Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Sau thịnh nộ giải Nobel Hòa Bình, Trung Quốc ôm hôn giải Nobel mới



Hai năm trước đây, khi Lưu Hiểu Ba đang bị cầm tù thì ông được xướng tên nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình. Chính phủ Trung Quốc đã phản đối gay gắt và giận dữ, xóa sạch thông báo Giải thưởng trên internet, chỉ trích giải thưởng như là một “sự báng bổ” và gọi nó là một công cụ tuyên truyền của phương Tây với mục đích xúc phạm và gây mất ổn định đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Các quan chức Chính phủ thậm chí trả thù Na Uy – quốc gia trao giải thưởng này, từ chối visa của các chức sắc Na Uy và trì hoãn các lô hàng cá hồi của Na uy đến ươn thối trước khi hoàn tất các thủ tục hải quan.
Nhưng tất cả dường như được lãng quên hết vào ngày thứ 5 ngày 11 tháng 10 năm 2012, khi một công bố giải Nobel khác, giải Nobel Văn Học 2012, được trao cho một người TQ khác, một tác giả nổi tiếng thế giới Mạc Ngôn và Trung Quốc đã chào đón tin này tưng bừng như ngày quốc khánh. Đài TH TW CCTV đã ngắt chương trình đang phát hình để đưa tin này; tờ báo lá cải quốc gia Hoàn Cầu đã đưa một trang xã luận đặc biệt lên website; và tờ Nhân dân hàng ngày đưa một bài viết sinh động dạt dào rằng Giải thưởng là “một sự cổ vũ, một sự chứng nhận và cũng là một sự khẳng định- nhưng hơn cả, nó là một sự khởi đầu mới”.
Giải thưởng này có thể sẽ tác động lớn tới tâm lý dân tộc của Trung Quốc. Người Trung Quốc đang bị đè nén và mặc cảm lâu nay, ít nhất trong con mắt của phương Tây, vì các thành tựu văn hóa  lu mờ, yếu ớt trước sự lấn át của tăng trưởng và sức mạnh kinh tế.
“Điều này sẽ được coi như một công báo rằng Trung Quốc đã đến với thế giới” – Kenneth G. Lieberthal một chuyên gia Trung Quốc tại viện Brookings (Washington) nói – “Ít nhất những mâu thuẫn giữa những phản ứng trước giải thưởng của Lưu Hiểu Ba và Mạc Ngôn sẽ không làm khó họ”
Đồng thời, Giải thưởng cũng thể hiện sự thay đổi từ phía viện Hàn Lâm Thụy Điển và các thành viên lựa chọn người giành được Giải thưởng văn học này.
Trong suốt thời kỳ  Xô viết, Viện luôn trao giải thưởng cho các nhà văn bất đồng chính kiến với Liên Xô và Đông Âu như Aleksandr Solzhenitsyn, Joseph Brodsky và Jaroslav Seifert. Tương tự như vậy, hai người Trung Quốc đại lục chiến thắng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản – ông Lưu và Cao Hành Kiện đoạt giải thưởng Nobel Văn học năm 2000. Ông Kiện đã từ bỏ quốc tịch Trung Quốc, nhập Quốc tịch Pháp. Cả hai người này đều là các nhà bất đồng chính kiến.
Thực sự, Viện hàn lâm này hiếm khi, thậm chí chưa bao giờ trao giải thưởng cho một nhà văn hay một học giả được Chính phủ cộng sản công nhận.
Các cuộc thảo luận của Viện được giữ kín nghiêm ngặt như kiểu tòa thị chính Vatican nhưng các chức sắc khẳng định rằng không hề  bị bất kỳ một áp lực chính trị hay ngoại giao hay kinh tế từ phía Trung Quốc tác động đến bất kỳ phần nào trong những quyết định này.
“Về cơ bản, việc rất giản đơn” - Peter Englund, thư kí của Viện Hàn Lâm nói – “Chúng tôi đang trao một giải thưởng văn học vì giá trị văn chương của văn học. Những quan điểm và chính trị không tác động gì ở đây cả.
“Điều đó không có nghĩa rằng chúng tôi coi văn chương không có tính chính trị hoặc rằng người được giải thưởng năm nay không phải viết văn học chính trị” – ông nói tiếp về Mạc Ngôn- “Bạn mở bất kỳ quyển sách nào của ông ấy và sẽ thấy nó phê phán rất nhiều vấn đề ở Trung Quốc trong lịch sử và đương đại. Nhưng ông ấy không phải là một nhà bất đồng chính kiến. Tôi cho rằng ông ấy hơn cả một nhà phê bình của thể chế lại đang ngồi giữa thể chế đó”.
Ông Mạc, 57 tuổi, khó có thể là một công cụ của Đảng Cộng sản, nhiều sáng tác của ông thấm đẫm sự phê phán xã hội và lượng độc giả văn học Trung Quốc trong nước và nước ngoài đều ngưỡng mộ ông.
Nhưng ông không xác nhận ông là một nhà chính trị, ông khẳng định không đứng về phía chống lại Chính phủ - ông đồng thời cũng là Phó chủ tịch Hội Nhà Văn Trung Quốc – điều này đã khiến ông bị các nhà văn chống đối ở TQ chỉ trích.
Trong những tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn của mình, ông Mạc phác họa những bức chân dung nông thôn và đời sống người dân Trung Quốc đầy màu sắc rực rỡ, phức tạp, thường sử dụng lối phiêu diêu, hoang tưởng- lời kể của động vật, những yếu tố của những câu chuyện cổ tích- gợi đến các kỹ thuật ngôn từ của trường phái hiện thực huyền ảo Nam Mỹ. Tác phẩm của ông được dịch và phát hành rộng rãi ở phương Tây nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là tác phẩm Cao Lương Đỏ - một thiên sử thi về vùng nông thôn Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ như thời Nhật chiếm đóng, văn hóa thổ phỉ, và những thân phận nông phu nghiệt ngã. Năm 1987 đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã chuyển thể tác phẩm này thành bộ phim cùng tên.
“Thông qua t sự pha trộn của huyển ảo và thực tế, những bối cảnh chính trị và xã hội” – nhà văn Mạc ngôn đã gợi nhớ đến thế giới phức tạp của những nhân vật trong các tác phẩm của William Faulkner và Gabriel García Márquez,  đồng thời dẫn dắt vào thế giới văn học trung quốc cổ đại và truyền miệng” – Một viên chức Viện Hàn Lâm Thụy Điển nhận xét.
“Ông Mạc sinh năm 1955, trong một gia đình nông dân, tại vùng cao nguyên khô cằn miền đông  của tỉnh Sơn Đông Trung Quốc. Đây cũng là bối cảnh trong nhiều cuốn tiểu thuyết của ông. Thủa niên thiếu, ông trải qua thời kỳ Cách mạng văn hóa, bỏ học đi làm ruộng, rồi làm công nhân trong một nhà máy chiết xuất dầu bông. Ông đã bắt đầu viết, theo lời kể của ông, một cài năm sau đó, trong thời gian ông thực hiện nghĩa vụ trong quân đội Giải Phóng.
Bút danh Mạc ngôn, nghĩa là “Không nói”, phản ánh xã hội giai đoạn thủa niên thiếu của ông “Thời kỳ đó ở TQ, cuộc sống không được bình thường, bì vậy bố mẹ tôi đã cấm tôi không được nói năng ở bên ngoài” – ông giải thích xuất xứ bút danh của mình tại diễn đàn Đại học California, Berkeley, năm 2011 – “Nếu bạn nói bên ngoài và nói những gì bạn nghĩ, bạn sẽ gặp phiền toái. Vì vậy tôi đã nghe lời bố mẹ và không nói năng gì”
Những cuốn sách của Mạc ngôn đã chạm tới rất nhiều chủ đề nhạy cảm đương đại của Trung Quốc, bao gồm cả Cách mạng Văn hóa và những chính sách kế hoạch hóa gia đình hà khắc của đất nước này.
Một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, Cây tỏi nổi giận (the Garlic Ballads), viết năm 1988 phát hành bằng tiếng Anh năm 1995, miêu tả cuộc nổi dậy của nông dân chống lại những hành động phi pháp của chính phủ, được kể theo kiểu bán thần thoại để tránh sự chỉ trích trực tiếp đến những viên chức chính phủ cụ thể.
Nhưng cuốn sách này đã dẫn đến hậu quả của cuộc náo động của sinh viên năm 1989. Ông Howard Goldblatt, dịch giả tác phẩm của Mạc ngôn cho biết. Ông Mạc đã phải xuất bản cuốn sách này ở Đài Loan trước, sau đó mới in được ở Trung quốc đại lục.
Các nhà phê bình phương Tây không tiếc lời ca tụng tác phẩm “Sinh tử bì lao” là một tác phẩm lớn đầy tham vọng qua lời kể năm con vật là những kiếp trước của một người đàn ông bị Yama, ngục vương cầm tù, đã miêu tả hầu hết những trải nghiệm về cách mạng của đất nước mình gần giống như một cuốn phim tài liệu của các thời đại, một học giả đã viết trên The New York Times vào năm 2008.
Viện Hàn lâm Thụy Điển đã lưu ý rằng, rất nhiều tác phẩm của ông Ngôn đã bị phản đối bởi vì nó phê phán, chỉ trích sâu cay xã hội TQ đương đại.
Michel Hockx,giáo sư nghiên cứu TQ tại viện nghiên cứu Phương Đông và Châu phí tại đại học London nói rằng, ông Mạc là một phần của thế hệ nhà văn hậu cách mạng văn hóa những người đã bắt đầu nhìn lại xã hội TQ, đặc biệt vùng nông thôn với dưới góc nhìn mới của người đứng ngoài định hướng của Đảng.
Trong một thời gian dài, Chủ nghĩa hiện thực TQ chịu sức ép trở thành chủ nghĩa hiện thực  xã hội chủ nghĩa, vì vậy nó chứa đầy những thông điệp hệ tư tưởng và chính trị. - Mr. Hockx nói- “Nhưng thay việc viết về những người hùng xã hội chủ nghĩa”- ông Mạc đã đưa các nhân vật hiện thực vào tác phẩm của mình- ông Hockx nói tiếp-  đông thời phác họa nông thôn TQ như một “chốn huyền hoặc những điều tuyệt diệu diễn ra, những điều như chỉ được thấy trong những câu chuyện cổ tích và thần tiên”.
Tuy nhiên một số người đã chỉ trích ông Mạc về lập trường chính trị. Mùa hè năm ngoái, ông đã công khai công kích việc  tham gia nhóm tác giả chép tay lại bài diễn văn của Mao Trạch Đông năm 1942. Bài diễn văn này đã được phát đi từ nhiều năm trước công bố việc chính phủ kiểm duyệt nhà văn và nghệ sĩ Trung Quốc, và được miêu tả như là tờ giấy chứng tử đối với những người sáng tác phủ nhận khả năng của mình là nhờ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Ông cũng bị chỉ trích vì việc tham dự Hội chợ sách Frankfurt năm 2009 sau khi Bắc Kinh cấm một số nhà văn bất đồng chính kiến. Sau đó, Mạc ngôn đã phát biểu tại Hội chợ này rằng đã mang đến một cánh cửa cho suy tư hỗn độn của ông.
“ Một nhà văn cần bộc lộ sự phê phán và phẫn nộ những mặt trái của xã hội và những bản chất xấu xa của con người, nhưng chúng ta không nên dùng chung một biểu thức thể hiện” – ông nói – “Một số người muốn hét to ngoài đường nhưng chúng ta cũng nên rộng lượng với những người trốn trong phòng và dùng văn chương để nói lên quan điểm của mình”.
Bài viết được Andrew tường thuật từ Bắc Kinh và Sarah Lyall từ London, với sự đóng góp của Ian Johnson từ Bắc Kinh và Alan Cowell từ Paris. Đăng trên nytimes.com ngày 11 tháng 10 2012. Mình bị bắt dịch để làm tài liệu nên post đây share!!! Lovely Minh Anh Tran

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét