Bằng Nhật Linh là một nghệ sỹ rất trẻ. Anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2005, bắt đầu tham gia triển lãm nghệ thuật từ khi còn là sinh viên (năm 2002). “Bụi, xe mờ bóng phố” là triển lãm sắp đặt đầu tiên về Hà Nội, diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Việt, từ ngày 5 đến 9/9/2009, cũng là triển lãm cá nhân đầu tiên của anh. Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa T.Nga với Bằng Nhật Linh về những kí ức, những dự cảm anh thể hiện trong một triển lãm sắp đặt đẹp và mạch lạc.
Trần Nga: Anh có thể giới thiệu về xuất phát ý tưởng triển lãm sắp đặt Bụi xe mờ bóng phố?
Bằng Nhật Linh:Hà Nội là nơi gia đình tôi sống nhiều thế hệ, đi lại và làm việc hàng ngày. Và do tôi là một họa sĩ trẻ nên tôi đã chọn cách thể hiện đề tài về Hà Nội là một triển lãm sắp đặt. Những tác phẩm sắp đặt của tôi đơn giản là những cảm giác tôi có khi nghĩ về thành phố của mình.Còn nội dung triển lãm thì chị cũng đã biết.
Vì sao là một người học chuyên về hội họa anh lại lựa chọn một triển lãm cá nhân đầu tiên là sắp đặt?
Đối với tôi, hội họa hay sắp đặt chỉ là những hình thức, cách thức để tôi thể hiện ý tưởng của mình. Không phải hội họa hay hơn hay sắp đặt hay hơn mà chỉ là cách thức nào hiệu quả hơn cho việc thể hiện ý tưởng, thì tôi chọn. Chuyện tắc đường và cái cảm giác khi bị tắc đường (ở tác phẩm Sắp đặt số 2: Phía trên là bầu trời) thì hội họa thể hiện sẽ khó hiệu quả bằng hình ảnh sắp đặt chiếc xe máy cũ không thể nhúc nhích trong bức tường. Hình ảnh này tạo ra không khí và ấn tượng mạnh hơn. Tác phẩm hội họa thì tĩnh, người xem không có sự tương tác về mặt tinh thần với nghệ sĩ, còn sắp đặt như tác phẩm về bộ mặt của Hà Nội (với 100 tháp rùa) do tất cả mọi người tạo ra thì dùng hội họa rất khó có khi phải dùng văn chương mới nói hết được s tưởng đó, nhưng dùng sắp đặt thì thể hiện được mà nó lại cho phép người xem có thể tham gia vào tác phẩm.
Đúng vậy, khi tôi đọc lời giới thiệu triển lãm của anh, tôi rất có hứng thú được xem tác phẩm này vào những ngày cuối cùng của triển lãm. Bởi sự tò mò, mọi người sẽ lựa chọn màu sắc, hình nét gì và mong muốn Hà Nội sẽ như thế nào. Anh đã tô màu cái tháp rùa nào chưa?
Tôi chỉ cố gắng tạo ra một cái giá, khung và những cái tháp rùa trắng ngay ngắn để người cùng tham gia vào. Công việc của tôi đã xong. Mỗi người trong chúng ta đều có một phần nhỏ của Hà Nội. Nếu tô mỗi cái đồ chơi theo ý thích của mình đặt trên giá thì nó vô hại nhưng mỗi người đều làm đẹp theo ý thích của mình thì... Bộ mặt của thành phố được tạo ra và phụ thuộc vào việc mỗi người trong chúng ta ứng xử thế nào với một phần nhỏ của thành phố mà chúng ta đang có.
Và khi đứng trước tác phẩm sắp đặt tòa tháp “Đô thị”hình đồng hồ cát được dựng lên bằng những chiếc bếp lò sáng loáng, bóng bẩy và người xem thường liên tưởng đến một sự ám chỉ về một đô thị ô nhiễm, hay một thời Hà Nội phố chuyên dùng bếp lò,... Và khối tác phẩm như sắp sụp đổ xuống người xem. Anh nghĩ sao về cảm nhận này?
Khi tôi làm phác thảo tác phẩm “Đô thị” này, một người bạn tôi cũng đã nói như vậy. Tôi không phản đối cách hiểu này. Song thực ra tôi muốn nói một cái chuyện khác. Những thứ mất đi không lấy lại được như khi bạn ném một vật vào bếp lửa, bạn đã vĩnh viễn mất nó. Một cái hồ thật đẹp, lấp đi, bạn không bao giờ thấy lại nó nữa... Tôi thấy một đô thị cũng chẳng khác gì những cái bếp lò, sáng bóng, nhẵn hụi lúc mới đầu nhưng nhanh chóng trở nên nhếch nhác, và nó cũng đốt mất nhiều thứ khác chẳng khác gì cái bếp lò đốt tờ giấy mà bạn đưa vào. Cấu trúc của tác phẩm cũng là điều tôi muốn nói, đó là một cấu trúc không cân đối, chênh vênh, và hình đồng hồ cát là thời gian trôi qua không lấy lại được. Nhưng cuối cùng, trả giá bằng việc đốt đi những gì tốt đẹp mà ta có, liệu ta có được nhận lại một đô thị đẹp hơn những gì đã mất không?
Tôi rất thích cái tên triển lãm “Bụi, xe mờ bóng phố” và tôi cảm thấy bụi ở đây không phải là cái gì đó bẩn. Trong suy nghĩ của tôi, Hà nội phố mờ là là do những hơi mù, hơi sương như trong buổi sớm hay chiều tà những ngày giao mùa hay đầu thu như thế này; và phố mờ là đường Bà Triệu, đường bao quanh Hồ Gươm,.... Đối với anh Bụi ở đây là gì?
Chị nghĩ vậy cũng đúng. Nghệ thuật đa nghĩa và tùy thuộc vào cảm nhận của từng người. Nó làm tác phẩm sống hơn. Đôi khi người xem có những lí giải hay hơn nghệ sĩ. Mỹ thuật hay thế. Với tôi, HN cũng có nhiều khu mới xây dựng, những con đường mới, nhiều xe và đông đúc hơn, bụi nhiều hơn. Thành phố đang lớn dần, những trải nghiệm không dễ chịu với một Hà Nội mới, hay là một dự cảm không an lành về một đô thị đang phát triển trên một thành phố tôi sinh ra và lớn lên.
Năm tác phẩm sắp đặt:Một khung giá trắng với một trăm tháp rùa bằng thạch cao; một chiếc xe máy bị chết cứng trong bức tường, một khung ảnh với những lát cắt hình ảnh Hà Nội mới đè lên Hà Nội cũ vừa đẹp, vừa chật chội, tối tăm; một tòa tháp đô thị có thiết kế hình đồng hồ cát sáng loáng hiện đại được làm bằng bếp lò than,... các tác phẩm rất đẹp,rất hoành tráng đối với một nghệ sĩ mới ra trường như anh?
Vâng, cũng rất tình cờ qua một người bạn tôi được biết quỹ CDEF (Quỹ trao đổi và phát triển văn hóa Đan Mạch- Việt Nam) một năm có ba đợt tuyển những ý tưởng tài trợ. Ngày tôi nộp hồ sơ phác thảo ý tưởng cũng là ngày hạn định cuối cùng. Hai tuần sau, tôi được thông báo, ý tưởng của tôi được lựa chọn. Lúc này tôi cũng đã bắt tay vào làm rồi. Vì nếu không có sự hỗ trợ này, thì tôi vẫn thực hiện nhưng quy mô có lẽ sẽ nhỏ hơn chứ không làm được thoải mái như hiện nay.
Những tác phẩm lớn, dày đặc đặt trong không gian trưng bày khá hẹp là điều dễ nhận thấy khi bước vào gian trưng bày của anh, anh có hài lòng với không gian trưng bày không?
Tôi nghĩ rằng tốt nhất đối với sắp đặt trưng bày ở những nơi gần với mọi người nhất. Đặt trong phòng triển lãm thì người xem vẫn phải bước qua cánh cửa. Sắp đặt hay trình diễn đặt ở những nơi gần với mọi người nhất là tốt nhất. Nhưng tôi không tìm được nơi nào ở Hà Nội dành cho việc trưng bày triển lãm sắp đặt hay trình diễn.
ý anh là trưng bày ở nơi công cộng như công viên hay một khu vực dành riêng cho hoạt động cộng đồng?
Đúng vậy, Không gian sẽ làm thỏa mãn thị giác hơn và sự tương tác với tác phẩm cũng mở rộng hơn.
Sau triển lãm những tác phẩm này sẽ mang đi đâu?
Chắc là sẽ phải phá đi. Sắp đặt thường là thế. Các tác phẩm lớn, không có chỗ để và cũng không mấy ai quan tâm đến những tác phẩm này sau thời gian trưng bày.
Họa sĩ trẻ mới ra trường hiện nay, thường làm những công việc khác để kiếm sống, người yêu nghề thì tích góp thỉnh thoảng làm một triển lãm, trưng bày
Vâng, chúng tôi là thế. Sống bằng tranh là rất khó, ít người làm được. Phải làm nhiều việc khác.
Nghệ sĩ sống bằng thu nhập nào?Công việc chính hiện nay của anh là gì?
Tôi làm phục chế xe máy cổ. Tức là có những chiếc xe honda từ những năm 70-80, cũ kĩ, thiếu nhiều phần... Việc của tôi là tổ chức để hoàn thiện và sửa những chiếc xe đó để nó có thể đi được. Tôi cũng thích công việc này. Nó rất vui, nhiều kh tôi phải đi tìm nhiều thứ đồ nhỏ nhỏ về lắp ráp cho nó, sửa và chau chuốt cho nó ăn khớp với nhau và có một hình hài khác, mới. Đây là nguồn thu nhập của tôi. Và một phần nhỏ nữa từ vẽ tranh. Đối với tôi bán một cái tranh cũng là thấy vui rồi.
Anh có mong muốn được hỗ trợ như thế nào không?
Không gian để bày và sự quan tâm của người xem đối với tác phẩm. Người xem quan tâm nhiều thì họa sĩ hăng hái và hứng thú hơn. Còn ở đâu cũng vậy, nước ngòai cũng vậy, họa sĩ thường nghèo, phải tự vận động, có người mở xưởng phục chế xe, hay thiết kế nội thất, rồi thỉnh thoảng làm một triển lãm riêng.
Cảm ơn anh và chúc anh thành công!
Trần Nga: Anh có thể giới thiệu về xuất phát ý tưởng triển lãm sắp đặt Bụi xe mờ bóng phố?
Bằng Nhật Linh:Hà Nội là nơi gia đình tôi sống nhiều thế hệ, đi lại và làm việc hàng ngày. Và do tôi là một họa sĩ trẻ nên tôi đã chọn cách thể hiện đề tài về Hà Nội là một triển lãm sắp đặt. Những tác phẩm sắp đặt của tôi đơn giản là những cảm giác tôi có khi nghĩ về thành phố của mình.Còn nội dung triển lãm thì chị cũng đã biết.
Vì sao là một người học chuyên về hội họa anh lại lựa chọn một triển lãm cá nhân đầu tiên là sắp đặt?
Đối với tôi, hội họa hay sắp đặt chỉ là những hình thức, cách thức để tôi thể hiện ý tưởng của mình. Không phải hội họa hay hơn hay sắp đặt hay hơn mà chỉ là cách thức nào hiệu quả hơn cho việc thể hiện ý tưởng, thì tôi chọn. Chuyện tắc đường và cái cảm giác khi bị tắc đường (ở tác phẩm Sắp đặt số 2: Phía trên là bầu trời) thì hội họa thể hiện sẽ khó hiệu quả bằng hình ảnh sắp đặt chiếc xe máy cũ không thể nhúc nhích trong bức tường. Hình ảnh này tạo ra không khí và ấn tượng mạnh hơn. Tác phẩm hội họa thì tĩnh, người xem không có sự tương tác về mặt tinh thần với nghệ sĩ, còn sắp đặt như tác phẩm về bộ mặt của Hà Nội (với 100 tháp rùa) do tất cả mọi người tạo ra thì dùng hội họa rất khó có khi phải dùng văn chương mới nói hết được s tưởng đó, nhưng dùng sắp đặt thì thể hiện được mà nó lại cho phép người xem có thể tham gia vào tác phẩm.
Đúng vậy, khi tôi đọc lời giới thiệu triển lãm của anh, tôi rất có hứng thú được xem tác phẩm này vào những ngày cuối cùng của triển lãm. Bởi sự tò mò, mọi người sẽ lựa chọn màu sắc, hình nét gì và mong muốn Hà Nội sẽ như thế nào. Anh đã tô màu cái tháp rùa nào chưa?
Tôi chỉ cố gắng tạo ra một cái giá, khung và những cái tháp rùa trắng ngay ngắn để người cùng tham gia vào. Công việc của tôi đã xong. Mỗi người trong chúng ta đều có một phần nhỏ của Hà Nội. Nếu tô mỗi cái đồ chơi theo ý thích của mình đặt trên giá thì nó vô hại nhưng mỗi người đều làm đẹp theo ý thích của mình thì... Bộ mặt của thành phố được tạo ra và phụ thuộc vào việc mỗi người trong chúng ta ứng xử thế nào với một phần nhỏ của thành phố mà chúng ta đang có.
Và khi đứng trước tác phẩm sắp đặt tòa tháp “Đô thị”hình đồng hồ cát được dựng lên bằng những chiếc bếp lò sáng loáng, bóng bẩy và người xem thường liên tưởng đến một sự ám chỉ về một đô thị ô nhiễm, hay một thời Hà Nội phố chuyên dùng bếp lò,... Và khối tác phẩm như sắp sụp đổ xuống người xem. Anh nghĩ sao về cảm nhận này?
Khi tôi làm phác thảo tác phẩm “Đô thị” này, một người bạn tôi cũng đã nói như vậy. Tôi không phản đối cách hiểu này. Song thực ra tôi muốn nói một cái chuyện khác. Những thứ mất đi không lấy lại được như khi bạn ném một vật vào bếp lửa, bạn đã vĩnh viễn mất nó. Một cái hồ thật đẹp, lấp đi, bạn không bao giờ thấy lại nó nữa... Tôi thấy một đô thị cũng chẳng khác gì những cái bếp lò, sáng bóng, nhẵn hụi lúc mới đầu nhưng nhanh chóng trở nên nhếch nhác, và nó cũng đốt mất nhiều thứ khác chẳng khác gì cái bếp lò đốt tờ giấy mà bạn đưa vào. Cấu trúc của tác phẩm cũng là điều tôi muốn nói, đó là một cấu trúc không cân đối, chênh vênh, và hình đồng hồ cát là thời gian trôi qua không lấy lại được. Nhưng cuối cùng, trả giá bằng việc đốt đi những gì tốt đẹp mà ta có, liệu ta có được nhận lại một đô thị đẹp hơn những gì đã mất không?
Tôi rất thích cái tên triển lãm “Bụi, xe mờ bóng phố” và tôi cảm thấy bụi ở đây không phải là cái gì đó bẩn. Trong suy nghĩ của tôi, Hà nội phố mờ là là do những hơi mù, hơi sương như trong buổi sớm hay chiều tà những ngày giao mùa hay đầu thu như thế này; và phố mờ là đường Bà Triệu, đường bao quanh Hồ Gươm,.... Đối với anh Bụi ở đây là gì?
Chị nghĩ vậy cũng đúng. Nghệ thuật đa nghĩa và tùy thuộc vào cảm nhận của từng người. Nó làm tác phẩm sống hơn. Đôi khi người xem có những lí giải hay hơn nghệ sĩ. Mỹ thuật hay thế. Với tôi, HN cũng có nhiều khu mới xây dựng, những con đường mới, nhiều xe và đông đúc hơn, bụi nhiều hơn. Thành phố đang lớn dần, những trải nghiệm không dễ chịu với một Hà Nội mới, hay là một dự cảm không an lành về một đô thị đang phát triển trên một thành phố tôi sinh ra và lớn lên.
Năm tác phẩm sắp đặt:Một khung giá trắng với một trăm tháp rùa bằng thạch cao; một chiếc xe máy bị chết cứng trong bức tường, một khung ảnh với những lát cắt hình ảnh Hà Nội mới đè lên Hà Nội cũ vừa đẹp, vừa chật chội, tối tăm; một tòa tháp đô thị có thiết kế hình đồng hồ cát sáng loáng hiện đại được làm bằng bếp lò than,... các tác phẩm rất đẹp,rất hoành tráng đối với một nghệ sĩ mới ra trường như anh?
Vâng, cũng rất tình cờ qua một người bạn tôi được biết quỹ CDEF (Quỹ trao đổi và phát triển văn hóa Đan Mạch- Việt Nam) một năm có ba đợt tuyển những ý tưởng tài trợ. Ngày tôi nộp hồ sơ phác thảo ý tưởng cũng là ngày hạn định cuối cùng. Hai tuần sau, tôi được thông báo, ý tưởng của tôi được lựa chọn. Lúc này tôi cũng đã bắt tay vào làm rồi. Vì nếu không có sự hỗ trợ này, thì tôi vẫn thực hiện nhưng quy mô có lẽ sẽ nhỏ hơn chứ không làm được thoải mái như hiện nay.
Những tác phẩm lớn, dày đặc đặt trong không gian trưng bày khá hẹp là điều dễ nhận thấy khi bước vào gian trưng bày của anh, anh có hài lòng với không gian trưng bày không?
Tôi nghĩ rằng tốt nhất đối với sắp đặt trưng bày ở những nơi gần với mọi người nhất. Đặt trong phòng triển lãm thì người xem vẫn phải bước qua cánh cửa. Sắp đặt hay trình diễn đặt ở những nơi gần với mọi người nhất là tốt nhất. Nhưng tôi không tìm được nơi nào ở Hà Nội dành cho việc trưng bày triển lãm sắp đặt hay trình diễn.
ý anh là trưng bày ở nơi công cộng như công viên hay một khu vực dành riêng cho hoạt động cộng đồng?
Đúng vậy, Không gian sẽ làm thỏa mãn thị giác hơn và sự tương tác với tác phẩm cũng mở rộng hơn.
Sau triển lãm những tác phẩm này sẽ mang đi đâu?
Chắc là sẽ phải phá đi. Sắp đặt thường là thế. Các tác phẩm lớn, không có chỗ để và cũng không mấy ai quan tâm đến những tác phẩm này sau thời gian trưng bày.
Họa sĩ trẻ mới ra trường hiện nay, thường làm những công việc khác để kiếm sống, người yêu nghề thì tích góp thỉnh thoảng làm một triển lãm, trưng bày
Vâng, chúng tôi là thế. Sống bằng tranh là rất khó, ít người làm được. Phải làm nhiều việc khác.
Nghệ sĩ sống bằng thu nhập nào?Công việc chính hiện nay của anh là gì?
Tôi làm phục chế xe máy cổ. Tức là có những chiếc xe honda từ những năm 70-80, cũ kĩ, thiếu nhiều phần... Việc của tôi là tổ chức để hoàn thiện và sửa những chiếc xe đó để nó có thể đi được. Tôi cũng thích công việc này. Nó rất vui, nhiều kh tôi phải đi tìm nhiều thứ đồ nhỏ nhỏ về lắp ráp cho nó, sửa và chau chuốt cho nó ăn khớp với nhau và có một hình hài khác, mới. Đây là nguồn thu nhập của tôi. Và một phần nhỏ nữa từ vẽ tranh. Đối với tôi bán một cái tranh cũng là thấy vui rồi.
Anh có mong muốn được hỗ trợ như thế nào không?
Không gian để bày và sự quan tâm của người xem đối với tác phẩm. Người xem quan tâm nhiều thì họa sĩ hăng hái và hứng thú hơn. Còn ở đâu cũng vậy, nước ngòai cũng vậy, họa sĩ thường nghèo, phải tự vận động, có người mở xưởng phục chế xe, hay thiết kế nội thất, rồi thỉnh thoảng làm một triển lãm riêng.
Cảm ơn anh và chúc anh thành công!