người cần mẫn làm việc, và trong quá trình cặm cụi ấy nẩy ra những phát kiến, những ứng dụng hiệu quả để biểu hiện cảm xúc nghệ thuật trên chất liệu khuôn mẫu như sơn mài.
Xưởng vẽ sơn mài ở 17 Lý Quốc Sư, Hà Nội của ông cùng vợ - họa sĩ Công Kim Hoa, hiện là nơi sáng tác và cũng là nơi hai vợ chồng ông truyền những kinh nghiệm và kỹ thuật cho những họa sĩ trẻ trong và ngoài nước yêu thích sơn mài.
Cho tới nay, hoạ sĩ Trịnh Tuân đã triển lãm tranh tại nhiều quốc gia khắp các châu lục: Nhật Bản Trung Quốc, Đức, Singaore, Đan Mạch, Pháp, Ác-hen-ti-na, Úc, Thái Lan, Is-ra-el, Ý, Hàn Quốc, Anh, Ấn Độ,…
Đôi năm một triển lãm quốc tế, nhưng Trịnh Tuân vẫn cho rằng, với ông, vẽ sơn mài, thành công thì ít mà thất bại thì nhiều.
Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa T.N và họa sĩ Nguyễn Tuân về sự sáng tác cũng như tác phẩm và tình yêu quê hương của anh!
Hồi học ở trường Cao đẳng mỹ thuật công nghiệp Hà Nội (Việt Nam, năm 1979), ông đã học chuyên ngành gì vậy?
Tôi học chuyên ngành tạo dáng công nghiệp (cười rất tươi- PV). Thực sự trước khi thi vào trường tôi cũng không biết nhiều về tạo dáng công nghiệp. Từ nhỏ tôi ham mê vẽ, hội họa mới là niềm đam mê của tôi. Đến năm 1997, tôi đã tham gia học khóa đào tạo thạc sĩ đầu tiên của trường Đại học Mỹ thuật chuyên ngành Hội hoạ.
Vì sao ông lại chọn sơn mài? và lại dùng kỹ thuật tạo hình để sáng tác những mảng khối trong tranh của mình?
Tôi học chuyên ngành thiết kế - design, nhưng vẫn say mê vẽ. Ban đầu tôi cũng sáng tác trên nhiều loại chất liệu khác nhau như sơn dầu, khắc gỗ,… nhưng sau một thời gian dài, từ năm 1995 tôi bắt đầu tập trung vào sơn mài vì nhận thấy đây là vật liệu hấp dẫn tôi nhất. Càng đi sâu vào sơn mài thì tôi thấy mình không thể thoát ra khỏi nó được nữa. Và tôi cũng vẫn gắn bó với ngành tạo dáng công nghiệp (giảng dạy thiết kế tại Đại học Mỹ thuật công nghiệp), chính loại hình này đã giúp tôi có được những khác biệt trong ngôn ngữ tạo hình.
Xem những bức tranh sơn mài của ông, người ta cảm nhận thấy tinh thần của danh hoạ Gustav Klimt, màu sắc và hình khối rất Tây (hiện đại). Ông có cho là như vậy?
Chính xác. Sơn mài là chất liệu truyền thống, rất Á Đông. Những cái mà bạn gọi Tây đấy chính là phong cách, ngôn ngữ của design mà tôi đã đưa vào trong những tác phẩm của tôi. Đặc biệt, tôi có nhiều đồng cảm với Gustav Klimt. Tranh của Klimt có không gian và tinh thần của hoà sắc sơn mài truyền thống Việt Nam. Có thể tinh thần của Klimt ngấm dần vào tranh của tôi.
Ông có thể nói rõ hơn về sự cảm nhận không gian sơn mài trong tranh sơn dầu của Klimt không?
Tranh của Klimt sử dụng rất nhiều chi tiết décor – trang trí. Chính vì điều này tôi nhận thấy có sự gần gũi với nghệ thuật Phương Đông và đặc biệt với những tác phẩm sơn mài. Trong cảm nhận của tôi, hoà sắc trong tranh của Klimt rất gần với hoà sắc và bảng màu của tranh sơn mài, màu vàng của Klimt tôi có cảm giác nó như màu vàng lá, hay những màu đỏ nó gợi nhiều đến màu đỏ của son trai. Thêm nữa cách tạo màu trong sơn mài là kết quả của sự kết hợp của nhiều lớp nhiều màu, tranh của Klimt cũng có điểm đó.
Trong các bức tranh của ông mà tôi thấy gần đây trên galery Thaivibu.com, như pain, maturity, mature love, satification,… có những nét ánh sáng khi thì dày đặc, khi nằm ngang, khi uốn lượn,… sự trùng lặp về mô tuýp này chứa đựng ẩn ý gì thưa ông?
Mô tuyp mà bạn nói đến đó là sự giao thoa của ánh sáng. Là sự va đập chứ không phải một thứ ánh sáng của thời gian sáng hay chiều cụ thể. Nó cũng là một ngôn ngữ để biểu tải cảm xúc, tâm trạng, sự vận động tinh thần của nhân vật trong tranh.
Mô túyp đó xuất hiện ở trong tranh của tôi ở giai đoạn cuối năm 2007 đến đầu 2009. Giai đoạn trước hay sau đó tôi lại tìm những mô túyp khác cũng như hướng sáng tạo khác. Tôi làm việc theo kế hoạch, tự đặt cho mình trong hai hoặc ba năm sẽ phải có sự thay đổi trong sáng tác. Điều này nhiều khi cũng không dễ dàng gì. Từ năm nay (2010) tôi lại đang thử nghiệm pop - art trên chất liệu sơn mài.
Sơn mài vốn không dễ pha trộn hay biến đổi trong kỹ thuật và màu sắc mài sơn. Có khi nào ông thấy bất lực không điều khiển được vật liệu này trong sáng tác?
Đối với tôi vẽ sơn mài thành công thì ít mà thất bại thì nhiều. Đôi khi cũng rất mệt mỏi. Nếu như vẽ sơn dầu, mỗi lúc bạn có thể thấy được sự tiến triển thì sơn mài chỉ mới biết được kết quả khi bức tranh đã hoàn thành. Và nhiều lúc kết quả lại không được như mong đợi. Bạn biết đấy, vẽ một bức tranh sơn mài phải hai- ba tháng mới xong nên cái khó là bạn luôn phải duy trì cảm xúc đó trong một thời gian dài và đôi khi cảm xúc đó còn bị kỹ thuật của chất liệu chi phối.
Trong các triển lãm của mình, triển lãm nào anh cảm thấy thích thú nhất?
Cách đây 4 năm (2007), tôi đã bày một seria tranh phố (Hà Nội) gồm 11 bức trong triển lãm Giấc mơ Hà Nội cùng với hai họa sĩ đến từ Malaysia và Philippines. Những bức tranh vẽ về Hà Nội này là những bức tranh được lựa trọn trong nhiều bức mà tôi đã làm trong vòng ba năm. Hiện nay tôi vẫn còn giữ chúng. Những bức tranh tôi vẽ đó là những gì tôi hiểu nhất, tường tận nhất với tình cảm yêu thương. Đó cũng là một Hà Nội khác biệt, dẫu ẩn dụ nhưng đó là Hà Nội chứ không phải ở đâu khác.
Đối với anh, Hà Nội đẹp như thế nào?
Tôi thích nhất HN trong kí ức tuổi thơ rất yên bình với những con phố cho dù lúc đó là thời chiến tranh. Tôi và lũ bạn thường chơi trên những mỏm chênh vênh của cầu Long Biên sau mỗi trận bom oach tạc để vui đùa. Cầu Long Biên trong kí ức của tôi thực sự sâu sắc. Cho đến bây giờ, cây cầu vẫn thế - chỉ dành cho xe đạp và xe máy. Thỉnh thoảng
tôi vẫn cùng bạn bè đi bộ trên cầu hay đi xuống bãi Giữa sông Hồng chơi, chụp ảnh và đôi khi chỉ để ngẫm nghĩ một điều gì đó buâng quơ...
Vậy còn hiện tại thì sao?
Tôi thực sự buồn khi ngày ngày chứng kiến Hà Nội thay đổi xấu đi. Hà Nội bây giờ không có mấy thời khắc yên ả để ta thấy thanh thản. Phong cách sống của người Hà Nội cũng đã thay đổi nhiều. Hà Nội cần phải được thay đổi và có lẽ cần cả đến những biện pháp hành chính cứng rắn hơn để có một Hà Nội - như xưa.
Xin cảm ơn anh và chúc anh thêm nhiều thành công mới!
Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011
Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011
NHÂN ĐỌC "VỀ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH " CỦA GS THANH ĐẠM
http://honvietquochoc.com.vn/Van-hoc/Ly-luan-phe-binh/Ve-Noi-buon-chien-tranh.aspx
Đọc bài viết của giáo sư và lời tòa soạn, tôi thấy thật đáng buồn.
Đầu tiên là lời nói đầu của tòa soạn và tiếp đó như một minh chứng bổ sung luận điệu là bài viết của giáo sư.
Trước hết tôi muốn nói đến cái câu thành ngữ mà Giáo sư dùng và vận vào bài luận của mình "mua danh ba van ban danh ba đồng" đầy mỉa mai và giễu cợt.
Bảo Ninh đáng thương thay, đáng thương đến độ thui chột, dúm dó.
Nhưng đọc những tản văn của Bảo Ninh vẫn đầy nhân văn và tế nhị- những phẩm chất đặc trưng của nhà văn, nhưng hiếm gặp ở những nhà văn trung bình bởi nó là tầm nhạy cảm và giác quan thứ sáu của họ về cuộc sống, thân phận con người.
Tôi đồ rằng, Nỗi buồn chiến tranh (THE SORROW OF THE WAR) là một tác phẩm bất ngờ của nhà văn trước nỗi đau chứng kiến chứ không phải là một mưu đồ để bán danh. Vì như vậy Bảo Ninh sẽ hẳn cho ra đời, Nỗi buồn chiến tranh 2, Nỗi buồn chiến tranh 3, ...tôi tin rằng với hàng triệu người chết và bị thương trong cuộc chiến đó hẳn Bảo Ninh sẽ viết được một saga Nỗi buồn chiến tranh.
Khi ngồi học trên ghế nhà trường, về lịch sử, về tác phẩm văn học và cả những câu chuyện, truyền kỳ về cuộc chiến tranh, trong sự tưởng tượng của tôi, những người lính đúng là những anh hùng, lấy thân mình lấp lô châu mai, lấy thân mình đè pháo, họ tiến lên, tiến lên. Không sợ súng đạn, và chiến thắng kẻ thù.
Rồi một lần tôi nghe lỏm được ông tôi nói chuyện với mấy người bạn chiến binh gặp nhau, nhắc lại ông thì chui vào bụi cây, ông thì tè ra quần, ... vì hoảng sợ trong lửa đạn dày đặc... và họ cười rất vui vẻ….
Tôi bỗng hiểu ra, đúng thật con người mà, có phải robot đâu. Cái bát vỡ còn làm mình giật mình nữa là.
Nỗi buồn chiến tranh viết về một cuộc chiến cách đây từ gần nửa thế kỷ, lại được tìm đến để trao giải thưởng. Ở đây hẳn có bàn tay sắp xếp của những tổ chức liên kết văn hóa. Họ tìm đến Việt Nam, và họ tìm đến những tác phẩm văn hóa có tính nhân loại chứ không phải dừng ở chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Những người bên kia chiến tuyến theo lời giáo sư vin vào tác phẩm này để hồ hởi rằng những người lĩnh Việt Nam cũng thất bại, những người có suy nghĩ như vậy chỉ là những kẻ tiểu nhân đắc ý mà thôi. Và số này cũng là rất ít, đó là những điếu quân, nhưng tôi tin rằng điều sâu sắc hơn họ cũng nhận ra rằng chúng ta đều là con người và chúng ta đều có cảm giác, có những nỗi đau như nhau dù nguồn gốc của nó có bắt đầu từ những câu chuyện khác.
Chiến tranh --- nếu một ai đó có thể ca tụng về nó như một sự vẻ vang, anh hùng thì đó thật sự là điều bất hạnh và khổ đau của loài người.
Thưa giáo sư, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trong hơn 1.000.000 (một triệu) người lính của Quân đội nhân dân Việt nam và Quân giải phóng Miền Nam hy sinh ấy, có đến 40% chết không phải vì xung phong mà chết vì bệnh tật sống nơi rừng rú, bệnh tật, thú dữ ăn thịt,…trong chặng đường hành quân đường Trường Sơn,… Có đến 900.000 đến 4.000.000 người dân thường bị chết.
Một cuộc chiến có bao nhiêu khuôn mặt, bao nhiêu mảnh đời, có bao nhiêu cánh rừng, bóng núi chìm trong bóng đen, ….
Một tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” là một con số quá ít ỏi đưa những góc tối ấy ra ánh sang, một sự phản ánh ít ỏi và yếu ớt của một dân tộc về cuộc chiến đầy rẫy đớn đau, mất mát, tổn thất nặng nề,… kéo dài nhiều thế hệ của bên thắng trận.
Một nửa thế kỷ đã trôi qua, vẫn còn hàng triệu người mang thương tật suốt đời và hàng triệu người phơi nhiễm chất độc da cam….
Chúng ta tự hào vì chiến thắng chính nghĩa của dân tộc, nhưng chúng ta cũng đau đớn gấp bội với những tổn thất và mất mát hàng triệu thê hệ người dân.
Chiến thắng, vinh quang, đau thương và mất mát đó là lẽ thường tình hà cớ gì phải che đậy, lấp liếm!
Đọc bài viết của giáo sư và lời tòa soạn, tôi thấy thật đáng buồn.
Đầu tiên là lời nói đầu của tòa soạn và tiếp đó như một minh chứng bổ sung luận điệu là bài viết của giáo sư.
Trước hết tôi muốn nói đến cái câu thành ngữ mà Giáo sư dùng và vận vào bài luận của mình "mua danh ba van ban danh ba đồng" đầy mỉa mai và giễu cợt.
Bảo Ninh đáng thương thay, đáng thương đến độ thui chột, dúm dó.
Nhưng đọc những tản văn của Bảo Ninh vẫn đầy nhân văn và tế nhị- những phẩm chất đặc trưng của nhà văn, nhưng hiếm gặp ở những nhà văn trung bình bởi nó là tầm nhạy cảm và giác quan thứ sáu của họ về cuộc sống, thân phận con người.
Tôi đồ rằng, Nỗi buồn chiến tranh (THE SORROW OF THE WAR) là một tác phẩm bất ngờ của nhà văn trước nỗi đau chứng kiến chứ không phải là một mưu đồ để bán danh. Vì như vậy Bảo Ninh sẽ hẳn cho ra đời, Nỗi buồn chiến tranh 2, Nỗi buồn chiến tranh 3, ...tôi tin rằng với hàng triệu người chết và bị thương trong cuộc chiến đó hẳn Bảo Ninh sẽ viết được một saga Nỗi buồn chiến tranh.
Khi ngồi học trên ghế nhà trường, về lịch sử, về tác phẩm văn học và cả những câu chuyện, truyền kỳ về cuộc chiến tranh, trong sự tưởng tượng của tôi, những người lính đúng là những anh hùng, lấy thân mình lấp lô châu mai, lấy thân mình đè pháo, họ tiến lên, tiến lên. Không sợ súng đạn, và chiến thắng kẻ thù.
Rồi một lần tôi nghe lỏm được ông tôi nói chuyện với mấy người bạn chiến binh gặp nhau, nhắc lại ông thì chui vào bụi cây, ông thì tè ra quần, ... vì hoảng sợ trong lửa đạn dày đặc... và họ cười rất vui vẻ….
Tôi bỗng hiểu ra, đúng thật con người mà, có phải robot đâu. Cái bát vỡ còn làm mình giật mình nữa là.
Nỗi buồn chiến tranh viết về một cuộc chiến cách đây từ gần nửa thế kỷ, lại được tìm đến để trao giải thưởng. Ở đây hẳn có bàn tay sắp xếp của những tổ chức liên kết văn hóa. Họ tìm đến Việt Nam, và họ tìm đến những tác phẩm văn hóa có tính nhân loại chứ không phải dừng ở chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Những người bên kia chiến tuyến theo lời giáo sư vin vào tác phẩm này để hồ hởi rằng những người lĩnh Việt Nam cũng thất bại, những người có suy nghĩ như vậy chỉ là những kẻ tiểu nhân đắc ý mà thôi. Và số này cũng là rất ít, đó là những điếu quân, nhưng tôi tin rằng điều sâu sắc hơn họ cũng nhận ra rằng chúng ta đều là con người và chúng ta đều có cảm giác, có những nỗi đau như nhau dù nguồn gốc của nó có bắt đầu từ những câu chuyện khác.
Chiến tranh --- nếu một ai đó có thể ca tụng về nó như một sự vẻ vang, anh hùng thì đó thật sự là điều bất hạnh và khổ đau của loài người.
Thưa giáo sư, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trong hơn 1.000.000 (một triệu) người lính của Quân đội nhân dân Việt nam và Quân giải phóng Miền Nam hy sinh ấy, có đến 40% chết không phải vì xung phong mà chết vì bệnh tật sống nơi rừng rú, bệnh tật, thú dữ ăn thịt,…trong chặng đường hành quân đường Trường Sơn,… Có đến 900.000 đến 4.000.000 người dân thường bị chết.
Một cuộc chiến có bao nhiêu khuôn mặt, bao nhiêu mảnh đời, có bao nhiêu cánh rừng, bóng núi chìm trong bóng đen, ….
Một tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” là một con số quá ít ỏi đưa những góc tối ấy ra ánh sang, một sự phản ánh ít ỏi và yếu ớt của một dân tộc về cuộc chiến đầy rẫy đớn đau, mất mát, tổn thất nặng nề,… kéo dài nhiều thế hệ của bên thắng trận.
Một nửa thế kỷ đã trôi qua, vẫn còn hàng triệu người mang thương tật suốt đời và hàng triệu người phơi nhiễm chất độc da cam….
Chúng ta tự hào vì chiến thắng chính nghĩa của dân tộc, nhưng chúng ta cũng đau đớn gấp bội với những tổn thất và mất mát hàng triệu thê hệ người dân.
Chiến thắng, vinh quang, đau thương và mất mát đó là lẽ thường tình hà cớ gì phải che đậy, lấp liếm!
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011
NADIA CAMBOURS, THE ARTIST LIGHTS THE SWING
Meeting Nadia Cambours in the Ha Noi’s sunny when she has a performance tour at Le club of Sofitel Metropole hotel. Appearing in a simple black dress and the serene face without power, a long smooth necklace, the artist looks simple but brilliant. Taking sit down in few minutes, the necklace was worn down by her side of thin belt. Her subtlety could be seen through the little action she makes.
Born in the North side of France, Nadia Cambours is endowed with the Swing classic voice. She has tried out dancing, modeling, acting. But she has her heart set on singing Swing, the noble style of the 1930s jazz. “I was born to sing, I‘m able to do nothing but sing” - She said.
The Hanoi audiences and musicians have been surprised and sublimated following up her impromptu performance. The way she sings and dances is always in creating and exciting. She has never repeated the same song for 15 continuously performing nights in the tour at the Metropole club. Her voice and musical sound has attracted all the doors opening and many guests came out their rooms going to the French classic architect to see her closely.
The Swing is a hard style of Jazz. It not only requires the artists having a lot of singing techniques, a high quality voice but also demands the artists to be able to dance Swing well. The jazz audiences are very picky.
“I have been charmed by the music of the 1920-1940 Swing. It is so smooth, quite, fun and elegant.”- She answered why she has chosen to perform such a unique genre of music, and added, “Jazz is misery because that is the music of the black slaves. Before Swing, Jazz is expressed through the sad Blues. Swing is happiness. Listen Swing is fun, outside fun but behind bright smile is tears which is hided wisely. I would love to the show of subtle affection. Sadness is hidden and its taste likes the tiny particles in a cocktail glass which blended perfectly”
“Swing is not only the music its show is much more, that is the life of the black in American prior of 20th when they were ostracized. Jazz has helped them overcome those destitute days”- she adds.
From the natural beginning, the talent artist learned jazz by her grandmother when she was a child. At that time, there were few old women and children living in the small houses. They sing and danced together to forget their misses and worries about their man was in battles of war time. The grandmother taught Nadia how to keep the tone, release rate and the word of songs. She had taken a vocal class then practiced hardly every day.
Keep in mind the voice is particular instrument which must to reserve and enhanced by practice every day, and living with Picasso’s note “Bad artist copy. Good artist steal.” It means that “working in art world, you should copy, copy the works of one who you are admired, of ordinary people every day, when you are the wrong copy that is you”.- she smiled and told that she even has practiced every hour in communications and talking. She always control her sound and listening the way others speaking.
Nadia admits to having influenced by two Swing legends- Billie Holiday and Anita in prior years of her career. The result from her “copy” and practices bright out the “wrong copy” Nadia Cambours – the Queen of Swing today. The Queen has conducted dozens of touring across the continents, in the famous and luxury bars, clubs in Hong Kong, Seoul, Taiwan, Casablanca,… performing with Oliver Smith Jazz band. She also has released some Swing CDs and written the lyrics.
Jazz is not popular music with masses. The artist has a lot of difficult in keeping up with it. But Nadia staked her career with Jazz “not only for admires, enjoys, but also Jazz has become my close friend since my childhood. Moreover, I sing jazz because I want to save it and to steer it away from the bias that it belongs to the black community. Jazz contains all level of human affections like happy, angry, quite, noisy sense, so it belongs to people over the world”- she shared
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)