The vulture eats between his meals
And that's the reason why
he very, very rarel feels
As well as you and I
His eye is dull, his head is bald
His neck is growing thinner
Oh! what a lesson for us all
To only eat at dinner
HILLAIRE BELLOC
Thứ Tư, 13 tháng 1, 2010
Thứ Hai, 4 tháng 1, 2010
GS. ROGER EYCHENNE: Muốn phát triển văn hóa phải cho giáo dục điều kiện tốt nhất
GS. Roger Eychenne đã nhiều năm hoạt động và làm việc trong lĩnh vực phát triển công nghệ đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mexico, Maroc, Tây Ban Nha, Cannada, Tunisia, Venezuela, Hungary, Romania, Ba Lan, Lebanon, Syria, Jordan, Senegal, Gabon, Cameroon, Ai Cập,... Ông là tùy viên hợp tác khoa học và đại học của Pháp tại Việt Nam từ đầu năm 2008 đến nay. Thích Hà Nội phát triển mà giữ được những tiếp biến của quá khứ và hiện tại như hôm nay, nhìn những mâu thuẫn đang giằng xé trong xã hội Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ như chất lượng sống, giáo dục, văn hóa là một hành trình tiếp biến,... là một trong những quan điểm thú vị mà ông chia sẻ cùng T.N.
Trần Nga: Là một nhà giáo dục, theo ông giáo dục và văn hóa có quan hệ với nhau như thế nào?
Tôi nghĩ rằng, chính giáo dục là cái để thúc đẩy văn hóa. Những nhà giáo dục có trách nhiệm lớn trong việc làm tốt công việc của mình, cũng như có vai trò lớn trong thúc đẩy phát triển văn hóa. Muốn văn hóa (nghệ thuật, lối sống, ...) phát triển được tốt nhất phải cho giáo dục được sự phát triển tốt nhất. Tôi tin là giáo dục sẽ phát triển được văn hóa.
Như vậy văn hóa phải được giáo dục như thế nào trong giáo dục nhà trường?
Giáo dục văn hóa trong nhà trường thông qua rất nhiều chi tiết nhỏ, điểm cốt yếu nhà trường đem lại cho học sinh là sự thuần thục, nắm chắc những gì được truyền đạt. Nhà trường không phải là nơi “nhồi nhét” kiến thức mà phải làm cho học sinh chủ động thuần hóa được kiến thức, tổng hợp được thông tin thành của mình. Tôi thích câu nói của Mông- te : “Một cái đầu đầy kiến thức không bằng một cái đầu xử lí kiến thức tốt”. Như vậy vai trò của nhà trường là phải làm ra những cái đầu tốt chứ không phải làm đầy những cái đầu. Điều này phải được thực hiện một cách hệ thống trong một chuỗi từ những ngày đầu tiên tới trường cho tới học đại học. Phải tạo cho học sinh biết suy nghĩ, biết chọn lựa, được sáng tạo.
Như vậy ông có nghĩ mỗi quốc gia phải có một nền giáo dục riêng của mình không? Vì trong giáo dục có văn hóa, và văn hóa ở giáo dục?
Thực ra các nền văn hóa có điểm chung, và cũng có những phần không giống nhau mà chúng ta phải tôn trọng nhau. Chia sẻ một cách giải bài toán, một phương pháp học tập thì cũng tốt. Và kể cả trong một lĩnh vực âm nhạc, có thể dạy học sinh nhạc cổ điển nhưng không có nghĩa loại trừ âm nhạc dân tộc. Tôi nghĩ là chia sẻ những điều tốt đẹp của nhau thì cũng tốt thôi. Nhưng không áp đặt cái đó cho tất cả mọi người, chia sẻ chứ không áp đặt. Hiện nay vấn đề đa dạng văn hóa cũng đang được đặt ra ở Pháp. Thế hệ ông bà tôi nói tiếng Oc-xi-tăng nhưng đến chúng tôi thì tiếng Pháp, ngôn ngữ đang mất đi, điều đó không phải là tốt.
Hiện nay ở nhiều thành phố lớn của VN xuất hiện rất nhiều trường quốc tế, trung tâm giáo dục quốc tế. Để tiếp cận và theo học được trường đại học tiêu chuẩn quốc tế, đòi hỏi học sinh tốt nghiệp phổ thông VN phải có trình độ hay mức kiến thức kỹ năng như thế nào?
Tất nhiên nhà trường phải dạy học sinh kiến thức cơ bản, đồng thời phải giúp học sinh theo đuổi một cái “dự án” mang tính chuyên môn, nghề nghiệp sau này. Học sinh phải có cách tự học và ham thích muốn học. Nhà trường giúp cho học sinh sáng tạo, quan tâm nhiều hơn đến những sáng tạo cá nhân của học sinh cũng như tạo điều kiện cho nó bộc lộ, ủng hộ, khuyến khích và làm cho những sáng tạo của học sinh có giá trị hơn. Và cái mà học sinh theo đuổi, “dự án” của anh ta không phải ai cũng giống nhau.
Mặt khác, ở VN hiện nay, chưa có hệ thống hay một tổ chức nào tin cậy tuyên bố các trung tâm giác dục, hay trường có gắn nhãn hiệu quốc tế thực sự đạt tiêu chuẩn quốc tế. Giáo sư có lời khuyên nào để các bậc phụ huynh có thể kiểm tra được chất lượng của những trung tâm hay trường quốc tế đó?
Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa marketing cho nhà trường với chất lượng của nhà trường. Không phải cứ thấy hình ảnh logo, market giới thiệu chuyên nghiệp đẹp thì đó là cơ sở tốt. Chất lượng giáo dục của các trường đạt tiêu chuẩn quốc tế dựa vào tiêu chí chuẩn mực quốc tế do một hội đồng các giáo sư giỏi trên thế giới đã thảo luận và đặt ra. Tiêu chí đó có thể được áp dụng ở mọi nơi trên thế giới. Đó cũng là cách làm khoa học và trong công nghệ đỉnh cao cũng như vậy. Không phải nhìn chữ quốc tế tức là đạt chuẩn trường quốc tế mà phải xem nó có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc tế hay không. Một trường ĐH là một tổ hợp phức tạp, ở đó có lĩnh vực: giáo dục đào tạo, liên kết doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học, đào tạo giáo viên, tổ chức công việc nhà trường, phân bổ tài nguyên, nguồn lực,.... tiền lương, nguồn nhân lực. Đạt tất cả những tiêu chuẩn ở các lĩnh vực đó thì mới đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Như vậy theo những tiêu chí trên, tôi e là VN chưa có một trường ĐH nào đạt tiêu chuẩn quốc tế!
Lạc quan mà nói thì các trường ĐH ở VN, mỗi nơi cũng có một số những yếu tố đạt chuẩn. (cười)
Các trường ĐH ở VN hầu như mới chỉ chú trọng đến công tác đào tạo sinh viên và ít trường có hoạt động nghiên cứu thường xuyên nhất là gắn với nghiên cứu khoa học thực tiễn
Nói chung trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia đang gặp một vấn đề, đó là sự chuyển đổi mục tiêu giáo dục đại học. Trước đây, giáo dục đại học là giáo dục nhân tài. Tất cả các nơi trên thế giới thì trường ĐH đầu tiên là nơi đào tạo nhân tài, họ chỉ đào tạo vài trăm đến vài nghìn người thôi. Khi nước đó phát triển, cần nhiều nhân lực cao thì trường đại học bắt buộc phải đào tạo từ vài trăm đến vài triệu người. Đó là vấn đề rất khó ở mức độ tòan cầu. Nếu dạy cho cả triệu người thành nhân tài, ai cũng giỏi cả thì rất khó. Điều này ở Pháp cũng thế và VN cũng đúng hơn nữa vì VN đang phát triển mà lại phát triển nhanh nữa. Nên dẫn đến tình huống rất khó giải quyết. Không có những giải pháp đơn giản. Không có nước nào có giải pháp đơn giản. Đó không phải là vấn đề văn hóa của VN, hay người VN như thế. Không có định mệnh như vậy đâu. Mà nó đến với tất cả mọi người.
Vâng. Nhưng chúng ta có thể /quyền lựa chọn chứ?
Tôi nghĩ rằng, chính giáo dục là cái để thúc đẩy văn hóa. Những nhà giáo dục có trách nhiệm lớn trong việc làm tốt công việc của mình, cũng như có vai trò lớn trong thúc đẩy phát triển văn hóa. Muốn văn hóa (nghệ thuật, lối sống, ...) phát triển được tốt nhất phải cho giáo dục được sự phát triển tốt nhất. Tôi tin là giáo dục sẽ phát triển được văn hóa.
Như vậy văn hóa phải được giáo dục như thế nào trong giáo dục nhà trường?
Giáo dục văn hóa trong nhà trường thông qua rất nhiều chi tiết nhỏ, điểm cốt yếu nhà trường đem lại cho học sinh là sự thuần thục, nắm chắc những gì được truyền đạt. Nhà trường không phải là nơi “nhồi nhét” kiến thức mà phải làm cho học sinh chủ động thuần hóa được kiến thức, tổng hợp được thông tin thành của mình. Tôi thích câu nói của Mông- te : “Một cái đầu đầy kiến thức không bằng một cái đầu xử lí kiến thức tốt”. Như vậy vai trò của nhà trường là phải làm ra những cái đầu tốt chứ không phải làm đầy những cái đầu. Điều này phải được thực hiện một cách hệ thống trong một chuỗi từ những ngày đầu tiên tới trường cho tới học đại học. Phải tạo cho học sinh biết suy nghĩ, biết chọn lựa, được sáng tạo.
Như vậy ông có nghĩ mỗi quốc gia phải có một nền giáo dục riêng của mình không? Vì trong giáo dục có văn hóa, và văn hóa ở giáo dục?
Thực ra các nền văn hóa có điểm chung, và cũng có những phần không giống nhau mà chúng ta phải tôn trọng nhau. Chia sẻ một cách giải bài toán, một phương pháp học tập thì cũng tốt. Và kể cả trong một lĩnh vực âm nhạc, có thể dạy học sinh nhạc cổ điển nhưng không có nghĩa loại trừ âm nhạc dân tộc. Tôi nghĩ là chia sẻ những điều tốt đẹp của nhau thì cũng tốt thôi. Nhưng không áp đặt cái đó cho tất cả mọi người, chia sẻ chứ không áp đặt. Hiện nay vấn đề đa dạng văn hóa cũng đang được đặt ra ở Pháp. Thế hệ ông bà tôi nói tiếng Oc-xi-tăng nhưng đến chúng tôi thì tiếng Pháp, ngôn ngữ đang mất đi, điều đó không phải là tốt.
Hiện nay ở nhiều thành phố lớn của VN xuất hiện rất nhiều trường quốc tế, trung tâm giáo dục quốc tế. Để tiếp cận và theo học được trường đại học tiêu chuẩn quốc tế, đòi hỏi học sinh tốt nghiệp phổ thông VN phải có trình độ hay mức kiến thức kỹ năng như thế nào?
Tất nhiên nhà trường phải dạy học sinh kiến thức cơ bản, đồng thời phải giúp học sinh theo đuổi một cái “dự án” mang tính chuyên môn, nghề nghiệp sau này. Học sinh phải có cách tự học và ham thích muốn học. Nhà trường giúp cho học sinh sáng tạo, quan tâm nhiều hơn đến những sáng tạo cá nhân của học sinh cũng như tạo điều kiện cho nó bộc lộ, ủng hộ, khuyến khích và làm cho những sáng tạo của học sinh có giá trị hơn. Và cái mà học sinh theo đuổi, “dự án” của anh ta không phải ai cũng giống nhau.
Mặt khác, ở VN hiện nay, chưa có hệ thống hay một tổ chức nào tin cậy tuyên bố các trung tâm giác dục, hay trường có gắn nhãn hiệu quốc tế thực sự đạt tiêu chuẩn quốc tế. Giáo sư có lời khuyên nào để các bậc phụ huynh có thể kiểm tra được chất lượng của những trung tâm hay trường quốc tế đó?
Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa marketing cho nhà trường với chất lượng của nhà trường. Không phải cứ thấy hình ảnh logo, market giới thiệu chuyên nghiệp đẹp thì đó là cơ sở tốt. Chất lượng giáo dục của các trường đạt tiêu chuẩn quốc tế dựa vào tiêu chí chuẩn mực quốc tế do một hội đồng các giáo sư giỏi trên thế giới đã thảo luận và đặt ra. Tiêu chí đó có thể được áp dụng ở mọi nơi trên thế giới. Đó cũng là cách làm khoa học và trong công nghệ đỉnh cao cũng như vậy. Không phải nhìn chữ quốc tế tức là đạt chuẩn trường quốc tế mà phải xem nó có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc tế hay không. Một trường ĐH là một tổ hợp phức tạp, ở đó có lĩnh vực: giáo dục đào tạo, liên kết doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học, đào tạo giáo viên, tổ chức công việc nhà trường, phân bổ tài nguyên, nguồn lực,.... tiền lương, nguồn nhân lực. Đạt tất cả những tiêu chuẩn ở các lĩnh vực đó thì mới đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Như vậy theo những tiêu chí trên, tôi e là VN chưa có một trường ĐH nào đạt tiêu chuẩn quốc tế!
Lạc quan mà nói thì các trường ĐH ở VN, mỗi nơi cũng có một số những yếu tố đạt chuẩn. (cười)
Các trường ĐH ở VN hầu như mới chỉ chú trọng đến công tác đào tạo sinh viên và ít trường có hoạt động nghiên cứu thường xuyên nhất là gắn với nghiên cứu khoa học thực tiễn
Nói chung trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia đang gặp một vấn đề, đó là sự chuyển đổi mục tiêu giáo dục đại học. Trước đây, giáo dục đại học là giáo dục nhân tài. Tất cả các nơi trên thế giới thì trường ĐH đầu tiên là nơi đào tạo nhân tài, họ chỉ đào tạo vài trăm đến vài nghìn người thôi. Khi nước đó phát triển, cần nhiều nhân lực cao thì trường đại học bắt buộc phải đào tạo từ vài trăm đến vài triệu người. Đó là vấn đề rất khó ở mức độ tòan cầu. Nếu dạy cho cả triệu người thành nhân tài, ai cũng giỏi cả thì rất khó. Điều này ở Pháp cũng thế và VN cũng đúng hơn nữa vì VN đang phát triển mà lại phát triển nhanh nữa. Nên dẫn đến tình huống rất khó giải quyết. Không có những giải pháp đơn giản. Không có nước nào có giải pháp đơn giản. Đó không phải là vấn đề văn hóa của VN, hay người VN như thế. Không có định mệnh như vậy đâu. Mà nó đến với tất cả mọi người.
Vâng. Nhưng chúng ta có thể /quyền lựa chọn chứ?
Một trong những tiêu chí để đạt đào tạo chất lượng ở các trường đại học là người lãnh đạo phải có được độc lập cao trong việc vận hành trường của mình. Không nên dội những quyết định từ trên xuống mà nên có những luồng thông tin chuyển từ dưới lên trên. Đương nhiên lãnh đạo Nhà nước có vai trò chủ đạo rồi nhưng nhân vật của trường có vai trò của họ. Bí mật của thành công là tìm được vị trí của mình trong quá trình phát triển. Tình huống này cũng xảy ra như thế ở nhiều trường ĐH trên thế giới. Và những dự án của chúng tôi là đi tìm những cái đó. Con đường có thể còn rất xa nhưng nó cũng đáng để chúng ta đi.
Tôi cũng có nghe nhiều nhà giáo dục và quản lý giáo dục cấp cao của Việt Nam phát ngôn rằng, giáo dục phổ thông là phải dạy cho học sinh phương pháp tự học, họ cũng rất muốn thay đổi hệ thức nhưng tình hình thực tế nền giáo dục VN vẫn chưa làm được điều đó, phải chăng VN còn thiếu những phương pháp,...?
Không hẳn như vậy. VN đang chuyển đổi đào tạo nhân tài sang đào tạo số đông. Do phải giải quyết khâu đó nên mới có tình trạng giáo dục như hiện nay: thiếu giáo viên, không có sự chuẩn bị chương trình,.... Điều này diễn ra ở tất cả các nước đang phát triển nhất là với VN đang phát triển quá nhanh. Như giải quyết tiền lương giáo viên cũng là vấn đề khó, nếu một nước tương đối phát triển, giàu rồi thì dễ quyết định đầu tư cho việc xây thêm một cái sân bay hay dùng tiền đó nâng lương giáo viên.
Tôi cũng có nghe nhiều nhà giáo dục và quản lý giáo dục cấp cao của Việt Nam phát ngôn rằng, giáo dục phổ thông là phải dạy cho học sinh phương pháp tự học, họ cũng rất muốn thay đổi hệ thức nhưng tình hình thực tế nền giáo dục VN vẫn chưa làm được điều đó, phải chăng VN còn thiếu những phương pháp,...?
Không hẳn như vậy. VN đang chuyển đổi đào tạo nhân tài sang đào tạo số đông. Do phải giải quyết khâu đó nên mới có tình trạng giáo dục như hiện nay: thiếu giáo viên, không có sự chuẩn bị chương trình,.... Điều này diễn ra ở tất cả các nước đang phát triển nhất là với VN đang phát triển quá nhanh. Như giải quyết tiền lương giáo viên cũng là vấn đề khó, nếu một nước tương đối phát triển, giàu rồi thì dễ quyết định đầu tư cho việc xây thêm một cái sân bay hay dùng tiền đó nâng lương giáo viên.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị, chúc ông đón năm mới ở VN thật vui và hạnh phúc!
GS. ROGER EYCHENNE: Thích Hà Nội phát triển tiếp biến quá khứ và hiện tại
GS. Roger Eychenne đã nhiều năm hoạt động và làm việc trong lĩnh vực phát triển công nghệ đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mexico, Maroc, Tây Ban Nha, Cannada, Tunisia, Venezuela, Hungary, Romania, Ba Lan, Lebanon, Syria, Jordan, Senegal, Gabon, Cameroon, Ai Cập,... Ông là tùy viên hợp tác khoa học và đại học của Pháp tại Việt Nam từ đầu năm 2008 đến nay. Thích Hà Nội phát triển mà giữ được những tiếp biến của quá khứ và hiện tại, nhìn những mâu thuẫn giằng xé trong xã hội Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ như chất lượng sống, giáo dục, văn hóa,... như một hành trình tiếp biến,... là một trong những quan điểm thú vị mà ông chia sẻ.
Trần Nga: Giáo sư sinh ra ở vùng nào nước Pháp?
GS. Roger Eychenne: Tôi sinh ra ở vùng Tulus, miền Nam nước Pháp. Gia đình tôi từ mấy đời đều làm nông nghiệp vùng Pighênê. ...
Năm mới đang đến, ông lại sống ở Hà Nội, ông có nhớ quê hương không? Và nếu có thì những hình ảnh gợi trong tâm trí ông nhiều nhất?
Nếu chị đi tìm kiếm một người nhớ quê hương da diết thì không phải là tôi đâu nhé. Được ở VN tôi cũng rất sung sướng, đặc biệt không bao giờ tiếc là phải xa quê mà đến VN. Nhưng quả thật, trong đầu tôi hình ảnh tuyết trắng, những ngọn núi của nước Pháp rất nên thơ. Nhìn những hàng cây nhiều lá trong mùa đông ở Hn kia tôi lại nhớ những hàng cây khẳng khiu trơ trọi cành trong tuyết ở Pháp. Tôi hay đi trượt tuyết, nên những hình ảnh về núi, tuyết cũng thiếu thiếu một chút. Sự khác biệt hoàn toàn về thời tiết và thiên nhiên giữa HN và Paris cũng gây cho tôi những ngạc nhiên. Ở Pháp, mùa đông chỉ tòan tuyết với băng; mùa hè thì toàn núi, toàn đá. Trong khi ấy thì leo lên đỉnh Paxipăng ở VN cao hơn 3000 m vẫn thấy tre xanh. Với tôi đấy là những hình ảnh trái ngược nhau và ấn tượng.
Là một người từng sống nhiều thủ đô trên thế giới, và theo tôi được biết ông đã sống và làm việc tại Hà Nội hơn một năm nay. Ông có thể chia sẻ những ấn tượng của ông về Hà Nội?
Điểm đặc biệt nhất ở HN so với các thành phố khác tôi sống đó là vấn đề phát triển. Phát triển cả về kinh tế và xã hội. Ấn tượng thứ hai là đồng quê và thành phố quá gần nhau, vừa mới thấy hình ảnh đồng ruộng, trâu bò thì thoáng cũng thấy nhà cửa, xe máy, ôtô,...Và ấn tượng tiếp theo là khi đi trên đường phố HN thì như xem một bộ phim về HN với những hình ảnh đặc trưng của HN hiện ngay trước mắt mình nhất là trong khu phố cổ và vẫn đang diễn ra trong đời thực. Những hình ảnh thật, ấn tượng và đặc thù đến nỗi tôi thốt lên đúng là mình đang ở VN thật rồi, giống như mình đang đọc một quyển sách về HN vậy. Thành phố HCM thì khác nhiều, nó đã toàn cầu hóa ở mức độ sâu, rộng hơn. HN về sau này khi mà nó phát triển thì chắc cũng thế, nhà cao tầng sẽ giống như tất cả các nhà cao tầng như thành phố khác và không còn kiến rúc HN nữa. Điều ấn tượng tiếp theo tôi thấy là khoảng cách giữa người nghèo với người giàu rất lớn. Tôi rất ngạc nhiên sao có người giàu thế... có người nghèo thế. Buổi sáng trên đường đến cơ quan làm việc là tôi lại thấy điều đấy và nghĩ đến điều đấy. Có lẽ đó là điều ám ảnh tôi!
Ông có tìm lời giải đáp cho điều ám ảnh đó không?
Vấn đề chất lượng cuộc sống cho người dân là vấn đề quan trọng và quan trọng ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Ví dụ về hội nghị quốc tế môi trường là minh họa tốt cho luận điểm đó. Một xã hội mà không tính đến hậu quả xảy ra về mặt sinh thái, mặt xã hội, thì không nên. (Có lẽ vì suy đó mà tôi muốn dành sức lực, tâm huyết của mình cho giáo dục). Một xã hội như thế thì sẽ gặp nguy cơ rất lớn. Tôi nghĩ rằng nhiều nước trên thế giới cũng như VN đang đứng trước nguy cơ rất lớn, đó là nguy cơ do sự mất cân bằng.
Theo như ông nói thì có vẻ như ông thích sống ở HN như hiện nay hơn là sống ở thành phố HCM phát triển và VN phát triển sau nhiều nước trên thế giới, cũng như vậy HN phát triển chậm hơn nên có thể rút ra được những bài học phát triển cho mình?
Thật khó có thể nói như thế, HN không phải được gây dựng lên dành cho tôi. Việc phát triển cũng là yếu tố của cuộc sống nên không thể mình chặt đầu chặt đuôi giữ phần giữa được. Tôi vẫn rất thích khi HN phát triển nó giữ được dáng dấp bây giờ, tức là lưu giữ được tính liên tục giữa quá khứ với tương lai chứ không phải bỏ hết đi xây dựng cái mới. Đây cũng là câu hỏi đặt ra với nhiều thành phố trên thế giới. Tôi sống ở Tu-lus và Tu-lus cũng đặt ra câu hỏi đó. Tôi muốn một thành phố khi phát triển không đập hết nét quá khứ đi như điều tôi thấy dọc bờ Đà Nẵng VN, một bờ biển đẹp lại xuất hiện những ngôi nhà, con đường mới như những khối bê tông, những khối bê tông khô khốc không có liên quan gì đến quá khứ và cũng rất lãnh đạm với hiện tại.
Trần Nga: Giáo sư sinh ra ở vùng nào nước Pháp?
GS. Roger Eychenne: Tôi sinh ra ở vùng Tulus, miền Nam nước Pháp. Gia đình tôi từ mấy đời đều làm nông nghiệp vùng Pighênê. ...
Năm mới đang đến, ông lại sống ở Hà Nội, ông có nhớ quê hương không? Và nếu có thì những hình ảnh gợi trong tâm trí ông nhiều nhất?
Nếu chị đi tìm kiếm một người nhớ quê hương da diết thì không phải là tôi đâu nhé. Được ở VN tôi cũng rất sung sướng, đặc biệt không bao giờ tiếc là phải xa quê mà đến VN. Nhưng quả thật, trong đầu tôi hình ảnh tuyết trắng, những ngọn núi của nước Pháp rất nên thơ. Nhìn những hàng cây nhiều lá trong mùa đông ở Hn kia tôi lại nhớ những hàng cây khẳng khiu trơ trọi cành trong tuyết ở Pháp. Tôi hay đi trượt tuyết, nên những hình ảnh về núi, tuyết cũng thiếu thiếu một chút. Sự khác biệt hoàn toàn về thời tiết và thiên nhiên giữa HN và Paris cũng gây cho tôi những ngạc nhiên. Ở Pháp, mùa đông chỉ tòan tuyết với băng; mùa hè thì toàn núi, toàn đá. Trong khi ấy thì leo lên đỉnh Paxipăng ở VN cao hơn 3000 m vẫn thấy tre xanh. Với tôi đấy là những hình ảnh trái ngược nhau và ấn tượng.
Là một người từng sống nhiều thủ đô trên thế giới, và theo tôi được biết ông đã sống và làm việc tại Hà Nội hơn một năm nay. Ông có thể chia sẻ những ấn tượng của ông về Hà Nội?
Điểm đặc biệt nhất ở HN so với các thành phố khác tôi sống đó là vấn đề phát triển. Phát triển cả về kinh tế và xã hội. Ấn tượng thứ hai là đồng quê và thành phố quá gần nhau, vừa mới thấy hình ảnh đồng ruộng, trâu bò thì thoáng cũng thấy nhà cửa, xe máy, ôtô,...Và ấn tượng tiếp theo là khi đi trên đường phố HN thì như xem một bộ phim về HN với những hình ảnh đặc trưng của HN hiện ngay trước mắt mình nhất là trong khu phố cổ và vẫn đang diễn ra trong đời thực. Những hình ảnh thật, ấn tượng và đặc thù đến nỗi tôi thốt lên đúng là mình đang ở VN thật rồi, giống như mình đang đọc một quyển sách về HN vậy. Thành phố HCM thì khác nhiều, nó đã toàn cầu hóa ở mức độ sâu, rộng hơn. HN về sau này khi mà nó phát triển thì chắc cũng thế, nhà cao tầng sẽ giống như tất cả các nhà cao tầng như thành phố khác và không còn kiến rúc HN nữa. Điều ấn tượng tiếp theo tôi thấy là khoảng cách giữa người nghèo với người giàu rất lớn. Tôi rất ngạc nhiên sao có người giàu thế... có người nghèo thế. Buổi sáng trên đường đến cơ quan làm việc là tôi lại thấy điều đấy và nghĩ đến điều đấy. Có lẽ đó là điều ám ảnh tôi!
Ông có tìm lời giải đáp cho điều ám ảnh đó không?
Vấn đề chất lượng cuộc sống cho người dân là vấn đề quan trọng và quan trọng ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Ví dụ về hội nghị quốc tế môi trường là minh họa tốt cho luận điểm đó. Một xã hội mà không tính đến hậu quả xảy ra về mặt sinh thái, mặt xã hội, thì không nên. (Có lẽ vì suy đó mà tôi muốn dành sức lực, tâm huyết của mình cho giáo dục). Một xã hội như thế thì sẽ gặp nguy cơ rất lớn. Tôi nghĩ rằng nhiều nước trên thế giới cũng như VN đang đứng trước nguy cơ rất lớn, đó là nguy cơ do sự mất cân bằng.
Theo như ông nói thì có vẻ như ông thích sống ở HN như hiện nay hơn là sống ở thành phố HCM phát triển và VN phát triển sau nhiều nước trên thế giới, cũng như vậy HN phát triển chậm hơn nên có thể rút ra được những bài học phát triển cho mình?
Thật khó có thể nói như thế, HN không phải được gây dựng lên dành cho tôi. Việc phát triển cũng là yếu tố của cuộc sống nên không thể mình chặt đầu chặt đuôi giữ phần giữa được. Tôi vẫn rất thích khi HN phát triển nó giữ được dáng dấp bây giờ, tức là lưu giữ được tính liên tục giữa quá khứ với tương lai chứ không phải bỏ hết đi xây dựng cái mới. Đây cũng là câu hỏi đặt ra với nhiều thành phố trên thế giới. Tôi sống ở Tu-lus và Tu-lus cũng đặt ra câu hỏi đó. Tôi muốn một thành phố khi phát triển không đập hết nét quá khứ đi như điều tôi thấy dọc bờ Đà Nẵng VN, một bờ biển đẹp lại xuất hiện những ngôi nhà, con đường mới như những khối bê tông, những khối bê tông khô khốc không có liên quan gì đến quá khứ và cũng rất lãnh đạm với hiện tại.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)