Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Fawzia Koofi - nữ tổng thống đầu tiên của Afghanistan?

Nếu có tuýp người có thể làm được mọi điều, thì Fawzia Koofi chính là một trong số đó. Koofi – một người, đã từng bị bỏ đến gần chết dưới ánh nắng mặt trời khi vừa mới sinh ra, rồi trở thành nữ phát ngôn đầu tiên của Thượng nghị viện Afghanistan. Koofi - tác giả của cuốn hồi ký mới phát hành: Người con gái được yêu quý đã kể câu chuyện nóng bỏng về cuộc đời mình. *************************** Cái ngày tôi sinh ra cũng tưởng là ngày tôi đã chết rồi. Không một ai trên đời này, thậm chí cả mẹ tôi, mong muốn tôi sống sót. Lí do ư? Tôi là một trong hàng trăm bé gái sơ sinh bị săn đuổi tại Afghanistan hàng ngày. Trước khi sinh tôi, mẹ đã bị kiệt sức vì bố tôi, một người đàn ông có 6 vợ và tám người con với ông rồi. Ngay tháng mang thai tôi, bà đã rất tuyệt vọng vì bố tôi lấy vợ mới, người này mới chỉ 14 tuổi. Khi biết được cô dâu bé nhỏ của ông mang thai một bé trai thì mẹ tôi đã nghĩ rằng cách duy nhất mà bà có thể giữ được chút ít sự quan tâm của người chồng là sinh cho ông một đứa con trai. Khi tôi chào đời, bé xíu, kêu khóc và nhớp nháp, bà đã không để mắt tới đứa trẻ côi cút của mình. Bấy giờ, trong mắt bà chỉ thấy nỗi thất bại đàn bà của chính mình mà thôi. Bà tự đấu tranh với bản thân, bà phải cứu cuộc đời bà sau khi sinh đứa con gái như tôi, điều này cũng có nghĩa rằng, tôi bị bỏ ngoài trời nắng cho đến chết. Tôi là đứa con thứ 19 trong đại gia đình. Tôi đã nằm gào khóc đến lung cả cái phổi nhỏ xíu của mình hàng giờ dưới ánh mặt trời thiêu cháy làn da sơ sinh của tôi cho tới khi có một ai đó đã bế tôi lên và đưa tôi cho mẹ tôi. Bà đã sực tỉnh, bà thấy tội lỗi của mình là đây và khi ôm tôi bà đã tự hứa với mình sẽ không để bất cứ điều gì gây hại với tôi thêm nữa. Mẹ tôi, một người phụ nữ nông thôn, mù chữ đã trở thành người hùng của cuộc đời tôi. Khi chiến tranh ở Afganistan nổ ra dữ dội, gia đình tôi tưởng đã ly tán sau cái chết của bố tôi (một thành viên của Nghị viện) nhưng sau đó những người anh trai tôi, mẹ tôi đã trở thành trụ cột và kết nối gia đình lớn của tôi đoàn kết lại. Phải cám ơn sự cương quyết của bà khi cho tôi đến trường, và tôi cũng là đứa con gái đầu tiên trong gia đình được phép đi học. Sự bền bỉ và dẻo dai bình thản của bà cũng giống như hàng triệu người đàn bà không có tiếng nói ở khắp các làng mạc trên núi và thị trấn sa mạc của Afghanistan. Hoàn cảnh ra đời của tôi có thể khiến nhiều người sốc. Nhưng ở Afghanistan, nó chẳng có gì là bất bình thường. Đây là nơi mà những bé gái được coi có giá trị kém cả một con dê – một con dê chí ít cũng cho sữa và thịt. Một đứa trẻ gái tức là một miệng phải cho ăn và một khoản hồi môn phải chuẩn bị. Tôi nhớ lần tới thăm một ngôi làng nhỏ và gặp một người phụ nữ đang ốm nặng vì sinh nở. Cô ấy chưa đến 25 tuổi nhưng đã đẻ 4 đứa trẻ. Cô ấy nói với tôi rằng cô không thể yêu cầu chồng đưa khám bác gĩ vì nếu làm vậy, anh ta sẽ phải bán một con vật trong đàn gia súc. Trái tim tôi vỡ ra mỗi khi nhớ những lời cô ấy: “Khi tôi chết, chồng tôi có thể tìm một người vợ mới, nhưng nếu anh ấy bán gia súc đi thì gia đình tôi sẽ ăn bằng gì?”. Giờ thì người phụ nữ trẻ này đã chết rồi, điều đó chẳng còn phải nghi ngờ gì nữa. Sự phân biệt đối xử và đối xử hẹp hòi với phụ nữ bắt đầu từ khi họ được sinh ra. Với rất nhiều người phụ nữ Afghanistan, một cuộc sống bị bạo hành, lao dịch với công việc vất cả cực nhọc như kiếp nô lệ, kiếp trâu ngựa và sức khỏe ốm yếu là những gì tốt nhất họ có thể mong đợi. Trong tháng này, câu chuyện của Shar Gl, 15 tuổi đã kinh động cả thế giới. Cô bé được tìm thấy trong tình trạng lạnh cóng và chết đói, những móng tay của cô đã bị rút hết, da tai và da mũi bị xoắn lại bởi những chiếc kìm. Cô bé ấy đã bị gia đình nhà chồng bỏ đói, không nước uống trong phòng tắm tối tăm và bẩn thỉu 5 tháng vì không chịu vào nhà thổ. Sau đó, dưới áp lực của gia đình cô gái, hai người đã bị bắt theo tội danh mà các nhà công lực Afghan gọi là “hành động phi Hồi giáo”. Điều thực sự sốc và kinh hoàng ở đây là, sự đối xử kiểu như vậy đối với những cô dâu trẻ không phải là bất bình thường. Và hầu hết các trường hợp chỉ nhận được cái nhún vai hay lắc đầu của cả giới cầm quyền và người dân thường. Phụ nữ chỉ là vật sở hữu, chỉ là tài sản bị người chủ – bố đẻ hoặc chồng, khai thác bóc lột theo những hình thức mà họ cho là phù hợp. Tốt nhất thì là một đồ vật, tệ nhất thì là một con nợ. Năm 18 tuổi, tôi là thành viên Nghị viện của chính phủ Afghan và trước đó, tôi đã làm việc với cương vị nhân viên bảo vệ trẻ em cho tổ chức UNICEF, tôi đã thương thuyết vô số vụ lạm dụng tình dục, bạo hành và cưỡng bức hôn nhân. Tỉnh Badakshan, nơi tôi làm đại diện là một trong những vùng nghèo và xa xôi nhất trong các tỉnh thành của Afghanistan. Đây cũng là vùng có tỉ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em cao nhất thế giới. Đó thực là một con số đáng xấu hổ. Xấu hổ cho cả đất nước Afghanistan, cho những người duy trì sự thiếu hiểu biết một cách đầy ngoan cố về tình trạng này, và đáng xấu hổ cho cả cộng đồng quốc tế cho dù cộng đồng quốc tế đã đổ hàng tỉ đô la vào những chương trình được cho là xây dựng và kiến thiết lại đất nước đổ nát của chúng tôi sau sự sụp đổ của Taliban. Nếu đó là mục tiêu ban đầu của Liên minh Sẵn sàng từ năm 2001 thì sau đó, cái gì sẽ là thước đo cái được gọi thành công của nhiệm vụ này. Khi các chính phủ các nước trong khối NATO và Lực lượng hỗ trợ An ninh Quốc tế lên kế hoạch rút quân, một đất nước không phát triển, là quốc gia đứng đầu bảng thế giới về tham nhũng, chỉ nhập khẩu heroin, thiếu trầm trọng cơ sở hạ tầng, an ninh, hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục sẽ có khả năng gia nhập thành công vào thế giới hiện đại như thế nào đây? Điều này chẳng khác gì tình cảnh của tôi đã bị bỏ ngoài ánh nắng mặt trời cho đến chết. Tôi là đứa con thứ 19 trong gia đình.
“Người con gái được yêu mến” của Fawzia Koofi Công bằng mà nói thì đã có rất nhiều điều lớn lao Afghanistan đã dành được trong thập kỷ qua từ sau sự sụp đổ của Taliban. Nhưng vẫn còn đó quá nhiều việc phải làm. Trong tuần này, có thông tin tiết lộ rằng Taliban đang tìm cách mở một văn phòng đại diện chính trị tại Vịnh Qatar. Nhìn rộng ra, điều này để nhắm tới “đàm phán hòa bình” trong tương lai với mục đích đưa Taliban trở lại chính trường chính thức. Tôi là một trong nhiều tiếng nói trong lòng Afghanistan, đặt câu hỏi về động thái được coi là cách tốt nhất để hòa bình này. Hai tháng trước đây, quân Taliban đã cố ám sát tôi. Trận đấu súng đã diễn ra hơn một giờ giữa họ và những người bảo vệ tôi, lúc đó tôi ngồi trong xe của mình tự hỏi liệu tôi sẽ sống hay chết đây. Họ đã cố giết tôi nhiều lần trước đây – vì lí do duy nhất tôi là một phụ nữ tuyên ngôn về những quyền con người. Và không chỉ mình tôi, những người khác giống tôi nói về nhân quyền đều thuộc tầm ám sát của họ. Ai đó có thể thực sự tin rằng Taliban sẽ chia sẻ quyền lực và sẵn sàng ngồi bên cạnh một phụ nữ ở Nghị viện dân chủ? Tôi hoàn toàn không tin điều này. Trong thập kỉ qua, dân chủ đã nở hoa ở Afghanistan, dân chủ đó không chỉ được thể hiện ở chúng tôi, như một số người đã nói, mà ở cả những người đã xây dựng lên truyền thống dân chủ của chúng tôi. Thậm chí ở cấp độ làng xã, người Afghanistan đã tự bầu ra những người lãnh đạo theo hệ thống Hội đồng bộ tộc- Jirga. Nhiều thế kỷ qua, các Jirga đã giải quyết tranh chấp và thương thuyết hòa bình ở các địa phương. Truyền thống dân chủ không phải là mới đối với người Afghanistan, nhưng sau 30 năm dài dưới sự chiếm đóng của người Nga, nội chiến tàn bạo, và sự thống trị của Taliban, chúng tôi vẫn cần sự ủng hộ và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để đảm bảo nền dân chủ và xã hội mới giành được trong vài năm gần đây không mất đi. Có thể bất cứ lúc nào, Taliban thành công trong việc ám sát tôi. Tôi đã kí vào số phận của mình. Nhưng ngày nào còn sống trên đời này, tôi sẽ không ngừng khao khát lãnh đạo nhân dân tôi vượt khỏi vực sâu tham nhũng và đói nghèo. Vì lí do này, tôi sẽ tham gia tranh cử tổng thống Àfghanistan năm 2014. Tôi sinh là nữ giới, là người đáng ra đã chết rồi. Nhưng nếu Chúa bằng lòng, tôi xin được chết vì sự nghiệp trở thành nữ tổng thống đầu tiên của đất nước tôi yêu, một đất nước tương lai của những đứa trẻ - cả bé trai và bé gái – được sinh ra trong hòa bình, yên ổn chứ không phải bạo lực và chiến tranh. Tôi mong muốn nhìn thấy Afghanistan giữ vị trí xứng đáng trên thế giới. Và tôi thực sự tin rằng, với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, điều này sẽ diễn ra trong một ngày gần đây. Tôi mong rằng Mỹ và các quốc gia khác sẽ không bỏ rơi chúng tôi.
* * * * * * * Fawzia Koofi là nữ phát ngôn viên đầu tiên của Nghị viện Afghanistan, là nhà hoạt động vì quyền phụ nữ và trẻ em. Bà là tác giả của cuốn sách : Người con gái được yêu mến: Người phụ nữ đấu tranh để Lãnh đạo Afghanistan trong tương lai. (The Favored Daughter: One Woman's Fight to Lead Afghanistan into the Future). Bà hiện đang là ứng cử viên số một của cuộc bầu cử tổng thống năm 2014 và được giới truyền thông quốc tế ca ngợi (BBC, Time, Thời báo Washington, Los Angeles, CNN,…). Trước khi được bầu vào Nghị viện, Koofi là nhân viên bảo vệ trẻ em của UNICEF từ năm 2002 đến 2004. Bà có hai cô con gái và đang sống ở Kabul.