Chiến dịch “Hãy làm thế giới sạch hơn” đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1994, nhưng cho đến nay mặc dù được cảnh báo là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì môi trường ở Việt Nam vẫn không vì thế mà được cải thiện mạnh mẽ. Hoạt động của nhân viên sứ quá Australia trong ngày Lễ phát động Quốc gia chiến dịch “Hãy làm thế giới sạch hơn ở Việt Nam” đã diễn ra ở Phú Thọ năm nay đã thực sự cho chúng ta thấy tinh thần của chiến dịch “Hãy làm thế giới sạch hơn” cũng như ý thức tự nguyện của họ. Dưới đây là cuộc phỏng vấn giữa P.V với ông đại sứ Allaster Cox và bà phó đại sứ Vanessa Wood (Australia).
Không có ai quá cao sang, cao cấp mà không thể nhặt rác!
Lễ phát động quốc gia chiến dịch “Hãy làm cho thế giới sạch hơn ở Việt Nam” năm nay ngoài những hoạt động trên còn có một số điểm đặt biệt hơn, như xuất bản cuốn sách “Hãy làm cho thế giới sạch hơn: Cộng đồng liên kết”, đại sứ Australia tại Việt Nam đã cử 50 nhân viên sứ quán cùng các thành viên gia đình tham gia tình nguyện trong Lễ phát động Quốc gia mà Tổng cục Môi trường tổ chức ở Phú Thọ. Lễ phát động cũng diễn ra đúng vào dịp tỉnh Phú Thọ kỉ niệm 10 năm tham gia vào chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”. 50 nhân viên sứ quán và gia đình họ đã đi trồng cây và nhặt rác ở Đền Hùng.
P.V: Bà đánh giá như thế nào về sức lan toả của chương trình Lễ phát động đối với cộng đồng người dân địa phương?
Vanessa Wood: Theo ý kiến cá nhân tôi thì nó rất thành công, tôi thấy được sự ủng hộ của nhân dân địa phương trong buổi lễ phát động đó, đại diện của mọi tầng lớp đều đến. Tôi đã đến từ tối hôm trước, cùng với các vị lãnh đạo xem xét công việc ở đó. Tại Lễ phát động, tôi có mời hai em nhỏ người Việt nam và một em nhỏ người Australia lên phát biểu suy nghĩ của các em vì sao chiến dịch này cũng như vai trò của môi trường lại quan trọng. Đối với ba đứa trẻ thì đó là một việc rất dũng cảm khi nói trước một đám đông như thế. Nhưng điều đó đã thể hiện được tầm quan trọng của vấn đề, nó sẽ giúp người dân dần nhận ra mà thay đổi hành động suy nghĩ của mỗi người cũng như thay đổi để làm cho thế giới sạch hơn từng ngày.
P.V: Theo tôi được biết, hoạt động năm mươi nhân viên đại sứ quán cùng với gia đình họ đã đi nhặt rác ở Đền Hùng không nằm trong kế hoạch hoạt động ban đầu, vì sao lại có sự sáng tạo mới này, thưa bà?
Vanessa Wood: Đầu tiên là chúng tôi nghĩ là chúng tôi muốn được tới thăm nơi đó, một nơi rất quan trọng đối với cả người dân VN-thờ cúng các vị tổ tiên của dân tộc Việt Nam.Và cuối cùng thì chúng tôi lại có dịp nhặt rác ở nơi đó. Mặc dù là Đền được những người trông coi ở đó quét dọn sạch đẹp nhưng các nhân viên và gia đình của họ không chỉ đi trên những con đường mòn mà còn đi sang bên cạnh và nhấc những hòn đá lên, đi sau những rặng cây và nhặt được rất nhiều những giấy gói kẹo, giấy gió hương, lon nước… những chỗ khuất như thế thực sự vẫn còn rất nhiều rác và họ đã nhặt được rất là nhiều.Chúng tôi rất vui mừng vì đã làm được một việc có ý nghĩa.
Allaster Cox: Chiến dịch này, và ý nghĩa của nó là từng người dân rất bình thường tham gia nhặt rác, họ lập thành từng nhóm cùng đi nhặt những chai nhựa, giày cũ, … nên việc nhặt rác ở Đền Hùng không phải là bất thường. Chúng tôi nghĩ rằng không có ai quá sang trọng hay cao sang mà không thể tham gia chương trình này. Bất kỳ ai cũng có thể nhặt rác, hoặc là họ đánh rơi rác thì họ cũng phải cúi xuống nhặt lên. Đừng nghĩ là mình quá sang trọng hay quá cấp cao mà không thể làm được những việc đó. Và thêm nữa là, nhặt rác đã trở thành một hành động tượng trưng mà đằng sau đó còn liên quan đến các ngành công nghiệp, giảm khí thải, khí độc, chất thải độc hại xuống nguồn nước,…Đằng sau việc nhặt rác là những vấn đề về môi trường, giảm phác thải công nghiệp,... va mọi người cần có ý thức khi làm mỗi việc.
Chiến dịch cộng đồng phải hợp với lòng dân
P/V: Tôi biết rằng ông đã làm việc ở HN một năm nay, ông suy nghĩ như thế nào về môi trường ở Hà Nội?
Allaster Cox: Tôi nghĩ rằng ở HN với dân số ngày càng lớn hơn, phương tiện giao thông cá nhân ngày càng nhiều hơn thì vấn đề quản lí môi trường thực sự là vấn đề lớn đối với HN.Qua nói chuyện với các nhà chức trách VN, tôi nhận thấy mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc phải quản lí môi trường tốt hơn. Đặc biệt năm sau là năm tổ chức kỉ niệm 1000 năm Thăng Long thì các nhà quản lí lãnh đạo đều phải có ý thức làm cho thành phố ngày càng sạch và đẹp hơn bằng cách làm giảm những tác hại, ô nhiễm môi trường lên thành phố hay sông Hồng,…Cũng giống như những thành phố đang phát triển khác, phải làm hàng loạt những biện pháp để Thành phố sạch hơn nữa.
P.V: Bà có gợi ý gì cho người dân Việt Nam cần làm để làm cho Thành phố cũng như môi trường sống của họ sạch và đẹp hơn?
Vanessa Wood: Tôi nghĩ có một thông điệp rất rõ ràng thông qua Lễ phát động Quốc gia của chiến dịch “Làm cho thế giới sạch” hơn đó là thói quen hàng ngày của người dân sẽ làm cho môi trường sống cải thiện hơn, ... Tôi nghĩ người dân VN cần quan tâm nhiều hơn đến môi trường cũng như cần quan tâm nhiều hơn đến những gì đang diễn ra trên thế giới để có những hành động thích hợp hơn.
P.V: Thật là ấn tượng, bắt đầu từ một chiến dịch làm sạch cảng Sydney, một năm sau là chiến dịch làm sạch nước Australia … tôi thật ngạc nhiên làm sao Chiến dịch ấy có thể phát triển nhanh như thế và sức mạnh cộng đồng ở đây là gì thưa ông?
Allaster Cox: Tôi nghĩ ban đầu nó phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của anh thuỷ thủ Kiernan. Thông qua mạng lưới đồng nghiệp của mình anh ấy đã huy động, khuyến khích mọi người tình nguyện tham gia chiến dịch này. Điều quan trọng thứ hai là chiến dịch này đã đưa ra rất đúng thời điểm. Đúng thời điểm đã làm cho mọi người nhận rõ hơn ý nghĩa hành động của mình. Thứ ba là ý thức tình nguyện tham gia hoạt động cộng đồng ở Australia rất cao, người dân sẵn sàng tham gia tình nguyện.Ví dụ như chương trình “Giờ trái đất” cũng là sáng kiến của Australia và được mọi người tham gia rất nhiệt tình, rất nhiều nước đã tham gia và VN cũng đã tham gia.
P.V: Trước đây, hoạt động cộng đồng ở làng xã VN rất phổ biến, người dân tham gia các công việc làng tự nguyện và thường xuyên. Tuy nhiên, đến nay do nhiều yếu tố lịch sử, kinh tế cũng như sự phát triển của đô thị, tổ chức, liên kết cộng đồng làng xã VN đã trở nên khá lỏng lẻo, theo ông cần có những yếu tố hay biện pháp gì để có thể tạo nên mối liên kết tốt cho một cộng đồng để có thể thực hiện những hoạt động chung hiệu quả?
Allaster Cox: Tôi nghĩ là việc này cũng rất bình thường thôi, khi mà thu nhập của mọi người tăng lên thì họ quan tâm nhiều hơn đến những nhu cầu cá nhân, gia đình hơn là hoạt động cộng đồng. Chính vì thế mà hoạt động cần thiết để giúp kết nối lại tổ chức làng xã với người dân chính là tổ chức những chiến dịch dựa trên những trao đổi cùng với người dân để lấy ý kiến góp ý mà tổ chức theo ý muốn của họ. Thứ hai là phải thông qua những nghiên cứu, khảo sát suy nghĩ cụ thể của người dân có đồng tình hay không về chiến dịch đó chứ không phải làm theo ý mình muốn. Khi tổ chức những chiến dịch này chúng ta phải cho họ thấy được những lợi ích cá nhân trong chiến dịch đó.
Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009
Khúc ruột miền Trung
Đã mấy hôm rồi đài báo lũ ở miền Trung
Xa xôi quá mà lòng đau thắt lại
Miền Trung quê tôi cần cù nhẫn nại
Hà cớ chi bão lũ bám riết mãi nơi này
Gia tài miền Trung là những triền sông cát trắng
Sỏi đá gối Trường Sơn làm nên đất nên làng
Trái tim miền Trung nóng sôi trầm lắng
Gian khó không từ giãi nắng dầm sương
Gia tài miền Trung có vại nhút, vại cà
Bà lèn chặt suốt mùa hè bỏng cháy
Là vại tương có chiếc nón mê đậy kín
Ngôi trường làng còn dựng tạm tranh tre
Những đứa con miền Trung
Mặt tạc vào ngày những chắt chiu từ cằn cõi
Ngón chân bấm vào đất để giữ cho lòng mình luôn chân thật
Vượt gió Lào mà rạng tên đất lửa qua bao trận binh đao
Miền Trung!
Cái sống lưng của Tổ Quốc
Cái đòn gánh một thời trận mạc
Dịu ngọt đời đời những khúc hát dân ca
Vậy mà nước về bạc trắng cả đồng nhà
Ngo ngoe bông lúa ngóng trông mùa màng sắp tới
Làng mạc thôn quê phố phường ngập lội
Nước cuốn ào ào tê tái lòng ta
Trời như sập xuống nước tràn về mọi ngả
Cướp đi bao nước mắt mồ hôi của những con người cần cù lam lũ
Bao số phận cuốn trôi theo dòng nước
Tiếng khóc tiếng gào thảm thương
Đồng bạc trên tay gửi về miền Trung thấm đầy nước mắt
Cầu mong quê hương vượt qua cơn hoạn nạn
Như một thời đã vượt qua lửa đạn
Ôi miền Trung!
Miền Trung quê tôi ngàn đời nhẫn nại
Hà cớ chi bão lũ bám riết mãi nơi này!
Trần Vũ Long
Xa xôi quá mà lòng đau thắt lại
Miền Trung quê tôi cần cù nhẫn nại
Hà cớ chi bão lũ bám riết mãi nơi này
Gia tài miền Trung là những triền sông cát trắng
Sỏi đá gối Trường Sơn làm nên đất nên làng
Trái tim miền Trung nóng sôi trầm lắng
Gian khó không từ giãi nắng dầm sương
Gia tài miền Trung có vại nhút, vại cà
Bà lèn chặt suốt mùa hè bỏng cháy
Là vại tương có chiếc nón mê đậy kín
Ngôi trường làng còn dựng tạm tranh tre
Những đứa con miền Trung
Mặt tạc vào ngày những chắt chiu từ cằn cõi
Ngón chân bấm vào đất để giữ cho lòng mình luôn chân thật
Vượt gió Lào mà rạng tên đất lửa qua bao trận binh đao
Miền Trung!
Cái sống lưng của Tổ Quốc
Cái đòn gánh một thời trận mạc
Dịu ngọt đời đời những khúc hát dân ca
Vậy mà nước về bạc trắng cả đồng nhà
Ngo ngoe bông lúa ngóng trông mùa màng sắp tới
Làng mạc thôn quê phố phường ngập lội
Nước cuốn ào ào tê tái lòng ta
Trời như sập xuống nước tràn về mọi ngả
Cướp đi bao nước mắt mồ hôi của những con người cần cù lam lũ
Bao số phận cuốn trôi theo dòng nước
Tiếng khóc tiếng gào thảm thương
Đồng bạc trên tay gửi về miền Trung thấm đầy nước mắt
Cầu mong quê hương vượt qua cơn hoạn nạn
Như một thời đã vượt qua lửa đạn
Ôi miền Trung!
Miền Trung quê tôi ngàn đời nhẫn nại
Hà cớ chi bão lũ bám riết mãi nơi này!
Trần Vũ Long
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)